1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG của KIỀU hối đến nền KINH tế của một số nước ASEAN

95 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 614,89 KB

Nội dung

Cụ thể hơn, bằng phân tích hồi quy, luận văn đã cho thấy kiều hối cótác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua làm tăng năng suất các nhân tốtổng hợp tại các quốc gia ASEAN tro

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

VŨ THẾ CƯỜNG

Hà Nội - 2018

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ

CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Vũ Thế Cường

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Phúc Hiền

Hà Nội – 2018

Trang 3

liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn Cáckết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực,

và khách quan Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiêncứu nào khác

HỌC VIÊN

Vũ Thế Cường

Trang 4

tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhkhóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô giảng dạy tại lớp Cao học K23A trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu

TCNH-Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình, vì những sựđộng viên đầy ý nghĩa trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

HỌC VIÊN

Vũ Thế Cường

Trang 5

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN i

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới 2

1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam 8

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 10

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

1.5 Phương pháp nghiên cứu 10

1.6 Cấu trúc luận văn 11

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ 13

2.1 Lý thuyết chung về di cư 13

2.1.1 Thuyết tân cổ điển 14

2.1.2 Thuyết lịch sử - cấu trúc 14

2.1.3 Thuyết kinh tế mới về di cư lao động 15

2.2 Lý thuyết chung về kiều hối 15

2.2.1 Động lực tạo kiều hối 17

2.2.2 Mục đích sử dụng kiều hối 18

2.3 Lý thuyết chung về tác động của kiều hối lên nền kinh tế 20

2.3.1 Kiều hối và phân phối thu nhập 20

2.3.2 Kiều hối và tăng trưởng kinh tế 22

2.3.3 Kiều hối và cán cân thanh toán 26

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 28

3.1 Tổng quan về nền kinh tế ASEAN 28

3.2 Tổng quan về kiều hối của ASEAN 31

3.3 Tổng quan về tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN 36 3.3.1 Kiều hối và phân phối thu nhập ở một số nước ASEAN 36

3.3.2 Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN 37

Trang 6

HỐI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 42

4.1 Dữ liệu 42

4.2 Mô hình 43

4.3 Thống kê mô tả 48

4.4 Kết quả hồi quy 50

4.5 Ý nghĩa của kết quả hồi quy 54

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 56

5.1 Kết quả nghiên cứu 56

5.1.1 Kết quả quan sát một số nước cụ thể 56

5.1.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 56

5.2 Khuyến nghị chính sách 58

5.2.1 Về thu hút kiều hối 59

5.2.2 Về kiểm soát dòng kiều hối 60

5.2.3 Về việc sử dụng kiều hối 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC vi

Trang 7

2017

Hình 3.1 Vị trí các nước ASEAN

Trang 8

Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN (2010 – 2015) 29

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ dân số nghèo cùng cực ở một số nước ASEAN (1996 – 2012) 29 Biểu đồ 3.4 Lượng kiều hối toàn cầu (1990 – 2017). 30

Biểu đồ 3.5 Các nguồn vốn của các nước đang phát triển (1990 – 2019). 31

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ kiều hối giữa các nhóm quốc gia (2010 – 2019f). 31

Biểu đồ 3.7 Số lượng người di cư từ ASEAN (1960 – 2013) 32

Biểu đồ 3.8 Lượng kiều hối chảy vào các nước ASEAN 2012 (triệu Đô-la Mỹ) 33

Biểu đồ 3.9 5 quốc gia nhận được nhiều kiều hối nhất năm 2014 33

Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ kiều hối trong GDP của các nước ASEAN (2012) 34

Biểu đồ 3.11 GDP và kiều hối của một số nước ASEAN (2000 - 2016) 37

Biểu đồ 3.12 Kiều hối và REER của Việt Nam (2000 – 2017) 39

Biểu đồ 3.13 Kiều hối và REER của Thái Lan (2000 – 2017) 40

Biểu đồ 3.14 Kiều hối và REER của Phi-líp-pin (2000 – 2017) 40

Biểu đồ 4.1 Tốc độ tăng GDP trên đầu người của các nước trong phân tích 48

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ kiều hối trên GDP của các nước trong phân tích 49

Trang 9

Lào và Phi-líp-pin 38

Bảng 4.1 Kết quả ước lượng hồi quy 53

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong những năm qua, một số quốc gia ASEAN, tiêu biểu là Phi-líp-pin vàViệt Nam, liên tục nhận được luồng kiều hối lớn và tăng trưởng đều đặn qua cácnăm, đổng thời có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng so với mặt bằng chungtoàn thế giới Về mặt lý thuyết, có rất nhiều ý kiến về tác động của kiều hối đến nềnkinh tế, có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực Tuy nhiên, các lý thuyết này vẫncòn ít được chứng minh bằng thực nghiệm tại các quốc gia ASEAN Do đó, luậnvăn này tập trung phân tích tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số quốcgia ASEAN Cụ thể hơn, bằng phân tích hồi quy, luận văn đã cho thấy kiều hối cótác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua làm tăng năng suất các nhân tốtổng hợp tại các quốc gia ASEAN trong mẫu nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Kiều hối, lượng tiền được những người di cư ra nước ngoài chuyển về tổquốc của họ, liên tục tăng trong vài chục năm qua, đặc biệt tăng nhanh trongvài năm gần đây, và đạt mức khoảng 600 tỷ Đô-la Mỹ trong năm 2017 Phầnchủ yếu của nguồn vốn dồi dào này chảy vào các nền kinh tế đang phát triển,chiếm tỷ lệ cao trong GDP của nhiều nền kinh tế, đặc biệt cao như nước Cộnghoà Tát-gi-ki-xtan với 41,7% trong năm 2014 Đối với những quốc gia đangphát triển với nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì đây là nguồn lực dồi dàohiếm có Thậm chí, trong hai thập kỷ qua, lượng kiều hối chảy vào các quốcgia đang phát triển còn cao hơn nhiều lần lượng vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA), đồng thời ổn định hơn lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Đông Nam Á cũng là khu vực nhận được lượng kiều hối đáng kể so vớinhiều khu vực khác trên thế giới, với các quốc gia nổi bật như Phi-líp-pin(kiều hối năm 2012 chiếm 10,7% GDP) và Việt Nam (kiều hối năm 2012chiếm 6,6% GDP) Hầu hết các quốc gia trong khu vực này là các quốc giađang phát triển, đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong phát triển kinh tế,với nhiều đặc điểm kinh tế tương đồng Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á

đã cùng lập nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và thống nhấtcùng xây dựng một Cộng đồng ASEAN, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vàcon người được lưu chuyển tự do Tương lai này có khả năng tạo ra một thịtrường lao động chung của ASEAN, lao động của nước này có thể dễ dànglàm việc tại một nước khác, từ đó dẫn đến khả năng lượng kiều hối trongASEAN tiếp tục tăng cao trong tương lai

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về kiềuhối, vai trò của kiều hối trong nền kinh tế, các tác động của kiều hối trong mộtnền kinh tế,… ở nhiều khu vực khác nhau như các quốc gia đang phát triển,một số quốc gia châu Phi, châu Á, … nhưng có rất ít nghiên cứu thực nghiệm

để kiểm tra lại các lý thuyết về kiều hối nói trên ở khu vực ASEAN

Trang 12

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã quyết định chọn đề tài của luận văn

này là “Tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN”.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phần này sẽ tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tácđộng của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, từ đó có cơ sở đểlựa chọn phương pháp cũng như mô hình phân tích của luận văn

1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Tác động của kiều hối đối với nền kinh tế của các quốc gia châu Áđược nghiên cứu nhiều lần, một phần do châu Á là nơi cung cấp nguồn laođộng di cư cao nhất thế giới, đồng thời cũng nhận về lượng kiều hối lớnnhất trên thế giới Trong năm 2017, tính riêng trong nhóm những quốc giađang phát triển, nhóm nhận hầu hết kiều hối trên thế giới, khu vực châu Á

– Thái Bình Dương ước tính nhận 29% lượng kiều hối của nhóm này

Hình 1.1 Kiều hối của các khu vực (chỉ tính các nước đang phát

triển) trong năm 2017.

Nguồn: World Bank (2017b).

Ở khu vực châu Á, Cooray (2012), Siddique et al (2012), Hassan

G (2012) đã nghiên cứu một số nước Nam Á Ang (2007) nghiên cứuPhi-líp-pin Jongwanich (2007) thì mở rộng phạm vi nghiên cứu ra cảkhu vực châu Á và các quốc gia Thái Bình Dương

Trang 13

Cooray (2012) nghiên cứu đóng góp của kiều hối vào tăng trưởngkinh tế, sử dụng dữ liệu bảng về các quốc gia Nam Á, bao gồm: Băng-la-đét, Ấn Độ, Nê-pan, Ma-đi-vơ, Pa-kít-tan, Sri Lan-ka trong khoảng thờigian từ 1970 – 2008 Phương pháp phân tích sử dụng phương pháp bìnhphương bé nhất (OLS), phương pháp tác động cố định (fixed effects) vàphương pháp mô-men tổng quát (GMM) Mô hình phân tích sử dụng cácbiến đại diện cho thu nhập trên đầu người, tích lũy tư bản trên đầu người,

tỷ lệ học trung học cơ sở, cung tiền M2, chi tiêu chính phủ, kiều hối, kimngạch xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chỉ số về chính trị.Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực lớn lên tăngtrưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng thúc đẩy giáo dục và phát triển thịtrường tài chính

Năm 2012, Siddique et al nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian trongvòng 25 năm, xem liệu kiều hối có tác động lên nền kinh tế Băng-la-đét,Ấn Độ và Sri Lan-ka không bằng phương pháp phân tích nhân quảGranger trong mô hình tự hồi quy véc-tơ (vector autoregression) Nghiêncứu này không đưa được ra kết quả thống nhất ở ba quốc gia Ở Băng-la-đét, kiều hối có tác động lớn, một chiều đến tăng trưởng kinh tế Tại Ấn

Độ, không có mối quan hệ nào giữa hai yếu tố này được tìm thấy Cònđối với Sri Lan-ka, quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế là quan

hệ hai chiều, kiều hối góp phần vào tăng trưởng kinh tế và kinh tế tăngtrưởng làm tăng kiều hối đổ về

Hassan, G (2012) nghiên cứu tác động của dòng kiều hối đến tăngtrưởng thu nhập GDP trên đầu người ở Băng-la-đét Nghiên cứu sử dụng dữliệu hàng năm ở Băng-la-đét trong khoảng thời gian từ 1974 đến 2006 Môhình dùng để phân tích có ba phương trình khác nhau Mỗi phương trình sẽđược ước lượng sử dụng ba phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất(OLS), hồi quy hai giai đoạn với biến công cụ (IV-2SLS) và mô-men tổngquát với biến công cụ (IV-GMM) Các biến trong mô hình gồm có: Tăngtrưởng GDP trên đầu người, tổng vốn đầu tư nội địa, tăng trưởng

Trang 14

dân số, chi tiêu chính phủ, cung tiền, tỷ lệ làm phát, kiều hối (tỷ lệ kiềuhối trên GDP), bình phương của tỷ lệ kiều hối trên GDP (để xem xét tácđộng của kiều hối đến GDP là tuyến tính hay phi tuyến), và trình độ pháttriển của thị trường tài chính Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác độngtăng trưởng kinh tế của kiều hối là tác động phi tuyến tính Kết quả này

có thể các cách sử dụng kiều hối khác nhau Trong phân tích, kiều hối cótác động tích cực đến tăng trưởng GDP khi yếu tố trình độ phát triển củathị trường tài chính được đưa vào trong mô hình

Ang (2007) tập trung nghiên cứu các cách thức mà kiều hối có thểkích thích phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Phi-líp-pin Nghiên cứu đãxem xét 4 khía cạnh gồm, quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế,giữa kiều hối và kinh tế vi mô, và giữa kiều hối với tái cấu trúc nền kinh

tế Nghiên cứu này cho thấy, tại Phi-líp-pin, kiều hối có tác động tích cựcđối với nền kinh tế, tuy nhiên, cần thiết có các chính sách hợp lý và môitrường thuận lợi để kiều hối có thể phát huy hết tác động tích cực của nó

Mô hình phân tích trong nghiên cứu gồm các biến: Tốc độ tăng GDPthực tế, tốc độ tăng trưởng kiều hối, tốc độ tăng trưởng của đầu tư, tốc độtăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, được ước lượng bằngphương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

Jongwanich (2007) sau khi nghiên cứu dữ liệu bảng về các quốc giachâu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ 1993 - 2003, thấy kiều hối cótác động lớn giúp giảm đói nghèo thông qua tăng thu nhập, hỗ trợ tiêudùng và giảm các gánh nặng tài chính cho người nghèo nhưng chỉ có tácđộng nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư nội địa và pháttriển vốn con người Mô hình sử dụng để phân tích tác động của kiều hốiđến tăng trưởng kinh tế có các biến số: Tốc độ tăng trường GDP bìnhquân đầu người, tốc độ tăng trường thu nhập ban đầu, vốn con người,đầu tư, chỉ tiêu chính phủ, tỷ lệ lạm phát, kiều hối, lãi suất thực, đượcước lượng bằng phương pháp mô-men tổng quát (GMM)

Trang 15

Ngoài các nghiên cứu kể trên, có nhiều nghiên cứu khác về kiều hối

tại các khu vực khác trên thế giới Ví dụ như, Orrenius và các cộng sự

(2009) thực hiện nghiên cứu tại Mê-hi-cô, Adam (2004) nghiên cứu vềkiều hối và đói nghèo ở Gua-te-ma-la, Gupta, Pattillo & Wagh, (2007)nghiên cứu ảnh hưởng của kiều hối đến đói nghèo và phát triển tài chính

ở khu vực miền Nam sa mạc Sa-ha-ra, Oke, B O và các cộng sự (2011)

đã nghiên cứu tác động của kiều hối của lao động xuất khẩu đến pháttriển tài chính ở Ni-giê-ri-a

Orrenius và các cộng sự (2009) xem xét tác động gộp của kiều hốilên các biến số kinh tế vĩ mô như tiền lương, lao động, tỷ lệ thất nghiệp,

tỷ lệ trẻ em đến trường Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về Mê-hi-cô trong 5năm (2003 – 2007), ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất(OLS), hồi quy hai giai đoạn (2SLS) Kết luận của nghiên cứu này làkiều hối có những tác động quan trọng đến phát triển kinh tế Lượng kiềuhối cao có tương quan nhẹ với việc giảm thất nghiệp Kiều hối cũng cótác động tích cực đến sự phân phối thu nhập, làm tăng lương đặc biệt đốivới mức lương trung bình Ngoài ra, kiều hối không có tác động đến tỷ lệtrẻ em đi học

Adam (2004) sử dụng dữ liệu về kiều hối của một mẫu gồm 7276

hộ gia đình ở thành thị và nông thôn Gua-te-ma-la trong thời gian từtháng 7 đến tháng 12 năm 2000 Tác giả đo lường tác động của kiều hốiđến việc giảm đói nghèo thông qua xem xét mức độ quan trọng của kiềuhối trong thu nhập của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu Trongnghiên cứu, kiều hối được chia thành hai loại là kiều hối nội địa (chuyểnqua lại trong Gua-te-ma-la), và kiều hối quốc tế (chuyển từ nước ngoàivề) Kết quả, cả kiều hối nội bộ và quốc tế đều là thành phần quan trọngtrong thu nhập của các hộ gia đình ở nước này Thêm vào đó cả hai hìnhthức của kiều hối đều làm giảm mức độ, độ sâu và tính phân hoá đóinghèo ở Gua-te-ma-la, kiều hối có tác động làm giảm tính phân hoá đóinghèo hơn là mức độ đói nghèo ở Gua-te-ma-la

Trang 16

Gupta, Pattillo & Wagh, (2007) đánh giá tác động của sự phát triển ổnđịnh của dòng kiều hối đến 44 quốc gia vùng miền nam sa mạc Sa-ha-ra.nghiên cứu này phát hiện rằng kiều hối ổn định giảm đói nghèo trực tiếp, vàthúc đẩy phát triển tài chính Mô hình sử dụng để phân tích tác động củakiều hối với nghèo đói sử dụng dữ liệu của một khảo sát từ năm 1980 về 76quốc gia, gồm các biến mức độ nghèo đói, thu nhập bình quân đầu người,bất bình đẳng trong thu nhập (Chỉ số Gini), và kiều hối Mô hình phân tíchtác động của kiều hối với sự phát triển tài chính sử dụng dữ liệu bảng khôngcân bằng của 44 quốc gia trong 6 giai đoạn 5 năm từ 1974

– 2004, gồm các biến đại diện cho GDP, GDP trên đầu người, lạm phát,xuất nhập khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và kiều hối Cácphương pháp ước lượng được dùng là phương pháp bình phương nhỏnhất (OLS), và hồi quy ba giai đoạn

Oke, B O và các cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu hàng năm của giê-ri-a trong thời gian từ 1977 đến 2009, kết hợp phương pháp bìnhphương bé nhất (OLS) và phương pháp mô-men tổng quát (GMM).Phương pháp OLS cho thấy kiều hối ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩađến phát triển tài chính ở Ni-giê-ri-a, trong khi đối với phương phápGMM, hệ số hồi quy của kiều hối lại không có ý nghĩa thống kê

Ni-Nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu ở phạm vi rộng hơn,

như Catrinescu và các cộng sự (2006), Giuliano và Ruiz-Arranz (2005),

và Chami, R và các cộng sự (2008)

Ý tưởng chính trong nghiên cứu của Catrinescu và các cộng sự (2006)

là xem xét liệu kiều hối có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thôngqua đóng góp vào vốn tài chính và con người, hay kiều hối sẽ làm giảm tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn do làm giảm lao động và các tác động của “cănbệnh Hà Lan” Tác giả sử dụng dữ liệu về 162 quốc gia trong khoảng thờigian 34 năm, ước lượng bằng phương pháp dữ liệu bảng động (DynamicPanel Data), với mô hình phần tích gồm các biến đại diện cho: Tăng trưởngGDP trên đầu người, GDP trên đầu người năm 1970,

Trang 17

kiều hối (tỷ lệ kiều hối trên GDP), bình phương của tỷ lệ kiều hối trênGDP, tổng vốn đầu tư nội địa, vốn tư nhân ròng, và các chỉ số khác vềmôi trường chính trị và chính phủ Cuối cùng, nghiên cứu phủ nhận tácđộng tiêu cực của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế, và chỉ ra rằng trình độphát triển của các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong ảnhhưởng của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế.

Giuliano và Ruiz-Arranz (2005) sử dụng phương pháp mô-men tổngquát (GMM) phân tích dữ liệu về hơn 100 quốc gia trong khoảng thời gian

từ năm 1975 – 2002 để tìm hiểu quan hệ giữa tỷ lệ kiều hối trên GDP vớitốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người Mô hình nghiên cứu gồm các biếnđại diện cho: Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người, kiều hối, đầu tư, cáncân ngân sách, độ mở thương mại, lạm phát, tốc độ tăng dân số, số năm giáodục trung học trung bình, lượng cho vay, lượng tiền gửi, lượng cung tiềnM2 Nghiên cứu không tìm thấy tác động mang ý nghĩa thống kê của kiềuhối đến tăng trưởng kinh tế, nhưng ủng hộ quan điểm rằng kiều hối giúplàm giảm các khó khăn tài chính, do đó có tác động tích cực đến kinh tế chỉ

ở các nước có khu vực tài chính kém phát triển

Chami, R và các cộng sự (2008) sau khi nghiên cứu dữ liệu của 84quốc gia trong khoảng thời gian 1974 – 2004 lại không thể tìm thấy tácđộng tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu sử dụng ba

mô hình phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là tốc độ tăng GDP trênđầu người và các biến độc lập là tỷ lệ kiều hối trên GDP, bình phương của

tỷ lệ kiều hối trên GDP, và tích của kiều hối và lượng cung tiền M2 trênGDP (thể hiện sự tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính), với ba bộbiến điều kiện, bộ biến điều kiện cơ bản gồm mức GDP trên đầu người banđầu của mỗi giai đoạn 5 năm, tỷ lệ thương mại trên GDP trung bình của mỗigiai đoạn 5 năm, tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP (tất cả các biến được chuyểnqua dạng lô-ga-rít), và tỷ lệ lạm phát; bộ biến điều kiện thứ hai gồm bộ thứnhất và biến tổng vốn đầu tư nội địa; bộ biến điều kiện thứ ba gồm bộ thứhai và các biến đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,

Trang 18

cân đối ngân sách, tăng trưởng dân số và chỉ số rủi ro chính trị ICRG.Biến công cụ là bình quân trọng số tốc độ tăng trưởng GDP trên đầungười của 20 quốc gia là đối tác thương mại lớn nhất của nược nhận kiềuhối (đây là lần đầu tiên, chỉ số này được dùng làm biến công cụ trong cácphân tích về kiều hối) Các phương pháp ước lượng được sử dụng làphương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), ước lượng tácđộng cố định (fixed effects), và sử dụng các phương pháp trên cùng biếncông cụ vừa nêu.

Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm về kiều hối và kinh tế vẫncòn đưa ra các kết luận không đồng nhất Điều này có thể được lý giảibởi tình trạng các nghiên cứu khác nhau sử dụng các cách khác nhau để

đo kiều hối, sử dụng các cách khác nhau để xác định tác động của kiềuhối, và mẫu nghiên cứu khác nhau nhiều về đối tượng cũng như thời giannghiên cứu Barajas và các cộng sự (2009)

1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về tácđộng của kiều hối đối với nền kinh tế Một số nghiên cứu nổi bật, có giátrị có thể kể ra như: Lê Thanh Tùng và Nguyễn Hồng Thái (2017), LêĐạt Chí và Phan Thị Thanh Thúy (2014), Nguyễn Đức Thành (2007)

Lê Thanh Tùng và Nguyễn Hồng Thái (2017) đã sử dụng hai phươngpháp hồi quy tác động cố định và tác động ngẫu nhiên với dữ liệu bảng gồm

7 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1990 – 2014 nhằm làm rõ sự tác độngcủa kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia 7 quốc gia này Kếtquả nghiên cứu cho thấy kiều hối đã làm tăng sản lượng, qua đó thúc đẩytăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN Bên cạnh đó, kết quả cũngkhẳng định đầu tư trong nước đã đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản lượngtại các quốc gia trong khu vực trong thời kỳ nghiên cứu

Lê Đạt Chí và Phan Thị Thanh Thúy (2014) sử dụng phương phápmô-men tổng quát chỉ ra tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế củacác quốc gia trong mẫu là không tuyến tính Khi tỷ lệ kiều hối trên GDP

Trang 19

tương đối thấp sẽ có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng khi vượtqua một ngưỡng nào đó thì tác động của kiều hối trở nên tiêu cực Nghiêncứu này sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô-men tổng quátvới biến công cụ (IV-GMM) cho 29 quốc gia đang phát triển từ 2000-2011.Các biến trong mô hình gồm tăng trưởng GDP bình quân đầu người, kiềuhối, nguồn vốn đầu tư trong nước, tăng trưởng dân số, chi tiêu chính phủ,cung tiền M2 và tỷ lệ lạm phát Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng biếnbình phương của tỷ lệ kiều hối trên GDP để xác minh tác động phi tuyếncủa kiều hối, và tích của kiều hối và lượng cung tiền M2 trên GDP (đại diệncho sự tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính).

Nguyễn Đức Thành (2007) sử dụng kỹ thuật mô hình cân bằng tổngthể (CGE) để phân tích tác động của kiều hối lên nền kinh tế Việt Nam.Nghiên cứu chỉ ra rằng kiều hối có ảnh hưởng phức tạp theo nhiềukhuynh hướng khác nhau lên nền kinh tế của các nước đang phát triển.Trong khi hộ gia đình có khuynh hướng thu được lợi ích từ việc tăngthêm thu nhập, thì ảnh hưởng lên khu vực sản xuất lại không rõ ràng nhưvậy Dòng kiều hồi chảy có thể làm tăng tiêu dùng của một số mặt hàng,dẫn đến sự dịch chuyển trong cấu trúc của tổng cầu, từ đó gây áp lựcphân phối lại các nhân tố sản xuất Các ước lượng trong nghiên cứu nàycho thấy khu vực sản xuất công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất và cókhuynh hướng bị thu hẹp Kết luận là trong dài hạn ảnh hưởng của kiềuhối lên mặt cung của nền kinh tế có thể theo chiều hướng tiêu cực, và cóthể lấn át những ảnh hưởng tích cực mang tính ngắn hạn từ phía cầu nếukiều hối không được sử dụng cho các mục đích đầu tư

Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều chỉ ranhững tác động tích cực của kiều hối như làm tăng nguồn vốn cho tiếtkiệm và đầu tư, bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, tăng thu nhập chongười nhận kiềm hối, và các tác động tiêu cực như gây áp lực làm tăng tỷgiá hối đoái thực, hạn chế khu vực sản xuất, tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền,

Trang 20

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm xác định kiều hối có tác động như thế nào, tích cực haytiêu cực, thông qua cách thức nào để tác động đến nền kinh tế của một số quốcgia ASEAN, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách để các quốc gia này

sử dụng tối ưu nguồn lực kiều hối

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số quốc gia ASEAN

- Riêng trong phần nghiên cứu thực nghiệm, luận văn tập trung vàophân tích một yếu tố đại diện cho nền kinh tế là tăng trưởng kinh tế, với biếnphụ

thuộc đại diện cho nền kinh tế được lựa chọn là tốc độ tăng trưởng GDP bìnhquân đầu người hàng năm

Nhìn chung, khi xem xét tổng quát về một nền kinh tế, chỉ tiêu đầutiên được phân tích là tốc độ tăng trưởng kinh tế Đồng thời do những trở ngạinhư khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn dữ liệu chính xác và đầy đủ về cácyếu tố của nền kinh tế của nhiều nước ASEAN, cũng như sự phức tạp trongviệc phân tích các yếu tố này vượt quá khả năng của tác giả, nên luận văn nàychỉ lựa chọn biến đại diện cho nền kinh tế như đã nêu trên

Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến năm 2016

Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, vàViệt Nam

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:

- Dữ liệu sử dụng trong luận văn như lượng kiều hối, tốc độ tăng trưởng

GDP,… được lấy từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, được cập nhật

mới nhất là tháng 10 năm 2017

Phương pháp xử lý số liệu:

- Phân tích, so sánh, thống kê các số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu

Trang 21

- Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê STATA trên nền tảng kiến thứcvề xác suất, thống kê và kinh tế lượng để đưa ra được kết quả nghiên cứu có ýnghĩa.

- Sử dụng phân tích hồi quy bằng 03 phương pháp ước lượng là bìnhphương nhỏ nhất gộp (pooled OLS), tác động cố định (fixed effects), và tácđộng ngẫu nhiên (random effects)

1.6 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm có năm chương:

Chương 1 Mở đầu.

Chương 1 giới thiệu chung về đề tài, lý do chọn đề tài, tổng quan lịch sửnghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

và cấu trúc các chương của luận văn

Chương 2 Cơ sở lý luận về kiều hối và tác động của kiều hối đến nền kinh tế.

Chương 2 tóm tắt lại các lý thuyết chung về tác động của kiều hối đếnnền kinh tế và các lý thuyết liên quan để làm cơ sở lý luận cho các phân tíchcủa luận văn

Chương 3 Tổng quan về tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN.

Chương 3 trình bày những nét chính về nền kinh tế và tình hình, đặcđiểm của luồng kiều hối chảy vào một số nước ASEAN Một phần quan trọngcủa chương này là trình bày một số case study là quốc gia cụ thể trongASEAN để thấy được tác động của kiều hối đến nền kinh tế

Chương 4 Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của một số nước asean.

Chương 4 trình bày chi tiết về dữ liệu, phương pháp và kết quả nghiêncứu thực nghiệm tác động của kiều hối đối với tăng trưởng kinh tế của một sốnước ASEAN, đồng thời đưa ra giải thích về ý nghĩa của kết quả thu được

Chương 5 Kết luận.

Trang 22

Chương 5 tổng kết kết quả nghiên cứu trong luận văn, và đưa ra một sốkhuyến nghị chính sách chung dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng hợp các lýthuyết trước đây về kiều hối.

Ngoài ra, luận văn còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lụcđính kèm

Trang 23

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU

HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ

Chương này trình bày các lý thuyết chung về di cư, kiều hối, và tác động củakiều hối đến nền kinh tế để làm cơ sở lý luận cho phần phân tích tiếp theo của luậnvăn

Các lý thuyết về di cư cần thiết được nêu ra do mối quan hệ giữa di cư và cácdòng kiều hối, có di cư thì mới có kiều hối, và giữa các nguyên nhân của việc di cưvới các yếu tố tác động đến kiều hối

2.1 Lý thuyết chung về di cư

Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, một cơ quan về di cư của Liên Hợp Quốc.(IOM, 2017), di cư là việc một người hoặc một nhóm người vượt qua biên giớigiữa các quốc gia, hoặc giữa các vùng trong một quốc gia, không kể thànhphần nhóm người, thời gian hay nguyên nhân; bao gồm cả tị nạn, di cư vì mụcđích kinh tế, di cư để đoàn tụ gia đình, và các lý do khác

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (United Nations, 2017), trong năm 2015,trên thế giới có khoảng 258 triệu người di cư quốc tế, chiếm xấp xỉ 3.4% dân sốthế giới Trong đó có nhiều hình thức như di cư tự nguyện hoặc bị ép buộc, di cưhợp pháp hoặc trái phép Người tị nạn hoặc xin tị nạn là những người buộc phải

di cư do các lý do chính trị hoặc môi trường sống và có thể là di cư trái phép,trong khi đó lao động di cư lại là tự nguyện, và đa phần là hợp pháp Do gần nhưkhông có số liệu chính xác về số lượng người di cư trái phép, nên hầu như cácthống kê về di cư đều là các con số ước tính Đồng thời, trong nhiều trường hợp,lao động giữa các quốc gia có thể tự do di chuyển mà không cần đăng ký, do giữacác quốc gia có các hiệp định về tự do di chuyển thể nhân, do đó cũng rất khó đểtính chính xác số lượng lao động di cư hợp pháp

Có rất nhiều trường phái lý thuyết khác nhau về di cư Có thể kể ra như lýthuyết tân cổ điển trong những năm 50 và 60, như Mô hình Lực hấp dẫn và Môhình Todaro Trong những năm 70 và 80, lý thuyết lịch sử – cấu trúc xuất hiện, cónguồn gốc từ trường phái kinh tế chính trị Mác-xít, tập trung chủ yếu vào hiệntượng chảy máu chất xám và sự hội nhập Trong những năm 90, đáp lại

Trang 24

những lý thuyết trước đây, một lý thuyết mới mang tên Thuyết kinh tế mới về

di cư lao động trở thành trào lưu chính trong giai đoạn này

2.1.1 Thuyết tân cổ điển

Thuyết di cư tân cổ điển có thể được chia thành hai trường pháichính: Vi mô và Vĩ mô Lương, năng lực lao động và chi phí di cư là cácyếu tố quyết định trong cả hai trường phái (Massey, 1993)

Thuyết di cư tân cổ điển vĩ mô cho rằng các dòng lao động chuyểndịch do sự khác biệt trong tiền lương, từ những quốc gia có tiền lươngthấp đến những quốc gia có tiền lương cao, và vốn sẽ chuyển dịch theohướng ngược lại Các quốc gia có tiền lương thấp sẽ có nhiều lao độnghơn một cách tương đối, và chính nguồn cung lao động lớn này giữ tiềnlương ở mức thấp hơn Các quốc gia có tiền lương cao hơn có nguồn vốndồi dào hơn một cách tương đối, do đó, vốn sẽ chuyển dịch sang cácquốc gia lương thấp, và lao động sẽ chuyển dịch sang các quốc gia lươngcao Quá trình này sẽ làm cho tiền lương trở về mức cân bằng Trong dàihạn, dòng di cư sẽ suy giảm do sự cân bằng của tiền lương làm giảmđộng lực để lao động di cư

Thuyết di cư tân cổ điển vi mô lại giải thích di cư thông qua phântích chi phí và lợi ích của các cá nhân mong muốn tối đa hóa thu nhậpcủa bản thân Các cá nhân sẽ xem xét thu nhập ròng từ việc di cư trướckhi quyết định Nếu khả năng có được việc làm với thu nhập dự kiến caohơn các cơ hội ở quê nhà với chi phí di cư, cá nhân đó có thể sẽ di cư.Mỗi cá nhân sẽ xem xét một mức thu nhập ròng từ việc di cư khác nhau,tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ (Massey, 1993)

2.1.2 Thuyết lịch sử - cấu trúc

Trong những năm 70 và 80, đáp trả lại thuyết tân cổ điển, một thuyếtmới có nguồn gốc từ Học thuyết kinh tế chính trị Mác-xít, mang tên thuyếtlịch sử - cấu trúc được phát triển Thuyết này tập trung vào việc sử dụng laođộng quy mô lớn, cho rằng di cư không phải là quyết định tự nguyện củacác cá nhân, mà chính hệ thống kinh tế truyền thống buộc người ta

Trang 25

phải rời khỏi quê hương mình để duy trì một sự phân phối nguồn lực bấtbình đẳng giữa các quốc gia giàu và nghèo Theo đó, di cư là một cáchduy trì nguồn lao động giá rẻ cho các quốc gia giàu có Thuyết này chorằng, di cư tạo ra sự kém phát triển và không thúc đẩy sự phát triển ở cácquốc gia nghèo (Castles, 2014).

2.1.3 Thuyết kinh tế mới về di cư lao động

Thuyết kinh tế mới về di cư lao động xuất hiện vào những năm 90,phản biện lại những lý thuyết trước đây về di cư, đặc biệt là thuyết tân cổđiển Điểm mấu chốt của thuyết này là quyết định di cư không phải là quyếtđịnh cá nhân, mà là quyết định tập thể của gia đình người di cư Các quyếtđịnh di cư nhằm mục đích tối đa hóa thu nhập gia đình, đồng thời giảmthiểu rủi ro và giảm thiểu các ràng buộc do các thất bại thị trường Kiều hối

có thể đóng vai trò như một khoản bảo hiểm cho các rủi ro trong tương lai.Kiều hối cũng có thể được sử dụng như nguồn đầu tư, khi không thể tiếpcận với các nguồn vốn nhà nước hay tư nhân khác (Massey, 1993)

2.2 Lý thuyết chung về kiều hối

Kiều hối là dòng tiền từ người di cư ở nước ngoài chuyển về cho giađình của họ ở tổ quốc (Koser, 2007) Nói một cách khác, kiều hối là dòngngoại tệ được chuyển qua các cá nhân sống ở nước ngoài Khái niệm kiều hốichỉ bao hàm các dòng vốn tài chính, không bao hàm các sự luân chuyển khácnhư thông tin hay công nghệ Carling (2008) cho rằng chính kiều hối là độnglực chính của di cư

Ảnh hưởng của di cư không chỉ bó hẹp ở những người di cư, do trong rấtnhiều trường hợp, người di cư để lại gia đình của mình ở nhà, sau đó gửi kiều hốivề hỗ trợ cuộc sống của gia đình mình Hàng triệu người trên thế giới chịu ảnhhưởng trực tiếp của kiều hối Nguồn tiền này thường được sử dụng để xóa đói,giảm nghèo, cung cấp thực phẩm, quần áo, thuốc men, chỗ ở cho những ngườinhận kiều hối (Barajas và các cộng sự, 2009) Đồng thời, kiều hối làm tăng thunhập của người nhận, và tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia nhận Kiều hối còngóp phần kích thích sản xuất thông qua tăng tiêu dùng, và đầu tư vào

Trang 26

thị trường nội địa Những lợi ích này có thể bù đắp được những tổn thất về nhânlực chất lượng cao mà một quốc gia phải chịu khi lao động di chuyển sang quốcgia khác (Ratha, 2005) Adelman và Taylor (1990) cho rằng mỗi Đô-la Mỹ kiềuhối chuyển cho khu vực thành thị của Mê-xi-cô, từ lao động ở nước ngoài, làmtăng tổng sản phẩm quốc gia (GNP) thêm 2,9 Đô-la Mỹ, và tổng sản phẩm quốcgia của Mê-xi-cô tăng thêm 3,4 Đô-la Mỹ cho mỗi Đô-la Mỹ kiều hối mà vùngnông thôn nước này nhận được Sự khác biệt giữa hai trường hợp này là do nhữngngười sống ở nông thôn thường có xu hướng chi dùng kiều hối cho hàng hóa nộiđịa, nên nó có tác động lớn hơn đến nền kinh tế trong nước Lowell (2000) lại chỉ

ra thêm rằng, kể cả khi kiều hối không được sử dụng để đầu tư, mà được dùngcho các nhu cầu cơ bản hàng ngày, nó vẫn có tác động tăng cầu hàng hóa và dịch

vụ, từ đó kích thích sản xuất, góp phần tạo thêm việc làm

Phần tiếp theo sẽ trình bày các yếu tố tác động đến kiều hối Việc hiểu đượcđộng lực của kiều hối là cần thiết để phân tích các tác động của kiều hối đến nềnkinh tế, do hai lý do sau Thứ nhất, lượng kiều hối được người di cư chuyển vềcho gia đình phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu khiến một cá nhân lựa chọnviệc di cư Lượng kiều hối và thời điểm chuyển kiều hối sẽ quyết định tác độngcủa kiều hối đến nền kinh tế của nước nhận Thứ hai, mục đích chuyển kiều hốisẽ ảnh hưởng đến cách kiều hối được sử dụng, việc kiều hối được sử dụng nhưthế nào quyết định tác động của nó đến nền kinh tế của nước nhận

Hiện nay, mặc dù có khá nhiều lý thuyết về nguyên nhân và mục đích củakiều hối, nguyên nhân và mục đích của kiều hối vẫn còn khá mơ hồ Một phầncủa thực trạng này là do hoạt động chuyển kiều hối, nhìn có vẻ đơn giản, nhưngthực ra rất phức tạp Một phần lại do sự thiếu hụt dữ liệu chính xác, từ đó khiếncho kết quả của các phân tích thống kê bị giới hạn rất lớn Bên cạnh đó, nhiều dữliệu về kinh tế hiện nay không được xây dựng vì mục đích nghiên cứu kiều hốinên không thể tận dụng tối đa được trong nghiên cứu kiều hối Ngoài ra, dữ liệukhông được thu thập đồng đều giữa các đối tượng khác nhau, và phương pháp thuthập, thống kê cũng không thống nhất, dẫn đến nhiều kết quả nghiên

Trang 27

cứu không đồng nhất, khó so sánh được với nhau (Chami, R và các cộng sự2008).

Có ba khía cạnh chính cần quan tâm khi nghiên cứu về kiều hối, đó làđiều gì khiến cho người di cư chuyển kiều hối về quê nhà, cách kiều hối được

sử dụng và lượng kiều hối Phần tiếp theo sẽ trình bày quan hệ giữa ba khíacạnh này

2.2.1 Động lực tạo kiều hối

Hầu hết lý thuyết về kiều hối hiện nay đưa ra hai động lực chính đểmột người chuyển kiều hối về quê nhà, đó là: Lòng vị tha và lợi ích cánhân (hoặc mục đích trao đổi) (Chami, R và các cộng sự 2008)

Các nghiên cứu đầu tiên về kiều hối, như của Johnson và Whitelaw(1974) xác định và mô tả các chi phí và lợi ích của việc chuyển kiều hối vềquê hương, thường thuộc vào nhóm các lý thuyết xác định lòng vị tha làđộng lực của kiều hối Theo đó, các thành viên trong một gia định cảm thấy

có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau, từ đó giải thích cho quyết định chuyển kiềuhối về quê nhà (Stark và Lucas, 1988) Người di cư sẵn sàng chuyển cácnguồn lực để bù đắp nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư của các thành viên tronggia đình Các nguồn lực này có thể dưới dạng vật chất hoặc thời gian,

… Người di cư, trong trường hợp này, không cần sự đền đáp, trực tiếp hoặcgián tiếp, cho hành động của họ Sự chấp nhận hi sinh lợi ích của bản

thân người di cư vì cuộc sống tốt hơn cho những người thân xuất phát từtình yêu thương, sự lo lắng mà họ dành cho nhau Như vậy, các cá nhân

tự bị ràng buộc về ý thức để từ bỏ lợi ích cá nhân vì những người khác.Nhiều nhà kinh tế học, đặc biệt là trong thời kỳ trước sự ra đời của thuyếtkinh tế mới về di cư lao động, cho rằng các mối quan hệ trong gia đìnhdưới hình thức quan tâm lẫn nhau là động lực chính của kiều hối, đã nhắcđến động lực lòng vị tha của kiều hối

Một động lực khác khiến người di cư ở nước ngoài chuyển kiều hối vềquê hương là vì lợi ích cá nhân của chính họ Các lý thuyết gần đây hơn tậptrung nhiều hơn vào động lực này (Chami, R và các cộng sự 2008)

Trang 28

Theo đó, người di cư mong muốn khi quay về quê hương sẽ được hưởng lợiích từ mối quan hệ tốt với gia đình được duy trì bằng việc liên tục gửi kiềuhối cho gia đình Hoặc, kiều hối được chuyển cho gia đình của người di cư

để đầu tư, và người di cư có thể được hưởng lợi từ lợi nhuận của các khoảnđầu tư đó Hoặc, kiều hối có thể được dùng để mua các tài sản ở quê hương,sau đó, người di cư có thể quay về thừa kế tài sản này Nhìn chung, trongmối quan hệ này, gia đình có thể đóng nhiều vai trò khác nhau Gia đình cóthể được xem như một trung gian quản lý các khoản đầu tư bằng kiều hốicủa người di cư (Lucas và Stark, 1985), hoặc một công ty bảo hiểm bảo vệcác thành viên khỏi các cú sốc kinh tế bằng việc đa dạng hóa nguồn thunhập (Aggarwal và Horowitz, 2002), hoặc trung gian tài chính cung cấp tàichính cho các thành viên (Poirine và Bernard, 1997)

Ngoài ra, một số lý thuyết xem xét động lực của kiều hối mang tínhdung hòa giữa hai giả thuyết nêu trên Theo đó, chuyển kiều hối cho giađình là một thỏa thuận hai bên cùng có lợi giữa người chuyển và ngườinhận Thỏa thuận này có hai thành tố chính là đầu tư và rủi ro Di cư có thểđược xem là một hành động để giảm thiểu rủi ro kinh tế một gia đình phảiđối mặt bằng cách đa dạng hóa nguồn thu nhập Các gia đình có thể giảmrủi ro kinh tế bằng cách đưa thành viên trong gia đình sang làm việc

ở một nền kinh tế khác Người di cư sẽ gửi kiều hối về hỗ trợ gia đìnhmình khi gia đình gặp khó khăn, và ngược lại gia đình sẽ hỗ trợ người di

cư trong trường hợp người di cư không có việc làm, nghỉ hưu hoặc cáctình huống làm giảm thu nhập của người di cư (Opong, K 2012)

2.2.2 Mục đích sử dụng kiều hối

Xem xét một cách đơn giản nhất, người di cư chuyển kiều hối để tối

đa hóa ích lợi của họ Mục đích này có thể đạt được thông qua một số cách

sử dụng kiều hối nhất định Các cách sử dụng này có thể được người chuyển

và người nhận kiều hối cùng lên kế hoạch Cách sử dụng kiều hối có thể cụthể như mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc cũng có thể chung chung Dùthế nào thì kiều hối cũng giúp thỏa mãn một số nhu cầu kinh tế

Trang 29

cơ bản Theo đó, có thể phân loại cách sử dụng kiều hối bằng mục đíchkinh tế của kiều hối (Chami, R và các cộng sự 2008).

Có thể chia mục đích kinh tế của kiều hối làm hai loại: Chia sẻ rủi ro(bảo hiểm) và thay đổi thói quen chi tiêu (tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư)

Kiều hối có thể thay đổi mạnh thói quen tiêu dùng của những ngườinhận kiều hối, đặc biệt là những cá nhân có hoàn cảnh khó khăn Nguồntiền dồi dào và đều đặn sẽ tạo điều kiện giúp người nhận kiều hối chi tiêunhiều hơn cho các nhu cầu hàng ngày, những nhu cầu mà trong điều kiệnkhông có kiều hối có thể không bao giờ được đáp ứng Số tiền dư ra saukhi được chi cho nhu cầu cơ bản có thể được tiết kiệm Thậm chí, lượngkiều hối lớn còn giúp cho các cá nhân nhận kiều hối đầu tư phát triểnkinh tế gia đình, ví dụ như đầu tư vào trang trại, chăn nuôi quy mô lớn.Theo một cách nhìn khác, có thể coi kiều hối như một khoản đảmbảo cho cuộc sống của cả người nhận kiều hối và người gửi kiều hốitrước những biến động kinh tế mà họ có thể gặp phải Vai trò bảo hiểmcủa kiều hối càng quan trọng hơn khi thấy rằng những ít có rủi ro nào cóthể tác động đến những người ở các quốc gia khác nhau cùng một lúc.Khả năng cao là người ở nước ngoài không chịu rủi ro như thiên tai, tainạn, lừa đảo, mất mùa, mà người ở trong nước gặp phải, và người ở trongnước cũng ít bị tác động bởi các rủi ro ở nước ngoài Thậm chí, nhiềunghiên cứu đã chỉ ra, trong trường hợp, người nhận kiều hối gặp sự cố,lượng kiều hối được chuyển về còn tăng mạnh do người gửi kiều hốimuốn giúp đỡ người thân ở quê hương

Người nhận kiều hối có trách nhiệm thực hiện ý định sử dụng kiều hốicủa người chuyển kiều hối Kiều hối có thể được dùng để mua hàng hóa,dịch vụ tiêu dùng cuối cùng, hoặc tài sản tài chính, hoặc bất động sản.Những cách sử dụng này có thể đúng theo ý muốn của người chuyển kiềuhối, hoặc có thể hoàn toàn trái ngược với ý muốn của người chuyển kiềuhối Người chuyển kiều hối hoàn toàn hiểu được điều này và có thể điều

Trang 30

chỉnh lượng kiều hối chuyển về tùy thuộc vào sự sai khác giữa ý định của họ và cách sử dụng kiều hối trên thực tế.

2.3 Lý thuyết chung về tác động của kiều hối lên nền kinh tế

Cĩ thê thấy, kiều hối là một nguồn lực quan trọng đối với các quốc gianhận kiều hối, đặc biệt là các nước đang phát triển Nguồn lực lớn như vậy cĩtiềm năng ảnh hưởng cực kỳ lớn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia

Cĩ khá nhiều lý thuyết kinh tế về tác động của kiều hối đến nền kinh tếcủa các nước nhận kiều hối Hầu hết các lý thuyết này tập trung vào ba tácđộng chính: Thứ nhất là tác động trực tiếp của kiều hối lên phân phối thunhập, giảm nghèo, và tăng phúc lợi cá nhân; Thứ hai là tác động gián tiếp củakiều hối đến tổng thể nền kinh tế, phân tích qua các chỉ tiêu như tăng trưởngkinh tế, năng suất của nền kinh tế, hay tỷ lệ thất nghiệp; Thứ ba là tác độngcủa kiều hối đến cán cân thanh tốn (OECD, 2006)

2.3.1 Kiều hối và phân phối thu nhập

Các lý thuyết về kiều hối và phân phối thu nhập hiện nay thường

cĩ hai cách tiếp cận, hoặc coi kiều hối như một nhân tố ngoại sinh, hoặccoi kiều hối như phần thay thế cho thu nhập trong nước mà người di cư

cĩ thể tạo ra nếu họ khơng di cư

Cách đơn giản nhất để xem xét tác động của kiều hối đến phân phốithu nhập giữa các hộ gia đình là coi nguồn tiền này như một khoản thunhập tăng thêm vào thu nhập hiện tại của hộ gia đình Bằng cách này,một số nhà nghiên cứu chỉ ra tác động làm giảm mất bình đẳng thu nhậpcủa kiều hối ở các nước nhận kiều hối (Christian H E và Mặlan L G.2011) Đặc biệt là ở những nước mà việc di cư phổ biến, hoặc nhà nướctạo điều kiện hỗ trợ những người dân cĩ hồn cảnh khĩ khăn được xuấtkhẩu lao động để cải thiện cuộc sống

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cĩ vẻ như tác động ban đầu củakiều hối lại là làm trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập do chủ yếunhững người thu nhập tốt mới cĩ điều kiện di cư Điều này đặc biệt rõ ràng

ở những nước phát triển ở trình độ thấp, khi khả năng tiếp cận của người

Trang 31

dân với việc di cư ra nước ngoài còn hạn chế do nhiều cản trở như:Không có thông tin về việc di cư, chi phí di cư cao (phí cho người tuyểndụng, phí hộ chiếu, phí visa, vé máy bay,…) Do đó, những gia đình khókhăn không thể tiếp cận được việc di cư, hoặc có biết đến cũng không thểchi trả được các chi phí này, dẫn đến nhưng gia đình có điều kiện lại là

có người di cư và có nhận thêm được kiều hối Vì thế, ở một mức độ nào

đó, kiều hối lại có thể là tác nhân gây trầm trọng thêm bất bình đẳng thunhập ở những nơi nhận kiều hối (Ravanilla M và Robleza P 2003).Thêm vào đó, làm việc ở nước ngoài đòi hỏi một trình độ học vấn

và tay nghề nhất định Điều này càng làm cho những người thu nhập thấpbất lợi hơn người có thu nhập cao trong việc di cư do những người có thunhập thấp thường có trình độ thấp hơn, khó đáp ứng yêu cầu của côngviệc ở nước ngoài

Tác động của kiều hối đến phân phối thu nhập còn phụ thuộc vào tỷ

lệ của kiều hối trong thu nhập của người nhận kiều hối Nếu tỷ lệ nàythấp, rõ ràng tác động của kiều hối đến bất bình đẳng thu nhập là khôngđáng kể Nếu tỷ lệ này cao, vai trò của kiều hối trong việc làm giảm hoặclàm tăng sẽ lớn hơn nhiều lần

Như vậy, tác động của kiều hối đến phân phối thu nhập sẽ phụ thuộcvào trình độ phát triển cụ thể của những nước cung cấp nguồn lao động di

cư (Stark và Bloom 1985) Điều này có thể giải thích những kết quả khácnhau trong nghiên cứu về tác động của kiều hối đến bất bình đẳng thu nhập

ở những nước khác nhau Ngoài ra, tác động của kiều hối đến phân phối thunhập ở một quốc gia cũng thay đổi theo thời gian nếu nghiên cứu trong mộtthời gian đủ dài Việc nghiên cứu trong thời gian dài như vậy cần tính

đến sự thay đổi trong trình độ phát triển của quốc gia đó (như khả năngtiếp cận thông tin, thu nhập, hỗ trợ của nhà nước) để xác định các giaiđoạn thay đổi của tác động của kiều hối đến phân phối thu nhập

Trang 32

2.3.2 Kiều hối và tăng trưởng kinh tế

Phần này sẽ xem xét các hướng mà kiều hối có thể tác động đếntăng trưởng kinh tế, bao gồm tích lũy tư bản, phát triển lực lượng laođộng, và tăng năng suất các nhân tố tổng hợp

2.3.2.1 Kiều hối và tích lũy tư bản

Tích lũy tư bản có thể được xem xét dưới hai dạng là vốn vậtchất và vốn con người

Kiều hối và tích lũy vốn vật chất.

Theo Barajas, A., và các cộng sự (2009), có rất nhiều cáchthức để kiều hối có thể tác động đến tốc độ tích lũy tư bản của nướcnhận kiều hối Cách rõ nhất có thể thấy là bằng việc làm tăng trựctiếp nguồn vốn, đặc biệt trong trường hợp nước nhận kiều hối phụthuộc chủ yếu vào các nguồn vốn nội địa để đầu tư Từ góc độ kinh

tế vi mô, nếu một hộ gia đình đối mặt với các rào cản tài chính nhưthị trường tài chính kém phát triển, từ đó các cơ hội đầu tư bị bóhẹp, thì kiều hối có thể trực tiếp giúp hộ gia đình vượt qua các giớihạn đó, cho phép hộ gia đình nhận kiều hối tăng tích lũy vốn vậtchất và con người

Tuy nhiên, tác động của kiều hối đến đầu tư nội địa không chỉđơn giản là tăng thêm nguồn vốn cho đầu tư Trong nhiều trường hợp,việc tiếp cận được với kiều hối giúp cải thiện uy tín tín dụng của cácnhà đầu tư nội địa, thì kiều hối còn có thể làm giảm chi phí vốn củanền kinh tế, Đồng thời, kiều hối cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởngtín dụng trong nền kinh tế, do những luồng kiều hối về trong tương lai

có thể được dùng để trả cho những khoản nợ hiện tại

Ngoài ra, kiều hối còn có thể tác động đến tích lũy tư bản củanền kinh tế bằng hiệu ứng làm ổn định nền kinh tế vĩ mô nội địa Ởmột mức độ nhất định, các luồng kiều hối giúp cho nền kinh tế bớtbiến động, từ đó làm giảm chi phí rủi ro của một khoản đầu tư, kếtquả là làm cho các cơ hội đầu tư trở nên hấp dẫn hơn nhiều

Trang 33

Tuy nhiên, các tác động của kiều hối không phải lúc nào cũng

có thể tác động tích cực Hoàn toàn có thể xảy ra khả năng kiều hốisẽ được người nhận chi hết cho tiêu dùng cuối cùng chứ khôngđược đầu tư Đặc biệt, khi nguồn kiều hối được nhận là đều đặn, nócàng có xu hướng kích thích tiêu dùng của người nhận hơn là kíchthích đầu tư Ngoài ra, ở các nền kinh tế phát triển, thậm chí đangphát triển, thị trường tài chính ở đây đã phát triển ở một mức độ khácao, khiến cho các rào cản tài chính không còn nhiều, từ đó, tácđộng của kiều hối đến việc làm giảm tác động tiêu cực của thịtrường tài chính kém phát triển cũng không còn nhiều

Kiều hối và tích lũy vốn con người.

Kiều hối có thể làm tăng đầu tư vào con người, bằng cách trựctiếp, như trang trải các chi phí sinh hoạt, giáo dục, y tế,…, hoặcbằng cách gián tiếp như cho phép trẻ em nghèo không phải nghỉhọc sớm để đi làm phụ giúp gia đình, từ đó làm tăng vốn con người.Edwards và Ureta (2003) sau khi nghiên cứu 8000 gia đình ở ElSan-va-do, đã kết luận rằng kiều hối đóng vai trò chủ yếu trong việcduy trì việc học của các trẻ em nơi đây Tuy nhiên, tác động theodạng này còn phụ thuộc vào tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao độngtrong nước của những người nhận kiều hối Nếu một tỷ lệ lớn trẻ

em, sau khi được hưởng lợi từ kiều hối, di cư đến một quốc giakhác, thì kiều hối khó có tác động tích cực đến tích lũy vốn conngười (Barajas, A., và các cộng sự, 2009)

2.3.2.2 Kiều hối và phát triển lực lượng lao động

Kiều hối có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động thông qua

tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ sinh

Thông qua tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, kiều hối có thể

có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động do lượng kiều hối lớn

có thể làm giảm nỗ lực lao động của người nhận, người nhận có thể

Trang 34

không cần lao động mà sống nhờ vào kiều hối, từ đó tỷ lệ tham gialực lượng lao động và nguồn cung lao động của nền kinh tế sẽ bịgiảm Kozelt và Alderman (1990), nghiên cứu tỷ lệ tham gia lựclượng lao động và nguồn cung lao động tại Pakistan, đã tìm thấymối quan hệ ngược chiều đáng chú ý giữa kiều hối và tỷ lệ tham gialực lượng lao động nam.

Thông qua tỷ lệ sinh, có thể cho rằng điều kiện kinh tế tốt hơn

và nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, kết quả của việc nhận được kiềuhối, có thể làm tăng tỷ lệ sinh, từ đó làm tăng nguồn cung lao động.Tuy nhiên, giả thiết này không thực sự được chứng minh trên thực

tế Fargues (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hai chỉ số này ởMa-rốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, kết quả là mối quan hệ thuận mạnh

ở Ai Cập và mối quan hệ nghịch mạnh ở Ma-rốc và Thổ Nghĩ Kỳ

2.3.2.3 Kiều hối và năng suất các nhân tố tổng hợp

Theo Barajas, A., và các cộng sự (2009), kiều hối có thể tácđộng đến năng suất các nhân tố tổng hợp thông qua hiệu quả củaviệc đầu tư nội địa, cũng như quy mô của các khu vực kinh tế tạo raảnh hưởng ngoại lai tích cực Các tác động này lại phụ thuộc vàocác nhân tố cụ thể của từng nền kinh tế

Tác động của kiều hối đến hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào chấtlượng của trung gian tài chính trong nước đầu tư các khoản kiều hối

đó Trong trường hợp kiều hối được người di cư chuyển về nước chongười thân, sau đó người thân đóng vai trò trung gian đầu tư khoảntiền này thay cho người di cư, nếu người thân có năng lực đầu tư thấphơn năng lực đầu tư của các trung gian tài chính trong nước khác, thì

rõ ràng hiệu quả của khoản tiền này dưới dạng kiều hối sẽ thấp hơnhiệu quả của khoản tiền này dưới dạng dòng tiền đầu tư trực tiếp chocác trung gian tài chính Đồng thời, hiệu quả tác động của kiều hốicũng phụ thuộc vào lượng kiều hối được sử dụng để đầu tư

Trang 35

Kiều hối cũng có thể ảnh hưởng đến năng lực phân phối tư liệusản xuất của nền kinh tế nhận kiều hối Kiều hối làm tăng lượng vốnchảy vào hệ thống ngân hàng, từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển tàichính, dẫn đến góp phần tăng trưởng kinh tế, thông qua hai cách thức:Một là tăng tính kinh tế theo quy mô của các trung gian tài chính; hai

là tác động kinh tế chính trị, mà người gửi tiền giá trị lớn hơn có khảnăng tạo áp lực để chính phủ thực hiện cải cách làm tăng hiệu quả của

hệ thống tài chính Tuy nhiên, những tác động tích cực kể trên đềukhông chắc chắn Người gửi tiền có thể vận động chính phủ thực hiệncác thay đổi đảm bảo sự an toàn cho tài sản của họ, thay vì làm tăngtính hiệu quả của hệ thống tài chính, do đó các ngân hàng có thể tănggiữ tiền thay vì dùng tiền để đầu tư vào các cơ hội mạo hiểm hơn,nhưng có khả năng sinh lời cao hơn

Ngoài ra, còn có tác động kinh tế chính trị của kiều hối Kiều hốicung cấp nguồn thu nhập không phụ thuộc vào quá trình sản xuất nộiđịa cho các cá nhân Từ đó, quan tâm của các cá nhân đối với nền kinh

tế nội địa giảm đi, kết quả là các chính sách của chính phủ không đượcsuy tính kỹ càng khi không có sự giám sát của người dân sẽ có hiệungày càng thấp Hiệu quả của các chính sách chính phủ thấp đi, trongdài hạn nền kinh tế đi xuống Tác động của nền kinh tế kém hiệu quảmột phần được chuyển cho những người di cư ở nước ngoài, làm chohiệu quả kém của nền kinh tế bớt rõ ràng hơn, khiến chính phủ không

có nhu cầu cải cách kinh tế Khi cuộc sống của người thân trong nướcgặp khó khăn, người di cư có thể tăng chuyển kiều hối về nước để hỗtrợ người thân Điều này làm cho tình hình trong nước càng thêm trầmtrọng Như vậy, kiều hối có thể tác động đến hiệu quả hoạt động củachính phủ nước nhận kiều hối Chính phủ hoạt động kém sẽ tác độngtiêu cực đến cả tích lũy tư bản, tăng trưởng lực lượng lao động vànăng suất các nhân tố tổng hợp Abdih và các cộng

Trang 36

sự (2008) đã chứng minh được tác động tiêu cực của kiều hối lênchất lượng của chính phủ nước nhận kiều hối.

Nhìn chung, kiều hối có thể có nhiều tác động lớn, theo nhiềuchiều hướng, thậm chí trái ngược nhau, đến tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, các tác động này lại không chắc chắn, có thể xảy ra cóthể không

2.3.3 Kiều hối và cán cân thanh toán

Không chỉ có tác động đến thu nhập của hộ gia đình và tăng trưởngkinh tế mà kiều hối còn có tác động đến cán cân thanh toán của quốc gianhận kiều hối

Theo OECD (2006), kiều hối có thể có tác động trực tiếp làm giảmthâm hụt cán cân thanh toán, đồng thời làm giảm thiếu hụt nguồn cungngoại tệ của quốc gia nhận kiều hối Luồng ngoại tệ này có thể làm giảmtác động tiêu cực của thâm hụt cán cân thanh toán đến nền kinh tế

Tuy nhiên, kiều hối cũng có thể có những tác động gián tiếp tiêucực lên cán cân thanh toán của quốc gia nhận kiều hối, tùy thuộc vào tácđộng của kiều hối đến sản xuất, và xuất nhập khẩu của quốc gia đó Mộttrong những yếu tố quan trọng cần xét đến là liệu nhu cầu tăng thêmtrong nước do kiều hối tăng có thể được đáp ứng bằng sản xuất trongnước hay không Nếu sản xuất trong nước không có khả năng đáp ứngđược nhu cầu tăng cao của hộ gia đình do thu nhập tăng nhờ kiều hối,nhập khẩu vào quốc gia đó sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu, từ đó làmtăng thâm hụt cán cân thanh toán

Một tác động tiêu cực khác của kiều hối đến cán cân thanh toán xảy rakiều hối có thể làm tăng tỷ giá hối đoái thực cân bằng (Montiel, 2006) Tácđộng của kiều hối đến giá trị đồng nội tệ thông qua biến tỷ giá hối đoáiđược nghiên cứu và định nghĩa thành thuật ngữ “Căn bệnh Hà Lan”, thuậtngữ này được sử dụng lần đầu tiên để mô tả hiện tượng tại Hà Lan, khingành khai thác khí ga tự nhiên phát triển thu hút dòng vốn nước ngoài từ

đó làm tăng giá trị của đồng nội tệ nước này, làm cho giá hàng hóa xuất

Trang 37

khẩu đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn tương đối, nên làm giảm khảnăng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Hà Lan vì vậy ảnh hưởngtiêu cực lên cán cân thương mại (Nguyễn Phúc Cảnh 2015) Tuy nhiên,quan hệ giữa kiều hối và tỷ giá hối đoái thực cân bằng cũng không chắcchắn, và phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực sản xuất ở mỗi nền kinh tế.Phần tiếp theo sẽ xem xét cụ thể một số tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN.

Trang 38

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN

KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Chương này sẽ giới thiệu một cách sơ lược về kiều hối và tác động của nó đếnnền kinh tế của một số nước ASEAN, từ đó có thể thấy được thực trạng tác độngkiều hối hiện nay của một số nước trong phạm vi nghiên cứu

3.1 Tổng quan về nền kinh tế ASEAN

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lay-xi-a My-an-ma, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Bru-nây

Năm 1967, năm quốc gia tại khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, xi-a, Ma-lay-xi-a, Xinh-ga-po, và Phi-líp-pin thành lập Hiệp hội các quốc giaĐông Nam Á, gọi tắt là ASEAN Sau đó, tổ chức này tiếp tục kết nạp thành viên

In-đô-nê-Từ năm 1999 đến nay, ASEAN có 10 thành viên chính là 10 quốc gia tại khu vựcĐông Nam Á bao gồm, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a , Lào, Ma-lay-xi-a,My-an-ma, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Bru-nây

Hình 3.1 Vị trí các nước ASEAN

Trang 39

ASEAN bao gồm diện tích đất gần 4,49 triệu km², chiếm khoảng 3%tổng diện tích đất của Trái Đất, và có số dân năm 2015 là gần 629 triệu người,khoảng 8,8% dân số thế giới Vùng biển của ASEAN lớn hơn ba lần so vớivùng đất liền Năm 2015, tổng GDP danh nghĩa tại ASEAN là hơn 2,4 nghìn

tỷ Đô-la Mỹ Nếu ASEAN là một thực thể duy nhất, quốc gia đó sẽ xếp hạngtrong các nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,Pháp và Đức (ASEAN Secretariat, 2016)

Biểu đồ 3.1 GDP các quốc gia cao nhất thế giới

Nguồn: ASEAN Secretariat (2016)

Năm 2016, ASEAN vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 của thế giới

và thứ 3 châu Á với GDP đạt 2.550 tỷ USD năm 2016 Đến năm 2020,

ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 toàn cầu

Trong suốt hơn 20 năm qua, trừ khoảng thời gian khủng hoảng tài chính

1997 – 1998 và khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009, tốc độ tăng trưởngGDP của khối ASEAN đạt mức trung bình khoảng 6%, thuộc loại cao nhất thếgiới

Trang 40

12 10

8 6 4 2 0 -2 -4

Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN

(2010 – 2015)

Nguồn: ASEAN Secretariat (2016)

Trong những năm qua, các nước ASEAN đã đạt được những thành tựu

đáng kể trong quá trình xóa đói, giảm nghèo Đặc biệt một số quốc gia như

Việt Nam hay In-đô-nê-xi-a, tỷ lệ dân số sống trong mức nghèo cùng cực (có

thu nhập một ngày dưới 1,9 đô-la Mỹ (tính theo ngang giá sức mua năm 2011)

đã giảm một nửa trong vòng khoảng 5 năm

70 60 50

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ dân số nghèo cùng cực ở một số nước ASEAN

(1996 – 2012)

Ngày đăng: 07/10/2019, 11:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w