1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp 10 (chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn t p đà nẵng

103 95 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 393,43 KB

Nội dung

đã tiến hành tổng kết các hình thức và các giai đoạn dạy học theo nhóm, mặtkhác cũng chỉ rõ việc tổ chức dạy học nhóm sẽ được diễn ra như thế nào trong hoàn cảnh cụ thể tương ứng với mục

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SỬ

-

-LÊ THỊ HUYỀN THƯƠNG

Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp

10 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT trên

địa bàn T.p Đà Nẵng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nóichung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng Một số năm gần đây, cáctrường phổ thông cũng đã có những cố gắng trong việc đổi mới PPDH và đã đạt đượcnhững tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh Tuy nhiên, các phương phápdạy học truyền thống, đặc biệt là thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong cácPPDH ở các trường THPT, hạn chế việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh,một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động trong giờ học, học sinh thường im lặng ngheghi chép, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học vào thực tiễncuộc sống.

Để khắc phục tình trạng này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra quan điểm chỉ đạo đổimới giáo dục thông qua một số văn kiện sau:

Nghị quyết TW 2, Khóa VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra

nhiệm vụ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian

tự học, tự nghiên cứu cho học sinh Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên”.[12, tr.41].

Trang 3

Luật Giáo dục ( điều 28.2) qui định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[39, tr.77].

Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2

ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,

Như vậy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một quan điểmxuyên suốt của việc đổi mới phương pháp dạy học Vậy phương pháp dạy học nào có thểgọi là tối ưu để khi phối hợp cùng với các phương pháp truyền thống khác đã có từ trước,đáp ứng được các yêu cầu trên và góp phần mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theohướng đổi mới?

Câu trả lời mang tính thuyết phục hiện nay là cách“tổ chức dạy học theo nhóm”.

Bởi vì bản thân nó, vốn có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con ngườinăng động, sáng tạo Từ thực nghiệm đổi mới phương pháp dạy học, đã chứng tỏ qua hoạtđộng nhóm sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình,qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinhthần tương trợ, ý thức cộng đồng Với những ưu thế trên, HĐN được xem là phươngpháp dạy học khả thi, có thể áp dụng trong dạy học nói chung dạy học lịch sử nói riêng,góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường phổ thông hiện nay

Nhưng việc giảng dạy bộ môn Lịch sử theo phương pháp nhóm sẽ được tổ chứcnhư thế nào? Mục tiêu của nó là gì? Cách thực hiện ra sao? Quả là vấn đề này đang đặt rarất nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết Để góp phần giải

quyết phần nào những khó khăn nói trên, chúng tôi xin chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động

Trang 4

nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp 10 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa bàn T.p Đà Nẵng” để làm khóa luận tốt nghiệp của

mình Với đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả vàchất lượng giáo dục trong sự nghiệp trồng người - một nghề được xã hội rất coi trọng

2 Lịch sử vấn đề

Dạy học dưới hình thức theo từng nhóm nhỏ tại lớp có lịch sử từ lâu đời Ngườikhởi xướng phương pháp này là nhà triết học cổ Hi Lạp Socrate đã đề ra phương phápScorate hay còn gọi là phương pháp truy vấn biện chứng, với đặc trưng chủ yếu là dùnghội thoại, tranh luận để giúp một người hay một nhóm người tìm tòi và phát hiện ra chân

lý Ý nghĩa của phương pháp này đối với quá trình dạy học hiện đại ở chỗ: người họcphải cùng với người dạy làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức rồi sau đó mới có được trithức tức là làm chủ tri thức bản thân

Hình thức tổ chức nhóm được bắt đầu tổ chức ở Đức, Pháp vào thế kỷ XVIII, ở Anhvào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX hình thức này được sử dụng dưới hình thức dạyhọc hướng viên được gọi là hình thức dạy học tương trợ, do Joseph Lancaster và AndrewBell đề ra

Tiếp tục Parker, John Dewey đã viết một cuốn sách có tựa đề “Nền Dân chủ và Giáodục” qua đó John Dewey đã chú ý phát triển hình thức tổ chức nhóm và đề ra lý thuyết về

tổ chức học tập nhóm Ông cho rằng con người có bản chất sống hợp tác, trẻ cần đượcdạy biết cảm thông, tôn trọng quyền của người khác, làm việc cùng nhau để giải quyếtvấn đề theo dẫn lẽ phải và cần được trải nghiệm quá trình sống hợp tác ngay từ trong nhàtrường Ông cũng cho rằng cuộc sống ở lớp học phải là hiện thân của dân chủ, không chỉtrong việc học sinh tự do lựa chọn cách học và thực hiện các dự án học tập cùng nhau màcòn cả trong việc học sinh học cách quan hệ với người khác Từ đó sẽ tạo cho trẻ thóiquen trao đổi kinh nghiệm, có cơ hội phát triển lý luận, như vậy ông đã nghiên cứu mộtcách cụ thể về ý nghĩa của hình thức học tập theo nhóm, cơ cấu nhóm, đặc điểm củanhóm học tập để đạt hiệu quả

Trang 5

Hay các công trình nghiên cứu điển hình của các nhà khoa học như Devries.D vàEdwards.K đã đề cập việc kết hợp học hợp tác nhóm, tranh đua giữa các nhóm và các tròchơi hợp tác vận dụng vào thực tiễn hoạt động trong lớp học.

Vào những năm 1980 trở lại đây, việc nghiên cứu về dạy học nhóm đã được tiếp tụcđẩy mạnh ở các nước Tây Âu Các nghiên cứu này hướng vào xây dựng mô hình và chiếnlược dạy học theo nhóm hợp tác một cách có hiệu quả Chúng ta có thể kể đến các côngtrình nghiên cứu tiêu biểu như Brown và Palincsar năm 1989, Rosenshine, Meister năm

1994, Slavin năm 1990 và Renkl năm 1995 Các Ông cho rằng dạy học nhóm hớp tác sẽtạo lập và cải thiện những mối quan hệ xã hội giữa các thành viên, với những đặc thù xãhội và phẩm chất cá nhân

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, tập thể luôn được xem là môi trường để thực hiệnmục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện C Mác khẳng định: “Chỉ có trong cộngđồng cá nhân mới có được những phương tiện để phát triển toàn diện những năng khiếucủa mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có tự do cá nhân” Bằng việc đánh giácao vai trò của tập thể, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, giáo dụccon người trong tập thể là một nguyên lý cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa

Tiêu biểu là ở Ba Lan, đã tiến hành nghiên cứu về hình thức dạy học nêu vấn đềtheo hình thức hợp tác nhóm với qui mô lớn vào những năm 1950-1960, với các côngtrình nghiên cứu của Bozdanxky, Rot, Kupixevich, Palatopxky… các tác giả đều khẳngđịnh: Dạy học nêu vấn đề theo hình thức hợp tác nhóm có hiệu quả hơn hẳn so với dạyhọc nêu vấn đề ở lớp hoặc theo cá nhân Trong cuốn chuyên khảo “Dạy học nêu vần đề”Ôkôn, V đã tiến hành tổng kết các hình thức và các giai đoạn dạy học theo nhóm, mặtkhác cũng chỉ rõ việc tổ chức dạy học nhóm sẽ được diễn ra như thế nào trong hoàn cảnh

cụ thể tương ứng với mục đích môn học, tiết học và vào tài nghệ sư phạm của giáo viênHiện nay, vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm trởthành một trong những phương hướng của cải cách giáo dục ở nước ta Và một trongnhững phương pháp được xếp vào các phương pháp giáo dục theo hướng lấy học sinhlàm trung tâm có hiệu quả đó là hình thức tổ chức hoạt động nhóm Tuy nhiên, việc vậndụng tổ chức dạy học theo nhóm sao cho có hiệu quả trong một môn học cụ thể, đặc biệt

Trang 6

là môn học lịch sử đòi hỏi phải có sự tiếp tục nghiên cứu Theo hướng này, ở Việt Namcũng đã có một số công trình nghiên cứu như:

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” do Giáo sư Phan Ngọc Liên ( chủ biên)

đã trình bày về lý luận, quan niệm tư tưởng, nghiệp vụ sư phạm, bài học lịch sử, hìnhthành tri thức lịch sử cho học sinh…Bên cạnh đó, cũng đã đề cập đến hệ thống cácphương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông trong đó có khái quát về hìnhthức tổ chức thảo luận nhóm, hoạt động nhóm

Cuốn “Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” - GS Nguyễn Thị Côi cũng đã đi sâu gợi mở các con đường và biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tác giả đã trình bày hìnhthức, cách tổ chức hoạt động theo nhóm trong dạy học lịch sử nhằm phát huy tính tíchcực của học sinh

Đặc biệt là cuốn “Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” do Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier nghiên cứu cũng đã trình bày

về thực trạng dạy học hiện nay và đề ra các hình thức dạy học tiên tiến trong đó có hìnhthức tổ chức hoạt động nhóm, tác giả đã viết rất cụ thể về cơ sở lý luận của vấn đề nghiêncứu, lý luận về kĩ năng học tập theo nhóm, trình bày về ưu và nhược điểm của hình thứcdạy nhóm, nêu ra các mô hình nhóm được áp dụng giảng dạy ở trường phổ thông sao cóhiệu quả, cách thức tiến hành thảo luận nhóm…

Cùng với đó, tác giả Thái Duy Tuyên đi sâu nghiên c ứu vấn đề về phương pháp dạy

học, trong cuốn sách “Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới” Trên cơ sở khái

quát về bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của dạy học nhóm, ông đã đề xuất qui trình tổ chứcdạy học theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm

Ngoài ra, còn có luận văn “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 trường THPT ( Chương trình chuẩn”), Luận văn Thạc sĩ Giáo dục

học, Đại học Sư phạm Huế cũng đã tìm hiểu về hình thức dạy học theo nhóm trong dạyhọc lịch sử thế giới thời cận đại sao cho có hiệu quả, những kiến thức cơ bản có thể ápdụng hình thức nhóm để giảng dạy ra sao và cách thực hiện như thế nào Hay các bài viết

“Dạy học theo nhóm- phương pháp dạy học tích cực” của tác giả Nguyễn Trọng Sửu,

Trang 7

đăng trên tạp chí Giáo dục , số 173 (2007), tr 21 -23 Bài viết “Hoạt động nhóm trong giờ

lên lớp môn lịch sử ở trường THPT: thực trạng và hướng giải quyết ” của tác giả Trần

Quốc Tuấn, số 225 (2009), tr 32-34…

Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về việc vận dụng dạy học theo nhómtrong dạy học lịch sử ở trường phổ thông ở nhiều mức độ khác nhau Song chưa có côngtrình nào giải quyết một cách cụ thể, đầy đủ về phương pháp dạy học theo nhóm trongdạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp 10 ( Chương trìnhchuẩn) ở trường THPT Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu sẽ cố gắng làm rõ nhiệm vụ màcác công trình trên chưa giải quyết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên

cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy họclịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp 10 (Chương trình Chuẩn) ởtrường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài là:

- Tìm hiểu về cơ sở lý luận hoạt động nhóm

- Xác định nội dung chính của phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ

XIX

Trang 8

- Tiến hành điều tra cơ bản về việc tổ chức dạy học theo nhóm trong dạy họclịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp 10 (Chương trìnhChuẩn) ở trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

- Đưa ra các hình thức và biện pháp để tổ chức dạy học theo nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX

- Tiến hành thực nghiệm giáo dục để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu nghiên cứu

Để tài được hình thành trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu khác nhau Tuy nhiên tư liệuthành văn đóng một vai trò quan trọng Đó là các tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, phươngpháp dạy học lịch sử, các văn kiện Đảng, sách báo tạp chí, tài liệu mạng…

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: để đảm bảo về mặt tư tưởng, trong quá trình nghiên cứu vấn đềnày chúng tôi trên lập trường sử học Macxit, nghiên cứu theo quan điểm duy vật lịch sử

và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Dựa trên cơ

sở nghiên cứu lý luận tâm lý giáo dục, phương pháp dạy học lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháplogic; sưu tầm, lựa chọn, sắp xếp tài liệu tham khảo cần thiết cho đề tài; so sánh,đối chiếu và chọn lọc những tài liệu có nội dung chính xác, khách quan, phù hợpvới chương

trình và đối tượng nhân thức của học sinh THPT để đưa vào đề tài

- Phương pháp điều tra cơ bản: Tiến hành điều tra tình hình tổ chức hoạt động nhómtrong dạy học lịch sử của giáo viên ở các trường phổ thông và điều tra nhận thức của họcsinh THPT qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

+ Tiến hành giảng dạy thực nghiệm toàn phần và đối chứng ở các lớp 10, THPT

+ Trên cơ sở các tiết giảng thực nghiệm giáo dục, kiểm tra kết quả bằng trắc nghiệm giáo dục và rút ra kết luận

Trang 9

6 Đóng góp của đề tài

Trang 10

- Nghiên cứu cơ sở lý luận tổ chức hoạt động nhóm là nguồn tư liệu cho học sinh, sinh viên tham khảo.

- Xác định kiến thức cơ bản để thiết kế các hình thức tổ chức nhóm trong dạy họclịch sử Việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường THPT (Chương trìnhchuẩn)

- Xây dựng các biện pháp, mô hình nhóm trong dạy học lịch sử có hiệu quả, có thể làm tư liệu tham khảo cho giáo viên THPT

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luậngồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch

sử ở trường THPT

Chương 2: Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm thường được vận dụng trong dạy hockhóa trình lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX), lớp 10 (Chương trìnhchuẩn), ở trường THPT

Chương 3: Một số hình thức và biện pháp để tiến hành giảng dạy bằng hoạt động nhómtrong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, lớp 10( Chương trìnhchuẩn) ở trường THPT

Trang 11

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm tổ chức dạy học nhóm

Theo từ điển Tiếng Việt” thì “nhóm” là một ít người, một ít vật hợp chung lại [32,

tr.864] Từ đó có thể hiểu “nhóm học tập” là một số ít người được tập hợp hình thành nênnhóm nhằm cùng nhau tiếp nhận và giải quyết những nhiệm vụ được đặt ra trong quátrình học tập

Như vậy, tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học là một hoạt động học tập có sựphân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùngtrao đổi ý tưởng, quan điểm, nhận thức giữa học sinh – học sinh và học sinh - giáo viên

để làm rõ và làm giàu kiến thức cần thu nhận Mỗi nhóm tự hoàn thành các nhiệm vụ họctập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Từng thành viên của nhóm không chỉ cótrách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến tiến trình họctập, làm việc của bạn bè trong nhóm

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu về lý luận dạy học đã nêu lên những địnhnghĩa về hoạt động nhóm trong dạy học như:

Theo A.T.Francisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập”.

T.S Trần Quốc Tuấn: “Học tập cùng người khác theo cặp, theo nhóm nhỏ và theo nhóm lớn được gọi là học tập và hợp tác trong nhóm” [33, tr.22]

Ths Nguyễn Trọng Sửu: “Dạy học nhóm là hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của mỗi lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian ngắn mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp”.[31; tr.21]

Từ những quan niệm trên có thể đi đến khái niệm: dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm học

Trang 12

tập nhỏ và trong khoảng thời gian giới hạn mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên như dạy học hợp tác, dạy học theonhóm nhỏ Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hìnhthức xã hội hay là hình thức hợp tác của dạy học Tùy theo những nhiệm vụ cần giảiquyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng Tuynhiên, khi không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học cụ thể thì dạy họcnhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phương pháp dạy học nhóm

1.1.2 Mục tiêu và đặc điểm của dạy học nhóm

1.1.2.1 Mục tiêu của việc dạy học nhóm

Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy họcđược giáo viên lựa chọn Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụngthì sẽ có những kết quả khác nhau Làm việc theo nhóm là một trong những phương phápdạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy đượctính tích cực của người học, dạy học hướng về người học

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theonhóm là cần thiết hơn bao giờ hết, làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặtmạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còntạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập Vậy để phát huy những ưu điểm củadạy học nhóm đòi hỏi giáo viên phải nắm được mục tiêu hướng tới của dạy học nhóm.Dạy học nhóm có những mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, là mục tiêu nhận thức: giúp người học nắm vững kiến thức hơn Thông

qua việc tự tìm hiểu nghiên cứu vấn đề trước và thảo luận, trao đổi với nhiều người sẽgiúp học sinh nhớ được kiến thức lâu hơn đồng thời sẽ nắm vững kiến thức hơn

Thứ hai, là mục tiêu kỹ năng: giúp người học rèn luyện các kỹ năng tư duy và kỹ

năng xã hội Việc giảng dạy theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp vớiviệc học tập hướng tới người học, khuyến khích sự độc lập tự chủ của người học Để giải

Trang 13

quyết nhiệm vụ được giao mỗi học sinh thông qua việc phân tích, suy luận, tổng hợp,đánh giá, giải quyết vấn đề… để đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề

đó, từ đó giúp phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh Nếu trong phươngpháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việctheo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đềthảo luận, mặt khác nó nâng cao được tính tương tác giữa các thành viên nhằm tác độngtích cực đến người học như: tăng cường động cơ học tập, nảy sinh những hứng thú mới,hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, năng lực hoạt động thực tiễn, kĩ năng trìnhbày, tranh luận, chia sẻ tư tưởng và cách giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên thamgia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau

Thứ ba, là mục tiêu thái độ: giúp người học yêu thích môn học hơn, gắn bó với bạn

bè hơn, có ý thức với tập thể hơn, biết dân chủ hơn Các thành viên trong nhóm biết được

sự phụ thuộc lẫn nhau Làm việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viêntrong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giảng viêndẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và sự phân công công việc trongnhóm, dẫn đến đời sống tình cảm của học sinh cũng được phát triển trên cơ sở sự chia sẽ,đồng cảm, giúp đỡ nhau trong học tập Đồng thời, qua đó mỗi thành viên trong nhóm tự ýthức được phải cố gắng hết mình không phải chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thànhcông của cả nhóm Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm không phải làhình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ họctập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên cùng học

Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thì những ưu điểm cơ bản trên sẽphần nào nhấn mạnh được vai trò quan trọng của phương pháp giảng dạy theo nhóm Vaitrò của người dạy là điều khiển hoạt động của người học, còn người học là trung tâm củahoạt động đó Kết quả của hoạt động này là những yêu cầu cụ thể vào nhiệm vụ của bàihọc

1.1.2.2 Đặc điểm của dạy học nhóm

Trang 14

Trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằngnhững hoạt động thuần tuý cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, trò -trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong con đường đi tới những tri thứcmới.

Trong phương pháp dạy học hoạt động nhóm vẫn có giao tiếp thầy - trò, nhưng nổilên mối quan hệ giao tiếp trò - trò Thông qua hoạt động nhóm tìm tòi nghiên cứu, thảoluận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh,khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học được nâng mình lên một trình độ mới, bài họcvận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp

Thoạt nhìn, tưởng như học tập theo cách hoạt động nhóm mâu thuẫn với học tập cáthể, hạn chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân, nhưng thực ra trong hoạt động nhóm, mụctiêu hoạt động là chung của toàn nhóm, nên mỗi cá nhân đều phải nỗ lực không thể ỷ lạivào người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhau để cùng đạt mục tiêu chung Kết quảlàm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo được không khí thi đuagiữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học

Qua đó có thể nêu lên một số đặc điểm của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạyhọc như sau:

- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình giờ học truyền thống

- Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý - nhận thức của học sinh vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh phải giải quyết

- Trong mỗi nhóm phải có nhóm trưởng và sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phải cùng hợp tác giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm

- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm

- Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụthể cho từng nhóm Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn chứ không phải làngười đưa ra kiến thức

Trang 15

- Học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập Dạy họctheo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận và cùngnhau hoàn thành nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân phải tự hoàn thành nhiệm vụ của mình.Thành công của cá nhân là thành công của cả nhóm.

- Giáo viên là “người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn” Trong giờ học theo nhóm, giáoviên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước Các nhóm họcsinh tự tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức cần thiết chomình Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các hoạt động

Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bịcho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc theo sựphân công hợp tác với tập thể cộng đồng Trong xu hướng toàn cầu hoá, xuất hiệ n nhucầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành mục tiêuđào tạo của giáo dục nhà trường

1.1.3 Vai trò của việc vận dụng dạy học theo nhóm trong dạy học

* Về mặt giáo dưỡng:

Dạy học lịch sử cũng như dạy bất cứ môn học nào trong nhà trường đều nhằm cungcấp kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, chính trị, phẩm chấtđạo đức, định hướng nghề nghiệp, phát triển học sinh nắm được những quy luật của tựnhiên xã hội, con người vân dụng một cách sáng tạo những hiểu biết đó vào cuộc sống.Tuy nhiên, so với môn học khác, môn lịch sử có đặc điểm là tri thức lịch sử mang tínhquá khứ, lịch sử là những gì đã xảy ra từ khi con người và xã hội hình thành đến nay Bởi

vậy, trong nhận thức lịch sử “Người ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ

mà chỉ nhận được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu, hoặc giả thuyết dựa vào hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, suy nghĩ những vấn đề lịch sử chúng ta nghiên cứ; dùng các loại tài liệu này để tham khảo chứ không thể thay thế hiện tượng lịch sử khách quan mà chúng ta dang nghiên cứu”[11; tr.78] Chính

vì thế, người giáo viên cần trang bị cho các em kiến thức mang tính khoa học, cơ bản,phù hợp với thực tiễn đất nước, trang bị cho các em tư duy tích cực, độc lập, sáng tạonhằm giúp học sinh biết lựa chọn những sự kiện lịch sử cơ bản, điển hình để ghi nhớ

Trang 16

trong cái mênh mông rộng lớn về không gian và thời gian; làm sao tái tạo được lịch sửqua việc tạo biểu tượng, nắm được các khái niệm lịch sử ở mức độ khá cao; làm sao cóthể nêu quy luật, rút ra bài học quá khứ cho hiện tại.

Trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay, có nhiều biện pháp để thực hiệnviệc “tích cực hóa và cá nhân hóa” hoạt động nhận thức của học sinh, trong đó hoạt độngnhóm là biện pháp không thể thiếu

Nếu hình thức tổ chức hoạt động nhóm được khai thác và vận dụng hợp lý sẽ đemlại hiệu quả cao Nó có tác dụng tích cực đối với quá trình dạy của giáo viên cũng nhưquá trình học của học sinh Những ưu thế mà phương pháp hoạt động nhóm mang lại choquá trình dạy học là:

Đối với giáo viên: khi tiến hành giảng bài học lịch sử có sử dụng phương pháp

nhóm sẽ giúp giáo viên thay đổi môi trường học tập, kích thích hưng thú học sinh, kíchthích tính tích cực, sáng tạo trong học sinh thông qua việc giáo viên hướng dẫn học sinhthảo luận nhóm với nhau Đồng thời, giáo viên sẽ giảm bớt công sức khi truyền tải kiếnthức nhiều, nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức cung cấp cho học sinh Qua đó, giáo viêncũng dễ phân loại học sinh thông qua nhận thức mỗi nhóm

Đối với học sinh: đa số học sinh cho rằng bộ môn lịch sử kiến thức nhiều, sự kiện,

ngày tháng khó nhớ từ đó tạo ra cho học sinh tâm lý không thích học, coi nhẹ bộ môn.Nên việc tổ chức nhóm trong dạy học lịch sử nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi,bởi học tập theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi Nó tạo cơ học cho học sinh sử dụng cácphương pháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ Các học sinh nhút nhát, thường ít phát biểubài trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài Hơn thế nữa, hầu hếtcác hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, theo

đó các lỗi sai được giải đáp mà trong bầu không khí rất thoải mái Việc thảo luận cùngcác thành viên khác trong lớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng, họcsinh sẽ nhanh chóng hình thành các khái niệm, hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử,nắm được nội dung của mỗi giai đoạn lịch sử

Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy độngđược rất nhiều học sinh tham gia vào hoạt động học tập, điều này rất có ý nghĩa đối với

Trang 17

việc tăng tính tích cực và tính năng động của người học Giảm được tâm lý học sinh vềcác sự kiện lịch sử “khó nuốt”, khó nhớ và không có hứng học lịch sử, không tập trungvào nghe giảng môn học.

Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xung quanh từng đề tài cụ thể có thểtìm hiểu về nhân vật lịch sử, về các trận đánh, đặc điểm của phong trào đấu tranh củanhân dân ta,…Hoạt động này đòi hỏi người học phải đọc nhiều tài liệu, tự mình tìm hiểutrước sau đó thảo luận trao đổi cùng nhóm, nghiên cứu Qua đó bổ sung, khắc sâu nhữngtri thức đã tiếp nhận Phương pháp tổ chức nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu bàisang cho người học Khi làm việc nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quả củatừng cá nhân, học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực của mình, lòng tựtrọng chính là điều kiện đầu tiên của sự trưởng thành về mặt nhân cách xã hội

Ngoài ra, tổ chức nhóm trong dạy học mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi

để làm quen với nhau Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diệnyếu tố cạnh tranh sẽ là một động cơ học tập rất mạnh

* Về mặt giáo dục:

Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử góp phần tạo nên không khí sôi nổi,hứng thú trong học tập, giúp học sinh nắm nội dung bài học sâu hơn, nhớ kĩ hơn Bêncạnh đó, tổ chức hoạt động nhóm với các chủ đề như về nhân vật lịch sử, về các cuộckháng chiến chống giặc ngoại xâm, về tình hình xã hội…sẽ giúp giáo dục truyền thống,

tư tưởng chính trị, đạo đức, tình cảm yêu, ghét, niềm tự hào truyền thống tốt đẹp của dân

tộc cho học sinh THPT Góp phần hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh “Việc giáo dục tư tưởng qua bộ môn lịch sử bao giờ cũng được coi trọng, càng được coi trọng hơn trong tình hình hiện nay khi có nhiều biến động chính trị sâu sắc trên thế giới Lịch

sử quá khứ làm cơ sở vững chắc cho việc hiểu sâu sắc hiện tại, chẩn đ oán qui luật phát triển của tương lai”[23; tr.21] Do đó, lịch sử không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh

mà còn có tác dụng quan trọng về mặt tư tưởng, nhận thức, tình cảm

Ví dụ: Khi dạy bài “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổquốc cuối thế kỉ XVIII”, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu về Quang Trung(Nguyễn Huệ), Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống Sau khi học sinh các nhóm thảo

Trang 18

luận xong, giáo viên hướng dẫn cho các nhóm trình bày, bổ sung cho nhau Giáo viênnhận xét, kết luận lại nội dung Qua đó, học sinh sẽ hình thành tình cảm yêu, ghét ngay từban đầu qua hành động của nhân vật, đồng thời giáo dục cho học sinh truyền thống yêunước, qua tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của Quang Trung (Nguyễn Huệ),hay đó là sự căm ghét với những con người phản bội dân tộc, đi ngược lại truyền thốngtốt đẹp của dân tộc ta với hành động cầu cứu quân giặc để giày xéo lên nhân dân ta vì lợiích của cá nhân như Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống.

* Về mặt phát triển

Việc vận dụng dạy học nhóm đã có tác dụng cho học sinh hiểu được bản chất của các

sự kiện lịch sử, hình thành trong các em lòng yêu nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc…Đồng thời, việc học tập thông qua hình thức nhóm tăng cường cho học sinh tích tích cựclao động và học tập, tránh hiện tượng thụ động trong học tập, tăng cường tính năng động

và trách nhiệm trong học tập cho học sinh

Học tập nhóm với yếu tố “dạy học lẫn nhau” học sinh có cơ hội phát triển tư duy,thực hành các kĩ năng trí tuệ bậc cao như kĩ năng sáng tạo, đánh giá nhân vật, sự kiện, rút

ra được nhận xét, tổng hợp hay phân tích từng vấn đề, hành động…Các em cũng pháttriển và thực hành kĩ năng làm việc cùng nhau, hợp tác lẫn nhau, giao tiếp lẫn nhau trongviệc giải quyết nhiệm vụ chung, hay phát triển năng lực trình bày trước đám đông chohọc sinh, giúp các em mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động Ví dụ khi cho học sinh thảoluận tìm hiểu về tình hình văn hóa- giáo dục dưới triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX,giáo viên giao cho học sinh thảo luận với các lĩnh vực thuộc văn hóa –giáo dục Thôngqua đó, học sinh phát triển được khả năng tổng hợp, đánh giá vấn đề khi tìm ra điểm mới,điểm tiến bộ và hạn chế của từng lĩnh vực, giúp các em suy nghĩ được nguyên nhân vì saolại như vậy, phát triển tư duy của học sinh tìm ra vấn đề

Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trên, phương pháp dạy họcnhóm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập lịch sử ở trường trunghọc phổ thông Tuy nhiên, người giáo viên phải biết kết hợp với các phương pháp,phương tiện dạy học khác và lựa chọn hình thức tổ chức nhóm như thế nào cho phù hợpvới từng bài học, mục học cụ thể để đem lại hiệu quả cao Không nên vận dụng một cách

Trang 19

hình thức, máy móc, gây ra sự nhàm chán cho người học Phải phát huy được ưu điểmcủa phương pháp nhằm đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển học sinh mộtcách tích cực, năng động, năng động, sáng tạo toàn diện cả về mặt tri thức, phẩm chất đạođức cũng như năng lực tư duy.

1.1.4 Các hình thức hoạt động nhóm và qui trình tổ chức dạy học nhóm

1.1.4.1 Các hình thức hoạt động nhóm

Trong quá trình dạy môn lịch sử, để học sinh thực sự hoạt động tích cực, chủ độngchiếm lĩnh tri thức và để nâng cao hiệu quả giờ học, việc tổ chức học sinh học theo nhómphải theo một qui trình hợp lí,và không phải bài học lịch sử nào, mục nào, chương nàotrong chương trình sách giáo khoa cũng có thể thực hiện phương pháp dạy theo nhóm.Điều này giáo viên cần nên phân biệt và biết cách lựa chọn và vận dụng các hình thức,

Sơ đồ hình thức nhóm nhỏ từ 2 đến 3 học sinh (nhóm thì thầm)

Trang 20

(Nhóm 2 học sinh) (Nhóm 3 học sinh)

Nhóm nhiều học sinh ( 6-8 học sinh, theo dãy bàn hoặc theo tổ)

Đây là mô hình hoạt động nhóm được sử dụng phổ biến trong quá trình dạy họctheo nhóm Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm gồm 6-8 học sinh, hoặc có thể theo dãybàn, theo tổ và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra

Có 2 loại hình bài tập: bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động sosánh Tùy theo tính chất, nội dung và dung lượng kiến thức mà giáo viên lựa chọn cáchthảo luận cho phù hợp

Trong hoạt động trao đổi: mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác.Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nội dung kiến thức nhiềunhưng không phức tạp

Trong hoạt động so sánh: tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó sosánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm Hoạt động so sánh thường được dùng chonhững bài học có nội dung phức tạp, dung lượng kiến thức không lớn

Sơ đồ nhóm 6 đến 8 học sinh

Nhóm bể cá

Trang 21

Hình thức này được tổ chức để học sinh trao đổi theo chủ đề hoặc góp ý giúp đỡnhau sau khi thực hiện một hoạt động nào đó Tạo bầu không khí thân mật gần gũi, rènluyện kĩ năng lắng nghe những ý kiến khác nhau, biết quan sát và kiềm chế.

Hình thức này được tổ chức như sau: giáo viên chọn 5-7 học sinh hoặc nhiều hơnlàm nhóm đại diện ngồi vào vòng trong Những học sinh còn lại ngồi vòng ngoài Vòngtrong thảo luận dưới sự điều khiển của giáo viên Vòng ngoài quan sát lắng nghe Vòngtrong kết thúc thảo luận, vòng ngoài nhận xét, bình luận và bổ sung Điều cần lưu ý đốivới hình thức hoạt động nhóm này là vấn đề đưa ra thảo luận phải hấp dẫn, có khả nănggây tranh luận hoặc để lại những kinh nghiệm quí báu cho học sinh

Thực hiện mô hình hoạt động nhóm này mất nhiều thời gian, nên thường áp dụngtrong các hoạt động ngoại khóa là thích hợp Giáo viên phải bao quát, điều hành nhómđại diện cũng như toàn thể học sinh của lớp Nội dung đưa ra thảo luận thường là vấn đềkhó, cần huy động trí tuệ của tập thể (nhóm), và cá nhân Nhóm đại diện công khai chonhững còn lại ở vòng ngoài cùng nghe, sau đó trình bày kết quả thảo luận trước lớp, cáchọc sinh còn lại theo dõi và có ý kiến bổ sung, tranh luận với nhóm đại diện Cuối cùng,giáo viên tổng hợp các ý kiến và rút ra nhận xét, kết luận vấn đề

Sơ đồ hình thức nhóm bể cá.

Trang 22

Nhóm Kim tự tháp ( nhóm “cái phễu)

Mô hình này nhằm tổng hợp ý kiến của cả lớp về một nội dung được đưa rathảo luận Đây là mô hình hoạt động nhóm có sự kết hợp nhiều mô hình tổ chức khácnhau Đầu tiên, giáo viên nêu vấn đề cần thảo luận (đây là vấn đề cần thảo luận xuyênsuốt) và yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu Tiếp theo, tổ chức thảo luận nhóm nhỏ 2-3 họcsinh để các em trao đổi ý kiến của mình và rút ra những kết luận chung của nhóm Sau

đó, các nhóm nhỏ sẽ nhập lại thành những nhóm lớn hơn 6-9 học sinh…Cứ như vậy sẽ có

2 nhóm lớn (mỗi nhóm là nửa số học sinh trong lớp), tổng kết hai bản kết quả thảoluận của hai nhóm lớn sẽ có một bản tổng kết các ý kiến của cả lớp Như vậy, bất

kỳ ý kiến các nhân nào cũng đều dựa trên ý kiến của số đông

Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ Môhình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức…đã học trong một chương ở những lần học trước đó

Sơ đồ hình thức nhóm Kim tự tháp (nhóm “cái phễu”)

Hoạt động trà trộn

Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển tronglớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố địnhlàm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn Đối với các học sinh yếu thì đây

là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ.Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến,nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề Có thể coi hoạt động trà trộn là

Trang 23

bảng “trưng cầu ý kiến” và “khảo sát ý kiến” của tập thể Hoạt động này thường đượcdùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức củahọc sinh khi học bài mới.

Sơ đồ hình thức hoạt động trà trộn

Nhóm chuyên sâu (hoạt động nhóm chuyên gia)

Ở đây, tổ chức các nhóm có tính luân chuyển Mô hình hoạt động nhóm này đượcthực hiện bằng hai lần thành lập nhóm, lần thứ nhất giáo viên thành lập các nhóm xuấtphát Nhóm xuất phát gồm những học sinh có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về nhữngthông tin đầy đủ, trong đó mỗi học sinh được phân công tìm hiểu một phần của các thôngtin đó

Lần thứ hai, thành lập nhóm chuyên sâu, các thành viên có cùng chủ đề thành lậpnhóm chuyên sâu, và cùng nhau thảo luận để hiểu rõ nội dung được phân công Sau khithảo luận, các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm xuất phát giảng lại cho cảnhóm về phần bài của mình, đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội dungtoàn bài học

Loại hình hoạt động nhóm này có ưu điểm: việc báo cáo công việc của các nhóm sẽ

do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một học sinh khá giỏiđảm nhận; là một trong những cấu trúc ưu việt nhất, có hiệu quả nhất; đề cao tương tácbình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm; loại bỏ gần như triệt đểhiện tượng ăn theo, chi phối tách nhóm; có thể áp dụng trong giờ ôn luyện, luyện tập,tổng kết kiến thức Song, vẫn có hạn chế đó là mất thời gian thảo luận

Trang 24

Sơ đồ hình thức hoạt động nhóm chuyên sâu (hoạt động nhóm chuyên gia)

AA AA

A B

C D

CC CC

Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier cũng cho rằng: “Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Nhập đề và giao nhiệm vụ; Làm việc nhóm; Trình bày kết quả và đánh giá”.[8; tr.103].

Giáo viên Nguyễn Thị Hòa trường THPT Phan Thành Tài thì cho rằng: “Hoạt động nhóm gồm các bước: 1) Xác định đơn vị kiến thức; 2) Xác định nhiệm vụ nhận thức cho mỗi nhóm; 3) Lập mẫu phiếu học tập; 4) Dự trù những thông tin phản hồi; 5) Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm; 6) Qui định về thời gian thảo luận nhóm; 7) Hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và đại diện các nhóm khác bổ sung; 8) Tổng kết, nhận xét”.

Tuy nhiên, dù có sự khác nhau về phân chia và tên gọi các bước tiến hành trong dạyhọc theo nhóm nhưng về cơ bản những công việc phải thực hiện trong hoạt động nhómthì các tác giả đều thống nhất với nhau Theo chúng tôi, dù chia ba bước hay bao

Trang 25

nhiêu bước thì cũng phải đảm bảo công việc mà giáo viên và học sinh phải thực hiện, đó

là: xác định nhiệm vụ hoạt động, tổ chức nhóm, dự kiến thời gian, thảo luận nhóm và

trình bày kết quả thảo luận trước lớp, thảo luận cùng toàn lớp và tổng hợp các ý kiến, kết

luận vấn đề Tùy theo hình thức tổ chức hoạt động nhóm mà thực hiện trình tự tiến hành

các bước, cần phải linh hoạt, sáng tạo không rập khuôn, máy móc Với nhận thức trên,

chúng tôi nêu lên qui trình hoạt động nhóm gồm có 5 bước như sau:

Quy trình tổ chức dạy học nhóm

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (tùytheo dạng va đặc điểm của từngnhóm mà giao nhiệm vụ được giaokhác nhau)

- Dự kiến thời gian hoạt động nhóm

- Hướng dẫn cách làm việc nhóm

thể giao cho các nhóm tự cử)

Trang 26

nhóm sinh làm việc, kịp thời khen gợi

nhằm tạo không khí phấn khởi, giúphoc sinh tự tin trong học tập

- Đưa ra các câu hỏi gợi ý để khi thảoluận bế tắc, đi chệch hướng giúp cácnhóm hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao

- Phát hiện các nhóm hoạt động chưa

có hiệu quả để uốn nắn và điềuchỉnh

- Xây dựng mối liên hệ thân thiện,hợp tác giữa giáo viên- học sinh, họcsinh- học sinh trong quá trình họctập

nhóm

- Dựa vào kết quả của từng nhóm,

Trang 27

giáo viên tổng kết từng vấn đề, từ đó

chuẩn kiến thức cho học sinh, rút ra

những kết luận cho việc học tập tiếp

theo

quả

- Tự rút kinh nghiệm về cáchhọc, cách xử lý tình huống,cách giải quyết vấn đề của mìnhnhằm nâng cao khả năng hoạtđộng nhóm

Trong 5 bước trên, cần lưu ý bước 2, bước 3 và bước 4 yêu cầu học sinh làm việctheo nhóm, còn bước 1 và bước 5 là bước làm việc cá nhân, đòi hỏi mỗi học sinh phải tìmtòi Bước 5 giúp học sinh tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức nhận được thông qua quá trìnhhoạt động nhóm Nó giúp cho kiến thức học sinh lĩnh hội vững chắc hơn

Thông qua quy trình tổ chức dạy học nhóm chúng tôi xin nêu ra sơ đồ các bước tiếnhành hoạt động nhóm

Trang 28

Sơ đồ các bước tiến hành hoạt động nhóm

Bước 2:

Chuẩn bị

Bước 3:

Triển khaihoạt động

Bước 4:

Trình bày và

đánh giá kếtquả

Bước 5:

Tổng kếtchung

Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, lập nhóm, dựkiến thời gian hoạt động

Học sinh nhận thức nhiệm vụ học tập, tái hiện tri thức để làm việc

Giáo viên hướng dẫn học sinh tổ chức nhóm,

cử thư kí và nhóm trưởngHọc sinh tham gia vào các nhóm được phân

Giáo viên theo dõi, quan sát, điều hành, hướng dẫn và gợi ý học sinh thảo luậnHọc sinh nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận

Giáo viên hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả

Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả, tiếp thu ý kiến và tranh luận

Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm, tổng kết hoạt động

Học sinh tiếp thu kiến chuẩn, rút kinh nghiệm cho bản thân

Trang 29

1.2 Cơ sở thực tiễn

Để thực hiện các công văn đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằmhướng học sinh tới việc học tập chủ động, sáng tạo, phát huy tính độc lập, chống lại thóiquen học tập thụ động Hiện nay, ở các trường THPT đã áp dụng đổi mới phương phápdạy học trong đó hình thức tổ chức dạy học nhóm là một những phương pháp dạy học đãđược áp dụng

Song, hoạt động nhóm trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng đã đápứng được yêu cầu dạy và học hiện nay chưa? Những điều rút ra từ lý luận đã giúp chúngtôi tìm hiểu thực tế của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử Việt Nam từnguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, lớp 10 (chương trình Chuẩn) ở trường THPT trên địa bànT.P Đà Nẵng Việc điều tra này nhằm tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức hoạt độngnhóm trong dạy học lịch sử của giáo viên và tình hình nhận thức, lĩnh hội kiến thức củahọc sinh thông qua hình thức tổ chức dạy học nhóm

1.2.1 Về phía học sinh

Chúng tôi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm (xem phụ lục 1) để kiểm tra 141 họcsinh lớp 10 ở ba trường THPT trên địa bàn T.P Đà Nẵng: Hòa Vang, Phan Thành Tài,Thái Phiên năm học 2011- 2012 với các mục đích sau:

- Nội dung 1: Tìm hiểu học sinh có nhớ nội dung lịch sử Việt Nam từ nguồngốc đến giữa thế kỉ XIX thông qua việc tổ chức hoạt động nhóm haykhông ? (câu 1,3,9,10 phụ lục 1)

- Nội dung 2 : Tìm hiểu học sinh có nhớ sự kiện, hiện tượng qua việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử hay không ? (câu 5,7,8 phụ lục 1)

- Nội dung 3: Thông qua tìm hiểu học sinh xác định phương pháp của giáo viên có phùhợp với đặc trưng của bộ môn hay không ? (câu 2,4,6 phụ lục 1)

Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán học và thu được kết quả như sau:

Đa số học sinh cho biết rất hứng thú với hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử vìkhông khí học tập thoải mái, bình đẳng, có cơ hội học hỏi, trao đổi với bạn bè, với giáoviên Tuy nhiên, hiện nay do quan niệm coi nhẹ bộ môn lịch sử cho nên động cơ và mục

Trang 30

đích của học sinh đối với bộ môn này chưa cao Học sinh chưa nắm vững nội dung củalịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX thông qua hoạt động nhóm trong dạyhọc, học sinh chưa hiểu rõ bản chất của hoạt động nhóm, chưa có kỹ năng hoạt độngnhóm, học sinh lạm dụng hoạt động nhóm nói chuyện, không tập trung, cũng có khi dotâm lý ỷ lại… nên khi áp dụng vào giảng dạy lịch sử vẫn chưa đạt được hiệu quả.

1.2.2 Về phía giáo viên

Chúng tôi xây dựng 9 câu hỏi vừa trắc nghiệm vừa tự luận để thăm dò ý kiến của

12 giáo viên tại ba trường nói trên theo nội dung sau:

- Nội dung 1: Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về vai trò, tác động của hoạt động nhómtrong dạy học lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX), lớp 10(Chương trình chuẩn)

- Nội dung 2: Tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng phương pháp dạy học nhóm trong dạy học lịch sử ở các trường THPT hiện nay

- Nội dung 3: Thăm dò ý kiến của giáo viên về nguyên nhân làm cho việc tổ chứcdạy học nhóm trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉXIX) kém hiệu quả

Qua xử lí các phiếu điều tra, tổng hợp các ý kiến thu được chúng tôi thấy: đa sốgiáo viên đều cho rằng việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử là cần thiết, nótạo điều kiện cho giáo viên phát huy tích cực của học sinh, tạo cơ hội cho các em thể hiệnhiểu biết của mình, rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến, kích thích tư duy sáng tạo của họcsinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Tuy nhiên, tần số tổ chức nhóm trong dạyhọc lịch sử còn khá khiêm tốn so với các phương pháp dạy học khác nếu có tổ chức thìvẫn còn mang tính hình thức, đồng thời việc vận dụng hoạt động nhóm trong dạy học lịch

sử vẫn chưa đạt hiệu quả cao Bởi một số nguyên nhân như: giáo viên cho rằng thờilượng một tiết học không đủ, cơ sở vật chất không đáp ứng được Mặt khác, đa số giáoviên còn mơ hồ trong nhận thức, lúng túng trong cách thức, biện pháp và qui trình thựchiện nên hiệu quả tổ chức hoạt động nhóm trong dạy lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đếngiữa thế kỉ XIX chưa cao

Trang 31

Như vậy, qua kết quả điều tra từ giáo viên và học sinh cho thấy rằng: cả giáo viên vàhọc sinh đều đánh giá cao tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực của phương pháp hoạt độngnhóm trong dạy học lịch sử ở các trường THPT hiện nay Việc áp dụng hoạt động nhómtrong dạy học lịch sử phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của dạy học hiện đại Song, vì một số

lí do mà mức độ hứng thú của học sinh về hoạt động nhóm vẫn còn thấp, hiệu quả học tậpnhóm chưa cao Chính vì thế, đòi hỏi phải nhanh chóng có một hệ thống các biện pháp tổchức dạy học theo hoạt động nhóm để giúp giáo viên định hướng và thuận lợi trong việc

áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học lịch sử

Trang 32

CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM THƯỜNG ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC KHÓA TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX), LỚP 10 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN), Ở TRƯỜNG THPT

2.1 Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (từ nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX) trong chương trình lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT

Nội dung ở chương trình lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn), trường THPT baogồm ba phần với tổng số 52 tiết theo phân phối chương trình: Phần 1: Lịch sử thế giớithời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (18 tiết); phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốcđến giữa thế kỉ XIX (18 tiết); phần 3: Lịch sử thế giới cận đại (16 tiết)

Đối với lịch sử Việt Nam gồm có 4 chương, chương I – Việt Nam từ nguyên thủyđến thế kỉ X (4 bài, 4 tiết); chương 2- Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (4 bài, 4 tiết);chương 3: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (4 bài, 4 tiết); chương 4: Việt Nam ởnửa đầu thế kỉ XIX (2 bài, 2 tiết); và một phần sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đếngiữa thế kỉ XIX (2 tiết) Chương trình đã đề cập một cách toàn diện trên tất cả các mặtkinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục của nước ta bao gồm những nội dung cơbản sau:

- Thời nguyên thủy đất nước Việt Nam, các quốc gia cổ đại, các chính sách đô hộ củacủa các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và các cuộc đấu tranh giành độc lậpdân tộc của nhân dân ta trong suốt thời kì Bắc thuộc

- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ Xđến nửa đầu thế kỉ XIX với các triều đại phong kiến: Ngô, Đinh- Tiền Lê, Lý,Trần, Hồ, Lê Sơ, Tây Sơn, Nguyễn

- Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế qua các triều đại phong kiến mang tính

tự chủ

thể hiện trên nhiều lĩnh vực: ruộng đất và nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp

- Những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta: chốngTống, chống Mông- Nguyên, chống quân Minh xâm lược, chống Xiêm, chống Thanh, thểhiện tinh thần yêu nước của dân tộc ta

Trang 33

- Xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên các lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- kĩ thuật…

- Phần sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX gồm những nội dung

chính sau:

+ Những nét chính trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Nước Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động, thăng trầm

+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX nêu lên hiện thực lịch sử nước taqua mười mấy thế kỉ, được dạy trong vòng 16 tiết, phần sơ kết dạy 2 tiết Trung bình mỗibài dạy trong 1 tiết Phân phối chương trình như vậy là hợp lý, phù hợp với bố cục từngbài Bởi những kiến thức lịch sử Việt Nam ở giai đoạn này học sinh đã được học đầy đủ ởcấp THCS, các em đã có những hiểu biết, nhận định nhất định về lịch sử dân tộc Hơnnữa, trong phân phối chương trình môn lịch sử được áp dụng (năm học 2011 - 2012), đãđược qui định giảm tải ở một số nội dung, do đó kiến thức lịch sử ở chương trình lớp 10không đi vào chi tiết những sự kiện, không gây cho học sinh cảm giác nặng nề về sự kiệnnhiều, khó nhớ về ngày tháng năm… mà trên cơ sở những sự kiện đó nâng cao lý thuyết,rút ra những nhận xét, nhận định, tức là giáo dục “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”

So với chương trình sách giáo khoa cũ thì chương trình lịch sử của sách giáo khoamới ở lớp 10 (Chương trình chuẩn) có nhiều điểm mới, tiến bộ, không nặng đề cấp đếnnhững cuộc kháng chiến, các trận đánh như sách giáo khoa cũ mà tập trung lựa chọnnhững trận đánh tiêu biểu, có tính thiết thực, có ý nghĩa thể hiện được tính giáo dục chohọc sinh Đồng thời, cũng đã phản ánh một cách sinh động, đầy đủ, toàn diện mọi mặtcủa xã hội của dân tộc ta từ kinh tế, chính trị đến văn hóa- giáo dục, từ đời sống vật chấtđến đời sống tinh thần Ngoài ra, ngoài những kiến thức cơ bản sách giáo khoa còn cóphần chữ nhỏ để bổ sung, tham khảo cho kiến thức cơ bản Bên cạnh đó, có sự kết hợpchặt chẽ, hợp lý giữa kênh chữ và kênh hình Kênh hình của chương trình sách giáo khoamới có màu đẹp hơn giúp học sinh hứng thú, dễ nhìn hơn ở sách giáo khoa cũ

Trang 34

Nhìn chung, nội dung chương trình lịch sử lớp 10 (Chương trình chuẩn) như vậy là

phù hợp với học sinh Qua đó, các em hiểu biết sâu sắc hơn lịch sử dân tộc từ nguồn gốc

đến giữa thế kỉ XIX về các sự kiện, về nhân vật, về mọi mặt của xã hội nước ta lúc bấy

giờ Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc cho các em tiếp thu kiến thức ở những giai đoạn lịch

sử sau

2.2 Các hình thức tổ chức nhóm được sử dụng để dạy học lịch sử dân tộc (từ nguồn

gốc đến giữa thế kỉ XIX), lớp 10 (Chương trình chuẩn) ở trường THPT

Tên bài

Bài 13: ViệtNam thờinguyên thủy

-Mục 2: Sự hình- Vận dụng hình thức nhóm nhỏ (nhóm thì thầm)

thành và phát triểncủa Công xã thị tộc

+ Học sinh các nhóm sau khi thảo luận, làm rõnhiệm vụ được giao sẽ nắm được sự hình thành củacông xã thị tộc (văn hóa Sơn Vi) và sự phát triển củacông xã thị tộc (văn hóa Hòa Bình, “cuộc cáchmạng đá mới”

- Mục 3: Sự ra đời - Giáo viên có thể sử dụng loại hình nhóm nhiềucủa thuật luyện kim học sinh (6-8 học sinh, theo dãy bàn hoặc theo tổ)

và nghề nông trồnglúa nước

Trang 35

Bài 14: Cácquốc gia cổđại trên đấtnước ViệtNam

- Sơ kết, củng cố- Sử dụng mô hình nhóm kim tự tháp (nhóm “cáibài học

Trang 36

Bài 15: Thờibắc thuộc vàcác cuộcđấu tranhgiành độclập dân tộc(từ thế kỉ IITCN đếnđầu thế kỉX).

Bài 16: ThờiBắc thuộc

và các cuộcđấu tranhgiành độclập dân tộc(Tiếp theo)

Bài 17: Quátrình hìnhthành và

Trang 37

phát triểncủa nhànước phongkiến (từ thế

kỉ X đến thế

kỉ XV)

Bài 18:Công cuộcxây dựng vàphát triểnkinh tế trongcác thế kỉX- XV

Bài 19:Những cuộckháng chiếnchống ngoạixâm ở cácthế kỉ X-XV

Trang 38

xâm lược Mông- theo tổ) theo hình thức hoạt động so sánh Giáo viênNguyên ở thế kỉ giao nhiệm vụ cho các nhóm cùng tìm hiểu về: 3 lầnXIII kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược

của nhân dân ta dưới thời Trần Sau đó, các nhómtranh luận về đề tài

-Mục III: Phong- Sử dụng mô hình nhóm nhiều học sinh (6-8 học

Bài 20: Xâydựng vàphát triểnvăn hóa dântộc trongcác thế kỉX- XV

Trang 39

Bài 21:Những biếnđổi của nhànước phongkiến trongcác thế kỉXVI - XVIII

Bài 22: Tìnhhình kinh tế

ở các thế kỉXVI - XVIII

Bài 23:Phong trào

Trang 40

Tây Sơn và

sự nghiệpthống nhấtđất nước,bảo vệ tổquốc cuốithế kỉ XVIII

Bài 24: Tình

thế kỉ XVI XVIII

-Bài 25: Tìnhhình chính

Ngày đăng: 07/10/2019, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w