Hệ thống pháp luật thực định có chất lượng đòi hỏi các văn bản pháp luật được xây dựng đúng thẩm quyền; đúng trình tự thủ tục luật định; có tên gọi phù hợp với nội dung; hình thức rõ ràn
Trang 1Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hóa, củng cố và phát triển các quan hệ xã hội theo định hướng mong muốn nhằm đạt được những mục đích nhất định Điều đó chỉ có thể đạt được khi những qui định của pháp luật được thực hiện đầy đủ trong cuộc sống Như vậy, vấn đề thực hiện pháp luật trong cuộc sống là vô cùng quan trọng Đăc biệt với một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại đang trong thời kì đổi mới như nước ta hiện nay thì thực hiện pháp luật lại là một vấn đề đáng chú ý Nhà nước ta đã và đang cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhưng việc đưa pháp luật đó vào cuộc sống vẫn còn có những bất cập Vì vậy, bằng việc lựa chọn đề
tài Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay em xin được trình bày một số ý kiến về thực trạng thực hiện pháp luật ở nước ta hiện
nay cũng như nêu ra một vài cách khắc phục những hạn chế còn tồn tại
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trước hết, chúng ta có thể khẳng định thực hiện pháp luật là giai đoạn thứ hai sau khi đã tiến hành giai đoạn xây dựng pháp luật và là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu Bởi chỉ khi được thực thi trong đời sống qua sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật
tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển thì pháp luật mới thể hiện các vai trò và chức năng quan trọng của nó Như vậy, vấn đề quan trọng không chỉ là xây dựng hệ thống pháp luật như thế nào mà hơn nữa còn là vấn đề thực hiện pháp luật như thế nào Vậy trước hết ta cần hiểu thực hiện pháp luật là gì
“Thực hiện pháp luật là hoạt đọng có mục đích nhằm hiện thực hóa các qui định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.”
Các qui phạm pháp luật rất phong phú, đa dạng cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú đa dạng Và có thể chia thành các hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Trên thực tế, trong quá trình thực hiện pháp luật, các chủ thể pháp luật luôn thực hiện đồng thời, kết hợp các hình thức trên để thực hiện các qui định của pháp luật một cách hiệu quả nhất
Ngoài ra, thực hiện pháp luật cũng cần được tiến hành theo các qui trình, thủ tục nhất định Có thể chia quy trình đó thành hai giai đoạn cơ bản: chuẩn bị đưa văn bản hay qui định pháp luật vào thực hiện và thực tế thực hiện chúng trong đời sống xã hội
Tóm lại thực hiện pháp luật là một giai đoạn quan trọng để đưa pháp luật đi vào cuộc sống Chính vì vậy nó không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và nhiều yếu tố khác như chất lượng của hệ thống pháp luật, sự quan tâm của Đảng và nhà nước, ý thức pháp luật Để thực hiện đầy đủ và nghiêm minh pháp luật, chúng ta cần nắm được
Trang 2các yếu tố ảnh hưởng thực hiện pháp luật cũng như các biện pháp để đẩy mạnh hoặc hạn chế sự ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực từ các yếu tố đó
II NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Pháp luật được thực hiện trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh Song pháp luật chỉ được thực hiện nghiêm minh trong các điều kiện nhất định, gồm rất nhiều yếu tố Những yếu tố này ảnh hưởng đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật Sau đây em xin được trình bày một số yếu tố, điều kiện cơ bản:
1 Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định:
Đây là một trong những yếu tố cơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật đạt kết quả cao trong thực tiễn Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định được đánh giá ở cả nội dung và hình thức Nếu chất lượng của pháp luật thấp, tính khả thi kém thì việc thực hiện chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được
Hệ thống pháp luật thực định có chất lượng đòi hỏi các văn bản pháp luật được xây dựng đúng thẩm quyền; đúng trình tự thủ tục luật định; có tên gọi phù hợp với nội dung; hình thức rõ ràng; nội dung được kết cấu chặt chẽ, logic; các thuật ngữ pháp lí được sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân Để đảm bảo chất lượng, hệ thống pháp luật cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Tính toàn diện và đồng bộ trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật
trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội; các qui định pháp luật có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội Ngoài ra, từng qui phạm pháp luật phải có cấu trúc logic, chặt chẽ; mỗi chế định phải có đầy đủ các qui phạm cần thiết; mỗi ngành luật cũng cần có đầy đủ các chế định; hệ thống pháp luật có đủ các ngành luật đáp ứng nhu cầu phát triển của các quan hệ xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước Các văn bản cũng đòi hỏi phải được ban hành toàn diện và đầy đủ về cả nội dung và hình thức, thủ tục Tính toàn diện và đồng bộ còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản hướng dẫn chi tiết cho các văn bản hay qui phạm pháp luật Các văn bản cũng như các qui phạm pháp luật không tồn tại riêng lẻ mà nằm trong một hệ thống, có quan
hệ chặt chẽ với nhau nên tính toàn diện và đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hưởng
rất lớn đến việc thực hiện pháp luật
- Tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng là một yếu tố cơ bản trong hệ thống
pháp luật bởi các bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ mà còn là một thể thống nhất với nhau Giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật,
Trang 3các chế định trong cùng một ngành luật, các qui phạm trong cùng một chế định pháp luật đều phải thống nhất với nhau; không có hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các qui phạm pháp luật trong mỗi bộ phận và trong các bộ phận khác nhau của hệ thống pháp luật Để đạt được tính thống nhất của hệ thống pháp luật, các văn bản được ban hành không chỉ cần có sự thống nhất về nội dung mà còn phải thống nhất về mặt hình thức, đảm bảo tính thứ bậc về giá trị pháp lí của chúng
- Tính phù hợp của hệ thống pháp luật chính là nói đến sự phù hợp của pháp luật với
trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với các điều kiện kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các qui phạm xã hội khác Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế của xã hội, không cao hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó Pháp luật cũng phản ánh trình độ văn hóa của xã hội do chế độ kinh tế đó sinh
ra Không chỉ thế, hệ thống pháp luật cũng cần phản ánh được qui luật kinh tế đặc thù của phương thức sản xuất tồn tại trong đất nước Như ở nước ta hiện nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật cũng cần được củng cố, phản ánh đúng tính chất, đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, định hướng đúng cho sự phát triển kinh tế Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng cần phản ánh được những điều kiện chính trị nước ta như đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; bảo vệ lợi ích của các tầng lớp khác nhau một cách hài hòa, phù hợp; đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định Bên cạnh đó, sự phù hợp với các yếu tố đạo đức, phong tục tập quán, tín điều tôn giáo và pháp luật quốc tế cũng rất cần chú ý Khi có sự phù hợp với các yếu tố đó, pháp luật sẽ được đảm bảo thực hiện có hiệu quả hơn, dễ dàng đi vào cuộc sống Trong xu hướng hội nhập như hiện nay, pháp luật cũng rất cần chú ý tới sự phù hợp với các công ước, qui định quốc tế để có thể tiếp thu cũng như rút kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật của các nước khác, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước mình
Để đạt được sự phù hợp như trên, các nhà làm luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, phân tích, đánh giá một cách chính xác về những điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị cũng như các công ước quốc tế, các phong tục tập quán, tín điều tong giáo…của đất nước trong mỗi giai đoạn và thời điểm cụ thể
- Ngôn ngữ và kĩ thuật xây dựng pháp luật là tổng thể những phương pháp, phương
tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần đưa ra được những nguyên tắc, trình tự thủ tục tối ưu; xác định chính xác, khoa học cơ cấu của hệ thống pháp luật; ngôn ngữ trong văn bản
Trang 4phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt rõ rang, dễ hiểu, cô đọng, logic và một nghĩa, các từ ngữ chuyên môn phải được giải thích rõ nội dung trong văn bản Qúa trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cần thường xuyên sử dụng và tiếp cận các phương tiện, kĩ thuật pháp lí tiên tiến, khoa học nhất đã đạt được trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật Ngôn ngữ và kĩ thuật xây dựng pháp luật là một điều kiện quan trọng cho việc thực hiện pháp luật dễ dàng, thuận lợi và chính xác
- Tính khả thi của hệ thống pháp luật là khả năng thực hiện được của các qui định
pháp luật trong những điều kiện kinh tế chính trị-xã hội hiện tại Điều này đòi hỏi các qui định của pháp luật phải ban hành phù hợp với trình độ phát triển, trình độ dân trí ở mỗi thời kì phát triển nhất định Các văn bản pháp luật cũng phải được ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đặt ra Một điều luật được đưa ra mà không có tính khả thi, không thực hiện được trong thực tế thì điều luật đó sẽ trở nên vô nghĩa Như vậy, tính khả thi là một yếu tố cơ bản cần đảm bảo để thực hiên pháp luật được nghiêm minh, công bằng
Tóm lại, chất lượng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật đạt được kết quả cao trong thực tiễn đòng thời cho phép dự báo hiện thực hóa các qui định của pháp luật trong đời sống xã hội
2 Trình độ ý thức pháp luật trong xã hội:
Trình độ ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân là điều kiện cực kì quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thực hiện chính xác trên cơ sở tự giác của mọi người Khi đã có những tri thức pháp luật cần thiết các chủ thể pháp luật sẽ có những hành vi pháp luật tích cực, dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của nhà nước và xã hội Các chủ thể có thẩm quyền, các chủ thể quản lí cũng cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác phù hợp với mục đích, yêu cầu của pháp luật, bảo vệ lợi ích cho xã hội Hơn nữa, trên thực tế, có nhiều trường hợp mà pháp luật không thể dự liệu hết do đó các chủ thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có ý thức pháp luật để có thể áp dụng pháp luật một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp nhất Ý thức pháp luật cũng tạo cho mỗi người một cách ứng xử đúng đắn với pháp luật, có lòng tin vào pháp luật Nếu chủ thể có lòng tin vào pháp luật, họ sẽ tự giác chấp hành pháp luật, tạo đièu kiện cho thực hiện pháp luật được nghiêm minh, công bằng Ngược lại, nếu chủ thể không tin tưởng vào luật pháp, họ
sẽ thực hiện một cách miễn cưỡng hoặc không thực hiện pháp luật Như vậy, việc xây dựng ý thức pháp luật cho người dân là một công việc không thể thiếu trong quá trình thực hiện pháp luật Để làm được điều đó, trước hết hệ thống pháp luật phải được xây dựng đúng đắn, công bằng; các cơ quan và các nhà chức trách có thẩm quyền phải có cách làm việc trong sạch, hợp tình hợp lí; tiếp đó là có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức về pháp luật, củng cố hệ tư tưởng pháp lí khoa học, đúng đắn cho cả cộng
Trang 5đồng và xã hội Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp xử phạt thích đáng với những hành vi tuyên truyền chống đối, đi ngược lại pháp luật Đặc biệt, mỗi cá nhân luôn biết tự đánh giá, phê bình hành vi của bản thân để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh mỗi hành vi của mình
3 Môi trường và điều kiện thực hiện pháp luật:
Môi trường và điều kiện thực hiện pháp luật cũng đóng vai trò không nhỏ với việc thực hiện pháp luật Có thể kể đến các yếu tố như hệ thống văn bản hướng dẫn, công tác tuyên truyền giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ sở vật chất-kĩ thuật và môi trường tự nhiên xã hội
Do trình độ dân trí nước ta không đồng đều hơn nữa trình độ pháp lí không thật cao nên nhiều qui định của pháp luật không thể thực hiện được hoặc có thể được thực hiện sai
so với ý chí của nhà làm luật Vì thế việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành và các hoạt động giải thích pháp luật là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp luật đạt hiệu quả
Nội dung tinh thần các qui định pháp luật có đến được với nhân dân hay không cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại mỗi địa phương Có phổ biến đúng về pháp luật nhân dân mới có thể dựa vào đó mà thực hiện các hành vi của mình sao cho phù hợp với qui định pháp luật Hoặc trong hình thức áp dụng pháp luật, việc các nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức áp dụng một cách hợp lí, khoa học cũng tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện pháp luật một cách thuận lợi và chính xác
Ngoài ra, nhiều qui định của pháp luật để thực hiện được đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất-kĩ thuật nhất định nên việc chú ý đầu tư kinh phí cho hoạt động thực hiện pháp luật cũng rất cần được quan tâm Trong công tác thực hiện pháp luật cũng không thể
bỏ qua các yếu tố về điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên đặc trưng của mỗi nơi như trình
độ dân trí, ý thức pháp luật, thói quen, văn hóa…để thực hiện pháp luật đạt kết quả cao cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố đặc trưng riêng về tự nhiên, xã hội mỗi nơi ở từng giai đoạn cụ thể
III MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:
Ở nước ta hiện nay, việc thực hiện pháp luật đã được quan tâm hơn Nhiều qui định của pháp luật đã được thực hiện nghiêm chỉnh và phát huy vai trò với công tác quản lí và điều chỉnh xã hội Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập cần sửa chữa Sau đây em xin được nêu ra một số những thực trạng ở nước ta như sau:
Về ưu điểm, việc thực hiện pháp luật đã đạt nhiều điểm nổi bật Hệ thống pháp luật nước ta được bổ sung, hoàn thiện ngày càng trở nên đồng bộ và toàn diện hơn Nhiều văn bản cũng như qui định pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế và phát huy vai trò của mình trong việc ổn định kinh tế xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng
Trang 6cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Công bằng, dân chủ từng bước được củng cố trong hệ thống pháp luật, thúc đẩy xã hội phát triển, tiến tới xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện pháp luật cũng còn không ít những hạn chế như: kinh tế tăng trưởng nhưng chưa đồng đều, chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; vấn đề về xóa đói giảm ngheò giải quyết còn chậm chạp; chất lượng giáo dục còn thấp; nạn tham nhũng, tội phạm và các tệ nạn xã hội khác vẫn có xu hướng tăng; hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước còn chưa cao, công tác quản lí, giám sát chưa thật chặt chẽ… Ngoài ra, nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động thực hiện pháp luật cũng chưa được quan tâm thích đáng Nhiều trường hợp thiếu kinh phí thực hiện nhưng nhiều trường hợp lại có hiện tượng lãng phí, tốn kém Một số thủ tục pháp lí còn rườm rà, không cần thiết Các bộ luật còn hay phải sửa đổi gây tốn kém mà nhiều khi vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của cuộc sống
Nguyên nhân của những yếu kém trên có thể kể đến một số yếu tố như sau:
- Hệ thống pháp luật có chất lượng chưa cao Dù đã được hoàn thiện nhưng do trình
độ pháp lí thấp nên những bất cập không được giải quyết triệt để Một phần cũng là
do kĩ năng, trình độ, lực lượng của đội ngũ cán bộ chưa cao, một số nội dung, tư tưởng chỉ đạo còn thiếu thống nhất Nhiều văn bản pháp luật còn chung chung, không thể trực tiếp thực hiện trong thực tế Ngoài ra công tác đánh giá chất lượng của hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên
và đầy đủ gây khó khăn cho việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm
- Hoạt động giải thích pháp luật ít được tiến hành hoặc tiến hành không chính danh gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật chính xác
- Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chưa được đầu tư đúng mức nên pháp luật không đến được với toàn thể nhân dân
- Cũng phải kể đến ý thức pháp luật của người dân chưa cao, không nhận thức được đầy đủ vai trò của pháp luật, còn nhiều tình trạng nói mà không làm của cả người dân lẫn các cán bộ, công chức nhà nước Lí do này cũng xuất phát từ trình độ dân trí còn hạn chế cũng như điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của nước ta
Để khắc phục những hạn chế trên, nước ta đã chú trọng đến một số giải pháp cơ bản như: đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội; không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật bằng cách đổi mới từ các qui định, văn bản đến công tác tổ chức quản lí thực hiện của các cơ quan nhà nước cũng như chất lượng đội ngũ nhân viên; tiếp tục cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; triển khai mạnh mẽ và thường xuyên hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của người dân; đẩy mạnh
Trang 7công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật; đẩu tư cơ sở vật chất một cách thích đáng; và đề cao vai trò lãnh đạo của đảng và nhà nước
Tóm lại, việc thực hiện pháp luật là rất quan trọng trong đời sống xã hội Nước ta đã
và đang có những cải cách tiến bộ nhằm cải thiện việc thực hiện pháp luật, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân và vì dân