FILE POWERPOINT THUYẾT TRÌNH VÈ TỈM HIỂU NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI. file được thiết kê với nội dung tốt, đầy đủ, chi tiết. Đi đôi với sự tồn tại của thế giới ngày nay, năng lượng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, bất kỳ một hoạt động sinh hoạt và sản xuất nào cũng cần đến năng lượng. Không có năng lượng con người không thể phát triển được. Năng lượng mà chúng ta cần đến có thể ở các dạng khác nhau như điện năng, quang năng, cơ năng và nhiệt năng….vv. Dù ở dạng gì thì chúng cũng có thể phục vụ cho sự phát triển của con người. Song năng lượng không phải là vô tận, vì thế chúng ta luôn phải hướng tới việc khai thác luôn đi đôi với bảo vệ các nguồn tài nguyên, đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế và phục vụ cho nhu cầu con người.
Trang 1TÌM HIỂU VỀ NGUỒN
GVHD: LÊ THANH TÂM SVTH: NHÓM 08
LÊ TIẾN DŨNG PHẠM THẾ DIỄM PHẠM NGỌC LONG TRẦN VĂN TƯ
Trang 2TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
Địa Nhiệt là nguồn nhiệt năng có sẵn trong lòng đất Cụ thể hơn, nguồn năng lượng nhiệt này tập trung ở khoảng vài km dưới bề mặt Trái Đất
Lòng đất thì vẫn
tiếp tục nóng hằng tỷ
năm nữa, đảm bảo
một nguồn nhiệt năng
gần như vô tận Chính
vì vậy Địa Nhiệt được
liệt vào dạng năng
lượng tái tạo
Nhà máy điện địa nhiệt Nesjavellir ở
Iceland
Trang 3CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
Có 4 dạng nguồn địa nhiệt khác nhau, trong đó chỉ có bồn trũng thủy địa nhiệt (hydrothermal reservoirs) là đã được đưa vào khai thác thương mại 3 dạng còn lại là nước muối địa áp (geopressureed brine), đá khô nóng (dry hot rock) và magma, vẫn còn yêu cầu phát triển các kỹ thuật cao
1 Bể thủy nhiệt: là các bể chứa
hơi hoặc nước nóng bị bẫy trong
đá porous Để sản xuất điện, hơi hoặc nước nóng được bơm từ các
bể lên mặt đất để vận hành các turbin phát điện Do nguồn hơi nước tương đối hiếm, nên hầu hết các nhà máy địa nhiệt sử dụng nguồn nước nóng
Cấu tạo bể thủy nhiệt
Trang 43 Magma: tất cả các kỹ thuật địa nhiệt hiện nay đều
chỉ khai thác “gián tiếp” nhiệt năng từ lòng đất do magma chuyển lên Hiện tại vẫn chưa có kỹ thuật này cho phép khai thác trực tiếp nhiệt lượng từ magma, mặc dù magma là nguồn nhiệt lượng cực kỳ dồi dào trong vỏ Trái Đất.
2 Nước muối địa áp: là dạng nước nóng, áp suất
cao và chứa methane hòa tan Cả nhiệt và methane đều có thể được sử dụng để sản xuất điện thông qua turbine.
Trang 54 Đá khô nóng: địa nhiệt có thể
được khai thác từ một số các nguồn đá khô, không thấm ở độ sâu khoảng 5-10 m dưới mặt đất, hoặc thậm chí nông hơn ở một số khu vực Ý tưởng chủ đạo là bơm nước lạnh xuống nguồn đá khô này tại một giếng khoan, cho khối nước này chảy qua nguồn
đá khô và được nung nóng, sau
đó dẫn khối nước được nung nóng ra một giếng khoan khác và trữ trong bể địa nhiệt Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có ứng dụng thương mại nào cho kỹ thuật này
Trang 6CÁC ỨNG DỤNG CỦA NGUỒN NĂNG
LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
Địa nhiệt có 3 ứng dụng chính như sau:
1 Sản xuất điện năng
2 Sử dụng trực tiếp
3 Bơm địa nhiệt
Trang 71.1 Sản xuất điện từ địa nhiệt
Có 4 kỹ thuật chính được sử dụng trong việc sản xuất điện từ địa nhiệt đó là dry steam, flash steam, hệ thống binary cycle và liên hợp flash/binary
a) Dry steam sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao (>2350C) và một ít nước nóng từ bể địa nhiệt Hơi nước sẽ được dẫn vào thẳng turbine qua ống dẫn để quay máy phát điện
b) Flash steam là dạng kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay Nhà máy dạng flash steam sử dụng nước nóng ở áp suất cao (>1820C) từ bể địa nhiệt Nước nóng ở nhiệt độ cao này tự phụt lên bề mặt thông qua giếng do chính áp suất của chúng Trong quá trình nước nóng được bơm vào máy phát điện, áp suất của nước giảm rất nhanh khi phụt lên gần mặt đất Chính sự giảm áp này khiến nước nóng bốc hơi hoàn toàn và hơi nước sinh ra sẽ làm quay turbine phát điện Lượng nước nóng không bốc
thành hơi sẽ được bơm xuống trở lại bể địa nhiệt thông qua giếng bơm xuyên (injection wells)
Trang 8c) Các nhà máy địa nhiệt binary-cycle sử dụng nước nóng có nhiệt độ trung bình dao động từ 107-1820C từ bể địa nhiệt Tại các hệ thống binary, chất lỏng địa nhiệt được dẫn qua một bên của hệ thống trao đổi nhiệt để nung nóng chất lỏng thứ cấp ở ống dẫn bên cạnh Chất lỏng thứ cấp thường là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của nước, ví dụ như Isobutane hoặc Iso-pentane Chất lỏng thứ cấp sau khi được đun sôi ở hệ thống trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi và được dẫn vào turbine
d) Dạng cuối cùng là kết hợp cả 2 kỹ thuật flash và binary, gọi tắt là liên hợp flash/binary, với nguyên lý là sử dụng một cách hiệu quả và tận dụng các mặt thuận lợi của 2 kỹ thuật này Tại nhà máy dạng này, hơi nước flash trước tiên được chuyển thành điện bằng backpressure turbine hơi nước, và hơi nước tồn tại trong backpressure turbine sẽ được ngưng tụ tại
hệ thống binary Điều này cho phép sử dụng một cách hiệu quả các tháp giảm nhiệt dùng khí với ứng dụng flash và tận dụng quá trình binary Hệ thống liên kết flash/binary có hiệu suất cao hơn ở những khu vực sản xuất hơi nước cao áp
Trang 9Các ví dụ điển hình về sử dụng trực tiếp là Hệ thống sưởi nhà cửa, các nhà kính (greenhouses), và các phương tiện nuôi trồng thủy sản Các ứng dụng công nghiệp như sấy khô thực phẩm, giặt ủi, khai thác vàng, tiệt trùng sữa, các dịch vụ tắm hơi
2 Sử dụng trực tiếp
3 Điều hòa nhiệt độ bằng địa nhiệt
Trang 10ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NĂNG LƯỢNG
ĐỊA NHIỆT
Ưu điểm của năng lượng địa nhiệt:
Tiết kiệm chi phí đáng kể.
Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Không gây ô nhiễm.
Sử dụng trực tiếp.
Nhược điểm của năng lượng địa nhiệt:
Nguồn năng lượng không phổ biến.
Có thể hết Steam (hơi nước).
Phù hợp với khu vực đặc biệt.
Có thể phát hành khí độc hại.
Trang 11KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT TẠI
VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1 Địa nhiệt tại Việt Nam.
Cho đến nay, các nghiên cứu và báo cáo về địa nhiệt tại Việt Nam đã xác định được khoảng 300 nguồn nước nóng phân bố trên cả nước, trong
đó hơn 60 nguồn nước nóng có nhiệt độ trên 500C
Khu vực Tây Bắc: Tại đây, các tác giả xác định được 86 suối nước nóng,
trong số đó 17 suối có nhiệt độ trên 500C, 2 suối nước nóng chảy dọc theo đứt gãy Điện Biên và Lai Châu có nhiệt độ trên 700C
Khu vực Đông Bắc: Tại đây có 9 suối nước nóng được xác định, trong
đó 2 suối có nhiệt độ trên 700C
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ: trong khu vực này chỉ xác định được
một suối nước nóng tự nhiên với nhiệt độ tương đối thấp là suối Văn
Lợi (gần Hà Nội) vào khoảng 380C
Trang 12Khu vực Bắc Trung Bộ: có khoảng 21 suối nước nóng phân bố dọc theo hệ
thống đứt gãy Tây Bắc-Đông Nam, trong đó 11 suối có nhiệt độ trên 500C
Khu vực Nam Trung Bộ: Tại đây có 86 suối nước nóng, trong đó 35 suối
có nhiệt độ trên 500C và 8 suối có nhiệt độ trên 700C
Khu vực Nam Bộ: có tất cả 67 mẫu khoan cho thấy sự hiện diện của
nguồn nước nóng, trong đó có 9 mẫu xác định dạng Cl-Na-Ca (phù hợp cho phát triển địa nhiệt) Tuy nhiên vẫn không có số liệu nào về nhiệt độ của các tiềm năng địa nhiệt này
Trong số 253 nguồn địa nhiệt có nhiệt độ từ 300C, hơn 100 nguồn đang được khai thác sử dụng trực tiếp cho các hoạt động như nước khoáng đóng chai (50), tắm hơi chữa bệnh, khu du lịch suối nước nóng (như tại Bình Châu), sấy khô nông sản, sản xuất muối iod và chắt khí CO2
Hiện nay tại Việt Nam đã cấp phép cho nhà máy nhiệt điện tại Đakrông với công suất 25MW
Trang 132 Địa nhiệt trên thế giới.
Điện địa nhiệt được sản xuất tại 24 quốc gia trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, Iceland, Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Hà Lan, New Zealand, México, El Salvador, Nicaragua, Costa Rica, Nga, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản và Saint Kitts and Nevis.
Các hợp đồng được ký kết để nâng công suất phát điện thêm 0.5 GW ở Hoa Kỳ, và các nhà máy đang trong giai đoạn xây dựng ở 11 quốc gia khác Một số vị trí tiềm năng
đã và đang được khai thác hoặc được đánh giá ở Nam Úc ở
độ sâu vài km Nếu tính cả việc sử dụng trực tiếp, năng lượng địa nhiệt được sử dụng trên 70 quốc gia.
Trang 14Bảng công suất các nhà máy điện địa nhiệt trên thế giới
( số liệu năm 2007 )
STT Quốc gia Công suất (MW) STT Quốc gia Công suất (MW)
02 Philippines 1.969,7 14 Papua-New Guinea 56
Tổng cộng 9.732
Trang 15Nhà máy năng lượng địa nhiệt Hellisheidii của Iceland.
Nhà máy điện có thể sản xuất khoảng 300 MW điện cùng với 400
MW năng lượng nhiệt
Trang 16Khu phức hợp Tiwi, Phillipines: công suất sản xuất của nhà máy này
là khoảng 290 MW điện
Trang 17Khu phức hợp địa nhiệt Geysers, California, Hoa Kỳ
Tổ hợp này và 22 nhà máy điện địa nhiệt của nó ở đó, có công suất lắp đặt kết hợp là 1.520 MW
Trang 18Địa nhiệt, một nguồn năng lượng gần như vô tận, đã có một lịch sử khai thác thương mại hơn 70 năm, và từ 4 thập kỷ qua công suất khai thác địa nhiệt trong sản xuất điện và sử dụng trực tiếp đã đạt hàng trăm MW Cho đến năm 2000, địa nhiệt đã được sử dụng trên 58 quốc gia trên thế giới với sản lượng điện là 49 TWh/năm và sản lượng
sử dụng trực tiếp là 51 TWh/năm
Nếu vận tốc tăng trưởng của địa nhiệt duy trì ở mức 20% trong mỗi
5 năm thì sản lượng địa nhiệt điện có thể đạt tới 80 TWh vào năm
2010 và 120 TWh vào 2020
Đối với sản lượng sử dụng trực tiếp địa nhiệt, nếu tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 44% thì sản lượng sử dụng trực tiếp sẽ đạt đến
100 TWh vào năm 2010 và 200 TWh vào năm 2020
KẾT LUẬN