Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chính sách công của
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU TRƯỚC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC
TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN HỮU TRƯỚC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC
TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ngườikhác công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
Trần Hữu Trước
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 7
1.1 Các khái niệm cơ bản 7
1.2 Nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững 8
1.3 Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững 11
1.4 Trách nhiệm thực hiện của các chủ thể 13
1.5 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững 15
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM 20
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam 20
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam thời gian qua 26
2.3 Nguyên nhân đạt được những thành tựu và dẫn đến những tồn tại khi thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức 43
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 49 3.1 Giải pháp về đất đai, vốn, thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật 49
3.2 Kiện toàn hệ thống quản lý bảo vệ rừng 54
Trang 53.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền
vững 55
3.4 Hoàn thiện các chính sách phát triển rừng 56
3.5 Giải pháp về tổ chức thực hiện 60
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6: Hội đồng nhân dân: Kinh tế - xã hội: Lâm nghiệp trang trại: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý bảo vệ rừng
: Tài nguyên và Môi trường: Ủy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1 Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu đất đai năm 2017
2.2 Kết quả giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức
2.3 Báo cáo kết quả chương trình tín dụng cho vay theo
chương trình dự án phát triển lâm nghiệp (WB3)
2.4 Danh sách các hộ tham gia chứng chỉ rừng FSC trên địa
bàn huyện Hiệp Đức (năm 2016)
2.5 Danh sách các hộ tham gia chứng chỉ rừng FSC trên địa
bàn huyện Hiệp Đức (năm 2017)
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, là bộ phận quan trọngcủa môi trường sinh thái, có giá trị to lớn về kinh tế - xã hội Rừng có vị tríquan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Trong xu hướng toàn cầu hoá hiệnnay, rừng ngày càng khẳng định vị trí của mình thông qua các mặt hàng xuấtkhẩu có nguồn gốc từ lâm sản, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà cònvươn ra thị trường thế giới Rừng là cơ sở để phát triển ngành lâm nghiệpvững mạnh và trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, rừng ngày càng khẳngđịnh vị trí của mình với tư cách đối tượng quan trọng của một lĩnh vực sảnxuất vật chất của con người Hằng năm rừng mang về nguồn thu hàng tỷ đôla,góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước
Bên cạnh vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, rừng không chỉđem lại những giá trị trực tiếp như những loại lâm sản mà còn đem lại nhữnggiá trị gián tiếp như bảo vệ môi trường cảnh quan, điều tiết và lưu giữ nguồnnước, cải tạo đất, cân bằng hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu, bảo tồn cácnguồn gen động thực vật quý hiếm
Từ đây, có thể thấy, sự đóng góp của rừng đối với đời sống xã hội là hếtsức quan trọng Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, pháttriển và bảo vệ rừng luôn là mối quan tâm đặc biệt Bởi lẽ, bảo vệ rừng và duytrì phát triển kinh tế rừng là tất yếu khách quan phù hợp với điều kiện kinh tế-
xã hội vùng miền núi Tuy nhiên, phát triển kinh tế rừng còn chưa tương xứngvới tiềm năng và lợi thế hiện có, hiệu quả kinh tế chưa cao, bộc lộ nhiều yếukém, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp Tàinguyên rừng cạn kiệt, môi trường sinh thái rừng có chiều hướng suy thoái, đờisống người dân có nguy cơ tách khỏi rừng, người dân sống phụ thuộc vàorừng chưa tìm được kế mưu sinh bền vững, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao Nhận
Trang 9thức rõ điều này, quản lý và phát triển rừng bền vững được xác định là chiếnlược quan trọng của nước ta nhằm phát huy tối đa tiềm năng của ngành gópphần đóng góp vào nền kinh tế quốc dân; cải thiện đời sống người dân vùngrừng núi; bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng Nhà nước đã và đangtừng bước hoàn thiện khuôn khổ thể chế chính sách và thúc đẩy các hoạt độngthực tiễn để quản lý và phát triển rừng bền vững.
Hiệp Đức là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tựnhiên 49.418 ha, trong đó: diện tích đất lâm nghiệp 35.407 ha Điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội của huyện nói chung và các xã, thị trấn nói riêng, phùhợp với việc phát triển kinh tế lâm nghiệp Trong những năm qua, công tácphát triển lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng kể Người dân đãthực sự quan tâm và phát triển nghề rừng, đặc biệt là công tác trồng rừng Tuynhiên, hiện đời sống, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của các xã và nhân dântrên địa bàn toàn huyện còn nhiều khó khăn Những khó khăn này gây ảnhhưởng không nhỏ đến nền kinh tế chủ yếu dựa trên lâm nghiệp và nhất làcông tác phát triển rừng bền vững của huyện Hiệp Đức Thực tế trên đòi hỏiphải có những đổi mới trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng ngay trên địa bàn Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Thực hiện
chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chính sách công của
mình với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề liên quan đến chính sách
phát triển rừng và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách phát triểnrừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong giai đoạn tới
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, công tác tuyên truyền về quản lý rừng bền vững bắt đầuđược tiến hành từ đầu năm 1998 chủ yếu do Tổ công tác quốc gia thực hiệnvới sự hỗ trợ của các tổ chức như: Quỹ rừng nhiệt đới (TFT), Dự án cải cách
Trang 10hành chính (REFAS) của GTZ, WWF Đông dương…Hình thức phổ cập vềquản lý rừng bền vững rất phong phú, gồm: hội nghị, hội thảo quốc gia, vùng,tỉnh; giảng dạy, tập huấn và phổ cập kiến thức Nhiều dự án của các tổ chứcPhi Chính phủ trên thế giới về bảo vệ và phát triển rừng Tuy nhiên, cho đếnnay, từ góc độ chuyên ngành Chính sách công, chưa có nhiều công trìnhnghiên cứu sâu về chính sách phát triển rừng, đặc biệt là chính sách phát triểnrừng bền vững gắn với công tác bảo vệ môi trường Hiện vấn đề phát triểnrừng bền vững đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu về chính sáchLâm nghiệp, trong số đó có những công trình sau:
- William D.Sunderlin và Huỳnh Thu Ba (2005) “Giảm nghèo và rừng ởViệt Nam’’, nhà xuất bản: Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế, xuấtbản năm 2005: Nội dung nổi bật của cuốn sách này đã đưa ra những lời giảiđáp cho một số câu hỏi cơ bản có liên quan đến khả năng và mức độ tàinguyên rừng đã và sẽ đóng góp cho mục đích giảm nghèo ở Việt Nam Từ đóvận dụng vào huyện Hiệp Đức
- GS.TS Nguyễn Trần Trọng ‘’Phát triển Lâm nghiệp Tây Nguyên’’, Tạpchí cộng sản số 7 (199) năm 2010: đã khái quát đánh giá được thực trạng củangành lâm nghiệp Tây Nguyên, chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân,
đề ra các giải pháp thiết thực tại Tây Nguyên
- TS Lê Trọng Hùng ‘’Nghiên cứu sự vận động của đất rừng sản xuấtsau khi giao cho các hộ gia đình tại một số tỉnh’’, Tạp chí Nông nghiệp vàphát triển nông thôn số 7, tháng 7/2008, thể hiện 3 vấn đề: thứ nhất, khi nhậnthức của người dân về sản xuất lâm nghiệp đã thay đổi, các hộ gia đình đượcphỏng vấn đều mong muốn có thêm đất để sản xuất rừng Thứ hai, nhóm hộ
có quyền sử dụng đất lâm nghiệp có thu nhập tăng Thứ ba, nhóm hộ khá vàtrung bình cơ bản là mua, thuê thêm quyền sử dụng đất rừng sản xuất và liêndoanh, còn các hộ nghèo thì bán hay cho thuê Như vậy các hộ khá giả có
Trang 11thêm đất và các hộ nghèo thì giảm diện tích, tình trạng người nghèo sẽ không
có đất sẽ gia tăng
- Luận văn “Chính sách phát triển Lâm nghiệp trên địa bàn huyện BắcTrà My, tỉnh Quảng Nam” của ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng PhòngNN&PTNT huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam: Tại luận văn này, tác giảcũng đã đánh giá và đưa ra một số giải pháp thực hiện chính sách của huyệnBắc Trà My Tuy nhiên, lâm nghiệp là lĩnh vực rộng vì vậy do thời gian thựchiện có hạn nên luận văn cũng chưa phân tích đánh giá chi tiết lĩnh vực rừngbền vững
- Đề án “Phát triển chuỗi giá trị keo gỗ lớn theo FSC nhằm tăng thunhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng hấp thụ các bon” củaHợp tác xã Nông nghiệp Hiệp Thuận, tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam:
Đề án này rất thiết thực và phù hợp với thực tế của huyện Hiệp Đức Tuynhiên, đề án chỉ thực hiện trong phạm vi một xã, không tác động lớn đếnnhững xã có diện tích đất rừng nhiều như xã Phước Gia, Phước Trà,
Sông Trà, đây là những xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và diện tích đấtrừng tương đối lớn
Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá một cách có khoa học việc thực hiệnchính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh QuảngNam có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đặcbiệt là cơ sở để hoạch định các giải pháp phát triển kinh tế rừng theo hướngbền vững
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc thực hiện chínhsách phát triển rừng bền vững, đồng thời đánh giá tình hình thực hiện chínhsách phát triển rừng bền vững tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, luận văn
Trang 12đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách pháttriển rừng bền vững tại huyện Hiệp Đức trong giai đoạn tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiệnchính sách phát triển rừng bền vững bền vững tại huyện Hiệp Đức, tỉnhQuảng Nam;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triểnrừng bền vững tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững tại huyện Hiệp Đức,tỉnh Quảng Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Tập trung đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát
triển rừng bền vững từ năm 2014 đến năm 2017; Hằng năm có đánh giá lại kếtquả thực hiện từ những giải pháp đã đưa ra
Về không gian: Địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước về thực hiện chính sách bảo vệ và phát triểnrừng Luận văn sử dụng phương pháp luận liên ngành chính sách công, xã hộihọc và luật học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 13Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ dữ liệu của PhòngNN&PTNT, phòng TN&MT, BQL dự án và rừng huyện hiệp Đức.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu khi thu thập So sánhcông tác quản lý rừng bền vững trước và sau khi thực hiện các chính sách pháttriển rừng bền vững, phương pháp chuyên gia, phương pháp nội suy và ngoạisuy logic
Phương pháp khảo sát, thăm dò thực tế qua tham vấn ý kiến các cán bộ
am hiểu tình hình thực tế địa phương
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đưa ra các căn cứ khoa học trong việc thực hiện chính sách phát triểnrừng bền vững, làm rõ những qui định của pháp luật về thực hiện chính sáchphát triển phát triển rừng bền vững góp phần bổ sung, hoàn thiện các qui định
về thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần đánh giá, hệ thống lại việc áp dụng, thực hiện chínhsách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Namtrong thời gian qua, xác định những điểm hợp lý, điểm mạnh để tiếp tục pháttriển và những điểm còn hạn chế để đề ra giải pháp khắc phục nhằm tăng tínhhiệu quả trong việc quản lý, phát triển rừng tại địa phương
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung chính của luận văn bao gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển rừngbền vững tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Trang 14CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HIỆP
ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM
1.1 Các khái niệm cơ bản
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng,
nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phầnchính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều caođược xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cáthoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tànche từ 0,1 trở lên
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phụchồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quyđịnh của pháp luật
Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi vàtài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao,được thuê để trồng rừng
Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng
Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được
các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị vànâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vữngquốc phòng, an ninh
Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích
Trang 15rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.
Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng
rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thông quahợp đồng cho thuê rừng
Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng
để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông quahợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật
Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng
Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân
cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán [23].
Theo Luật đất đai 2013, có một số khái niệm có liên quan như:
Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết
định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
Đất lâm nghiệp, được xếp chung với nhóm đất nông nghiệp, bao gồm
các loại đất: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
1.2 Nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững.
Chứng chỉ rừng (CCR) được coi là công cụ mềm để thiết lập Quản lýrừng bền vững nhằm vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế,vừa đảm bảo các mục tiêu về môi trường và xã hội Để đảm bảo rừng sản xuấtđược quản lý bền vững, trước hết các cơ sở sản xuất kinh doanh rừng phải đạt
"Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững" Để xác nhận Quản lý rừng bền vững,phải tổ chức đánh giá và cấp Chứng chỉ rừng Lợi ích của cấp chứng chỉ là sảnphẩm từ rừng có tính cạnh tranh cao trên những thị trường và đặc biệt là coitrọng bảo vệ rừng và môi trường Một trong những mục tiêu của Chiến lượclâm nghiệp Quốc gia đến năm 2020 là: phải có 30% rừng sản xuất được
Trang 16cấp chứng chỉ và xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD trong đó có 7 tỷ USD là đồ gỗ Đểhoàn thành những mục tiêu cơ bản trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai
đoạn 2006-2020, [3] thì một số nội dung của các chính sách liên quan cần
thiết được thực hiện đó là:
1.2.1 Nội dung thực hiện chính sách giao rừng, cho thuê rừng
- Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20- Nghị định số 23/2006/NĐ-CPngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, công tác giao đất giao rừng gồm những nội dung sau:
Nhu cầu sử dụng rừng của tổ chức, hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân
cư thôn phải được thể hiện trong các văn bản sau
+ Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; dự án vàvăn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với tổchức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn được
Ủy ban nhân dan cấp xã nơi có rừng xác nhận
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cánhân phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn cấp huyện
- Theo Điều 21 của Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ
và phát triển rừng nêu rõ việc cho thuê rừng được căn cứ vào các quy địnhnhư sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước cho thuêrừng theo quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng
+ Thẩm quyền cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định này
Trang 17+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài:
* Được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư theoquy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về đầu tư củaViệt Nam
* Việc thuê rừng tự nhiên để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng,
du lịch sinh thái - môi trường hoặc sản xuất kinh doanh lâm sản do Thủ tướngChính phủ quy định
+ Việc cho thuê rừng phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụngrừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ cómột tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chứcđấu giá
+ Việc cho thuê rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm khu rừng chothuê và phải được ghi trong quyết định cho thuê rừng, trong hợp đồng thuêrừng về vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng,trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩmquyền bàn giao rừng cho thuê tại thực địa
1.2.2 Nội dung thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng
- Theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng chínhphủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảmnghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-
2020 [29] Tại Khoản 2, Điều 3 của nghị định này quy định về khoán bảo vệ
rừng như sau:
+ Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
* Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 1,
2, Điều 2 của Nghị định này;
* Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình
Trang 18+ Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
* Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
* Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quyđịnh pháp luật hiện hành của Nhà nước
Hệ thống quản lý lâm nghiệp bao gồm hệ thống quản lý Nhà nước vềrừng, đất rừng và hoạt động lâm nghiệp, ngoài nhiệm vụ tạo ra một vùng sảnxuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của ngành phục vụnhu cầu trong nước và xuất khẩu, còn có trách nhiệm xây dựng những khuvực rừng phòng hộ, đặc dụng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra nguồn thunhập kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng
1.3 Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững
Một số văn bản do Trung ương ban hành:
Luật lâm nghiệp năm 2017 ngày 15/11/2017
Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004 và sửa đổi một số nộidung (năm 2016)
Luật đất đai 29/11/2013
Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chínhphủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗtrợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâmnghiệp;
Quyết định số 886/2017/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tưởng Chínhphủ về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giaiđoạn 2016 – 2020;
Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;
Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/8/2013 Ban hành Chươngtrình hành động thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013
Trang 19của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về phê duyệt Đề án Tái cơ cấungành Lâm nghiệp;
Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ NN&PTNT
về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trịrừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020;
Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của BộNN&PTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/2017/QĐ-TTg ngày16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu pháttriển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 -2020;
Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng chính phủ về
cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèonhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày 16/10/2014 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt danh mục dự án “Bảo vệ và Quản lý tổng hợp các hệ sinhthái rừng ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai” sử dụng vốn ODA củaChính phủ CHLB Đức;
Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ NN&PTNT
về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trịrừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 – 2020;
Một số văn bản do tỉnh Quảng Nam và huyện Hiệp Đức ban hành:
Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 20/8/2013 của UBND tỉnh QuảngNam Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấungành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bềnvững giai đoạn 2016 – 2020;
Quyết số 682/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam
về việc ban hành chương trình hành động tăng cường công tác quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày
Trang 2012/01/2017 của Ban bí thư TW đảng và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày04/11/2016 của tỉnh ủy Quảng Nam;
Quyết định số 2762/QĐ-UBND ngày 01/9/2010 của UBND tỉnh QuảngNam về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tăngcường các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Thực hiện Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBNDhuyện Hiệp Đức về việc ban hành Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyệnHiệp Đức theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giaiđoạn 2016-2020;
Thực hiện Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBNDhuyện Hiệp Đức về việc phê duyệt đề án phát triển sản xuất, nâng cao thunhập cho người dân xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức giai đoạn 2014-2020;
1.4 Trách nhiệm thực hiện của các chủ thể
Tại Điều 18 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT, quy định trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước các cấp như sau:
Đối với Tổng cục Lâm nghiệp
Tập huấn, hướng dẫn việc xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừngbền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trong phạm vi cả nước;Kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện phương án quản lý rừngbền vững của chủ rừng và kiểm tra, thanh tra hoạt động của Tổ chức đánh giá,cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật
Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chủ rừngxây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tạiĐiều 27 của Luật Lâm nghiệp và quy định tại Thông tư này;
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình duyệt phương ánquản lý rừng bền vững trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư này;
Trang 21Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bố trí nguồn vốn và hướng dẫn sử dụngkinh phí xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ quản lýrừng bền vững và thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững theo quyđịnh của pháp luật.
Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừngbền vững;
Phối hợp với các cơ quan liên quan, kiểm tra việc xây dựng, thực hiệnphương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng;
Hằng năm trước ngày 15 tháng 12, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Lâm nghiệp) kết quả xâydựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lýrừng bền vững trên địa bàn tỉnh
Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết thành nhóm hộ
để tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉquản lý rừng bền vững
Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã
Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân có rừng và đất lâm nghiệp liên kếthình thành nhóm hộ để xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững
và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
Theo dõi việc thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững của chủrừng trên địa bàn theo nội dung, kế hoạch đã xác định trong phương án quản
lý rừng bền vững được phê duyệt
Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững có hiệuquả hay không còn phải kể đến sự hợp tác từ phía người dân có tham gia tích
Trang 22cực trong việc tiếp thu chính sách, tích cực trong việc quản lý, khai thác rừng.Nếu người dân có ý thức trách nhiệm tốt, có sự phối hợp chặt chẽ với các chủthể thực thi chính sách thì công tác phát triển rừng bền vững sẽ đạt hiệu quảcao và nhanh chóng phát triển mạnh trong cộng đồng.
1.5 Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững
1.5.1 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển rừng của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện xác định phát triển kinh
tế rừng là then chốt, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả cộngđồng với phương châm “Rừng còn – Tây Giang phát triển, rừng mất – TâyGiang suy vong” Công tác phát triển rừng được các cấp ủy, chính quyền địaphương quan tâm, người dân đã có ý thức tham gia phát triển rừng, đặc biệtTây Giang có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, có kinh nghiệm, đã được rútkinh nghiệm từ quá trình triển khai thực hiện chương trình dự án trồng rừng
327 trước đây Thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ,huyện Tây Giang thành lập Ban quản lý Dự án 661 huyện với lực lượng cán
bộ đã có kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo các dự án lâm nghiệp Cùng với
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ủy, chính quyền đoàn thể, thông qua các nộidung văn bản chỉ đạo đã tác động sâu sắc đến từng cơ sở chính quyền các xã,tới người làm rừng Hàng năm, được nhà nước hỗ trợ vốn thông qua cácchương trình mục tiêu quốc gia nên đã động viên, khuyến khích người dântham gia trồng rừng, sử dụng có hiệu quả đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng,góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệtkhó khăn
1.5.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững ở tỉnh Kon Tum
Trang 23Kon Tum là một trong những tỉnh có diện tích rừng lớn trong cả nước,với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Cùng với quá trình pháttriển kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng của tỉnh bị suy giảm cả về diện tích vàchất lượng, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn, duy trì và phát triển đadạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu Nhưng từ khi chính sách chi trảdịch vụ môi trường rừng, chính sách phát triển rừng bền vững theo hướngchứng chỉ rừng được triển khai thực hiện tại nhiều huyện vùng sâu, vùng xacủa tỉnh thì những cánh rừng đã xanh trở lại, đời sống đồng bào dân tộc thiểu
số được cải thiện, qua đó thu hút họ tích cực tham gia quản lý, bảo vệ, gắnđược trách nhiệm của người dân đối với rừng
1.5.3 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địaphương đi đầu trong công tác khôi phục sự đa dạng sinh học rừng, phát triểnrừng trồng gỗ lớn theo hướng FSC Thông qua chính sách phát triển rừng gỗlớn đã nâng cao vai trò quản lý nhà nước về quản lý rừng và đất rừng; đẩymạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trên các phương tiệnthông tin đại chúng và vận động nhân dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư ở cáckhu vực gần rừng, ven rừng tham gia tích cực bảo vệ rừng
Từ kinh nghiệm thực tiễn và tính hiệu của các mô hình của tỉnh ThừaThiên Huế, Kon Tum thì cần phải rút ra nhiều vấn đề để thực thi chính sáchphát triển rừng bền vững ở tỉnh Quảng Nam đó là: Việc xây dựng chính sáchphát triển rừng bền vững phải gắn được trách nhiệm của người dân tham giavào việc bảo vệ rừng, phát huy vai trò của người dân tham gia vào việc thựchiện chính sách đồng thời nâng cao chất lượng, cải thiện thu nhập của ngườidân từ rừng trồng
Trang 241.5.4 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Ý thức được tầm quan trọng và chuỗi giá trị của rừng đối với các hoạtđộng kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái, chính quyền huyện Trà Bồng đãlồng ghép các chương trình dự án phát triển sản xuất vào hoạt động phát triểnkinh tế rừng, tổ chức tốt việc rà soát diện tích rừng; giao đất, giao rừng chocác tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân vềcông tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nhân rộng các mô hình trồng rừng
có hiệu quả như Quế Trà Bồng đã có thương hiệu, đồng thời triển khai các dự
án về phát triển rừng của Chính phủ như chương trình phủ xanh đất trống đồinúi trọc
Đối với Hạt kiểm lâm huyện đã phát huy tốt vai trò tham mưu cho cấp
ủy, chính quyền về triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng cho lực lượngkiểm lâm các địa bàn xã Cụ thể, Hạt đã phân công cán bộ kiểm lâm xuốngđịa bàn giúp UBND các xã kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ và pháttriển rừng ở địa phương; phối hợp với các tổ chức đoàn thể hướng dẫn vàgiám sát các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng Cán bộkiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã thực hiện quản lý Nhà nước vềrừng và đất lâm nghiệp; tuyên truyền phổ cập giáo dục các quy định về lâmnghiệp cho cộng đồng dân cư; xây dựng các tổ chức quần chúng phòng cháy,chữa cháy rừng, đồng thời tổ chức kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thờicác hành vi vi phạm…
Đối với người dân thực hiện quản lý rừng cộng đồng, xây dựng hươngước quản lý rừng cùng chia sẽ lợi ích, ý thức chấp hành và thực hiện tốt LuậtBảo vệ và phát triển rừng
Với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phát triển rừng mới bằngcác biện pháp lâm sinh như trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng, trong
Trang 25những năm gần đây công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng ởhuyện Trà Bồng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việclàm cho hàng nghìn lao động ở khu vực gần rừng.
1.5.5 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Cạn
Việc giao đất rừng cộng đồng cho thôn bản chỉ có thể được thực hiệntrên cơ sở tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương, chínhquyền các cấp trong việc giải quyết tranh chấp, xây dựng bản đồ hiện trạng vàhoàn thiện hồ sơ giao đất
Việc áp dụng hướng dẫn Quản lý rừng cộng đồng của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn theo Nghị định 106/2006/NĐ-BNN ngày 27/11/2006nên linh hoạt và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế và văn hóa địaphương
Nâng cao năng lực cho người dân địa phương về quyền tiếp cận đất rừngcộng đồng, quyền thu hoạch và trách nhiệm bảo vệ rừng cộng đồng được xem
là một hoạt động quan trọng cho việc thưc hiện thành công kế hoạch quản lýrừng cộng đồng
Quỹ phát triển rừng cộng đồng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sựtham gia của các thành viên trong cộng đồng vào quản lý rừng cộng đồng.Việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng đã có một số tác động tích cực đếncộng đồng trên các khía cạnh cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường và nâng caochất lượng rừng: giảm các vi phạm về khai thác lâm sản trái phép; rừng cộngđồng đã được bảo vệ tốt và chất lượng rừng tăng lên
Trang 26Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã trình bày khái quát cơ sở lý luận và thựctiễn của việc thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyệnHiệp Đức, tỉnh Quảng Nam như: Các khái niệm có liên quan, các quan điểm,mục tiêu, vấn đề của chính sách phát triển rừng bền vững lớn của Đảng, Nhànước Các chính sách giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ người dânsống giáp ranh với rừng, người đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh
kế gắn với công tác phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái bềnvững Vì vậy, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển rừng bền vữngNhà nước đã ban hành nhiều quy định, nhiều chính sách hỗ trợ để nhân dânkhó khăn miền núi được hưởng các quyền lợi của Nhà nước Tại chương 1,nhiều chính sách phát triển rừng bền vững của một số địa phương có điều kiệntương đồng với địa phương được tổng hợp và làm rõ, qua đó có thể tiếp nhậnphát huy những mặt tích cực đồng thời tìm ra giải pháp khắc phục những hạnchế nhằm cụ thể hóa việc thực thi các chính sách phát triển rừng bền vữngtrên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
RỪNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC
TỈNH QUẢNG NAM2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên
Trang 28huyện miền núi khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có phần lớn diện tích đất
thuộc nhóm đất đỏ Loại đất này nghèo dinh dưỡng, thường ở địa hình cao
nên ít thích hợp để phát triển nông nghiệp Hiện nay đa số diện tích đã được
sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, nhưng vẫn còn một số nơi bỏ hoang chưa
sử dụng, cần có biện pháp, kế hoạch sử dụng diện tích này hợp lý nhằm hạn
chế xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu đất đai năm 2017
Trang 2921
Trang 302.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Trang 314.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác
22
Trang 322.1.2.2 Tài nguyên rừng
Với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 31382,5ha chiếm 63,2% tổng diệntích đất tự nhiên, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 210.000 tấn, giá trịsản xuất ước đạt khoảng 210 tỷ đồng Vì vậy, huyện Hiệp Đức có điều kiện tựnhiên thuận nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, có tài nguyên rừngphong phú đa dạng với các loại động vật, thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tếcao thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng Một số loài động thực vật quýhiếm và nằm trong sách đỏ cần được bảo vệ như:
- Động vật: có Lợn rừng, Gà rừng, Hổ, Nai, Khỉ, Gấu, Tê tê, Vọc chà vá,
Vượn, Sao la, Sơn dương, Chồn bay, các loại Rùa và các loại chim muôn,đặc biệt là ong cung cấp một lượng mật lớn đáng kể ra thị trường hàng năm
- Thực vật: gồm các loài gỗ có giá trị kinh tế cao như Lim, Kiền kiền,
Giổi, Chò, Huỷnh, Sến, Sưa và các loài tre nứa, song mây, lá dong, lá đốt, lánón Ngoài ra còn có các loại dược liệu quý hiếm như Nhân sâm, Sâm nam,Thiên niên kiện, Thạch xường bồ
Trước tác động của biến đối khí hậu và con người, hệ sinh thái tự nhiêncủa huyện Hiệp Đức đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ Diện tích rừngnguyên sinh giảm đáng kể, một số nguyên nhân chủ yếu như:
Đốt nương làm rẫy: hàng năm có khoảng 120 ha rừng bị mất do đốt
nương làm rẫy Mặc dù đã có một số biện pháp nhằm chủ động ngăn ngừa thiệthại rừng do sản xuất nương rẫy, trồng Keo nguyên liêu như thực hiện quy hoạchvùng nương rẫy, rừng Keo nguyên liệu, cây dược liệu và tăng cường chỉ đạoquản lý, nghiêm cấm phá rừng để làm nương rẫy Nhưng hàng năm trên địa bànhuyện vẫn còn một số địa phương quản lý chưa chặt chẽ công tác quản lý bảo vệrừng như: xã Phước Trà, xã Thăng Phước, xã Phước Gia
Do khai thác rừng bừa bãi: Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn,cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng và đất rừng Trong
Trang 33khi đó việc phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư, mở các cơ sở chế biến hàngthủ công mỹ nghệ tận dụng từ nguồn nguyên liệu mây, tre, chế biến hàngnông sản hầu như chưa có Do đó người dân thiếu việc làm, lâm tặc lợi dụngtình hình khó khăn này để tổ chức lôi kéo một số đại bộ phận nhân dân thamgia khai thác gỗ, săn bắn động vật trái phép Hiệp Đức trở thành điểm nóngcủa tỉnh Quảng Nam trong việc khai thác lâm sản trái phép Trong khi đó côngtác xử lý các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép chưa nghiêmngặt và triệt để, chưa điều tra làm rõ những kẻ chủ mưu, đầu nậu nên tìnhtrạng này chưa giải quyết triệt để.
Khai thác Keo non tuổi: Hiệp Đức là một trong 02 huyện của tỉnh QuảngNam được tổ chức WWF hỗ trợ trong việc phát triển rừng bền vững gắn vớichứng chỉ FSC Việc tham gia chứng chỉ rừng FSC thì bắt buộc người trồngrừng phải kéo dài chu kỳ trồng, từ đó tăng độ che phủ rừng, góp phần cảithiện hệ sinh thái môi trường Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan như giá
cả, thời tiết nên người dân tham gia trồng rừng bán rừng trồng sớm hoặc diệntích tham gia hạn chế
2.1.3 Về tình hình kinh tế lâm nghiệp
Thực trạng đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu là rừng sản xuất và rừngphòng hộ Công tác giao đất, giao rừng được đẩy mạnh, đã thực hiện tốt việcgiao khoán, quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng cho hộ nhân dân Công tác trồngrừng theo các chương trình mục tiêu, các dự án được đầu tư và quản lý chặt chẽ.Diện tích đất trồng đồi núi trọc dần dần được đầu tư trồng rừng và khoanh nuôitái sinh nâng cao độ che phủ rừng, đồng thời trong những năm qua lâm nghiệpđóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện
Đóng góp của giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sảnxuất của huyện: Giá trị sản xuất đạt 10.960,14 triệu đồng năm 2010, trong đókinh tế nhà nước đạt 1.160,15 triệu đồng, kinh tế cá thể đạt 9.800 triệu đồng
Trang 34Năm 2017 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 11.000 triệu đồng Giá trị sảnxuất của ngành lâm nghiệp còn thấp, nhưng thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, hộgia đình có ý thức kinh doanh, hạn chế phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
- Tác động đến cơ cấu kinh tế của huyện:
+ Tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế:
Năm 2014 tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 9,02%tổng giá trị sản xuất của toàn huyện, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 31,65%,
tỷ trọng ngành thủy sản chiếm 4,22%, công nghiệp chiếm 19,39%, dịch vụ chiếm35,72% Cơ cấu kinh tế qua các năm có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷtrọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăngdần Tuy nhiên tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế vẫn còn thấp, cơcấu kinh tế hiện nay vẫn là nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, ngành lâm nghiệpthực sự chưa tác động tích cực đến cơ cấu kinh tế của huyện Trong giai đoạn2015-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII đã đề ra phươnghướng phát triển kinh tế theo cơ cấu vẫn là nông nghiệp-dịch vụ-công nghiệp,trong đó xác định lâm nghiệp là thế mạnh
Công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đầu nguồncũng được chỉ đạo thực hiện tích cực nên đã hạn chế được số vụ cháy rừngtrên địa bàn huyện Tuy nhiên tình trạng phá rừng diễn biến ngày càng rấtphức tạp, việc vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép vẫn còn diễn ra ngày càngtinh vi và có tính nghiêm trọng hơn
* Kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã: tiếp tục có sự
chuyển biến tích cực, nhiều mô hình trang trại theo hướng nông - lâm - thủysản kết hợp được đầu tư mở rộng Toàn huyện hiện có 211 trang trại và 481vườn nhà cho hiệu quả kinh tế, vượt 48%KH Triển khai Đề án phát triển câycao su và cơ chế hỗ trợ với kinh phí trên 319,7 triệu đồng, trong năm 2017 chỉtrồng được 486,7 ha, đạt 60,84%KH, nguyên nhân là do nhân dân chưa mạnh
Trang 35dạn chuyển đổi đất trồng cây nguyên liệu giấy sang trồng cao su tiểu điền vànguồn cung ứng cây giống đảm bảo chất lượng trên địa bàn huyện còn rất hạn
chế [43].
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam thời gian qua
Trên địa bàn huyện Hiệp Đức từ năm 2014 đến nay (tháng 5 năm 2018)
có 03 chương trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý đó là:theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chi trảdịch vụ môi trường rừng, tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 1879/QĐ-TTgngày 16/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum
và Gia Lai” sử dụng vốn ODA của Chính phủ CHLB Đức; Quyết định số852/2004/QĐ-TTg ngày 06/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kếtquả đàm phán dự án “Phát triển ngành Lâm nghiệp”, do Ngân hàng Thế giới(WB) tài trợ, Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp trong khuôn khổ Chươngtrình Phát triển Ngành Lâm nghiệp giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác,các nhà tài trợ (gọi tắt là dự án WB3) Thực hiện chính sách ưu đãi đối với đốitượng được trồng rừng trên đất rừng sản xuất; trồng, bảo vệ rừng đối với rừngnguyên sinh tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướngchính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sáchgiảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn2015-2020
2.2.1 Những thành tựu đạt được từ việc thực hiện các chính sách trên như sau
2.2.1.1 Chính sách giao đất giao rừng, khoán bảo vệ rừng
- Chính sách giao đất giao rừng: thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề
rừng dần dần chuyển ngành lâm nghiệp quốc doanh kinh tế tập thể chuyển
Trang 36sang lâm nghiệp xã hội, sở hữu toàn dân dưới hình thức cá nhân, hộ gia đình
và cộng đồng quản lý, sử dụng và phát triển nên công tác giao đất giao rừngđến từng cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng thôn bản… được UBNDhuyện triển khai trong những năm gần đây
Năm 2014 thực hiện thí điểm mô hình giao cho cộng đồng thôn quản lýbảo vệ rừng và phát triển rừng có hiệu quả tại thôn Thôn 2, xã Hiệp Thuận,giao 496 ha đất rừng cho các hộ gia đình bước đầu đã có dấu hiệu ổn định.Đến nay Ủy ban nhân dân huyện đã giao được 15.801,52 ha đất và rừng cho
05 cộng đồng thôn với 885 hộ/4 xã theo chủ trương của tỉnh
Ngoài ra Ủy ban nhân dân huyện tiến hành quy hoạch phân giao 1.992
ha đất nương rẫy cho nhân dân sản xuất nông nghiệp, ngăn chặn tình trạngphá rừng già, rừng đầu nguồn để làm nương rẫy
Theo điều tra khảo sát, những hộ được giao đất giao rừng là những hộnghèo và hộ cận nghèo, để phát triển trồng rừng nhà nước đã đầu tư một phầncây giống thông qua dự án hỗ trợ sản xuất hàng năm đối với đồng bào dân tộcthiểu số ở vùng khó khăn, hoặc hỗ 2 triệu đồng/1 ha rừng trồng rừng sản xuấthoặc cho vay vốn ưu đãi chương trình trồng rừng, khuyến khích người dântham gia trồng rừng để hưởng lợi Đối với những hộ được giao đất giao rừng
là những hộ trung bình và hộ khá, nhóm hộ này họ biết cách làm ăn, mạnhdạn vay vốn đầu tư phát triển trồng rừng, nhà nước cũng quan tâm đến nhóm
hộ này vì họ là những đầu tàu, chia sẽ những kinh nghiệm hay, giúp ngườinghèo trong cộng đồng vươn lên làm giàu
Tình hình giao đất giao rừng cho cộng đồng, nông dân địa phương quản
lý, một số diện tích rừng đã có chủ, người dân đã góp phần bảo vệ và pháttriển rừng một cách tích cực và có hiệu quả trên diện tích được giao quản lý,
giảm dần tình trạng phá rừng làm rẫy [42].
Trang 37Bảng 2.2 Kết quả giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Hiệp Đức
(Nguồn: Báo cáo VP ĐKĐĐai huyện)
Dựa vào số liệu có thể nhận thấy rằng việc triển khai thực hiện chínhsách phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức được triển khaiđồng đều ở các xã từ đó đem lại hiệu quả về nhiều mặt, người dân biết tậndụng và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai một cách triệt để và hợp
lý, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, giải quyết công ăn việclàm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ giađình một cách ổn định và bền vững, cân bằng nền kinh tế của huyện
Trang 38gia đình, cách tính toán nhu cầu lương thực và vốn vay cho hộ, trồng trọt,…của UBND huyện Hiệp Đức được người dân hưởng ứng tiếp cận rất hiệu quả.
28
Trang 39Diện tích đất trống đồi núi trọc đã được quy hoạch đưa vào trồng rừng đã gópphần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn huyện, bảo vệ được nguồn nướcnhằm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, công tác phòng chống cháy rừngngười dân đặc biệt quan tâm, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ổn địnhtiểu khí hậu vùng núi.
- Chính sách khoán bảo vệ rừng: dự án trồng mới là trên 2.000 ha, mức
thuê khoán 100.000 đồng/ha/năm, mức khoán thấp người dân có nhận tiềnkhoán bảo vệ nhưng chưa thực hiện hết trách nhiệm, rừng còn bị các đốitượng ngoài địa phương đến khai thác gỗ trái phép
Việc giao khoán đất lâm nghiệp cho bà cộng đồng thôn, hộ gia đình quản
lý chiếm 75% tổng diện tích đất lâm nghiệp, nhà nước quản lý 25% (bao gồmcác vị trí được quy hoạch đất Rừng phòng hộ)
2.2.1.2 Chính sách đầu tư.
- Thực hiện Quyết định số 852/2004/QĐ-TTg ngày 06/08/2004 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt kết quả đàm phán dự án “Phát triển ngành Lâmnghiệp”, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ Dự án WB3 tại huyện Hiệp Đức
đã hỗ trợ vay vốn ưu đãi lãi xuất để trồng mới 2 triệu ha rừng trên địa bàn huyệnvới tổng vốn được giao (giai đoạn 2014 đến 05/2018): 43.799.260.000 đồng Dự
án này nhằm hỗ trợ cho nhân dân không chỉ trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôibảo vệ rừng tự nhiên mà còn trồng rừng thay thế nương rẫy Công tác trồng rừngthời gian đầu thực hiện tốt nhờ quỹ đất còn nhiều, nhu cầu trồng rừng cao, ngườidân tích cực tham gia thực hiện, do lãi suất thấp, cơ chế hưởng lợi từ dự án thiếtthực nên người dân không tham gia nhiều và đạt kết quả rất cao Công tác chămsóc rừng là vô cùng quan trọng để rừng trồng phát triển, hầu hết diện tích rừngtrồng đều được chăm sóc trong vòng 3 năm đầu
Kết quả giai đoạn 2014-2018 của dự án triển khai trên địa bàn huyệnHiệp Đức: mục tiêu giải quyết việc làm tăng thu nhập, giảm nghèo cho đồngbào dân tộc thiểu số và những hộ dân sống gần rừng
Trang 402.2.1.3 Chính sách lãi suất
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày09/9/2015 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triểnrừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân
tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020,[29] quy định như sau:
Căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy địnhtại Điều 5 của Nghị định này để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài
gỗ, hộ gia đình được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trịđầu tư còn lại như sau:
- Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha
- Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏathuận phù hợp với quy định tại Nghị định này Thời hạn trả gốc và lãi một lầnkhi khai thác chính
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả chương trình tín dụng cho vay theo
chương trình dự án phát triển lâm nghiệp (WB3).