1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm

146 166 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 9,46 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận án “Nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm” là công trình

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Phòngđào tạo, Viện Dệt may Da giầy và Thời trang, các thầy cô và đồng nghiệp đã tạo điềukiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành bản luận án này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến hai Thầy hướngdẫn khoa học, PGS.TS Phan Thanh Thảo và PGS.TS Đinh Văn Hải đã hết lònghướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thựchiện luận án Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn bên tôi, ủng hộ và độngviên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban giám hiệu TrườngĐại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoànthành luận án Xin cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo thuộc Khoa Công nghệ May &Thời trang, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp đã luôn động viên, khích lệtrong suốt quá trình tôi thực hiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2019

Nguyễn Quốc Toản

i

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận án “Nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu, kết quả trong

luận án là trung thực và chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trìnhkhoa học nào

Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tàiliệu tham khảo đúng quy định Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2019

Thay mặt tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

Chương 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ……… 5

1.1 Phương pháp mô phỏng xác định áp lực quần áo lên cơ thể người……… 5

1.1.1 Khái quát chung về các phương pháp xác định áp lực của quần áo bó sát lên cơ thể người ………… ……….…… 5

1.1.2 Mô phỏng số áp lực của quần áo lên cơ thể người……….……… 5

1.2 Phương pháp và thiết bị đo áp lực quần áo mặc bó sát lên cơ thể người 21 1.2.1 Các phương pháp và thiết bị đo gián tiếp ……….….… 21

1.2.2 Các phương pháp và thiết bị đo trực tiếp……… 24

1.3 Phương pháp xác định áp lực tiện nghi và ứng dụng áp lực tiện nghi trong thiết kế quần áo mặc bó sát ……… 27

1.3.1 Tính tiện nghi của quần áo ……….… 27

1.3.2 Nguyên liệu và vải dệt kim sử dụng may quần áo mặc bó sát …….…… 28

1.3.3 Mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và áp lực của quần áo lên cơ thể người mặc ……… 31

1.3.4 Phương pháp đánh giá theo cảm nhận chủ quan của người mặc ……… 33

1.3.5 Phương pháp tính kích thước thiết kế quần áo bó sát theo giá trị áp lực và các đặc trưng tính chất vật liệu ……… 36

1.4 Kết luận chương 1……… 39

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1 Đối tượng nghiên cứu ……… 41

2.1.1 Cơ thể người……… ……… 41

2.1.2 Vải dệt kim sử dụng may quần mặc bó sát ……… 41

2.1.3 Cảm biến đo áp lực của quần áo lên cơ thể người……… 41

2.2 Nội dung nghiên cứu ……….…. 42 2.2.1 Mô phỏng số xác định áp lực của quần bó sát lên phần đùi cơ thể 42 người

iii

Trang 4

2.2.2 Nghiên cứu thiết lập hệ thống đo áp lực của quần áo bó sát lên cơ thể

2.2.3 Nghiên cứu thực nghiệm đo áp lực và xác định áp lực tiện nghi của

quần bó sát lên cơ thể người.……….…… 42

2.3.1 Phương pháp mô phỏng số áp lực của ống quần lên phần đùi cơ thể

2.3.2 Nghiên cứu thiết lập hệ thống đo áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể

người sử dụng cảm biến lực ……… 522.3.3 Nghiên cứu thực nghiệm đo áp lực và xác định áp lực tiện nghi của

quần mặc bó sát lên cơ thể người …….……….… 56

3.1.1 Kết quả xây dựng mô hình 3D kết hợp mô phỏng bề mặt và cấu trúc

3.1.2 Kết quả xác định mô hình thuộc tính cơ học của vải ……… 703.1.3 Kết quả xây dựng mô hình mô phỏng số áp lực của quần mặc bó sát lên

3.1.4 Kết quả mô phỏng số áp lực lên phần đùi cơ thể ……… 74

3.2.1 Kết quả thiết lập hệ thống đo áp lực của quần áo mặc bó sát lên cơ thể

người sử dụng cảm biến FlexiForce……… ……… …….… 883.2.2 Đánh giá kết quả đo của hệ thống đo áp lực của quần áo bó sát lên cơ thể

3.2.3 Thiết lập bộ gá đầu đo……… …… 903.2.4 Đo thử nghiệm và so sánh kết quả đo với phương pháp mô phỏng số…… 913.2.5 Đo thử nghiệm và so sánh với phương pháp tính toán theo công thức … 92

3.3 Kết quả thực nghiệm đo áp lực và áp lực tiện nghi của quần áo mặc bó

3.3.1 Thông số kích thước cơ thể đối tượng sử dụng trong nghiên cứu……… 933.3.2 Thông số kích thước quần gen sử dụng trong nghiên cứu……… 933.3.3 Kết quả xác định áp lực của quần áo lên cơ thể người mặc………….… 933.3.4 Kết quả xác định áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể người mặc…… 963.3.5 Kết quả xác định khả năng định hình tạo dáng cơ thể của 5 mẫu ống

Trang 5

quần gen sử dụng trong nghiên cứu……… 973.3.6 Kết quả xây dựng công thức tính kích thước thiết kế quần áo mặc bó sát

theo giá trị áp lực tiện nghi trên từng vùng cơ thể người mặc……… 98

v

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

a, bHệ số giãn hồi quy

S: Chu vi vòng ống sau khi mặc

M: Chu vi ban đầu của ống vải

J: Số mẫu ống quần sử dụng trong nghiên cứu

Rs:Điện trở cảm biến

Rf:Điện trở phản hồi

Vin:Điện áp đầu vào

Vout:Điện áp đầu ra

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đặc trưng thông số của xương và mô mềm……….…

Bảng 1.2 Thông số đàn hồi hồi của da sử dụng máy đo đàn hồi……….…

Bảng 1.3 Hệ số ma sát của da tại 6 điểm giải phẫu ……….…

Bảng 1.4 Hệ số ma sát của da với 6 loại nguyên liệu dệt ……….…….

Bảng 1.5 Đặc trưng tính chất cơ học của nguyên liệu sử dụng trong mô hình tất nén ……… ……… ………

Bảng 1.6 Đặc trưng tính chất cơ học của nguyên liệu sử dụng trong mô hình tất nén………

………

Bảng 1.7 Tính chất cơ học của hai mẫu vải dệt kim……… …

Bảng 1.8 Các loại sợi sử dụng làm tất chữa bệnh giãn tĩnh mạch………… …

Bảng 1.9 Thành phần nguyên liệu sử dụng may quần ……… …….

Bảng 1.10 Thành phần nguyên liệu các loại vải sử dụng may quần bó sát… ….

Bảng 1.11 Các phương trình hồi quy và hệ số tương quan của các mẫu vải trong các nghiên cứu………

Bảng 1.12 Các phương trình hồi quy và hệ số tương quan của các mẫu vải trong các nghiên cứu……… ….………

Bảng 1.13 Chức năng tất nén sử dụng trong nghiên cứu

Bảng 1.14 Giá trị áp lực của quần áo bó sát mà người mặc vẫn cảm thấy thoải mái……….……… …

Bảng 1.15 Giá trị áp lực của quần áo bó sát mà người mặc vẫn cảm thấy thoải mái……… ….…

Bảng 1.16 Lượng dư cử động quần áo bó sát (trang phục nữ)……… ………

Bảng 2.1 Các đặc trưng thông số học của cơ thể người

Bảng 2.2 Các thông số đặc trưng cảm biến ……… ………

Bảng 2.3 Ký hiệu các vị trí đo

Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản của vải trong nghiên cứu……….

Bảng 3.2 Các đặc trưng cơ học của mẫu vải sử trong nghiên cứu……….…

Bảng 3.3 Kích thước ống quần theo độ giãn ngang từ 10 đến 50% của vải… ….

Bảng 3.4 Giá trị áp lực trung bình của 72 điểm đo trên mặt cắt ngang của 7 vòng đùi………

Bảng 3.5 Ứng suất tại 12 vị trí trên vòng ống 1,4 và 7……….

Bảng 3.6 Hệ số tương quan giữa áp lực và độ giãn ngang của vải tại 7 vị trí vòng đùi ………

Bảng 3.7 So sánh chu vi vòng đùi đường mô phỏng và đường biến dạng sau khi

vii

16 16 17 17 17

17 18 29 29 30 32

32 34 34

35 36 49 53 58 70 71 72

77 79 81

Trang 8

Bảng 3.8 Giá trị áp theo phương pháp mô phỏng và thực nghiệm 91

Bảng 3.9 Độ lệch chuẩn SD về chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng mông và

chỉ số BMI của 30 đối tượng trong nghiên cứu 93

Bảng 3.10 Kích thước của 5 mẫu quần và độ giãn ngang sau khi mặc ở tư thế

đứng thẳng (tư thế P1 như trong hình 2.25) 93

Bảng 3.11 Áp lực trung bình và độ lệch chuẩn SD của 5 mẫu quần lên các phần

trên cơ thể người mặc trong 8 tư thế vận động cơ bản 94

Bảng 3.12 Phân vị và các giá trị áp lực tương ứng 97

Bảng 3.13 Khoảng giá trị áp lực tiện nghi lên các vòng cơ thể người mặc 97

Bảng 3.14 Áp lực trung bình và độ giảm kích thước các vòng trên cơ thể người

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Hệ thống tiếp xúc giữa cơ thể người và quần áo 8

Hình 1.2 Mô hình đo áp lực trang phục……… ………… 11

Hình 1.3 Bản vẽ thiết kế mô hình phần đùi cơ thể người………… ………… … 12

Hình 1.4 Mô hình hóa 3D cơ thể người bằng các bản vá ……….… 12

Hình 1.5 Quá trình xây dựng bề mặt, làm mịn hóa bề mặt từ dữ liệu quét 3D cơ thể người 13

Hình 1.6 (a) hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI với 2mm/lớp cắt, (b) hình ảnh chụp mặt cắt xương và các lớp mô mềm, (c) mô phỏng cấu trúc xương và mô mềm……… 13

Hình 1.7 Mô hình 3D cẳng chân xây dựng từ ảnh chúp cắt lớp CT ……… …. 14

Hình 1.8 Quá trình xây dựng hình trải từ 3D sang 2D 14

Hình 1.9 Mô phỏng quá trình mặc quần áo ………. 15

Hình 1.10 Cấu trúc mô hình 3D tất nén trong Abaqus (a) Kích thước mẫu; (b) Phân đoạn tất nén ……… ………….….… 15

Hình 1.11 Tính toán áp lực của quần áo bằng phần mềm ANSYS …… … …… 18

Hình 1.12 Tính toán áp lực của quần áo lên cơ thể người bằng phần mềm ABAQUS ……… ……….… ………. 19

Hình 1.13 Biểu đồ phân bố sức căng ……… …… …… …… 19

Hình 1.14 Biểu đồ phân bố áp lực ……… ……… … 19

Hình 1.15 Mô phỏng sự phân bố áp lực trên mặt cắt ngang vùng mắt cá chân 20

Hình 1.16 Phân bố áp lực đo tại bốn mặt của khu vực mắt cá chân … ……… 20

Hình 1.17 Mô phỏng sự phân bổ áp lực trên mặt cắt ngang vùng bắp chân……. 20

Hình 1.18 Phân phối áp lực đo tại bốn mặt của mặt cắt ngang vùng bắp chân… 20 Hình 1.19 (a) Phân bố áp lực trên mặt cắt ngang vòng cổ chân, (b) Chuyển vị của 72 điểm trên mặt cắt ngang vòng cổ chân ……… ………….…… 21

Hình 1.20 Áp lực áo lên cơ thể người được thể hiện qua biểu đồ màu sắc… … 21

Hình 1.21 Áp lực lên bề mặt dưới sức căng T ………. 22

Hình 1.22 Mô hình áp lực lên hình trụ ………. 22

Hình 1.23 Mô hình tính toán tổng quát áp lực của quần áo lên cơ thể người 23 Hình 1.24 Băng vải và đo giá trị kéo giãn băng vải ……… …….… 25

ix

Trang 10

Hình 1.25 Đo áp lực của tất chân lên cơ thể người ……… …… … 25

Hình 1.26 Mô hình thiết bị đo áp lực băng nén……… …… … 25

Hình 1.27 Hệ thống đo áp lực (Flexiforce system) của hãng Tekscan…… ….… 25

Hình 1.28 Thiết bị đo áp lực vải lên bề mặt sử dụng nguyên lý khí nén 26

Hình 1.29 Cấu trúc sợi lõi Elastis……… 28

Hình 1.30 Đặc điểm hình dáng mẫu quần chỉnh hình tạo dáng cơ thể………… 29

Hình 1.31 (a) vải dệt kim đan ngang, (b) vải dệt kim đan dọc……… … 30

Hình 1.32 Kiểu dệt cài sợi phụ ……….……… 31

Hình 1.33 Hình Elip có bán kính a = 20cm, b = 13cm ……… ……… 37

Hình 1.34 Bán kính cong e lip có giá trị trong khoảng (8,6 ÷ 30,7 cm)……….… 38

Hình 2.1 Ảnh chụp cấu trúc bề mặt của vải - (a) mặt phải, (b) mặt trái…………. 41

Hình 2.2 Lưu đồ quá trình mô phỏng tính toán áp lực quần bó sát lên phần đùi cơ thể người……… 44

Hình 2.3 Dữ liệu quét 3D cơ thể người 45

Hình 2.4 Ảnh chụp cắt lớp CT 46

Hình 2.5 Sơ đồ khối quá trình tái tạo mô hình cấu trúc 3D cơ thể người 47

Hình 2.6 Lưu đồ quá trình xử lý mẫu quét 47 Hình 2.7 Sơ đồ khối quá trình xây dựng mô hình 3D kết hợp……… ……. 48

Hình 2.8 Biểu đồ lực kéo - chuyển vị của các mẫu vải ……….……. 50

Hình 2.9 Cảm biến Flexiforce A201……… ……. 52

Hình 2.10 Sơ đồ khối chức năng………. 53

Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lý mạch đo……… 53

Hình 2.12 Lưu đồ thuật toán chương trình……… ………… 55

Hình 2.13 Đặc điểm hình dáng sản phẩm………. 57

Hình 2.14 Các tư thế vận động cơ bản……… 58

Hình 2.15 Xác định vị trí đo áp lực……… 58

Hình 2.16 Các bước thực hiện trong quá trình đo……… 59

Hình 2.17 Thang đánh giá áp lực chủ quan………. 60

Hình 3.1 Mặt phẳng chiếu trong không gian 3 chiều 64

Hình 3.2 Sắp xếp các lát cắt song song để tạo thành khối dữ liệu 65

Hình 3.3 Trích biên dạng và hiệu chỉnh đường đường cong biên dạng từ các nút điều khiển 65

Trang 11

Hình 3.4 Quá trình xây dựng lại bề mặt từ các đường viền

Hình 3.5 (a) mô hình lưới bề mặt;(b) mô hình cấu trúc xương đùi; (c) mô hình phần đùi cơ thể

Hình 3.6 Mô hình 3D chi dưới cơ thể nữ sinh được tái tạo từ dữ liệu quét 3D và phần mềm Rapid Form……….

Hình 3.7 Mô hình xương và chân………

Hình 3.8 Điều chỉnh mô hình chi dưới về cùng tọa độ và góc nghiêng của xương Hình 3.9 Kết quả ghép xương vào mô hình 3D xây dựng từ dữ liệu quét 3D cơ thể người………

Hình 3.10 Vị trí so sánh kích thước và biên dạng giữa hai mô hình 3D được tái tạo từ dữ liệu chụp cắt lớp và quét 3D của cùng một đối tượng………

Hình 3.11 So sánh 3 mặt cắt ngang của hai mô hình 3D………

Hình 3.12 Mô hình cấu trúc 3D cẳng chân xây dựng từ ảnh chụp cắt lớp CT (a) Mô hình da, (b) mô mềm, (c) xương………

Hình 3.13 Mô hình 3D ống quần sử dụng trong nghiên cứu……… …

Hình 3.14 Hình dạng mặt cắt ngang vòng đùi 1

Hình 3.15 Chia lưới mô hình

Hình 3.16 Điều kiện biên của xương và ống vải trong mô hình PTHH

Hình 3.17 Mô phỏng áp lực lên bề mặt đùi sau khi mặc ………

Hình 3.18 Phân bố áp lực trên mặt cắt ngang vòng đùi 1 ………

Hình 3.19 Phân bố áp lực trên mặt cắt ngang vòng đùi 4 ………

Hình 3.20 Phân bố áp lực trên mặt cắt ngang vòng đùi 7……….

Hình 3.21 Mặt cắt ngang của 7 vòng đùi ……….

Hình 3.22 Phân bố áp lực theo chiều dọc đùi………

Hình 3.23 Ứng suất sinh ra ttrên bề mặt ống vải trong quá trình mặc…………

Hình 3.24 Ứng suất tại 12 vị trí trên 3 vòng ống………

Hình 3.25 Mối qua hệ giữa áp lực và độ giãn ngang của vải………

Hình 3.26 Mối quan hệ giữa độ giãn ngang và độ giảm kích thước vòng đùi sau khi mặc………

Hình 3.27 Biên dạng mặt cắt ngang vòng đùi………

Hình 3.28 Chuyển vị theo hướng kính các điểm trên mặt cắt ngang vòng đùi với độ giãn ngang 30%

xi

66 66

67 67 68 68

69 69

71 72 73 73 74 75 75 76 76 77 78 79 80 81

82 83 84

Trang 12

Hình 3.29 So sánh biên dạng mặt cắt ngang vòng đùi 1 giữa đường mô phỏng

và đường sau biến dạng

Hình 3.30 Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vòng đùi 1……….………

Hình 3.31 Biểu đồ phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vòng đùi 1………

Hình 3.32 Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vòng đùi 4……….

Hình 3.33 Biểu đồ phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vòng đùi 4………

Hình 3.34 Phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vòng đùi 7……….

Hình 3.35 Biểu đồ phân bố ứng suất trên mặt cắt ngang vòng đùi 7………

Hình 3.36 Thiết bị đo áp lực của trang phục lên cơ thể người sử dụng cảm biến Flexiforce……….

Hình 3.37 Giao diện phần mềm tính toán và hiển thị kết quả………

Hình 3.38 Biểu đồ xác định sai số kết quả đo.………

Hình 3.39 Độ trôi kết quả đo ở mức tải trọng (50, 100, 200, 300 và 400 g) trong khoảng thời gian 10 phút … ………

Hình 3.40 Thiết lập bộ đồ gá đầu đo………

Hình 3.41 Biểu đồ so sánh kết quả mô phỏng và đo thực nghiệm

Hình 3.42 Biểu đồ so sánh kết quả đo bằng thực nghiệm và theo phương pháp tính toán ……… …….

Hình 3.43 Áp lực trung bình lớn nhất lên các phần khác nhau của cơ thể người mặc

Hình 3.44 Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ quan áp lực tại các vị trí trên cơ thể người mặc

Hình 3.45 Thống kê tần suất các mức cảm nhận chủ quan áp lực của 5 mẫu ống quần

Hình 3.46 Biểu đồ áp lực tiện nghi theo mức 1, 2 và 3 tại các vị trí trên cơ thể người mặc

Hình 3.47 Biểu đồ tương quan giữa độ giãn và áp lực của vải lên bề mặt cơ thể người tại vi trí vòng đùi 1

Hình 3.48 Biểu đồ tương quan giữa độ giãn và áp lực của vải lên bề mặt cơ thể người tại vi trí vòng đùi 4

85 85 86 86 86 87 87

88 89 89

90 90 91 92 94 95 95 96 98 98

Trang 13

MỞ ĐẦU

Trong những năm qua ngành Dệt May đã và đang có những bước phát triểnvượt xa khỏi những quan điểm sản xuất thông thường, những tiến bộ khoa học kỹthuật, công nghệ mới được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã mang lại cho người tiêudùng và xã hội nhiều sản phẩm tốt về chất lượng, đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhucầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việc nghiên cứu sản xuất quần áo có hiệunăng cao sử dụng trong môi trường đặc biệt được một số nhà khoa học nghiên cứu nhưquần áo có tính chống thấm, kháng khuẩn; quần áo sử dụng trong môi trường có nhiệt

độ cao… Bên cạnh đó chúng ta còn thiếu nhiều công trình nghiên cứu khoa học về sảnphẩm may sử dụng trong lĩnh vực y tế, thể thao và chỉnh hình thẩm mỹ vv…

Do đặc điểm và yêu cầu sử dụng, các sản phẩm quần áo bó sát nếu mặc bó sátquá sẽ gây ra tác động không tốt cho sức khỏe, giảm khả năng vận động của người sửdụng, tuy nhiên mặc rộng quá sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ, chức năng sử dụng, khảnăng chỉnh hình thẩm mỹ hoặc khả năng tạo áp lực của sản phẩm quần áo trong một sốlĩnh vực như y tế, thể thao, thẩm mỹ vv…

Áp lực của trang phục bó sát lên cơ thể người mặc là yếu tố rất quan trọng đểđánh giá độ vừa vặn và tính tiện nghi của trang phục Do đó tác giả lựa chọn đề tài

“Nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm” Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định áp

lực và áp lực tiện nghi của trang phục sát lên cơ thể người nhằm tạo tiền đề cho việcthiết kế kỹ thuật các sản phẩm may mặc thông dụng và chuyên dụng đảm bảo tính tiệnnghi áp lực như các sản phẩm yêu cầu tạo áp lực lên cơ thể: quần áo nâng cao thànhtích thi đấu của vận động viên, tăng khả năng hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật,trang phục chỉnh hình thẩm mỹ, tất nén chống giãn tĩnh mạch v.v

Nghiên cứu này góp phần tạo ra một số loại hình sản phẩm khoa học và côngnghệ mới có hàm lượng chất xám cao, tăng hiệu quả kinh tế và năng lực sản xuất hàngnội địa cho ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN

Trong quá trình mặc, quần áo luôn gây một áp lực lên cơ thể người Áp lực này

có thể có tác dụng chỉnh hình cơ thể, đem đến cảm giác thoải mái tiện nghi khi mặc,tăng cường khả năng vận động, phòng chống các bệnh giãn tĩnh mạch và hỗ trợ điều trịsau phẫu thuật nhưng ngược lại cũng có thể đem đến cảm giác khó chịu cho người mặcnếu giá trị áp lực vượt quá ngưỡng chịu đựng tối đa của con người Việc xác định áplực của trang phục, đặc biệt là trang phục bó sát lên từng vùng cơ thể, là cơ sở cho cácnhà thiết kế lựa chọn nguyên liệu, kết cấu sản phẩm, tính toán kích thước các chi tiếtphù hợp với mục đích sử dụng trang phục

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp khác nhau để xác định áp lực củatrang phục lên cơ thể người mặc trong quá trình sử dụng Trong đó phương pháp môphỏng số áp lực và phương pháp đo trực tiếp sử dụng cảm biến lực được đề cập nghiêncứu với yêu cầu đặt ra cần mô phỏng hình dạng bề mặt và cấu trúc cơ thể người, mô

1

Trang 14

phỏng các đặc trưng cơ học của vải - đây là dạng bài toán mô phỏng dị hướng trựcgiao khá phức tạp nhưng các kết quả mô phỏng đạt được khá chính xác, đảm bảo độtin cậy, khách quan và khoa học Với phương pháp đo trực tiếp, phần lớn các hệ thốngthiết bị đều sử dụng cảm biến lực để đo áp lực của trang phục lên cơ thể người Cáccảm biến lực được gắn trực tiếp vào giữa cơ thể người và trang phục hoặc giữa trangphục và bề mặt ma-nơ-canh Giá trị được hiển thị tại từng vị trí đo, từ đó ta có thể xâydựng được biểu đồ áp lực của trang phục lên từng vùng cơ thể người mặc…do vậy cảhai phương pháp là những vấn đề khoa học cần được nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở

dữ liệu quan trọng để thiết kế sản xuất các chủng loại trang phục thông dụng mặc bósát cơ thể và đặc biệt là thiết kế sản xuất các trang phục chuyên dụng như trang phụcchỉnh hình thẩm mỹ, thi đấu thể thao, tăng khả năng hồi phục của người bệnh sauphẫu thuật, tất y khoa phòng chống và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch v.v

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu xác định áp lực và áp lực tiện nghi của quần mặc bó sát lên cơ thểngười bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm, ứng dụng tính toán kích thướcthiết kế kỹ thuật sản phẩm quần bó sát đảm bảo tính tiện nghi áp lực

- Phần thân dưới cơ thể nữ thanh niên Việt Nam độ tuổi từ 18 đến 25 với các bộ phận đặc trưng bụng, mông, đùi

- Vải dệt kim sử dụng may quần gen định hình thẩm mỹ

- Hệ thống đo áp lực của trang phục lên cơ thể người sử dụng cảm biến áp lực

được thiết kế với các tính năng cơ bản như sau: đầu đo sử dụng cảm biến lựcFlexiForce của hãng Tekscan Hoa Kỳ có dải đo từ 0 đến 4,4 N; thiết bị kết nốivới cổng USB máy tính qua bộ thu phát không dây Phần mềm cho phép hiển thịkết quả đo theo thời gian thực, sai số kết quả đo trong khoảng 10%

- Mô phỏng số xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người

- Nghiên cứu thiết lập hệ thống đo áp lực của quần áo bó sát lên cơ thể người sử dụng cảm biến lực

- Nghiên cứu thực nghiệm đo áp lực và xác định áp lực tiện nghi của quần bó sát lên cơ thể người

- Ứng dụng kết quả mô phỏng số áp lực và kết quả thực nghiệm xác định áp lựctiện nghi của quần bó sát lên phần thân dưới cơ thể để xây dựng công thức tính toán kíchthước thiết kế quần bó sát đảm bảo tính tiện nghị áp lực

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN

- Xác lập được cơ sở khoa học để tiếp tục hoàn thiện phương pháp mô phỏng số

và phương pháp thực nghiệm đo áp lực của trang phục bó sát lên cơ thể người

- Là cơ sở khoa học để nghiên cứu chế tạo thiết bị thương mại đo áp lực của trangphục bó sát lên cơ thể người ứng dụng trong tính toán thiết kế và sản xuất nhóm chủngloại trang phục này đảm bảo độ vừa vặn và tính tiện nghi trang phục, góp phần nâng caogiá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế và năng lực sản xuất

Trang 15

sản phẩm may mặc đáp ứng như cầu ngày càng cao của người tiêu dung Việt Nam.

- Là một đóng góp có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học tronglĩnh vực thiết kế trang phục ở Việt Nam

- Đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ thiết kế ngược để xây dựng mô hình cấutrúc 3D cơ thể người kết hợp từ dữ liệu chụp cắt lớp CT và mô hình bề mặt 3D từ dữ liệuquét 3D Mô hình 3D kết hợp mô phỏng cấu trúc phần đùi cơ thể người được sử dụnglàm cơ sở dữ liệu đầu vào cho bài toán mô phỏng quá trình tương tác cơ học giữa cơ thểngười và quần áo trong quá trình mặc

- Đã nghiên cứu phương pháp mô phỏng số áp lực của quần gen định hình thẩm

mỹ lên phần đùi cơ thể đảm bảo độ chính xác, tin cậy, khoa học và khách quan

- Đã thiết lập hệ thống đo áp lực của trang phục lên cơ thể người sử dụng cảmbiến lực có giá thành hợp lý, thuận tiện sử dụng, có sai số nằm trong phạm vi sai số chophép về đo áp lực của trang phục lên cơ thể người

- Đã ứng dụng thành công phương pháp phần tử hữu hạn được tích hợp trongphần mềm tính toán ABAQUS/Explicit mô phỏng xác định áp lực của quần bó sát lênphần thân dưới cơ thể người trong quá trình mặc

- Đã xác định áp lực tiện nghi của quần bó sát lên phần thân dưới cơ thể người ứngdụng xây dựng công thức tính toán kích thước thiết kế quần bó sát đảm bảo tính tiện nghị áplực cho đối tượng nữ thanh niên Việt Nam độ tuổi từ 18 đến 25

VII NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Xây dựng được mô hình 3D kết hợp mô phỏng bề mặt và cấu trúc phần đùi cơthể người gồm ba thành phần chính: da, xương và mô mềm trên cơ sở dữ liệu quét 3D cơthể người và dữ liệu chụp cắt lớp CT phần thân dưới cơ thể

- Xây dựng thành công mô hình mô phỏng tính toán áp lực của quần bó sát lênphần thân dưới cơ thể người tạo tiền đề khoa học cho quá trình mô phỏng số quá trìnhmặc quần của con người là một quá trình tương tác cơ học động trong

đó hệ tiếp xúc bao gồm bốn thành phần (quần áo, da, mô mềm và xương) và bềmặt tiếp xúc gồm ba bề mặt (giữa quần áo với da, da với mô mềm và mô mềmvới xương)

- Thiết lập hệ thống đo áp lực của quần áo bó sát lên cơ thể người sử dụng cảmbiến lực là hệ thống đo trực tiếp áp lực của quần áo lên cơ thể người đầu tiên tại ViệtNam để phục vụ công tác thu thập dữ liệu thực nghiệm thiết kế kỹ thuật trong ngànhMay

- Ứng dụng thành công phương pháp phần tử hữu hạn được tích hợp trong phầnmềm tính toán ABAQUS/Explicit để tính toán mô phỏng áp lực, sự phân bố áp lực củaquần bó sát lên phần đùi cơ thể người, xây dựng phương trình tương quan giữa áp lực củaquần bó sát lên cơ thể người với độ giãn ngang của vải, xác định khả năng biến dạng kíchthước của cơ thể khi mặc quần bó sát Kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lựctiện nghi của quần bó sát lên phần thân dưới cơ thể là cơ sở khoa học xây dựng công thứctính toán kích thước

3

Trang 16

thiết kế quần bó sát có khả năng chỉnh hình cơ thể đảm bảo tính tiện nghi áp lựctrang phục.

VIII KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Luận án gồm 3 chương:

- Chương 1: Nghiên cứu tổng quan

- Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Trang 17

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1 Phương pháp mô phỏng xác định áp lực quần áo lên cơ thể người

1.1.1 Khái quát chung về các phương pháp xác định áp lực của quần áo

bó sát lên cơ thể người

Để xác định áp lực của quần áo bó sát lên cơ thể người mặc, có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp đo trực tiếp

- Phương pháp đo gián tiếp

Với phương pháp đo trực tiếp, phần nhiều các trang thiết bị sử dụng cảm biến

đo áp lực để đo áp lực của quần áo lên cơ thể (các phần tử cảm biến được chèn vàogiữa cơ thể người và quần áo) [1] Kết quả đo được thể hiện trên màn hình máy tính.Phương pháp này có ưu điểm cho kết quả chính xác và kết quả hiển thị trực tiếp trongkhi đo, từ đó ta có thể lập biểu đồ phân bổ áp lực quần áo trên tất cả các vùng trên cơthể Nhược điểm thiết bị phức tạp, giá thành cao, đòi hỏi phải có các cảm biến áp lựckích thước nhỏ gọn và độ nhạy cao

Phương pháp đo gián tiếp, sử dụng các dụng cụ thiết bị đo độ giãn của vải, lựckéo giãn và tính toán áp lực vải trên cơ sở công thức Laplace [2] Ưu điểm của phươngpháp này là thiết bị đơn giản, dễ sử dụng Nhược điểm chính là việc tính toán áp lựctrên cơ sở công thức Laplace, mỗi loại trang thiết bị cần có công thức tính riêng và mấtnhiều thời gian để xác định các thông số vật liệu, thông số mô hình tính toán

Phương pháp mô phỏng, hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu ứng dụngmáy tính trong mô phỏng áp lực của quần áo lên cơ thể người [3,4] Các nghiên cứuđánh giá áp lực quần áo như thế nào là phù hợp với cơ thể người, tức là ngưỡng chịuđựng tối đa cơ thể người khi mặc quần áo bó sát mà vẫn cảm thấy thoải mái Về cơ bảnphương pháp này dựa trên mô phỏng vải, mô phỏng cơ thể người và mô phỏng sựtương tác cơ học giữa quần áo và cơ thể người mặc Kết quả áp lực quần áo lên cơ thểngười được thể hiện bằng biểu đồ màu sắc khác nhau, cũng có thể lượng hóa được giátrị áp lực quần áo trên từng vùng cơ thể người mặc

1.1.2 Mô phỏng số áp lực của quần áo lên cơ thể người

1.1.2.1 Vai trò của việc mô phỏng số áp lực quần áo lên cơ thể người

Mô phỏng ngày càng phát triển rộng trên thế giới bởi nó có nhiều ưu điểm như:giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình xác định áp lực quần áo lên cơ thểngười Mô phỏng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học như: toán, vật

lý, cơ khí, năng lượng nhiệt, tự động hóa, điều khiển, công nghệ thông tin… Đây làcông cụ đa dạng, linh hoạt và đặc biệt hiệu quả trong thiết kế, chế tạo sản phẩm,nghiên cứu thử nghiệm, nghiên cứu hoạt động, tối ưu hóa mô hình…

Ứng dụng mô phỏng vào việc xác định áp lực quần áo lên cơ thể người có thểđem lại những lợi ích cụ thể như sau:

5

Trang 18

+ Dễ dàng thay đổi cấu trúc của mô hình, thông số mô hình, cho kết quả chínhxác với sai số cho phép và thể hiện rõ được sự phân bố áp lực trên từng vùng cơ thểngười mặc.

+ Dựa trên các thông số đầu vào của bài toán mô phỏng như các đặc trưng cơ học của vải để dự báo tính chất vật liệu, tối ưu hóa quá trình thiết kế sản phẩm

+ Giảm yếu tố phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, điều kiện cơ sở vật chất sử dụng trong nghiên cứu

+ Giúp chúng ta hiểu được quá trình tương tác cơ học giữa cơ thể người và quần áo, các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực quần áo lên cơ thể người

1.1.2.2 Lý thuyết chung về mô phỏng số

Khi nghiên cứu một đối tượng, có hai cách có thể được sử dụng là nghiên cứutrên đối tượng thực và nghiên cứu trên mô hình thay thế của nó [5] Các nghiên cứutrên đối tượng thực mang lại kết quả trung thực và khách quan Tuy nhiên, trong một

số trường hợp, khi nghiên cứu trên đối tượng thực đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí, khóthực hiện hoặc không thực hiện được thì phương pháp tốt nhất và thuận tiện nhất lànghiên cứu trên mô hình của nó

Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu đối tượng bằng cáchthay thế đối tượng gốc bằng một mô hình để nhằm thu nhận các thông tin về đối tượngbằng cách tiến hành các thực nghiệm, tính toán trên mô hình [5]

Trước đây, để mô hình hóa đối tượng nghiên cứu ta thường sử dụng phươngpháp giải tích Khi sử dụng phương pháp này, thường phải đưa ra nhiều giả thiết đơngiản hóa mô hình do đó các kết quả nghiên cứu tuy có tính rõ ràng, tổng quát nhưngchúng có độ chính xác không cao Ngày nay, bên cạnh phương pháp giải tích, phươngpháp mô phỏng được phát triển và ứng dụng rộng rãi Đây là phương pháp mô hìnhhóa dựa trên việc xây dựng mô hình số và dùng phương pháp số để tìm các lời giải,máy tính là công cụ hữu hiệu để thực hiện việc mô phỏng đối tượng nghiên cứu [5].phương pháp mô phỏng cho phép đưa vào mô hình nhiều yếu tố gần sát với thực tế nêncác kết quả thu được có độ chính xác cao Nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ máytính, phương pháp mô phỏng đã được ứng dụng để nghiên cứu các đối tượng phức tạpnhư các hệ thống lớn, các hệ thống có các thông số biến thiên theo thời gian đem lạihiệu quả to lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất…

Các mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên phương pháp mô phỏng gọi là

mô hình mô phỏng Mô hình mô phỏng được xây dựng phải đảm bảo hai tính chất cơbản là đồng nhất với đối tượng thực mà nó phản ánh theo những tiêu chuẩn định trước

và có khả năng sử dụng để nghiên cứu đối tượng Để nghiên cứu mô phỏng một đốitượng, thông thường ta cần thực hiện các nội dung sau [5, 6]:

- Xác định mục tiêu mô phỏng và đối tượng mô phỏng

- Xây dựng hệ phương trình mô phỏng thể hiện các quá trình xảy ra bên trong

đối ttượng

Trang 19

- Lựa chọn ngôn ngữ, công cụ, phần mềm để tiến hành xây dựng mô hình mô phỏng Thiết lập các điều kiện biên, điều kiện ban đầu của mô hình mô phỏng.

- Chạy mô phỏng, kiểm chứng mô hình mô phỏng từ đó hợp thức hóa mô hình

mô phỏng

- Xử lý kết quả mô phỏng để sử dụng

Mô phỏng được ứng dụng rộng rãi trong cả quá trình thiết kế, xây dựng và hoạtđộng của đối tượng cần nghiên cứu Ở giai đoạn thiết kế, mô phỏng giúp người thiết kếlựa chọn cấu trúc, các thông số của đối tượng nghiên cứu Ở giai đoạn chế tạo, môphỏng giúp cho việc lựa chọn vật liệu và công nghệ chế tạo Ở giai đoạn vận hành, môphỏng giúp cho người điều khiển tính toán, dự đoán các trạng thái của đối tượng vàgiải các bài toán điều khiển tối ưu Do đó, phương pháp nghiên cứu mô phỏng ngàycàng được ứng dụng rộng rãi Khi tiến hành mô phỏng chúng ta phải xây dựng môhình mô phỏng trên máy tính Mô hình mô phỏng là tập hợp các chương trình chạytrên máy tính gọi là phần mềm mô phỏng Khi mô phỏng một đối tượng đơn giản,những chương trình này có thể được viết bằng các ngôn ngữ lập trình thông dụng nhưPASCAL, C++ hay VISUAL BASIC… Khi mô phỏng một đối tượng phức tạp, việc viếtcác chương trình mô phỏng như trên gặp rất nhiều khó khăn và mất thời gian Trong thực

tế, người ta phát triển nhiều phần mềm mô phỏng chuyên dụng cho từng lĩnh vực khoahọc Các phần mềm mô phỏng chuyên dụng này thông thường bao gồm nhiều mô

- đun tính toán chuẩn, người sử dụng chỉ cần lựa chọn các mô - đun tính toán, nạp cácthông số cần thiết, nối các mô - đun theo một logic định trước, tiến hành chạy mô phỏng

và tính toán, xử lý các kết quả Các phần mềm mô phỏng chuyên dụng ngày càng pháttriển và được sử dụng phổ biến do nó có nhiều ưu điểm như: thời gian xây dựng mô hình

mô phỏng ngắn; dễ dàng thay đổi cấu trúc và thông số của mô hình; dễ gỡ rối, sửa chữasai sót; các kết quả được xử lý tốt, thuận tiện cho việc sử dụng [5, 6]

o Ưu nhược điểm của phương pháp mô phỏng

Bên cạnh các ưu điểm được nói đến ở trên, phương pháp mô phỏng cũng cónhững nhược điểm như: đòi hỏi máy tính, phần mềm chuyên dụng, đòi hỏi cao về việcphân tích dữ liệu để xử lý kết quả mô phỏng Đặc biệt, phương pháp mô phỏng chỉ cholời giải của từng bước tính, mỗi bước tính ứng với một điều kiện nhất định của môhình, do vậy muốn có kết quả chính xác phải tăng số bước tính lên đủ lớn (theo lýthuyết là vô cùng lớn)

Một trong những vấn đề khó khăn nhất mà mô phỏng phải đối mặt là xác địnhxem mô hình mô phỏng có phản ánh đúng bản chất của hệ thống thực không hay nóicách khác là kiểm chứng và hợp thức hóa mô hình mô phỏng [5, 6] Kiểm chứng làchứng minh kết quả mô phỏng phù hợp với nguồn dữ liệu khác đã được thừa nhận.Hợp thức hóa là chứng minh mô hình mô phỏng đã xây dựng mô phỏng được bản chấtcác hiện tượng trong hệ thống thực giúp con người có hiểu biết sâu hơn về hiện tượng,

là cơ sở cho các nghiên cứu hệ thống Có nhiều phương pháp để kiểm chứng và hợpthức hóa mô hình nhưng phương pháp tốt nhất là đánh giá mức độ phù hợp giữa dữliệu đầu ra của mô phỏng với dữ liệu đầu ra của hệ thống thực [6] Do đó thông thườngmột số kết quả thu được từ nghiên cứu mô phỏng sẽ được đánh giá bằng thực nghiệm

7

Trang 20

1.1.2.3 Mô hình mô phỏng xác định áp lực quần áo quần áo mặc bó sát lên cơ thể người

Nghiên cứu quá trình tương tác cơ học giữa cơ thể người và quần áo [7, 8] tácgiả và các cộng sự đã xây dựng mô hình mô phỏng áp lực quần áo mặc bó sát lên cơthể người với các giả thiết trong nghiên cứu như sau:

- Mô hình cơ thể người bao gồm ba thành phần: xương, mô mềm và da Xươngđược coi là vật liệu tuyệt đối cứng và không chịu biến dạng trong quá trình mặc, da và

mô mềm được giả thiết là vật liệu đàn hồi

- Chuyển vị của da và mô mềm được giả thiết là đồng nhất tại bề mặt chung khi chịu tác dụng nén gây ra bởi quần áo và chuyển vị này không truyền tới phần xương

- Ứng xử cơ học của da và mô mềm được giả thiết là đàn hồi tuyến tính, dị hướng

- Quần áo được coi là lớp màng mỏng đàn hồi tuyến tính nhưng dị hướng, ứng suất theo chiều dày của vải được giả thiết là đồng đều

- Cơ thể người đứng yên trong suốt quá trình mặc, trong khi đó ống quần sẽ dichuyển dọc theo cơ thể từ chân lên tới phần thắt lưng, ma sát giữa cơ thể và vải được bỏqua

- Luôn tồn tại sự trượt tương đối giữa vải và da, quá trình này liên quan tới sự phân

bố ứng suất tổng trong các vùng tiếp xúc

 Phân tích quá trình tương tác cơ học giữa cơ thể người và quần áo

Hình 1.1 minh họa hệ tiếp xúc giữa cơ thể người và quần áo trong hệ tọa độ

không gian x(x1, x2 và x3) Hệ tiếp xúc gồm bốn thành phần (quần áo, da, mô mềm vàxương) và ba bề mặt tiếp xúc (giữa quần áo với da, da với mô mềm và mô mềm với

xương) Tại thời điểm ban đầu t = 0, quần áo bao phủ miền

cơ thể người bao gồm da, mô mềm và xương tương ứng chiế

0

 4

0

 3và

Hình 1.1 Hệ thống tiếp xúc giữa cơ thể người và quần áo [8]

Từ thời điểm t = 0, quần áo sẽ di chuyển từ chân tới thắt lưng cho vừa với cơ

thể, trong quá trình di chuyển quần áo sẽ chiếm miền mới là t1 và tiếp xúc với miền

Trang 21

Nếu không có điều kiện biên cho mỗi bề mặt tiếp xúc, các phương trình chuyểnđộng cho các vật thể là tách rời nhau Đặt u(x) và a(x) lần lượt là trường chuyển vị vàtrường gia tốc trong vật thể n Phương trình chuyển động của vật thể đàn hồi n tại thời

Đối với vật liệu đàn hồi tuyến tính, mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng

tuân theo định luật Hooke [29]

Trang 22

o Điều kiện biên về chuyển vị

Ống quần được mặc vào cơ thể từ dưới lên trên với vận tốc không đổi V0 theo hướng x3:

tV3 x  V0On t1d

Trang 23

o Điều kiện biên về lực

Trong suốt quá trình mặc, cơ thể người đứng yên Vì vậy, chuyển vị của xươngbằng không theo phương x3 Các ràng buộc này đã gây ra một lực biên qb tác dụng lênxương, được thể hiện theo phương trình sau:

q g

với g là gia tốc trọng trường.

o Điều kiện biên về tiếp xúc

Đối với bề mặt tiếp xúc không ma sát, lực tại các điểm tiếp xúc x n

tuân theo luật thứ ba của Newton:

tại điểm tiếp xúc

Điều kiện tiếp

t

q

n c1

là thành phần lực của lực tiếp xúc của

Giải bài toán bằng phương pháp số

Một phương pháp số dành cho hệ tiếp xúc giữa quần áo và cơ thể đã được trìnhbày bởi Zhang và các cộng sự năm 2003 [8] Thủ tục mô phỏng bao gồm thiết lập côngthức tổng quát dựa trên nguyên lý công ảo, rời rạc hóa phần tử hữu hạn, tìm kiếm vàđặt các ràng buộc tiếp xúc, và giải phương trình tổng quát Dựa trên các phương pháp

đã được phát triển trước đây, tác giả thay thế mô hình cơ thể người trước đây từ tuyệtđối cứng thành mô hình cơ - sinh học để mô phỏng quá trình tương tác cơ học độngtrong quá trình mặc quần áo

Phần mềm sử dụng trong mô phỏng số

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dụng được phát triển cho mô phỏng sốnhư ABAQUS, ANSYS, LS-DYNA, SAP2000…Một trong những phần mềm được ứng dụngnhiều ở Việt Nam hiện nay là ABAQUS

Phần mềm tính toán ABAQUS là một bộ phần mềm dùng để mô phỏng côngtrình, kết cấu dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn, phạm vi giải quyết vấn đề của nó

từ phân tích tuyến tính tương đối đơn giản đến vấn đề mô phỏng phi tuyến phức tạp.ABAQUS có kho phần tử phong phú, có thể mô phỏng hình dạng bất kỳ Đồng thời kho

mô hình vật liệu có thể mô phỏng đại đa số tính năng vật liệu kết cấu điển hình, trong đóbao gồm kim loại, cao su, vật liệu cao phân tử, vật liệu phúc hợp, bê tông cốt thép,…ABAQUS không chỉ giải quyết vấn đề trong phân tích kết cấu (ứng suất,

Trang 25

chuyển vị), vẫn có khả năng mô phỏng và nghiên cứu vấn đề trong lĩnh vực khác nhưtruyền dẫn nhiệt, phân tích âm thanh, điện tử, phân tích cơ học môi trường điện áp.

1.1.2.4 Xây dựng mô hình 3D cơ thể người và quần áo

Có hai loại mô hình được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tính toán áp lực quần

áo lên cơ thể người đó là mô hình vật lý tương tự và mô hình số Mô hình vật lý tương

tự được cấu tạo bằng các phần tử vật lý không giống với đối tượng thực nhưng các quátrình xảy ra trong mô hình tương đương giống với quá trình xảy ra trong đối tượngthực; Mô hình số (mô hình mô phỏng) được xây dựng theo phương pháp số tức là bằngcác chương trình chạy trên máy tính số Ngày nay nhờ có sự phát triển của kỹ thuậtmáy tính và kỹ thuật tin học, người ta đã xây dựng được các mô hình số mô phỏng quátrình hoạt động của đối tượng thực [8]

a Mô hình vật lý tương tự cơ thể người

Theo tài liệu [9] Dusan Fiala và các cộng sự chọn cơ thể người có kích thướctrung bình, các thông số: cân nặng 73,5 kg; lượng mỡ 14%, diện tích da 1,86 m2 Cơthể được chia thành 15 vùng có dạng hình cầu hoặc hình trụ Các bộ phận có dạng hìnhcầu: đầu; các bộ phận có dạng hình trụ: khuôn mặt, cổ, hai vai, ngực, bụng, hai cánhtay, hai bàn tay, hai chân, hai bàn chân Các phần trên cơ thể lại được chia thành nhiềulớp đồng tâm với các đặc điểm vật liệu khác nhau Hầu hết các bộ phận được chiathành 3 lớp: lớp trên cùng là lớp da, lớp giữa là các mô và lớp dưới là hệ xương

Để mô hình hóa cơ thể cần định nghĩa nhiều loại vật liệu khác nhau như vật liệu

có các tính chất giống với não, phổi, xương, cơ, chất béo và da Trong nghiên cứuphần da được mô hình hóa gồm 2 lớp có tính chất hoàn toàn khác nhau: lớp da trong

và lớp da ngoài Lớp da trong dày 1mm, mô phỏng hệ thần kinh dưới da, lớp ngoài cócùng độ dày chứa các mạch máu, hệ mồ hôi [9]

Để xác định áp lực lên bề tạo ra bởi sức căng theo độ giãn ngang, nghiên cứu[10] sử dụng mô hình mô phỏng cơ thể người tại các khu có thiết diện ngang gần nhưhình trụ (eo, bụng, đùi, tay…) như trong hình 1.2 Lõi của mô hình sử dụng ống nhựaPVC (4) có chu vi 462 mm, chiều dài 350 mm mô phỏng khung xương, bên ngoài bọclớp mút (3) có bề dày 5mm mô phỏng lớp mô mềm cơ thể Băng vải có chiều rộng 100

mm, có chu vi nhỏ hơn chu vi mô hình và được lồng vào mô hình Tùy theo chu vi củabăng vải khi lồng vào mô hình sẽ bị kéo giãn ở các mức độ khác nhau, chúng sẽ nén lên

bề mặt mô hình những áp lực khác nhau Áp lực này xác định được nhờ 4 cảm biến gắn ở

4 góc mô hình

Hình 1.2 Mô hình đo áp lực trang phục [10]

11

Trang 26

Tác giả và nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình thực nghiệm phần đùi cơ thể.

Mô hình phần đùi được làm từ 2 lớp vật liệu: lớp bên trong bằng vật liệu cứng đại diệncho phần xương, lớp bên ngoài làm bằng vật liệu có tính đàn hồi cao và khả năng biếndạng tốt đại diện cho phần mô của cơ thể Lớp vật liệu bên ngoài có độ dày 30 mm nhưtrong hình 1.3 Bán kính vòng đùi trên 91,1 mm, bán kính vòng đùi dưới 71,4 mm, chiềudài mô hình là 180 mm

Để mô hình hóa phần đùi đều cần có 3 lớp vật liệu: lớp xương làm bằng vật liệucứng (trong các mô hình là kim loại), lớp mô làm bằng mút mềm hoặc cao su và lớpbọc ở bên ngoài làm bằng tấm nhựa tổng hợp để mô phỏng phần da người

Hình 1.3 Bản vẽ thiết kế mô hình phần đùi cơ thể người

b Mô hình mô phỏng cơ thể người

Thông thường, có hai loại mô hình cơ thể được sử dụng trong nhiều nghiên cứuthiết kế kỹ thuật y sinh [11] Đó là mô hình xây dựng từ dữ liệu quét 3D cơ thể người,thường gọi là mô hình vỏ, mô tả cấu trúc bề mặt cơ thể con người; Mô hình thứ hai là

mô hình cấu trúc được xây dựng từ ảnh chụp cắt lớp CT (mô hình đặc) chứa các thôngtin về các lớp bên trong cơ thể như xương, gân và các lớp mô mềm

Xây dựng mô hình 3D cơ thể người dựa trên các điểm ảnh rời rạc thu được từ

hệ thống quét 3D cơ thể người Trong nghiên cứu [12] tác giả sử dụng các mặt congtham số B - Spline, sau đó chúng được ghép lại với nhau như hình 1.4

Hình 1.4 Mô hình hóa 3D cơ thể người bằng các bản vá [12]

Trang 27

Theo tài liệu [13] tác giả đã sử dụng dữ liệu từ máy quét toàn thân 3D bodyscanner của hãng [TC]² sau đó ứng dụng phần mềm thiết kế ngược Rapidform để xâydựng lại mô hình mô phỏng hình dạng, cấu trúc kích thước cơ thể trẻ em trên địa bànthành phố Hà Nội như trong hình 1.5 Mô hình xây dựng được sử dụng để chế tạo ma-nơ-canh thiết kế và làm mô hình thử sửa ảo, xác định mức độ vừa vặn quần áo, áp lựcquần áo lên cơ thể người cho các phần mềm thiết kế 3D như Lectra 3D Fit, Optitex…

Hình 1.5 Quá trình xây dựng bề mặt, làm mịn hóa bề mặt từ dữ liệu

quét 3D cơ thể người [13]

Trong nghiên cứu [8] tác giả và các cộng sự đã xây dựng mô hình toán học mô

tả các cơ chế tiếp xúc giữa cơ thể người với quần áo, nghiên cứu này sử dụng canh ảo của phần mềm thương mại để mô phỏng tính toán áp lực lên bề mặt mô hình,ma-nơ-canh ảo này được giả định có bề mặt cứng không biến dạng trong quá trìnhmặc, do vậy các tương tác cơ học giữa vải và các lớp mô mềm cấu trúc bên trong cơthể không được tính đến

ma-nơ-Xương

Mô mềm

Hình 1.6 (a) hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI với 2mm/lớp cắt, (b) hình ảnh chụp mặt cắt

xương và các lớp mô mềm, (c) mô phỏng cấu trúc xương và mô mềm, (d) Mô hình 3D cấu trúc

chân gồm 2 thành phần là xương và mô mềm[15].

Ứng dụng công nghệ chụp cắt lớp CT, các nghiên cứu [14,15] đã xây dựng mô hình cấu trúc cơ thể từ dữ liệu ảnh chụp Cấu trúc được chia làm hai phần chính là

13

Trang 28

xương và mô mềm, để đơn giản hóa trong nghiên cứu thì các sụn khớp của xươngđược hợp nhất là một Các bề mặt ranh giới của thành phần xương và da đã được táitạo thành mô hình khối cấu trúc cơ thể nhờ ứng dụng phần mềm SolidWorks như tronghình 1.6 Các mô hình khối sau đó được sử dụng làm dữ liệu phục vụ cho việc môphỏng tính toán áp lực của tất nén y tế phân đoạn lên phần chân cơ thể người.

Tác giả L Dubuis và các công sự [16] tiến hành nghiên cứu xác định áp lực củatất y tế lên thành tĩnh mạch vùng cổ chân Mô hình hình sử dụng trong nghiên cứuđược xây dựng từ dữ liệu chụp cắt lớp CT bao gồm 3 thành phần chính là: lớp mô bềmặt chủ yếu là mỡ và da; lớp mô sâu chủ yếu là cơ, gân và mạch máu; xương chày vàxương mác như trong hình 1.7

Xương chày và xương mác Lớp mô sâu Lớp mô bề mặt

Hình 1.7 Mô hình 3D cẳng chân xây dựng từ ảnh chụp cắt lớp CT [16]

c Mô hình 3D quần áo

Trong thiết kế quần áo ứng dụng mô phỏng 3D, công nghệ mô phỏng cho phéptạo ra lớp quần áo có các đặc tính cơ học như độ rủ, độ giãn, độ đàn hồi, tính chất bềmặt như loại vải thật Mô hình quần áo trong mô phỏng 3D được tạo ra từ chi tiết 2Dghép lại với nhau hoặc mẫu 3D có hình dạng giống như cơ thể xong kích thước có thểlớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng Mô hình quần áo 3Dthường được tạo nên bởi các bề mặt toán học hay lưới đa giác bao gồm các đa giácphẳng, cách nhau bằng các cạnh, tự kết nối các đỉnh [17]

Hình 1.8 Quá xây dựng hình trải từ 3D sang 2D[17]

Tác giả Charlie C L Wang [12] đã sử dụng mô hình khung lưới bề mặt 3D cơ thểngười để tạo mẫu thiết kế 3D cho các chủng loại trang phục khác nhau trên cơ sở sử dụngcác điểm đặc trưng, các đường đặc trưng và khung lưới bề mặt cơ thể Đồng thời sử dụngcông cụ tạo hình của phần mềm chuyên dụng để thiết kế trên mô hình khung lưới

Trang 29

bề mặt cơ thể người để dựng các đường, các mảng miếng chi tiết tạo nên các chi tiếtcủa mẫu thiết kế Tiến hành trải phẳng bề mặt mô hình 3D cơ thể người thành bản vẽ2D Tác giả đã áp dụng thuật toán làm phẳng bề mặt dựa vào quá trình giải phóng nănglượng của hệ thống lò xo để thu được mẫu thiết kế 2D từ bề mặt lưới mô hình 3D nhưtrong hình 1.8.

Trong nghiên cứu [1] nhóm tác giả đã xây dựng mô hình tính toán áp lực quần

áo lên cơ thể người từ các mẫu quần áo 2D Các chi tiết 2D quần áo được tạo ra từphần mềm CAD chuyên ngành sau đó được gán các đặc trưng tính chất cơ học nhưmột loại vải thật như hình 1.9

Tay áo

Thân sau áo

Tay áo Thân

trước áo

Hình 1.9 Mô phỏng quá trình mặc quần áo [1]

Tác giả Rong Liu và các cộng sự [15] đã xây dựng mô hình 3D tất nén phânđoạn để mô phỏng áp lực của vải lên cơ thể, mô hình được chia làm bốn phần (phầnđùi, gối, bắp và mắt cá chân như trong hình 1.10 Dựa trên chu vi các vòng chân, tínhchất cơ học vật liệu và áp lực định trước cho từng phần để tính kích thước và chu vitừng phần tất nén

Đùi

Gối Bắp chân

Cổ chân

Hình 1.10 Cấu trúc mô hình 3D tất nén trong ABAQUS

15

Trang 30

1.1.3.5 Mô hình thuộc tính cơ thể người và quần áo

Mô hình cơ sinh học trong các nghiên cứu [11, 19, 20], xương được giả địnhkhông biến dạng trước những áp lực trang phục lên cơ thể người Vì vậy coi xương làvật liệu cứng tuyệt đối và không đàn hồi Các mô mềm xung quanh xương được cho làđồng nhất, đẳng hướng và đàn hồi tuyến tính Bảng 1.1 giới thiệu thông số về xương

và mô mềm được sử dụng trong các nghiên cứu

Bảng 1.1 Đặc trưng thông số của xương và mô mềm [11]

Nhóm nghiên cứu Bộ phận cơ thể Các thông số đo và giá trị đàn hồi của daJacob and Patil Xương bàn chân - Mô đun Young's: E = 7300 MPa

Bảng 1.2 Thông số đàn hồi hồi của da sử dụng máy đo đàn hồi[11]

Nhóm nghiên cứu Bộ phận cơ thể Các thông số đo và giá trị đàn hồi của daJemec et al Bàn tay và - Độ giãn nở: 1,76 mm (bàn tay); 2,22 mm (cánh

cánh tay tay)

- Độ đàn hồi: 58% (bàn tay), 68% (cánh tay)

- Hiện tượng trễ: 0,21 mm (bàn tay);0,20 mm (cánhtay)

Pedersen et al Cánh tay - Độ giãn nở: 2,98 mm

(Người trẻ và - Độ đàn hồi: 90%

già) - Hiện tượng trễ: 0,18 mm

- Mô đun Young’s: 5,26 MPa (nữ),

4,8 MPa (nam)

- Mô đun Young’s: 3,52 MPa (tuổi 9–29),

4,77 MPa (tuổi 30–39),6,98 MPa (tuổi 40–58)Quan et al Cánh tay và đùi - Độ cứng da cánh tay: 1,92 N/mm (người trẻ)

(Người trẻ và 2,86 N/mm (người già)già) - Độ cứng da đùi: 1,20 N/mm (người trẻ)

2,10 N/mm (người già)

Trang 31

Bảng 1.3 Hệ số ma sát của da tại 6 điểm giải phẫu[11]

Điểm giải Mu bàn Lòng bàn Mặt trước Mặt sau Mặt trước Mặt sauphẫu tay tay cánh tay cánh tay chân chân

Hệ số 0,47 ± 0,62 ±

0,46 ± 0,10 0,43 ± 0,40 ± 0,40 ±

Bảng 1.4 Hệ số ma sát của da với 5 loại nguyên liệu[11]

Tác giả Rong Liu và nhóm nghiên cứu [15] ứng dụng phương pháp phần tử hữuhạn và phần mềm tính toán ABAQUS mô phỏng áp lực tất nén áp lực phân đoạn lênphần chân cơ thể với các đặc trưng tính chất cơ học của nguyên liệu sử dụng trongbảng 1.5

Bảng 1.5 Đặc trưng tính chất cơ học của nguyên liệu sử dụng trong mô hình

tất nén [15]

Bảng 1.6 Đặc trưng tính chất cơ học của nguyên liệu sử dụng trong mô hình

Bắp chân 2,0.10-10 0,235 0,101 0,235 0,093 0,75

Trang 33

Tác giả Ming Zhang và các cộng sự [21] nghiên cứu sự phân bố áp lực tất chânvới hai loại nguyên liệu là Nylon và Cotton Sử dụng mô hình hình học tất giống như

mô hình bề mặt bàn chân đã được mô hình hóa Các loại vải dệt kim có đặc tính cơ họckhác nhau theo hướng canh sợi, vải sử dụng trong nghiên cứu được giả thiết dị hướng

và đàn hồi tuyến tính Các thông số cơ bản cần thiết trong tính toán mô phỏng áp lựcđược thể hiện trong bảng 1.7

Bảng 1.7 Tính chất cơ học của hai mẫu vải dệt kim[21]

Tất Mô đun Mô đun Tỉ số Poisson Mô đun Độ dày củachân Young's Young's (v) Đàn hồi trượt vải

(E 1 - MPa) (E 2 - MPa) (G 12 - MPa) (T – mm)

1.1.3.6 Một số nghiên cứu về mô phỏng số áp lực quần áo lên cơ thể người

Trong nghiên cứu [22], tác giả đã ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn vàphần mềm tính toán ABAQUS để mô phỏng áp lực của áo nịt ngực lên bề mặt cơ thểngười mặc Nghiên cứu này sử dụng mô hình 3D cơ thể người được xây dựng từ dữliệu quét toàn thân 3D và giả thiết toàn bộ các phần của cơ thể là loại vật liệu đồngnhất đàn hồi tuyến tính, kết quả mô phỏng cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc tính toáncác tác động cơ học của quần áo lên cơ thể người. Một nghiên cứu khác [8] tác giả vàcác công sự đã xây dựng mô hình toán học mô tả các cơ chế tiếp xúc giữa cơ thể ngườivới quần áo, nghiên cứu này sử dụng ma-nơ-canh ảo của phần mềm thương mại để môphỏng tính toán áp lực lên bề mặt mô hình, ma-nơ-canh ảo này được giả định có bềmặt cứng không biến dạng trong quá trình mặc, do vậy các tương tác cơ học giữa vải

và các lớp mô mềm cấu trúc bên trong cơ thể không được tính đến

Theo tài liệu [3] các tác giả đã ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn đượctích hợp trong phần mềm ANSYS để nghiên cứu áp lực của quần áo lên cơ thể người.Với một số điều kiện giả thiết như: Vải là những tấm vật liệu đẳng hướng hoặc trựchướng, cơ thể người là vật liệu đồng nhất, đẳng hướng và đàn hồi tuyến tính Hai loạivải được mô phỏng thông qua các thông số như mô đun đàn hồi E (Young's modulus),

hệ số Poát xông v, khối lượng riêng tấn/mm3; tác giả đã xây dựng thành công mô hình

mô phỏng tính toán áp lực quần áo lên cơ thể với các độ giãn khác nhau như hình 1.11

Hình 1.11 Tính toán áp lực của quần áo bằng phần mềm ANSYS[3]

18

Trang 34

Tác giả Takaya Kobayashi [1] đã nghiên cứu mô phỏng vải qua hai cách tiếp

cận: mô hình tương tác chéo kết hợp với điều kiện vật liệu là siêu đàn hồi đẳng hướng

và phương pháp mô hình vật liệu được coi là siêu đàn hồi dị hướng Mô hình vật liệu

này được xây dựng qua phương pháp lớp vật liệu bốn điểm S4R bằng phần mềm

ABAQUS và đã đạt được kết quả khả quan trong việc dự đoán đặc tính biến dạng của

mẫu vải thí nghiệm và tính toán giá trị áp lực của quần áo, phân bố áp lực quần áo lên

từng vùng cơ thể người Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả mô phỏng tính toán áp lực

của quần tất lên cơ thể người phù hợp với kết quả đo bằng phương pháp thực nghiệm

Trong nghiên cứu [23] tác giả cùng các cộng sự đã nghiên cứu sự phân bố áp

lực trên da của một tất nén áp lực phân đoạn bằng phương pháp mô phỏng số Nghiên

cứu đã xây dựng mô hình 3D cẳng chân cơ thể từ dữ liệu chụp cắt lớp CT gồm 2 thành

phần chính là xương và mô mềm Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn được tích

hợp trong phần mềm tính toán ABAQUS mô phỏng tính toán áp lực của tất nén phân

đoạn lên phần cẳng chân cơ thể được minh họa trong hình 1.13 và hình 1.14 Dựa trên

các đặc trưng thuộc tính cơ học của vải và cơ thể người, nghiên cứu đã thiết lập mô

hình cho phép dự đoán và hiển thị sự phân bố áp lực trên da cho từng loại tất nén mà

Hình 1.13 Biểu đồ phân bố sức căng trên

bề mặt ống vải [23] Hình 1.14 Biểu đồ phân bố áp lực trên bề mặt chân [23]

Trang 35

Kết quả nghiên cứu trên hình 1.13 cho thấy sự phân bố sức căng của tất nén áp

lực phân đoạn ở mỗi vị trí là khác nhau, khu vực cổ chân có áp lực lớn nhất Hình 1.14

cho thấy sự chênh lệch áp lực dọc chân mang tất nén áp lực phân đoạn, áp lực phân bố

không đều trên các phần khác nhau của chân, áp lực lớn nhất tập trung ở khu vực mắt

cá chân và giảm đều đến vùng đầu gối Điều này rất phù hợp với yêu cầu đặt ra của tất

nén áp lực và các kết quả công trình nghiên cứu trước đây

Hình 1.16 Phân bố áp lực đo tại bốn

mặt của khu vực mắt cá chân [23]

Hình 1.17 Mô phỏng sự phân bổ áp lực Hình 1.18 Phân phối áp lực đo tại bốn mặt

trên mặt cắt ngang vùng bắp chân [23] của mặt cắt ngang vùng bắp chân [23]

Quan sát mặt cắt ngang tại khu vực mắt cá chân trong hình 1.15 cho ta thấy áp

lực cao xảy ra ở những khu vực có bán kính nhỏ hơn, vị trí gần với xương như mắt cá

chân trước và gân Achilles Phân bố này hoàn toàn đúng theo định luật Laplace Để

kiểm chứng các kết quả trong mô phỏng, nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh với giá

trị áp lực đo bằng cảm biến Kết quả và sự phân bố áp lực ở chu vi mặt cắt ngang mắt

cá chân nằm trong phạm vi sai số cho phép Hình 1.16 và 1.18 kết quả mô phỏng và sự

phân bổ áp lực đo trên mặt cắt ngang vùng bắp chân, chúng ta nhận thấy giá trị áp lực

tại bốn hướng điển hình cũng thỏa mãn với yêu cầu đề ra

Trong nghiên cứu [24] Rui Dan và các cộng sự đã ứng dụng phương pháp phần

tử hữu hạn để mô phỏng xác định áp lực của tất lên phần cổ chân cơ thể Mô hình sử

dụng trong mô phỏng tính toán được xây dựng từ dữ liệu quét 3D cơ thể người gồm 3

thành phần chính là da, xương và mô mềm Da và mô mềm được giả thiết là vật liệu

đàn hồi tuyến tính, xương chày và xương mác giả thiết có dạng hình trụ Nghiên cứu

đã thử nghiệm trên 6 mẫu tất với kích thước khác nhau, kết quả đã xác định được sự

phân bố áp lực, chuyển vị của 72 điểm trên mặt cắt ngang vòng cổ chân như trong hình

Trang 37

1.19 Ngoài ra, nghiên cứu còn xây dựng được mối quan hệ giữa áp lực và tính chất vậtliệu phần trên cùng của tất với các thông số như mô đun đàn hồi, hệ số Poát xông(Poisson), độ giãn đàn hồi, chiều rộng trên cùng của tất.

Hình 1.19 (a) Phân bố áp lực trên mặt cắt ngang vòng cổ chân, (b) Chuyển vị của 72 điểm

trên mặt cắt ngang vòng cổ chân [24]

Phần mềm chuyên ngành trong thiết kế sản phẩm may như V-sticher, Opitex,Lectra 3D Fit [25, 26] giúp ta nhanh chóng mô phỏng quần áo trên mô hình ma-nơ-canh ảo theo thông số kích thước cơ thể người mẫu thật Phần mềm cho phép nhập cácthuộc tính cơ học của vải, mô phỏng áp lực trên từng vùng cơ thể như trong hình 1.20.kết quả ch thấy phương pháp này chỉ mang tính chất dự báo và cho biết sự phân bố áplực tại các các vị trí trên cơ thể người mặc, không lượng tính được giá trị áp lực thựctại các điểm

Hình 1.20 Áp lực áo lên cơ thể người được thể hiện qua biểu đồ màu sắc [26]

1.2 Phương pháp và thiết bị đo áp lực của quần áo mặc bó sát lên

cơ thể người

1.2.1 Các phương pháp và thiết bị đo gián tiếp

Các phương pháp đo áp lực gián tiếp thường không hiển thị trực tiếp áp lựctrang phục lên bề mặt mà giá trị áp lực có thể được tính toán từ các kết quả đo Theotiêu chuẩn XP EVN 12719 [2], đo lực xuất hiện của tất theo chiều ngang khi kéo giãnđồng thời theo cả hai hướng ngang và dọc theo độ giãn cho trước Sử dụng công thứcLaplace để chuyển lực đo được sang áp lực của tất lên cơ thể người mặc

21

Trang 38

P = T/r

Hình 1.21 Áp lực lên bề mặt dưới sức căng T [2]

Giá trị ép nén (áp lực) được tính theo công thức Laplace như sau:

(1.12)

Trong đó: P áp lực của vải lên bề mặt mô hình (đơn vi tính hPa)

T lực kéo giãn của vải (đơn vi tính cN) r bán kính mô hình (đơn vi

tính cm)

Trong nghiên cứu [27] tác giả và các cộng sự đã sử dụng định luật Laplace đểtính toán áp lực quần áo lên cơ thể người Việc tính toán áp lực quần áo lên cơ thểngười dựa trên một số điều kiện giả định như: Áp lực lên cơ thể tuân theo định luậtLaplace; Lực do vải tác dụng lên mô hình là đồng đều trên toàn chu vi; Giá trị cácthông số của vải như quan hệ giữa lực và độ giãn sau các chu kỳ lơi được biết trước;Bán kính cong tại các vị trí khác nhau trên cơ thể người đã được biết trước Theo địnhluật Laplace, áp lực P phụ thuộc vào lực tiếp tuyến F và được xác định theo công thứcsau:

P = 2

1

Hình 1.22 Mô hình áp lực lên hình trụ [27]

Trong đó: F là lực tiếp tuyến hay lực kéo giãn, đơn vị cN Fa.b (a,b là hệ số

giãn hồi quy tương đối); G1 là chu vi khối trụ, đơn vị cm ; S độ rộng băng vải, đơn vịcm; P áp suất, đơn vị hPa (1hPa = 100 Pa)

Với công thức (1.13) áp lực của vải lên mô hình khối trụ hoàn toàn có thể tínhđược Việc tính toán áp lực bằng lý thuyết nhằm so sánh với phép đo áp lực bằng thực

Trang 39

nghiệm và đưa ra phương án thiết kế sản phẩm đạt được áp lực mong muốn Tuy vậy

phương pháp tính toán bằng lý thuyết vẫn còn nhiều hạn chế, cần nhiều điều kiện giả

thiết phi thực tế để tính toán, chỉ áp dụng được cho một số trường hợp nhất định

Tác giả Seyed Abbas và các cộng sự trong nghiên cứu [3] đã xây dựng công

thức tính toán áp lực trên mô hình khối tròn xoay như trong hình 1.23

Hình 1.23 Mô hình tính toán tổng quát áp lực của quần áo lên cơ thể người[3]

Xét trường hợp tổng quát, cơ thể người là một khối tròn xoay được tạo bởi

phương pháp xoay một đường cong 2D quanh 1 trục Phủ ra ngoài cơ thể một lớp quần

áo bó sát có độ dày là t, khi đó vị trí mỗi điểm trên lớp quần áo sẽ được xác định bởi

các thông số: ϕ, θ, r0 như trong hình 1.23

Trong đó: ϕ là góc tạo bởi bán kính cong tại mỗi điểm trên lớp quần áo và trục

tung; θ là góc xác định vị trí mỗi điểm trong mặt cắt theo phương ngang; r0 bán kính

cong của mỗi điểm trong mặt cắt theo phương ngang

Xét diện tích nhỏ ABCD trên lớp quần áo được tạo bởi hai mặt cắt đi qua trục

xoay và hai mặt cắt theo phương ngang Khi lớp quần áo tác động một áp lực p vào

phía trong cơ thể, theo định luật 3 Newton, sẽ có một phản áp lực tác động ngược trở

lại lớp quần áo Phản áp lực này sẽ sinh ra ứng suất σθ, σϕ theo phương tiếp tuyến với

đường cong kinh tuyến và đường cong vĩ tuyến

Trong đó: P là áp lực của quần áo lên mô hình; t là độ dày của vải; là ứng

suất theo phương dọc; là ứng suất theo phương ngang; r1 là bán kính tại vị trí tính áp

lực theo phương dọc; r2 là bán kính tại vị trí tính áp lực theo phương ngang

Khi cơ thể người có dạng khối trụ và dạng khối nón cụt ta có công thức tính:

Trong đó: Mô đun đàn hồi E; Độ dày của vải t; Góc nghiêng ; Kích thước củaquần áo trước khi mặc lên cơ thể r; Kích thước của quần áo sau khi mặc lên cơ thể r0

Với những công thức trên việc tính toán lý thuyết có thể thực hiện được trên mô

hình có bề mặt cứng tuyệt đối, không bị biến dạng dưới tác động áp lực của p

Ngày đăng: 09/10/2019, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Takaya Kobayashi, Shuya Oi, Masami Sato (2011), “Analysis of Clothing Pressure on the Human Body”, Simulia Customer Conference, Keio university -Toyobo.,ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of Clothing Pressure on the Human Body
Tác giả: Takaya Kobayashi, Shuya Oi, Masami Sato
Năm: 2011
[3] Seyed Abbas Mirjalili, Mansour Rafeeyan, Zeynab Soltanzadeh (2008),“The Analytical Study of Garment Pressure on the Human Body Using Finite Elements”, 8th International Conference Advances in coatings technology, Vol. 16 (Iss. 3), pp.69-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “TheAnalytical Study of Garment Pressure on the Human Body Using Finite Elements”
Tác giả: Seyed Abbas Mirjalili, Mansour Rafeeyan, Zeynab Soltanzadeh
Năm: 2008
[4] Rong Liu (2005), “Objective Evaluation of Skin Pressure Distribution of Graduated Elastic Compression Stockings”, Published by BC Decker Inc ISSN, pp. 615–624 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Objective Evaluation of Skin Pressure Distribution of GraduatedElastic Compression Stockings”
Tác giả: Rong Liu
Năm: 2005
[5] Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Phạm Thục Anh (2006), “Mô hình hóa hệ thống và mô phỏng”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình hóa hệ thống và môphỏng”
Tác giả: Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Phạm Thục Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
Năm: 2006
[6] Nguyễn Việt Hùng , Nguyễn Trọng Giảng (2003), “Ansys và mô phỏng số trong công nghiệp bằng phần tử hữu hạn”, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ansys và mô phỏng số trong công nghiệp bằng phần tử hữu hạn”
Tác giả: Nguyễn Việt Hùng , Nguyễn Trọng Giảng
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật
Năm: 2003
[7] Li, Y., Zhang, X., and Yeung, K.W. (2003), “A 3D Bio-mechanical Model for Numerical Simulation of Dynamic Mechanical Interactions of Bra and Breast during Wear”, Sen’i Gakkaishi, pp.12–21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A 3D Bio-mechanical Model forNumerical Simulation of Dynamic Mechanical Interactions of Bra and Breastduring Wear”
Tác giả: Li, Y., Zhang, X., and Yeung, K.W
Năm: 2003
[8] X. Zhang, K. W. Yeung, And Y. Li (2002), “Numerical simulation of 3D dynamic Gament pressure”, Textile Research Journal, Vol 72, pp. 245-252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Numerical simulation of 3D dynamic Gament pressure”
Tác giả: X. Zhang, K. W. Yeung, And Y. Li
Năm: 2002
[9] Dusan Fiala, Kevin J. Lomas, Martin Stohrer (1999), “A computer model of human thermoregulation for a wide range of environmental conditions: the passive system”, Journal of Applied Physiology, Vol. 87 (Iss. 5), pp. 1957-1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “A computer model of humanthermoregulation for a wide range of environmental conditions: the passivesystem
Tác giả: Dusan Fiala, Kevin J. Lomas, Martin Stohrer
Năm: 1999
[10] Chen Dongsheng, Liu Hong, Zhang Qiaoling, Wang Hongge (2013), “Effects of Mechanical Properties of Fabrics on Clothing Pressure”, Przeglad Elektrotechiczny, 89 (1b), pp. 232-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Effects ofMechanical Properties of Fabrics on Clothing Pressure”
Tác giả: Chen Dongsheng, Liu Hong, Zhang Qiaoling, Wang Hongge
Năm: 2013
[11] Y. Li and X-Q. Dai (2006), “Biomechanical engineering of textiles and clothing”, Woodhead Publishing in Textiles Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biomechanical engineering of textiles and clothing”
Tác giả: Y. Li and X-Q. Dai
Năm: 2006
[12] Charlie C. L. Wang (2010), “CAD Tools in Fashion Garment Design”, Chinese;Computer -Aided Design and Applications, CAD’04 Conference, Pattaya Beach, Thailand; No1, pp. 53-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CAD Tools in Fashion Garment Design
Tác giả: Charlie C. L. Wang
Năm: 2010
[13] Nguyễn Quốc Toản, Phan Thanh Thảo (2012), “Xây dựng mô hình 3D mô phỏng hình dạng, cấu trúc và kích thước cơ thể học sinh nam tiểu học”, Tạp chí khoa học& Công nghệ các trường Đại học kỹ thuật, số 91, trang 132-136 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình 3D mô phỏnghình dạng, cấu trúc và kích thước cơ thể học sinh nam tiểu học”
Tác giả: Nguyễn Quốc Toản, Phan Thanh Thảo
Năm: 2012
[14] Rong Liu, Yi-Lin Kwok, Yi Li, Terence -T Lao, Xin Zhang, and Xiao Qun Dai (2006), “A Three-dimensional Biomechanical Model for Numerical Simulation of Dynamic Pressure Functional Performances of Graduated Compression Stocking (GCS)”, Fibers and Polymers, Vol.7, No.4, pp. 389-397 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “A Three-dimensional Biomechanical Model for Numerical Simulation ofDynamic Pressure Functional Performances of Graduated Compression Stocking(GCS)”
Tác giả: Rong Liu, Yi-Lin Kwok, Yi Li, Terence -T Lao, Xin Zhang, and Xiao Qun Dai
Năm: 2006
[15] Rong Liu (2005), “Objective Evaluation of skin pressure distribution Graduated elastic compression stocking”, Dermatologic Surgery, Voulume 31, pp. 615-624 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Objective Evaluation of skin pressure distribution Graduated elastic compression stocking”
Tác giả: Rong Liu
Năm: 2005
[16] L. Dubuis, P.-Y. Rohan, S. Avril, P. Badel, J. Debayle (2012), “Patient-specifi FE model of the leg under elastic compression”, 10th International Symposium on Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patient-specifi FEmodel of the leg under elastic compression”
Tác giả: L. Dubuis, P.-Y. Rohan, S. Avril, P. Badel, J. Debayle
Năm: 2012
[17] Kim, S.Y., & Hong, K.H. (2010). “3D pattern development of tight-fitting dress for an assymetrical female manikin”, Fibers and Polymers, 11(1), pp.142-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “3D pattern development of tight-fitting dress for an assymetrical female manikin”
Tác giả: Kim, S.Y., & Hong, K.H
Năm: 2010
[18] Xu, X., Guo, Y.M., and Shen, Y.X. (1993), “Non-Linear Finite Element and Program Design”, Hong Zhou, China, Zhejiang University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Non-Linear Finite Element and Program Design”
Tác giả: Xu, X., Guo, Y.M., and Shen, Y.X
Năm: 1993
[19] K.W. Yeung, Y. Li, and X. Zhang (2004), “A 3D Biomechanical Human Model for Numerical Simulation of Garment-Body Dynamic Mechanical Interactions During Wear”, The Journal of The Textile Institute, Vol 95: pp 59-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A 3D Biomechanical Human Modelfor Numerical Simulation of Garment-Body Dynamic Mechanical InteractionsDuring Wear”
Tác giả: K.W. Yeung, Y. Li, and X. Zhang
Năm: 2004
[20] Yinglei Lin, Kai-Fi Choi, Ameersing Luximon, Lei Yao, JY Hu and Y Li (2011),“Finite element modeling of male leg and sportswear: contact pressure and clothing deformation”, Textile Research Journa , pp. 1470-476 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Finite element modeling of male leg and sportswear: contact pressure and clothing deformation”
Tác giả: Yinglei Lin, Kai-Fi Choi, Ameersing Luximon, Lei Yao, JY Hu and Y Li
Năm: 2011
[21] Ming Zhang, X. Q. Dai, Y. Li and Jason Tak-Man Cheung (2007),“Computational Simulation of Skin and Sock ” Studies in Computational Intelligence (SCI) 55, pp. 323-333 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ming Zhang, X. Q. Dai, Y. Li and Jason Tak-Man Cheung (2007),“Computational Simulation of"Skin and Sock"”
Tác giả: Ming Zhang, X. Q. Dai, Y. Li and Jason Tak-Man Cheung
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w