quản trị nhân lực
Bài tập tình huống số 9: Câu 1: Quan điểm quản trị nhân lực của vị Tổng giám đốc công ty A có phần chủ quan và khá mê tín. Thứ nhất, cách tuyển dụng của ông đã gây ra sự lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của cả thí sinh và ban tuyển dụng suốt quá trình thi tuyển những vòng trước. Nếu ông chỉ cần xem qua chữ viết có thể đoán được sự thành công của một con người thì ông nên áp dụng ngay từ những vòng đầu, xem chữ viết và chọn ra những thí sinh mà ông cho rằng tiền vận, trung vận, hậu vận, cả cuộc đời đều phát đạt và thành công để tuyển làm nhân viên công ty. Điều đó sẽ giúp công ty ông tiết kiệm được khoản chi phí tuyển dụng không nhỏ. Thứ hai, không có cơ sở khoa học nào đảm bảo rằng chữ viết thể hiện được quá khứ, hiện tại, và tương lai của một người. Cuộc đời một con người phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực cố gắng vươn lên của họ. Mặt khác, có những người có khả năng thay đổi được nhiều cách viết, nét chữ khác nhau, vậy phải chăng họ có nhiều cuộc đời. Quan điểm và cách tuyển dụng của ông đã bác bỏ sự cố gắng nỗ lực của một con người và làm mất đi cơ hội có được nhân viên tốt của công ty. Nếu tiếp tục giữ quan điểm này ông sẽ gây ra nhiều tổn thất cho công ty. Thứ ba, ông có một sai lầm là không quan tâm đến những kĩ năng và kiến thức, thái độ nhân viên cần có. Đây mới là những yếu tố cần để một nhân viên hoàn thành tốt công việc. Câu 2: Vị Tổng giám đốc cần thay đổi cách tuyển dụng của mình. Ông cần chú trọng hơn đến nhưng kiến thức, kĩ năng chuyên sâu, phẩm chất nghề nghiệp cần cho vị trí tuyển dụng của công ty. Có thể qua chữ viết ông có thể phán đoán được tiền vận hậu vận của một người nhưng chưa chắc sự thành công và tốt đẹp đó đã do chính họ tạo nên và cống hiến. Bài tập tình huống 58: Câu 1: Để đánh giá một người chúng ta cần nhìn vào kết quả công việc, bên cạnh cách thức họ làm việc. Có những người lúc nào cũng bận rộn làm việc, luôn tỏ ra nhanh nhẹn và chăm chỉ, nhưng kết quả công việc không thực sự như ý. Nhưng cũng có những người “chậm” mà hiệu quả. Mặt khác, ta không thể dùng bánh xe để chơi quay, cũng như không thể dùng con quay để làm bánh xe. Điều này cũng gợi ra cách dùng người hợp lý cho nhà quản trị. Tùy vào cách thức làm việc và khả năng mà xếp họ vào những vị trí, công việc thích hợp để nội lực bản thân họ được phát huy tốt nhất. Câu 2: Để đánh giá một người chúng ta cần nhìn vào công việc thục chất mà họ đảm nhiệm và không nên chỉ dựa vào những hiện tượng bên ngoài. Có những người bên ngoài tỏ ra rất khá, nhưng những khả năng, kỹ thuật mà họ có đựoc lại không phù hợp với yêu cầu của thực tế công việc. Đều đó có nghĩa rằng họ sẽ thực hiện công việc không có hiệu quả. Những người này dù cho bên ngoài có thể hiện tốt đến thế nào đi chăng nữa, nhưng đối với công việc của công ty họ vẫn là kẻ vô dụng. Nhưng ngược lại có những người trông hết sức bình thường, chẳng có vẻ gì là giỏi giang hơn người khác, nhưng họ lại biết cách phát huy hết khả năng, kỹ thuật của mình trong công việc thực tế và đem lại hiệu quả. Họ mới chính là những người đưa công ty tiến lên, và là những nhân tài thực sự mà công ty đang cần. Nếu biết chọn đúng người và dùng người cho đúng công việc thì doanh nghiệp mới có thể đi lên, phát triển. Bài tập tình huống số 66: Câu 1: Sau khi đọc câu chuyện ra có thể rút ra được 3 bài học: Bài học thứ nhất: Bản chất của con người khó mà thay đổi được. Câu ngụ ngôn cho ta thấy nếu chích Ếch thì Bọ Cạp sẽ chết, nhưng Bọ Cạp vẫn làm điều đó và Bọ Cạp còn nói khi đang chìm xuống hố: “Nhưng tôi là Bọ Cạp. Tôi phải chích anh. Đó là bản năng”. Bài học rút ra từ câu chuyện này là có một vài người sẽ không bao giờ thay đổi và nếu bạn biết thế thì phải biết cách kỳ vọng hay đối xử với họ. Chấp nhận họ nhưng cũng phải biết tự bảo vệ bản thân mình. Nếu chỉ yêu thương tin tưởng mù quáng thì hậu quả sẽ không tốt đẹp cho bất kì bên nào. Bài học thứ hai: Một số người không sợ chết nếu kéo được bạn chết cùng. Chúng ta có thể thấy Bọ Cạp không hề sợ chết, khi Ếch hỏi “Tại sao anh lại chích tôi? Có lợi gì cho anh đâu bởi vì tôi sẽ chết và anh cũng sẽ chìm theo”. Bọ Cạp thản nhiên trả lời: “Tôi biết”. Trong cuộc sống của con người cũng thế, có những người tuy biết mình sẽ chết nếu kéo người khác vào chỗ chết nhưng họ vẫn làm và họ còn vui sướng khi làm được điều đó. Đó là những con người không bình thường trong xã hội. Vì vậy chúng ta nên đánh giá con người một cách thận trọng chính xác trước khi quyết định làm bạn giúp đỡ họ… Bài học thứ ba: “Ai cũng nên biết bơi”. Biết bơi chỉ là việc nhỏ, trên thực tế con người cần biết rất nhiều điều, chuẩn bị các kĩ năng cho bản thân để không phải phụ thuộc vào người khác. Như vậy sẽ độc lập tự chủ hơn và kiểm soát kết quả tốt hơn. 2. Cách nhà quản trị giỏi cần đánh giá năng lực và nhìn nhận bản chất của nhân viên: Một nhà quản trị giỏi thì cần phải biết đánh giá đúng năng lực và nhìn nhận được bản chất của nhân viên mà mình quản lý. Câu hỏi đặt ra là nhà quản trị phải đánh giá và nhìn nhận bản chất của nhân viên như thế nào. Nhà quản trị giỏi nhìn nhận bàn chất của nhân viên căn cứ vào những biểu hiện của họ khi làm việc. Đồng thời thông qua những đồng nghiệp, những người thân thiết với nhân viên trong doanh nghiệp cũng là một cách để nhà quản trị đánh giá và nhìn nhận bản chất nhân viên. Mọi nhân viên trong công ty đều có những năng lực và bản chất riêng. Đôi lúc vì một lý do nào đó mà nhân viên lại làm những hành động ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Mặc dù họ biết rằng việc mình làm là sao nhưng họ vẫn làm vì đó là bản chất của họ. Theo câu chuyện ngụ ngôn trên thì nhà quản trị cũng cần hết sức tỉnh táo và sáng suốt trong việc đánh giá nhân viên của mình. Những biển hiện bên ngoài đôi khi che lấp đi cái bản chất bên trong mỗi con người. Và điều nhà quản trị cần là biết được nhân viên của mình đang suy nghĩ điều gì. Nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá quá đắt vì nhà quản trị không đánh giá đúng bản chất và năng lực của nhân viên dẫn đến kết quả doanh nghiệp bị phá sản. Một người có năng lực chưa hẳn là người có bản chất tốt. Ngược lại một người có bản chất tốt đôi khi lại thiếu năng lực cần thiết cho công việc. Điều quan trọng mà nhà quản trị phải nhớ là không nên đánh giá một cách thẳng thừng mà điều nhà quản trị phải làm là giữ cân bằng giữa năng lực và bản chất của nhân viên để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đó mới là mục tiêu cuối cùng của quản trị nhân sự. Còn cách đánh giá của nhà quản trị chỉ là căn cứ giúp họ đề ra phương hướng biện pháp và cách thức để việc quản trị nhân sự tại doanh nghiệp đạt được hiệu quả thực sự. . cùng của quản trị nhân sự. Còn cách đánh giá của nhà quản trị chỉ là căn cứ giúp họ đề ra phương hướng biện pháp và cách thức để việc quản trị nhân sự tại. bản chất của nhân viên mà mình quản lý. Câu hỏi đặt ra là nhà quản trị phải đánh giá và nhìn nhận bản chất của nhân viên như thế nào. Nhà quản trị giỏi nhìn