Ba là, dựa vào những bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nướcngoài của một số quốc gia châu Á cùng những thành tựu và hạn chế thực trạng thuhút vốn đầu tư gián tiếp nước ngo
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
LÊ THỊ PHÚC HẢI
Hà Nội – 2017
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỰC TRANG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
Họ và tên học viên: Lê Thị Phúc Hai Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thục Anh
Hà Nội - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng va giải pháp tăng cương thu hú́t vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài
nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích vàđánh giá các số liệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Phúc Hải
Trang 4Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoạithương Ha Nôi, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể cácthầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩNguyễn Thục Anh, người đã trưc tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện luận văn
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã độngviên, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận vănnày
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiệnkhông thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến củacác thầy cô giáo cùng các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Phúc Hải
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mụ ̣c tiêu nghiên cứu 4
4 Đố́i tượng và phạ ̣m vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ ̣ nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trú́c của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐ́N ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 7
1.1 Khái quát chung về đầu tư gián tiếp nước ngoài 7
1.1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài 7
1.1.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài 9
1.1.3 Các đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài 10
1.1.3.1 Tính thanh khoản cao 10
1.1.3.2 Tính bất ổn lớn và dễ̃ đảo ngược 11
1.1.3.3 Tính đa dạng 11
1.2 Thu hú́t đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán 11
1.2.1 Vai trò của đâu tư gian tiêp nươc ngoai 11
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán 13
1.2.2.1 Bối cảnh chính trị, hệ thống pháp luật 13
1.2.2.2 Biện pháp kiểm soát dòng vốn 13
1.2.2.3 Chính sách quản lý ngoại hối 13
1.2.2.4 Lạm phát – Lãi suất 14
1.2.2.5 Hoạt động của thị trường chứng khoán 14
1.2.3 Một số lưu ý khi thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài 15
Trang 61.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Nam Á 18
1.3.3 Bài học cho Việt Nam 19
CHƯƠNG 2 THỰ̣C TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 21
2.1 Tổng quan thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam 21
2.1.1 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam 21
2.1.2 Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam 23
2.1.3 Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam 26
2.1.3.1 Doanh nghiệp niêm yết 26
2.1.3.2 Công ty chứng khoán 27
2.1.3.3 Nhà đầu tư 29
2.1.3.4 Cơ quan quản lý 31
2.2 Thự̣c trạ ̣ng thu hú́t đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam 32
2.2.1 Giai đoan 2000 – 2007 33
2.2.1.1 Chủ trương của Nhà nước Việt Nam 33
2.2.1.2 Cơ sở pháp lý 35
2.2.1.3 Thực trạng 36
2.2.2 Giai đoạn 2007 – 2013 38
2.2.2.1 Chủ trương của Nhà nước Việt Nam 38
2.2.2.2 Cơ sở pháp lý 40
2.2.2.3 Thực trạng 41
2.2.3 Giai đoạn 2013 – 2016 45
2.2.3.1 Chủ trương của Nhà nước Việt Nam 45
2.2.3.2 Cơ sở pháp lý 47
2.3 Đánh giá thự̣c trạ ̣ng thu hú́t và kiểm soát vố́n đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam 54
2.3.1 Những thành tựu và nguyên nhân 54
2.3.1.1 Thành tựu 54
2.3.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu 57
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60
2.3.2.1 Hạn chế 60
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 62
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐ́N ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚCNGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 67
Trang 73.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
đến năm 2020 67
3.1.2 Xu hướng phát triển đầu tư gián tiếp nước ngoài thời gian tới 70
3.2 Một số́ giải pháp tăng cường thu hú́t đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam 72
3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện về mặt luật pháp 72
3.2.2 Các giải pháp về thị trường 74
3.2.3 Các giải pháp đối với nhà quản lý 77
3.2.4 Nâng cao trình độ của cán bộ, chuyên viên quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 8Bảng 2.1: Thống kê số lương doanh niêm yêt trên thị ̣ trướng chứng khoán 26
Viêt Nam giai đoạ ̣n 2012 – 2016 26
Bảng 2.2: Một số́ quỹ đầu tư tiêu biểu trên thị ̣ trường chứng khoán hiện nay.31
Bảng 2.3: Số́ lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa giai đoạ ̣n 2007 - 2012
39
Bảng 2.4: Quy mô khố́i lượng giao dị ̣ch và giá trị ̣ giao dị ̣ch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở giao dị ̣ch chứng khoán Hà Nội giai đoạ ̣n 2013 – 2016 49Bảng 2.5: Quy mô khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2016 50
Trang 9Hình 2.1: Tỷ lệ vốn hóa thị ̣ trường chứng khoán Viêt Nam so vơi GDP 23
Hình 2.2: Tỷ lệ vố́n hóa thị ̣ trường chứng khoán/GDP của Việt Nam so với một số́ nước trong khu vự̣c năm 2016 25
Hình 2.3: Số́ lượng công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạ ̣n 2000 – 2016 28
Hình 2.4: Tăng trương tai khoan giao dịch trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam giai đoạ ̣n 2000 – 2016 29
Hình 2.5: Số́ lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ở Việt Nam 34
Hình 2.6: Số́ lượng nhà đầu tư nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam giai đoạ ̣n 2000 -2006 36
Hình 2.7: Quy mô khố́i lượng và Tỷ trọng giá trị ̣ giao dị ̣ch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam (2000 – 2006) 37
Hình 2.8: Số́ lượng nhà đầu tư nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam (2007 – 2012) 41
Hình 2.9: Quy mô dòng vố́n đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam 2007 – 2012 42
Hình 2.10: Số́ lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa (2013 – 2016) 46
Hình 2.11: Số́ lượng nhà đầu tư nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán 51
Trang 10FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HNX-Index: Chỉ số trung bình giá chứng khoán bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
NĐTNN: Nhà đầu tư nước ngoài
NHNN: Ngân hàng nhà nước
TTCK: Thị trường chứng khoán
UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
UpCOM: Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yếtVN-Index: Chỉ số trung bình giá chứng khoán bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
VSD: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Trang 11Một là, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đầu tư giántiếp nước ngoài và kinh nghiệm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài ở một nướctrong khu vực châu Á.
Hai là, trên cơ sở lý luận cơ bản về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoàitrên thị trường chứng khoán ở chương 1, trong chương 2 trình bày, phân tích vàđánh giá thực trạng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán
ở Việt Nam thời gian qua
Ba là, dựa vào những bài học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nướcngoài của một số quốc gia châu Á cùng những thành tựu và hạn chế thực trạng thuhút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam ởchương 2, trong chương 3, đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho Việt Nam nhằmnâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứngkhoán Việt Nam thời gian tới
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đầu tư nước ngoài mang lại những lợi ích to lớn cho các nước có nềnkinh tế đang phát triển, tạo điều kiện để thực hiện thành công các mụ ̣c tiêu ổn định
và phát triển kinh tế Trong đó phải kể đến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thôngqua thị trường chứng khoán, chính nguồn vốn này mang đến nguồn tài chính hiệuquả cho nền kinh tế đang thiếu vốn, bù đắp khoản thiếu hụ ̣t giữa đầu tư và tiết kiệmtrên bình diện quốc gia, góp phần tăng cường độ sâu cho thị trường, nâng cao cácchuẩn mực phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo nền tảng phát triển cơ sở hạ tầng tàichính tốt hơn và giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng Thị trường chứngkhoán của một nước càng phát triền, tính thanh khoản của thị trường càng cao thìcàng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán càng tăng nhanh
Đối với Việt Nam, trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, vốn đầu tư nướcngoài đã góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn, khẳng định quan điểm
“Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới” Ở giai đoạn tiếptheo, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tưtoàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lựcsản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, phát triển nguồn nhânlực chất lượng cao Vấn đề được đặt ra là trong bối cảnh kinh tế thế giới luônbiến động, rủi ro nhiều, tuy kinh tế Việt Nam nhiều cải thiện cả ở góc độ sản xuấtkinh doanh cũng như ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vẫn chứa đựng nhiều thách thứckhi ổn định kinh tế chưa bền vững, tăng trưởng dựa nhiều vào vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài và hệ thống ngân hàng thương mại Do đó, thu hút vốn đầu tư gián tiếpnước ngoài trở nên quan trọng
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều thay đổi về cơ chế chính sáchnhằm thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán và cũng đãđạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khókhăn tồn tại đã và đang cản trở quá trình thu hút dòng vốn này Vì thế việc đánh giá
Trang 13lại thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoánthời gian qua đồng thời đề ra những giải pháp tăng cường thu hút dòng vốn nàynhằm phụ ̣c vụ ̣ cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là mộtvấn đề cấp bách và có ý nghĩa thực tiễ̃n Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ xem xétkhía cạnh đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, thông qua cáchình thức chủ yếu là mua cổ phần, cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành trên thịtrường chứng khoán và gián tiếp đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán hoặccác định chế tài chính trung gian khác trên thị trường chứng khoán.
2 Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, nghiên cứu về đầu tư gián tiếp nước ngoài chủ yếu thực hiện
từ giai đoạn những năm 2000 trở lại đây khi thị trường chứng khoán chính thức đivào hoạt động Các nghiên cứu tập trung tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trongkhu vực và trên thế giới nhằm rút ra kinh nghiệm và bài học đối với Việt Nam trongviệc thu hút và kiểm soát vốn FPI một cách hiệu quả Một số nghiên cứu mang tính
lý luận như của Nguyễ̃n Hồng Sơn (2005) [13] hệ thống hoá khung lý thuyết về
điều tiết sự di chuyển của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở một số nước đangphát triển trong giai đoạn 1990 - 2000; đồng thời phân tích những tác động củadòng vốn đầu tư đầu tư gián tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế ở các quốc gia
này nhằm đưa ra các khuyến nghị chính sách Đặng Minh Tiến (2012) [14] trong
luận án tiến sĩ của mình đã đề cập đến chính sách thu hút và quản lý dòng vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng dòng vốn nàytrên thị trường chứng khoán, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và
nguyên nhân của những tồn tại đó “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á” của tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003) [15] nghiên cứu quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của ba
nước Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia sau khủng hoảng 1997-1998, một số động tháicủa tư nhân gián tiếp ở ba nước này trong khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á1997-1998, những phản ứng chính sách của Chính phủ các nước để ngăn chặn sựtháo lui của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Trang 14Ngoài ra, một vài nghiên cứu về đầu tư gián tiếp nước ngoài khác cũng đề
cập đến thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt nam như “Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, kinh nghiện từ Trung Quốc” của tác giả Nguyễ̃n Đông Chiều [4] nghiên cứu các giai đoạn thu hút đầu tư gián tiếp nước
ngoài ở Trung Quốc, những chính sách thu hút dòng vốn này, bài học thành công vàthất bại từ thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cho Việt Nam; Bài viết ấn phẩm:
“Nâng hạng thị trường chứng khoán - Giải pháp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài tại Việt Nam - Góp phần thay đổi diện mạo nền kinh tế, tạo hiệu ứng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp” của văn phòng Ủy ban chứng
khoán[16] Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở các bài báo đăng tải ởcác tạp chí, hội thảo, chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về thu hút vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Ở nước ngoài, cũng có những nghiên cứu về hoạt động này Malaysia là mộtnước đang phát triển với thị trường chứng khoán được đánh giá có sức hấp dẫn lớn đốivới dòng vốn đầu tư gián tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài Để lượng hoá cụ ̣ thể mức độ
hấp dẫn này, Jarita và Salina (2009) [22] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế và khẳng định mặc dù dòng vốn đầu tư gián tiếpnước ngoài có ảnh hưởng rất nhỏ tới tăng trưởng kinh tế ở Malaysia, nhưng tăng trưởngkinh tế sẽ giúp tăng khả năng thu hút dòng vốn FPI cho quốc gia này
Cùng với Malaysia, Thái Lan cũng là quốc gia có sức hút lớn đối với dòngvốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong 40 năm phát triển thị trường chứng khoán.Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, nhiều chính sách hấp dẫn đã đượcđưa ra nhằm thu hút dòng vốn này, tuy nhiên kết qủa không được như mọng đợi Do
đó các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc dịchchuyển dòng vốn này trong nền kinh tế, từ đó có những giải pháp thích hợp Nghiên
cứu của Christopher Gan (2000) [23] tập trung vào câu hỏi liệu cuộc khủng hoảng
tài chính 1997 có ảnh hưởng đến việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào thịtrường này hay không Kết quả cho thấy, khủng hoảng 1997 không ảnh hưởng đếncác nhân tố quyết định đến dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Thái Lan
Trang 15nhưng có mối tương quan dương với tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong 10 năm sau khủng hoảng.
Các nghiên cứu định lượng trên thuờng dựa trên số liệu vĩ mô theo một chu kìthời gian tương đối dài hoặc dữ liệu mảng từ cơ sở dữ liệu khá rộng về thị trườngchứng khoán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên tới dòng vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài Các mô hình kinh tế lượng thường được sử dụ ̣ng trong cácnghiên cứu thường bao gồm các biến GDP hoặc giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ sốgiá tiêu dùng hoặc lạm phát, lãi suất mụ ̣c tiêu, lãi suất cho vay, chỉ số chứngkhoán Nhìn chung, các nghiên cứu này đã cung cấp một hệ thống cơ sở lý luậncũng như phương pháp nghiên cứu định lượng khá chuẩn mực,bài bản và toàn diện
về ảnh hưởng của các biến số vĩ mô và thị trường chứng khoán đến dòng vốn đầu tưgián tiếp nước ngoài Vì vậy, việc tổng hợp, phân tích và học hỏi các nghiên cứu này
là cần thiết để tạo ra nền tảng cho nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình kinh
tế lượng cho nghiên cứu tại Việt Nam
3 Mụ ̣c tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thịtrường chứng khoán Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế để đưa ra giải pháp tăngcường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán nhằmphụ ̣c vụ ̣ cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam
4 Đố́i tượng và phạ ̣m vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trườngchứng khoán Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam rađời, từ năm 2000 đến hết năm 2016
5 Nhiệm vụ ̣ nghiên cứu
Đề tài xác định cho mình những nhiệm vụ ̣ sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán và bài học kinh nghiệm một số nước
Trang 16- Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trênthị trường chứng khoán ở Việt Nam
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mụ ̣c đích nghiên cứu, đề tài sử dụ ̣ng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Nghiên cứu các tài liệu
+ Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan
+ Nguồn dữ liệu sử dụ ̣ng chủ yếu được thu thập qua Báo cáo thường niên(Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, HNX, HSX…), kế thừa bộ sốliệu của các nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp - phân tích
- Sử dụ ̣ng các bảng biểu, hình vẽ để làm tăng thêm tính trực quan và thuyếtphụ ̣c
7 Cấu trú́c của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mụ ̣c tài liệu tham khảo, danh mụ ̣c viết tắt,mụ ̣c lụ ̣c và các phụ ̣ lụ ̣c, nội dung chính của luận văn được thực hiện ở ba chươngsau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐ́N ĐẦU TƯ GIÁN
TIẾP NƯỚC NGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái quát chung về đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngoài được hiểu là hoạt động di chuyển vốn từ nước này sangnước khác nhằm những mụ ̣c tiêu nhất định Theo thông lệ quốc tế, đầu tư nướcngoài có thể thực hiện bằng hai hình thức là Đầu tư trực tiếp nước ngoài (viết tắt làFDI – Foreign Direct Investment) và Đầu tư gián tiếp nước ngoài (viết tắt là FII –Foreign Indirect Investment) hay chính là Đầu tư theo danh mụ ̣c (viết tắt là FPI –Foreign Portfolio Investment)
Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì
Đầu tư gián tiếp nước ngoài hay còn gọi là Đầu tư theo danh mụ ̣c được địnhnghĩa là các khoản đầu tư qua biên giới vào cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ,
ngoại trừ các khoản đầu tư trực tiếp hoặc tài sản dự trữ [ 13, para 6.54]
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư xuyên biên giới gắn liền vớimột đối tượng cư trú trong một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng
kể đến việc quản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác [13, para 6.8]
Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 2005 thì
Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mua, bán chứng khoán, các giấy tờ cógiá khác, góp vốn, mua cổ phần và thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán,các định chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Trang 18Trong Luật đầu tư mới được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014không còn quy định về đầu tư gián tiếp cũng như đầu tư trực tiếp Theo đó, Khoản
5, Điều 3 Luật này quy định “Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư đểthực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư gópvốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợpđồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.”
Như vây, mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng đầu tư gián tiếpnước ngoài vẫn mang những bản chất sau:
- Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp mà mình đầu tư
- Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất,công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong đầu tư trực tiếp Đầu tưgián tiếp là đầu tư thuần túy trên thị trường tài chính
Hai hình thức Đầu tư gián tiếp nước ngoài và Đầu tư trực tiếp nước ngoài đôikhi rất khó xác định rõ ràng và Quỹ tiền tệ quốc tế đã đưa ra một chuẩn mực đểphân biệt, đó là tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài Theo đó, “mộtkhoản đầu tư được coi là đầu tư trực tiếp nước ngoài khi nhà đầu tư nắm giữ ít nhất10% số lượng cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”
Trang 19Đầu tư gián tiếp nước ngoài khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số điểm sau:
Quyền kiểm Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực Không nắm quyền kiểm soát
hiện
gian tài chính
Phương tiện Nhà đầu tư nước ngoài phải góp một Nhà đầu tư nước ngoài mua
đầu tư tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp chứng khoán với số lượng được
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy mua có thể bị khống chế ở tỷ lệ
Rủi ro Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư Rủi ro ít
Lợi nhuận Thu được theo lợi nhuận của doanh Thu được chia theo cổ tức hoặc
nghiệp và được phân chia theo tỷ lệ việc bán chứng khoán thu chênh
Mụ ̣c đích Lợi nhuận và quyền quản lý hoặc Lợi nhuận tương lai dưới dạng
lệch giá
1.1.2 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài
Hoạt động đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức
sau[6]:
(1) Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp nước sở tạichưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán và không trực tiếptham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp;
(2) Góp vốn, mua, bán cổ phần trong doanh nghiệp nước sở tại trên thị trườngđăng ký giao dịch) và thị trường chứng khoán niêm yết và không trực tiếp tham gia quản
lý, điều hành doanh nghiệp;
Trang 20(3) Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
(4) Mua, bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là
tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam;
(5) Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công
ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ̣ ủy thác đầu tư theo cácquy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổchức tín dụ ̣ng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ̣ ủy thácđầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(6) Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (không trựctiếp tham gia quản lý) trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quyđịnh của pháp luật về chứng khoán;
(7) Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật
1.1.3 Các đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.1.3.1 Tính thanh khoản cao
Đặc trưng của đầu tư gián tiếp nước ngoài là không quan tâm đến quá trìnhquản lý và sản xuất của doanh nghiệp nên các nhà đầu tư sẵn sàng bán những loạichứng khoán có mức sinh lời thấp và đầu tư vào những chứng khoán có mức sinhlời cao hơn với tỷ lệ rủi ro chấp nhận được
Chính vì vậy mà dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ̃ dàng tham gia thịtrường chứng khoán qua hoạt động mua hoặc bán những chứng khoán trên thịtrường tùy theo động thái của thị trường chứng khoán cũng như tác động của môitrường vĩ mô của nước nhận đầu tư, khiến cho hình thức này thường mang tính chấtngắn hạn, mặc dù cổ phiếu được coi là hình thức đầu tư dài hạn và nhiều loại tráiphiếu có thời hạn lớn hơn một năm
1.1.3.2 Tính bất ổn lớn và dễ đảo ngược
Tính thanh khoản cao và sự cam kết của nhà đầu tư thấp là nguyên nhân làmcho dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mang tính bất ổn định và dễ̃ đảo ngược
Trang 21Trong một giới hạn nào đó, đặc tính này tạo cơ hội kinh doanh với lợi nhuậncao hoặc tìm kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch giá Những cơ hội này thu hútnhà đầu tư nước ngoài và khiến cho thị trường nội địa hoạt động hiệu quả hơn,thông qua đó tìm kiếm được những hình thức phân bổ vốn tốt cho nền kinh tế.Tuy nhiên, nếu bất ổn xảy ra với mức độ lớn, cụ ̣ thể là khi có sự đảo ngượcdòng vốn (chính là tình trạng rút vốn ồ ạt, đầu tư sang thị trường khác) thì sẽ gây ranhững tác động tiêu cực cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính quốc gianói riêng, nhất là với những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
1.1.3.3 Tính đa dạng
Đầu tư gián tiếp nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và rấtphức tạp như cổ phiếu, trái phiếu, hoặc dưới dạng các công cụ ̣ phái sinh như giaodịch có kỳ hạn, tương lai, quyền chọn,
Vì thế mà những số liệu thống kê về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoàithường rất khó thu thập và được chỉ ra trong tài khoản vốn của cán cân thanh toáncủa các nước
1.2 Thu hú́t đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị ̣ trường chứng khoán
1.2.1 Vai trò của đâu tư gian tiêp nươc ngoai
- Với doanh nghiệp nhận đầu tư
Chủ doanh nghiệp sẽ coi đây là một nguồn lực tài chính hữu ích, chi phí huyđộng cạnh tranh nhưng vẫn giữ được quyền điều hành trong sản xuất kinh doanh.Tuy không có sự chuyển giao về công nghệ, kỹ năng quản trị, các doanh nghiệp vẫn
có được cơ hội tiếp cận với các chuẩn mực về quản trị công ty, tăng cường côngkhai minh bạch, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh để tiếp tụ ̣c thu hútnguồn vốn này
- Với quốc gia nhận đầu tư
quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế Đây là nguồn tài chính cho các nền kinh tếđang thiếu vốn, bù đắp khoản thiếu hụ ̣t giữa nhu cầu đầu tư và tiết kiệm; góp
Trang 22phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Ngoài ra, nguồn vốn này còn kích thíchtiêu dùng, tăng thu nhập, qua đó nâng cao mức sống của xã hội thông qua các hoạtđộng đầu tư theo mức giá và lãi suất thị trường quốc tế.
+ Thị trường tài chính của quốc gia nhận đầu tư gian tiêp nươc ngoai sẽ nhậnđược lợi ích từ việc các thành phần tham gia nền kinh tế chuyển biến tích cực nhằm đápứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài Các chuẩn mực quốc tế được áp dụ ̣ng rộng rãivới các dịch vụ ̣ như dịch vụ ̣ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ sốtín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường, từ đó dần hình thành nênvăn hóa đầu tư hiện đại và hấp dẫn nguồn vốn nước ngoài Năng lực quản lý nhà nướccũng được nâng cao do nhu cầu bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi cơ quan quản
lý nhà nước phải có các công cụ ̣ giám sát thị trường theo hướng công khai, minh bạch,cũng như đặt ra yêu cầu về báo cáo tài chính đáp ứng với các tiêu chuẩn quốc tế nhằmthu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước
+ Doanh nghiệp nhà nước nhờ có động lực từ dòng vốn đầu tư gian tiêp nươcngoai sẽ là một phần thúc đẩy chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạtđộng phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
+ Đặc tính lưu chuyển nhanh của vốn đầu tư gian tiêp nươc ngoai tạo ra cơhội gia tăng dòng vốn một cách nhanh chóng, tạo thành nguồn vốn quan trọng cho sựphát triển của tư nhân, bù đắp cho sự thiếu hụ ̣t vốn dài hạn mà hệ thống ngân hàng chưathể đáp ứng
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán
1.2.2.1 Bối cảnh chính trị, hệ thống pháp luật
Nền kinh tế của một quốc gia hòa bình, ổn định chính trị, phát triển ngoại giao
sẽ là môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Khung pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ và cơ chế tinh gọn cũng hỗ trợ tốt cho sự thuhút dòng vốn đầu tư nước ngoài Bởi lẽ đó là những nhân tố tạo sự tin tưởng chocác nhà đầu tư nước ngoài về khả năng đem lại lợi nhuận đầu tư cũng như hạn chếcác hành vi phạm tội quốc tế
Trang 231.2.2.2 Biện pháp kiểm soát dòng vốn
Các biện pháp kiểm soát dòng vốn của quốc gia nhận đầu tư cũng có tác độngkhông nhỏ đến việc duy trì và phát triển lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài NếuChính phủ có những biện pháp kiểm soát quá chặt, ngăn cản các luồng vốn vào thì
sẽ rất khó để thị trường chứng khoán thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát huy hếtvai trò của mình Nhưng nếu mở cửa thị trường quá sẽ có thể đẩy nền kinh tế rơivào tăng trưởng nóng
1.2.2.3 Chính sách quản lý ngoại hối
Chính sách này tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài Mộtquốc gia quản lý ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi theo thị trường sẽ dẫn đến sựthay đổi liên tụ ̣c trong tỷ giá hối đoái theo nhu cầu thị trường, do đó các nhà đầu tư
có tâm lý rụ ̣t rè, lo sợ khi đầu tư tại quốc gia đó Một quốc gia quản lý theo nguyêntắc thả nổi có điều tiết hoặc cố định sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho các nhà đầu tư.Nếu đồng nội tệ của một quốc gia dự kiến tăng giá, các nhà đầu tư nước ngoài
có thể sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán của nước đó để hưởng lợi từ các biến độngtiền tệ Ngược lại, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào một quốc gia sẽ giảm nếu đồng nội
tệ của quốc gia đó dự kiến suy yếu khi các yếu tố khác không đổi
Trang 24được kiềm chế và giảm xuống thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dần lấy lại niềm tinvào thị trường.
1.2.2.5 Hoạt động của thị trường chứng khoán
(2) Khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch trong một phiên giao dịch sẽ là thang đo đánh giá mức
độ thanh khoản của thị trường, giúp nhà đầu tư đánh giá được tính hấp dẫn của cổphiếu và khả năng mua bán cổ phiếu, đồng thời cũng cho thấy được sự phát triểncủa thị trường chứng khoán cùng với khả năng chuyển đổi danh mụ ̣c của nhà đầu
tư Đối với dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, cácnhà đầu tư luôn quan tâm đến khả năng thanh khoản để có thể chủ động quyết địnhkhoản đầu tư của mình
(3) Tiềm năng thị trường, trung gian tài chính
Khi các nhà đầu tư đánh giá thị trường chứng khoán có nhiều tiềm năng, hànghóa đa dạng, chất lượng hàng hóa tốt, dịch vụ ̣ tài chính hoàn thiện và đầy đủ , thịtrường chứng khoán sẽ có khả năng thu được một lượng vốn nước ngoài lớn trongtương lai Ngược lại, thị trường đang được dự báo tăng trưởng quá nóng, hay có sựsuy thoái thì rất khó để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
(4) Chất lượng thông tin
Trang 25Chất lượng thông tin thể hiện qua sự nhanh chóng, minh bạch và có sự quản lý
sẽ là là một trong những điều kiện rất quan trọng thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoàitham gia vào thị trường chứng khoán Bộ phận quản lý doanh nghiệp yếu kém, hệthống kế toán kiểm toán bất cập, hệ thống thông tin không phát triển, báo cáo tàichính thiếu trung thực, sẽ rất khó để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài
1.2.3 Một số lưu ý khi thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài
Mặt trái của đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán chính lànhững nguy cơ biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực của thị trường gây ra bởicác nhà đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, nguy cơ xảy ra hiện tượng đầu cơ có tổ chức lớn Nguy cơ này
xảy ra khi có thị trường có những yếu điểm, tạo điều kiện cho các nhà đầu cơ cótiềm lực tài chính mạnh tấn công thị trường bằng cách dùng vốn của mình tạo rathông tin không chính xác, dẫn đến các giao dịch chứng khoán không công bằngcho các nhà đầu tư
Hiện tượng này thường xảy ra đối với các thị trường nhỏ, tiềm lực kinh tếkhông đủ mạnh hoặc đối với các thị trường chứng khoán mới nổi, hệ thống kiểmsoát chưa chặt chẽ Tình trạng nền kinh tế suy thoái hay khi một số doanh nghiệplớn có ảnh hưởng mạnh tới thị trường gặp khó khăn cũng có thể là môi trường tốtcho nhà đầu cơ Hậu quả của đầu cơ trước hết là các nhà đầu tư đưa ra quyết địnhsai lầm gây ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của nhà đầu tư trong khi đem lại lợinhuận siêu ngạch cho những kẻ chủ mưu Đối với nền kinh tế, hiện tượng đầu cơgây sự bất ổn định khi nhà nước không thể đương đầu và đối phó của tài phiệt quốc
tế, gây hiện tượng mất giá đồng nội tệ Hơn nữa, qua giao dịch không công bằng,khả năng các công ty có cổ phiếu bị tấn công rơi vào tình trạng bị thôn tính, thay đổi
cơ cấu tổ chức, phương hướng, chiến lược kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy
ra Kết quả xấu nhất có thể tính đến là sự sụ ̣p đổ thị trường chứng khoán, kéo theocác khủng hoảng của thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế
Thứ hai, nguy cơ rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường Tính thanh khoản cao của
thị trường chứng khoán cho phép các nhà đầu tư có thể dễ̃ dàng rút vốn khỏi thị
Trang 26trường Khi có dấu hiệu về suy thoái kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm hay mộtthông tin bất lợi đối với thị trường, một số nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán cácchứng khoán họ đang nắm giữ, thu hồi tiền mặt, bảo toàn đồng vốn của mình Khithông tin này bị lan truyền, các nhà đầu tư khác sẽ ồ ạt rút vốn ra khỏi thị trường.Nếu không có biện pháp kịp thời, sẽ dẫn đến khủng hoảng thị trường, khủng hoảngtài chính.
1.3 Kinh nghiệm quố́c tế thu hú́t đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quôc đươc biêt đên la môt trong cac nươc dân đâu vê thu hut vôn đâu
tư nươc ngoai, trong đo co vôn đâu tư gian tiêp nươc ngoai trên thị trường chứngkhoán
Các quy định và chính sách về quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoàiđược Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh một cách đồng bộ và phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của thị trường tài chính nói riêng cũng như của nền kinh tế nóichung
Trươc giai đoan 2005 - 2006, Chinh phủ Trung Quốc đã đặt ra nhiều biện phápkiểm soát khá chặt chẽ với chủ trương thu hút thận trọng dòng vốn đâu tư gian tiêpnươc ngoai Vì vậy, dòng vốn đâu tư gian tiêp nươc ngoai vào Trung Quốc tronggiai đoạn này chưa thực sự nổi bật, tỷ trọng còn khá nhỏ so với dòng vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài, mức tăng trưởng hàng năm cũng khá chậm, tỷ trọng so với GDP ởmức dưới 3% bởi cơ cấu thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc mất cân đốitheo hướng ưu tiên cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tuy nhiên, đên năm 2005, với chủ trương đẩy mạnh thu hút vôn đâu tư giantiêp nươc ngoai, Chinh phu Trung Quốc bắt đầu có quy định cho phép các nhà đầu
tư nước ngoài mua bán các cổ phiếu và các công cụ ̣ nợ được định danh bằng đồngnội tệ trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế Các biện pháp kiểm soát ngoạihối cũng được dỡ bỏ dần khi cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ̃ dàng chuyểnđổi sang đồng nội tệ để thực hiện đầu tư Bên cạnh đó, sức hút của nền kinh tế và sựbùng nổ của thị trường chứng khoán trong giai đoạn này đã khiến
Trang 27nhiều quỹ đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc, mang theo dòng vốn nước ngoài khổng lồcho quốc gia này và là quốc gia có thị trường hấp dẫn bậc nhất trong việc thu hútnguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán và sự phụ ̣c hồi của các ngân hàngTrung Quốc đã thu hút được một lượng vốn khá lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài,trong đó có các ngân hàng lớn như HSBC, Bank of America, Citigroup, AmericanExpress Tính đến hết tháng 4/2009, trên thị trường chứng khoán Trung Quốc có 61công ty quản lý quỹ với 461 quỹ đầu tư chứng khoán
Ngày 1/12/2002, Chính phủ Trung Quốc ban hành Quy chế “Các tổ chức đầu
tư nước ngoài được cấp phép” quy định các nhà đầu tư nước ngoài có giấy phépQFII được quyền mua các cổ phiếu A được định giá bằng đồng NDT va nâng dânhan ngach tôi đa cho môi nha đầu tư nước ngoài tư 4 ty USD lên 30 ty USD Và đếntháng 7/2013, Ủy ban Giám quản chứng khoán Trung Quốc, Ngân hàng nhân dânTrung Quốc cùng Cụ ̣c quản lý ngoại hối Trung Quốc đã thống nhất nâng hạn ngạchđầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài có giấy phép QFII lên mức 150 tỷ USD
Về quản lý ngoại hối, cuối năm 2006, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu nới lỏngcác quy định như: cho phép các công ty quản lý quỹ nước ngoài tại đại lụ ̣c chuyểnvốn và lợi nhuận đầu tư về nước, giảm thời gian lưu vốn của các quỹ đầu tư nướcngoài tại Trung Quốc từ một năm xuống còn ba tháng; tạo điều kiện thuận lợi đểnhà đầu tư nước ngoài tiếp cận đồng nội tệ, cho phép nhà đầu tư nước ngoài dùngngoại tệ để tham gia một số cuộc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) lớn…Ngoài các vấn đề kể trên, Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển
hệ thống nhà đầu tư có tổ chức cho thị trường như: Công ty ủy thác đầu tư, Quỹtương hỗ, Công ty Bảo hiểm, Quỹ đầu tư chứng khoán… đồng thời cũng ban hànhthủ tụ ̣c thực hiện công bố thông tin, các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vilừa đảo liên quan đến chứng khoán, nhăm bảo vệ nhà đầu tư
1.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia Đông Nam Á
Nhiều quốc gia Đông Nam Á khác cũng như Việt Nam, nằm trong giai đoạncần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Để
Trang 28thu hút dòng vốn này, một số quốc gia đã có chính sách thu hút đầu tư thôngthoáng, tạo điều kiện tối đa để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường chứngkhoán.
Tại Thái Lan, Chinh phu ban hành Quy chế về giao dịch, trong đó nêu rõ: đầu
tư nước ngoài ở Thái Lan, cả trực tiếp và thông qua đầu tư danh mụ ̣c chứng khoán,đều được phép thực hiện một cách tự do… Vốn được phép chuyển tự do vào TháiLan và gửi ở các tài khoản ngoại tệ Vốn đầu tư, cổ tức, lợi nhuận và lãi sau khi trừthuế có thể chuyển về nước một cách dễ̃ dàng Các loại chứng khoán, tín phiếu, hốiphiếu có thể được gửi ra nước ngoài mà không gặp bất kỳ trở ngại nào Việc đầu tư
cổ phần vào các doanh nghiệp của Thái Lan không có giới hạn về tỷ lệ sở hữu tối đađối với nhà đầu tư nước ngoài Quy trình đầu tư đơn giản và gần như không có sựphân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên,các quy định pháp luật vẫn được củng cố để quản lý, giám sát hoạt động của cácnhà đầu tư nước ngoài nhằm mụ ̣c tiêu bảo vệ nền kinh tế Các nhà đầu tư muốntham gia vào thị trường chứng khoán tại Thai Lan phải thông qua thủ tụ ̣c đăng kývới các mẫu biểu theo quy định, đồng thời tuân thủ theo các điều kiện cơ bản đểthực hiện đầu tư Nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xuất trình các loại giấy tờ cũngnhư chứng minh nhân thân của mình theo quy định để phòng ngừa các hành vi tiêucực, đặc biệt là rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua thị trường chứng khoán Một
số lĩnh vực đầu tư nhạy cảm liên quan đến bí mật quốc gia, quốc phòng và các lĩnhvực đặc thù (như nghề thủ công) cũng hạn chế hoặc không cho phép sự tham giacủa nhà đầu tư nước ngoài Các quy định về quản lý và xử phạt trong các trườnghợp vi phạm pháp luật vẫn được duy trì nghiêm khắc đối với các nhà đầu tư nướcngoài
Tại vơi Malaysia, qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế cũng đã thực
thi các chính sách thu hút và kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khá hiệuquả, linh hoạt Giai đoạn 1990- 1994, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vàoMalaysia tăng mạnh khiến quốc gia này phải áp dụ ̣ng các biện pháp hành chính năm
1994 nhằm kiểm soát vốn tạm thời, giúp ổn định dòng vốn Trong giai đoạn xảy rakhủng hoảng, mặc dù là một trong những nước bị tác động mạnh nhất, nhưng
Trang 29Malaysia, thay vì thả nổi đồng tiền hay kêu gọi sự giúp đỡ từ Quỹ tiền tệ quốc tế đãthực hiện các biện pháp nhằm hạn chế luồng ngoại hối, cố định đồng nội tệ với đồngđôla Các biện pháp này giúp Malaysia đối phó được với khủng hoảng mà lại khônggây ảnh hưởng bất lợi tới nhà đầu tư nước ngoài Sau khủng hoảng, Chính phủ tiếnhành những chương trình chi tiêu để kích cầu đồng thời tiến hành cải cách doanhnghiệp, hệ thống tài chính, tăng cường giám sát ngân hàng nhằm phụ ̣c hồi niềm tinnhà đầu tư và thị trường chứng khoán, kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tưnước ngoài Những thành quả trong điều hành các chính sách thu hút và kiểm soátvốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của Malaysia một phần cũng xuất phát từ nội tạinền kinh tế quốc gia này như: Ngân hàng trung ương có dự trữ ngoại hối dồi dào;Malaysia có tương đối ít nợ nước ngoài; mối liên kết chặt chẽ giữa bộ máy quản lývới hệ thống tài chính; …
1.3.3 Bài học cho Việt Nam
Qua kinh nghiệm thu hut đâu tư gian tiêp nươc ngoai ơ môt sô quôc gia nêutrên, va qua phân tich nhưng đăc điêm cua vôn đâu tư gian tiêp nươc ngoai, co thêrut ra môt điêu lưu y đôi vơi chinh sach thu hut vôn đâu tư gian tiêp nươc ngoai ơViêt Nam như sau:
Thư nhât, giải pháp thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài cần mang tính đồng
bộ, có lộ trình cụ ̣ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, kết hợpchặt chẽ với các mụ ̣c tiêu kinh tế vĩ mô, các biện pháp phát triển kinh tế
Thư hai, cần xác định chiến lược, mụ ̣c tiêu, phương hướng thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Trước tiên, ViệtNam phải cải thiện môi trường nội địa, dựa vào nội lực là chính, tiếp đó khôngngừng nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán
Thư ba, cần kết hợp thu hút và kiểm soát, giám sát dòng vốn đầu tư gián tiếp
một cách hiệu quả Đồng thời với thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài, cần tính toánnhững giải pháp quản lý phù hợp; kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô củaChính phủ, đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối và tiền tệ; có những giải pháp
Trang 30hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn này với sự phát triển kinh tếcủa đất nước.
Thư tư, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài
cần được xây dựng hợp lý nhằm thực hiện hai mụ ̣c tiêu: thu hút được nguồn vốnđầu tư đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn này Để thu hút nguồn vốn đầu tư giántiếp, các quy định pháp lý cần có độ mở, hạn chế các rào cản trong hoạt động đầutư
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰ̣C TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀ̀I TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan thị ̣ trường chứng khoán Việt Nam
Tháng 11 năm 1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan chủ chốt quản
lý các thị trường vốn và các đối tượng tham gia thị trường được thành lập với nhiệmvụ ̣ tổ chức, phát triển và giám sát thị trường chứng khoán trong nước
Tháng 7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt độngvới sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (ngày11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh) Sau đó,Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập vào ngày 28/03/2005(ngày 24/06/2009 chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Cũng trong ngày 24/06/2009, khai trương vận hành thị trường đăng ký giaodịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) với sứ mệnh pháttriển thị trường giao dịch tập trung cổ phiếu của các doanh nghiệp đại chúng
Nhằm nâng cao vai trò, vị thế của thị trường chứng khoán và có thêm công cụ ̣phòng ngừa rủi ro, ngày 11/3/2014, Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứngkhoán phái sinh Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến sẽ đượcvận hành chính thức vào quý II/2017
2.1.1 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam
Tại Việt Nam, cơ sở pháp lý đối với hoạt động thị trường chứng khoán luônđược xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn, tiếp cận với thông lệquốc tế góp phần quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổnđịnh, vững chắc và trở thành kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế
Năm 1998 - Tạo lập khuôn khổ pháp lý ban đầu: Ngày 11/7/1998, Chính
phủ đã ký ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trườngchứng khoán, là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnhtrực tiếp cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam với các quy định vềphát hành chứng khoán ra công chúng; tổ chức thị trường giao dịch tập trung; tổ
Trang 32chức hoạt động công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹđầu tư; hoạt động đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán; tham gia thịtrường chứng khoán của bên nước ngoài…
Năm 2003 - Hoàn thiện khung pháp lý, chiến lược để phát triển thị trường: Sau một thời gian triển khai vận hành thị trường chứng khoán, những hạn
chế, bất cập của Nghị định 48/1998/NĐ-CP bước đầu xuất hiện, đòi hỏi cần thiết có
sự sửa đổi, bổ sung kịp thời Ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, thay thế Nghị định48/1998/NĐ-CP, có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, tạo tiền đề cho việc mởrộng quy mô phát hành và niêm yết, giao dịch chứng khoán trên thị trường tậptrung, cho việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán các định chế tài chính trunggian; nâng cao hiệu quả, chất lượng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Năm 2006 - Luật Chứng khoán được ban hành: Trong quá trình thực hiện
Nghị định 144/2003/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh của Nghị định đã bộc lộ nhiều hạnchế, chưa bao quát và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như định hướng phát triểnthị trường chứng khoán Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Chứngkhoán, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, góp phần hoàn chỉnh các quy định pháp luật vềthị trường chứng khoán, nâng cao tính minh bạch của thị trường, đưa ra khái niệm
về công ty đại chúng và yêu cầu các công ty đại chúng chưa niêm yết phải có nghĩavụ ̣ công bố thông tin, bổ sung nhiều quy định mới về phát hành chứng khoán, cáchoạt động kinh doanh, dịch vụ ̣ chứng khoán, nguyên tắc áp dụ ̣ng điều ước quốc tế
Năm 2010 - Ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán: Ngày
24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Chứng khoán (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011) khắc phụ ̣c những vướngmắc trong thực tiễ̃n hoạt động của thị trường chứng khoán và thực tế thi hành LuậtChứng khoán 2006; đảm bảo định hướng phát triển thị trường theo đúng mụ ̣c tiêu;đồng thời từng bước tiếp cận với quy định và thông lệ quốc tế, tăng cường sự quản
lý của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Theo đó,
bổ sung nhiều quy định mới liên quan đến quản trị công ty, công bố thông tin, chàobán chứng khoán ra công chúng, các tổ chức kinh doanh chứng khoán…
Trang 33Năm 2014-2015 - Chuẩn bị các bước để xây dựng thị trường chứng khoán
phái sinh: Nhằm tạo dựng hành lang pháp lý ban đầu cho vận hành thị trường
chứng khoán phái sinh, ngày 5/5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/
NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng mở đường cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
phát triển trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ cho thị trường chứng khoán cơ sở
phát triển ổn định, vững chắc, từ đó tăng sức cạnh tranh và thu hẹp dần khoảng cách
giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thế giới
Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ mới
nhằm đảm bảo sự phù hợp và thống nhất cao trong hệ thống pháp luật Việt Nam và
cũng đặt ra yêu cầu về quản lý thị trường cao hơn, phạm vi và đối tượng điều chỉnh
rộng hơn Đồng thời tiếp tụ ̣c xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phát
triển thị trường chứng khoán phái sinh giai đoạn 2017-2020
2.1.2 Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam
Nguồn:Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước
Hình 2.1: Tỷ lệ vốn hóa thị ̣ trường chứng khoán Viêt Nam
so vơi GDP(2012 – 2016)
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới thành lập được 20 năm, nhưng 5 năm
gần đây thị trường được đánh giá rất phát triển và ổn định Năm 2013 măc dùtôc đô
Trang 34Mức vốn hoá thị trường năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964
Trang 35nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức31% GDP.
Tiêp tục đên năm 2014, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được đạt kết quảkhả quan, nhờ vào những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái cấu trúc thịtrường chứng khoán Theo Báo cáo tổng kết của Ủy ban chứng khoán nhà nước,mức vốn hóa đạt 1.128 nghìn tỷ đồng (tăng 179 nghìn tỷ đồng so với cuối năm2013), tương đương 31,5% GDP
Năm 2015, thị trường chứng khoán cả thế giới chao đảo nhưng chứng khoánViệt Nam vẫn tăng trưởng được 6,1% Tỷ lệ vốn hóa qua thị trường chứng khoántính đến năm 2015 đạt 34,5% GDP tương đương vơi mưc vôn hóa hơn 1298.53nghìn tỷ ôngđ
Năm 2016 tổng vốn hoá của thị trường niêm yết đạt hơn 1640 nghìn tỷ đồng,tăng 345.000 tỷ đồng (26,6%) so với cuối năm 2015, đạt 42%GDP Sự tăng trưởngnày chủ yếu đến từ sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh khi vốn hoá tăng lên344.800 tỷ đồng đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 30,1% so với thời điểm cuốinăm 2015 Vốn hoá của sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội tăng nhẹ lên mức151.702 tỷ đồng Đáng chú ý là vốn hóa sàn UPCoM đã tăng lên mức 313.400 tỷđồng, tăng mạnh 75% chỉ trong vòng 2 tháng cuôi năm 2016 và tăng tới 4,26 lầntính từ đầu năm 2016 nhờ hưởng lợi từ lộ trình đầy mạnh niêm yết và thoái vốn cácdoanh nghiệp nhà nước
41%
hóa / 29%
42%
GDP 0%
Trang 37Hình 2.2: Tỷ lệ vố́n hóa thị ̣ trường chứng khoán/GDP của Việt Nam
so với một số́ nước trong khu vự̣c năm 2016
So với quy mô vốn hóa của môt sô nước trong khu vưc châu Á thì mức vốnhóa thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay tuy đã phát triển rất mạnh trong thờigian qua, nhưng so với các nước trong khu vực vẫn còn khá nhỏ
Với quyết tâm thúc đẩy quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam lên khoảng70% GDP vào năm 2020, từng bước đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vàonhóm các thị trường chứng khoán mới nổi, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnhtiến hành thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện nắm giữ, pháthành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO: Initial public offering) và đưa lên niêmyết trên thị trường chứng khoán Việc thoái vốn các Tập đoàn, Tông Công ty lớn sẽgóp phần làm tăng nhanh quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.3 Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.3.1 Doanh nghiệp niêm yết
Bảng 2.1: Thống kê số lương doanh niêm yêt trên thị ̣ trường
chứng khoán Viêt Nam giai đoạn 2012 – 2016
Nguồn:Ủy ban chứng khoán nhà nước
Qua thống kê, giai đoan 2012 – 2014, sô lương doanh nghiêp niêm yêt trên thịtrường chứng khoán Viêt Nam co xu hương giam Năm 2013, thị trường tuy cónhững diễ̃n biến khả quan nhờ vào những tín hiệu ổn định kinh tế vĩ mô và các giảipháp tích cực trong lĩnh vực chứng khoán nhưng sô lương doanh nghiệp bi huyniêm yêt vân nhiêu hơn sô lương doanh nghiệp niêm yêt mơi bơi tỷ lệ doanh nghiệp
Trang 38có lỗ lũy kế tăng, hàng tồn kho tăng so vơi năm 2012 Đên năm 2014, mặc dù kinh
tế có cải thiện và công tác cổ phần hóa được thúc đẩy nên số lượng doanh nghiệpniêm yết mới tăng và số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết giảm so với năm 2013.Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết vẫn nhiều hơn so với doanh nghiệpniêm yết mới la do ngoai một số ít các doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện và hủyniêm yết do sáp nhập thi sô con lai đêu do không bảo đảm điều kiện niêm yết, kinhdoanh thua lỗ, vi phạm chế độ công bố thông tin, thực hiện tái cấu trúc doanhnghiệp, Điêu nay cho thây chât lương doanh nghiệp niêm yêt chưa cao
Sang đên năm 2015, sô lương doanh nghiệp niêm yêt đa băt đâu tăng trơ lai,
sô doanh nghiệp niêm yêt mơi nhiêu hơn so vơi sô doanh nghiêp huy niêm yêt Kếtquả này là nhờ những cải thiện kinh tế vĩ mô và các giải pháp tái thúc đẩy phát triểnthị trường giúp thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015 tương đối ổn định vàđược đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khuvực Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết co cai thiênđang kê, 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết tăng5,9%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014 Bên canh đo,Chinh phu đã ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách cổ phầnhóa, minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhằmđẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và gắn công tác
cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán
Năm 2016, tuy thị trường chứng khoán chiu không it tac đông lơn tư tinh hinhthê giơi lân trong nươc, nhưng vân hôi phục nhanh chong va duy tri mưc tăngtrương Số lương doanh nghiêp niêm yêt mơi tăng so vơi sô doanh nghiêp huy niêmyêt, chu yêu la nhờ Chính phủ đẩy mạnh tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu racông chúng (IPO), thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước không thuộc diện nắm giữ
và đưa lên niêm yết trên thị trường chứng khoán Theo dư đoan Quy mô thị trườngchứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng xấp xỉ 1,7 lần trong vòng hai năm tới nhờđẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và niêm yết lên sàn chứng khoán củacác tập đoàn, tổng công ty lớn
Trang 392.1.3.2 Công ty chứng khoán
Từ khi khai trương hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
(ngày 20/7/2000) đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc cả về số
lượng, quy mô cũng như chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán
Sự phát triển vê sô lương của các công ty chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2000-2016 thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
85
81 80
60
40
20
Số lượng 0
công ty chứng khoán
Nguồn:Ủy ban chứng khoán nhà nước
Hình 2.3: Số́ lượng công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạ ̣n 2000 – 2016
Sau cuôc khủng hoang tai chinh năm 2008, tái cấu trúc công ty chứng khoán
được nêu lên như là nhu cầu tất yếu để chấn chỉnh hoạt động của khối doanh nghiệp
này Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước đã thực hiện và triển khai áp dụ ̣ng thông lệ quốc tế mới nhất về quản lý
an toàn vốn đối với công ty chứng khoán bằng việc ban hành Thông tư
226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010, sau đo đươc sưa đôi, bô sung bơi Thông tư
165/2012/TT-BTC ngay 09/10/2012 quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp
xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài
chính Năm 2013, hai thông tư trên đươc hơp nhât tai Thông tư 09/VBHN-BTC