1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận Nghiên cứu tài sản cố định ngành thép

15 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Nhận xét về tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng tài sản của các công ty .... Nhận xét về tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng tài sản của các công ty Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng TS do nhóm tự tổng hợp Năm Công t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

- oOo -

TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

NHÓM NGÀNH:

THÉP VÀ SẢN PHẨM THÉP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Thu Huyền NHÓM 4

1 Nguyễn Trung Đức : 1713330023

2 Dương Thanh Tùng : 1713330108

3 Đào Thu Thủy : 1713330104

4 Phan Thị Thanh Thư : 1713330099

5 Phí Minh Hải : 1713330034

Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NGÀNH 3

1 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA – POM 3

2 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM -NKG 3

3 CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT - ĐỨC VG PIPE – VGS 4

4 CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG (THIEN QUANG GROUP JSC) - ITQ 5

5 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HÀ SÀI GÒN – SHA 6

II NHẬN XÉT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 6

1 Nhận xét về tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng tài sản của các công ty 6

Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng TS do nhóm tự tổng hợp 6

a CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA (Đơn vị: Tỷ đồng) 7

b CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 8

c CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT - ĐỨC VG PIPE – VGS 9

d CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG (THIEN QUANG GROUP JSC) - ITQ 9

e CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HÀ SÀI GÒN - SHA 10

2 Cách ghi nhận tài sản cố định của các doanh nghiệp 10

a CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA 10

b CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM 11

c CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT - ĐỨC VG PIPE – VGS 12

d CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG (THIEN QUANG GROUP JSC) - ITQ 13

e CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HÀ SÀI GÒN – SHA 14

III NHẬN XÉT CHUNG VỀ NGÀNH 15

Trang 3

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CỦA NGÀNH

1 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA – POM

Ngày thành lâp: Ngày 17 tháng 07 năm 2008

Người đại diện theo pháp luật: Đỗ Tiến Sĩ

Loại hình pháp lý: Công ty Cổ Phần

Địa chỉ trụ sở chính: Đường số 27, khu công nghiệp Sóng Thần II, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Vốn điều lệ ban đầu: 500 tỷ đồng

Vốn điều lệ hiện nay (Tính đến tháng 06/2019): 2.433 tỷ đồng

Quy mô: Pomina có 1 Công ty con và 2 Nhà máy trực thuộc Pomina, bao gồm 5 dây chuyền sản xuất, trong đó có 3 dây chuyền cán thép và 2 dàn máy luyện thép

Tổng công suất:

· Công suất luyện phôi thép: 1,5 triệu tấn

· Công suất cán thép xây dựng: 1,6 triệu tấn

Sản phẩm của Công ty: Sản phẩm thép chất lượng cao như thép cuộn, thép trơn và đặc biệt là thép thanh vằn với các mac thép: SD390, SD490, Gr60 có đóng hình quả táo nổi, logo của Cty và dấu nổi mác thép trên từng mét sản phẩm

Nguồn: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn

2 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM –NKG

- Tên: Công ty cổ phần thép Nam Kim

- Năm thành lập: 2002

- Ngày giao dịch đầu tiên: 14/01/2011

- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):1,086.54 (09/09/2019)

- Ngành nghề kinh doanh chính:

Trang 4

+ Sản xuất các sản phẩm kim loại chưa được phân vào đâu: sản phẩm các loại tôn thép: tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm ( tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn

+ Sản suất sắt, thép, gang

+ Buôn, bán kim loại và quặng kim ( mua bán sắt, thép các loại)

+ Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại ( trừ xử lý và tráng phủ kim loại và không gia công tại trụ sở chính)

+ Mua bán phế liệu (không chứa, phân loại, xử lý, tái chế tại trụ sở chính)

Nguồn: Báo cáo tài chính – NKG Cả năm -2018

http://s.cafef.vn/hose/NKG-cong-ty-co-phan-thep-nam-kim.chn

3 CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT - ĐỨC VG PIPE – VGS

- Ngày thành lập: 25/12/2002

- Địa chỉ trụ sở chính: khu công nghiệp Bình Xuyên, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 5

- Công suất khởi điểm là 60.000 tấn/năm và bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường từ tháng 7/2003 Đến nay công suất 1.300.000tấn/năm với 3 sản phẩm chính: Ống thép các loại; Tôn cán nguội, Tôn mạ kẽm và Thép xây dựng

- Ngày 01/02/2007, Nhà máy ống thép Việt Đức chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần

- Vốn điều lệ: 421.115.890.000 đồng (2018)

- Cung cấp dòng sản phẩm phong phú đa dạng:

nguồn: http://vgpipe.com.vn/cong-ty-co-phan-ong-thep-viet-duc-vg-pipe-doanh-nghiep-dang-tung-buoc-phat-trien-tren-con-duong-hoi-nhap.html

4 CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG (THIEN QUANG GROUP JSC) – ITQ

- Tên: Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang

- Thiên Quang, tiền thân là Công ty TNHH - TM Thiên Quang được chính thức thành lập

từ năm

2001.Và được chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn thiên quang trong tháng 5/2007

- 01/10/2012: Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Quang đã niêm yết 10.000.000 cổ phiếu tại

Sở

giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch là ITQ

- Vốn điều lệ ban đầu: 100.000.000.000 VND

- Vốn điều lệ hiện tại: 238.433.050.000 VND

- Vốn hóa thị trường (tỷ đồng): 59, 61

- Ngành nghề kinh doanh chính:

• Sản xuất gang thép

• Sản xuất kim loại mầu và kim loại quý

Trang 6

• Đúc sắt, thép

• Đúc kim loại mầu

• Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng

• Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

• Sản xuất nồi hơi (trừ nồi hơi trung tâm)

• Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại

• Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại

Nguồn: http://s.cafef.vn/hastc/ITQ-cong-ty-co-phan-tap-doan-thien-quang.chn

5 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HÀ SÀI GÒN – SHA

- Trụ sở: 292/5 Ấp Tam Đông 2, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP.HCM Các Mốc Phát Triển Chính:

- Ngày 27/05/2004: thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà

- Ngày 4/3/2009: Thành lập Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Sơn Hà

- Ngày 15/12/2010: Chuyển thành Công ty TNHH Sơn Hà Sài Gòn và nâng vốn điều lệ

từ 39 tỷ lên 80 tỷ đồng

- Ngày 22/12/2010: Chuyển thành Công ty Cổ Phần Sơn Hà Sài Gòn

- Ngày 08/04/2016: Công ty đã nâng vốn điều lệ từ 80 tỷ lên 180 tỷ đồng Vốn điều lệ đầu năm 2019 của công ty khoảng gần 276 nghìn tỷ đồng

Từ một nhà sản xuất bồn chứa nước Inox, Sơn Hà Sài Gòn đã định hướng chiến lược phát triển đầu tư mở rộng vào công nghệ sản xuất Bồn nhựa và là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bồn nước Inox và nhựa, máy năng lượng mặt trời, bồn rửa chén, máy lọc nước RO

Nguồn: http://www.sonhasg.com.vn/about/gioi-thieu-chung.html

Trang 7

II NHẬN XÉT VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1 Nhận xét về tỷ lệ Tài sản cố định / Tổng tài sản của các công ty

Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng TS do nhóm tự tổng hợp

Năm

Công ty

Trung bình doanh nghiệp

Trung bình

24,95% (Tỷ lệ ngành) Nguồn: cafef.vn

a CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

Đơn vị: tỷ đồng

Tỷ lệ

TSCĐ/

Tổng tài sản

- Tỷ lệ TSCĐ/ Tổng tài sản từ năm 2014 đến năm 2015 có sự tăng nhẹ (khoảng 5%) sau đó giảm liên tục trong 4 năm tiếp theo Riêng từ năm 2017 đến năm 2018 có

sự giảm mạnh (hơn 10%)

Giải thích:

- Giá trị TSCĐ của doanh nghiệp qua các năm giảm ở một mức cố định, cho thấy mức khâu hao hàng năm của doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp chưa đầu tư thêm vào TSCD

Trang 8

- Tổng tài sản của doanh nghiệp từ năm 2014 đến năm 2015 giảm mạnh từ 9,369 tỷ xuống còn 7,123 tỷ, dẫn đến tỷ lệ TSCĐ tăng

- Trong 3 năm 2015, 2016, 2017, tổng tài sản của doanh nghiệp đều ở mức xấp xỉ 7,000 tỷ, cùng với giá trị TSCĐ giảm đều dẫn tới tỷ lệ TSCĐ có chiều hướng giảm nhẹ

- Từ năm 2017 đến năm 2018, tổng tài sản tăng mạnh từ 7,662 tỷ lên 11,007 tỷ làm cho tỷ lệ TSCĐ giảm mạnh

So sánh với tỷ lệ ngành:

Tỷ lệ của doanh nghiệp với tỷ lệ của ngành: doanh nghiệp có tỷ lệ TSCĐ/ tổng tài sản

đa phần cao hơn của ngành, tuy nhiên trung bình bằng với tỷ lệ ngành do năm 2018 có

sự giảm sâu

b CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Đơn vị: (đồng)

TSCĐ 1,127,332,787 1,473,596,270 1,884,716,357 3,859,554,991 3,532,029,376 Tổng

TS 2,936,821,012 3,572,387,629 6,390,221,995 10,174,453,444 8,122,017,667

- Ở năm 2015, tỷ lệ này tăng gần 3 % bởi TSCĐ của năm 2015 tăng mạnh (54%) so với

2014 Do tăng TSCĐ cũng làm tăng tổng tài sản nên tỷ lệ TSCĐ/ tổng TS chỉ tăng ~3%

- Năm 2016, doanh nghiệp triển khai xây dự dự án “ nhà máy Nam Kim 3” khiến chi phí dở dang tăng 478%, đồng thời hàng tồn kho cũng tăng 50% khiến tổng tài sản tăng 78% so với 2014 trong khi TSCĐ chỉ tăng 27% khiến tỷ lệ này giảm còn 29,49

- Năm 2017 có sự tăng mạnh về TSCĐ do giảm số dư chi phí dở dang từ năm 2016

và chuyển thành TSCĐ khiến tỷ lệ TSCĐ/ tổng TS tăng lên gần 38%

- Năm 2018 ghi nhận sự giảm mạnh về hàng tồn kho khiến tỷ lệ TSCĐ/ tổng tài sản tiếp tục tăng lên 43.4 %

- So sánh với tỷ lệ ngành (24,95%) :

Thép Nam Kim (NKG) có tỷ lệ cao hơn hẳn qua các năm Chứng tỏ NKG có nhu cầu sử dụng TSCĐ lớn hơn so với toàn ngành hay nói cách khác cơ cấu những yếu tố khác trong Tổng tài sản của NKG thấp hơn so với ngành

Điều này có thể giải thích bởi NKG là 1 trong những doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thép có quy mô lớn nên nhu cầu về TSCĐ lớn hơn so với những doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ Hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn như POM, HPG, HSG, DTL

Trang 9

c CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT - ĐỨC VG PIPE – VGS

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng tài sản 1425.5 1087.3 1520.3 1729.0 1420.1

Nhận xét:

Tỷ lệ Tài sản cố định/Tổng tài sản biến đổi tăng giảm không đồng đều qua các năm Trong 5 năm trở lại đây thì tỷ lệ này cao nhất vào năm 2015 (22.3%) và thấp nhất trong năm 2017 (7.5%) Tài sản cố định có xu hướng giảm dần qua các năm

do khấu hao Tài sản cố định Năm 2018 tài sản cố định đã giảm xuống 1 nửa so với năm 2014 Tỷ lệ Tài sản cố định/ Tổng tài sản của VG PIPE khá thấp so với

tỷ lệ ngành Từ năm 2016 trở lại đây tỷ lệ này đã giảm khá mạnh so với tỷ lệ ngành là 21,22% (2016), 22,42% (2017), 21,20% (2018)

d CTCP TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG (THIEN QUANG GROUP JSC) – ITQ

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng Tài

Tỷ lệ

TSCĐ/

Tổng tài sản

Nhận xét:

Tỷ lệ Tài sản có định/ Tổng tài sản biến đổi tăng giảm không đồng đều qua các năm Trong 5 năm trở lại đây thì tỷ lê này cao nhất vào năm 2017 (19.20%) và thấp

nhất trong năm 2014 (8.46%) Tài sản cố định có biến động nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm Năm 2018, tài sản cố định đã tăng hơn gấp đôi (khoảng 2.6 lần) so với năm 2014 Tỷ lệ Tài sản cố định/ Tổng tài sản của Thiên Quang tương đối thấp

so với tỷ lệ ngành nhưng có dấu hiệu tăng lên Từ 2014 đến 2018, tỷ lệ này đã tăng

từ 8.46% lên 17.98% so với tỷ lệ ngành là 29.75% (2014) và 21.20% (2018)

Trang 10

e CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HÀ SÀI GÒN – SHA

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 TSCĐ 99.112.849.144 126.838.329.849 103,824,482,018 134,272,740,097 143,525,247,413

Tổng

Tài

sản

220.431.936.591 434.385.800.893 475,459,211,042 677,193,746,241 735,230,897,471

Tỷ lệ

TSCĐ/

Tổng

tài sản

44.96% 29.19% 21.84% 19.83% 19.52%

Nhận xét:

Tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản biến đổi giảm dần qua các năm Đặc biệt giảm mạnh trong

2015, từ 44.96% còn 29.19% Trong 5 năm trở lại đây thì tỷ lệ này cao nhất vào năm

2014 và thấp nhất trong năm 2018 Công ty cũng tăng đầu tư TSCĐ qua các năm

So sánh với tỷ lệ ngành

Nhìn chung, dựa vào số liệu trung bình tỷ trọng tài sản cố định của công ty Cổ phần

Sơn Hà Sài Gòn qua 5 năm (2014-2018) là 27.068% cao hơn một chút so với trung

bình tỷ trọng tài sản cố định của ngành là 24.95% (năm 2014-2018)

Năm 2014, công ty Cổ phần Sơn Hà Sài Gòn tập trung vào đầu tư thêm nhiều tài sản cố định, dẫn đến tỷ lệ này cao đột biến so với các năm khác của công ty và gần gấp đôi so với tỷ lệ tài sản cố định ngành năm 2014 Các năm sau đó, tỷ lệ tài sản cố định của công

ty cổ phần Sơn Hà Sài Gòn đã giảm dần và gần như tương đương bằng với tỷ lệ tài sản

cố định của ngành

2 Cách ghi nhận tài sản cố định của các doanh nghiệp

a CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế

Nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị ban đầu

Trang 11

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trường hợp mua tài sản cố định được kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế thì xác định và ghi nhận riêng thiết bị, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý và được trừ khỏi nguyên giá cố định hữu hình

Phương pháp khấu hao:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản

● Thời gian khấu hao ước tính cho một nhóm tài sản nhưu sau:

● Nhà cửa, vật kiến trúc: 10-40 năm

● Máy móc thiết bị: 05-20 năm

● Phương tiện vận tải truyền dẫn: 07-10 năm

● Thiết bị văn phòng: 03-05 năm

● Tài sản khác: 03-08 năm

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế

Nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị ban đầu

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản cố đinh vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng theo dự tính

Nguyên tắc kế toán các tài sản cố định vô hình

Phần mềm kế toán

Phần mềm kế toán không phải là cấu phần không thể thiếu của phần cứng thì được ghi nhận như tài sản cố định vô hình và được khấu hao theo thời gian sử dụng hữu ích

So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành: Công ty cổ phần thép Pomina có cách ghi nhận TSCĐ tương đồng với các doanh nghiệp cùng ngành, cùng sử dụng phương pháp

ghi nhận giá gốc và phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng

b CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP NAM KIM

Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình:

Trang 12

Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá trừ khấu hao lũy kế Nguyên giá bao gồm chi phí liên quan trực tiếp đến việc có được tài sản cố định

Khấu hao:

Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Thời gian khấu hao của các loại tài sản như sau:

Quyền sử dụng dất không thời hạn: được ghi nhận theo giá gốc và không khấu hao

Quyền sử dụng đất có thời hạn: được khấu hao theo phương pháp đường thẳng throng thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thanh lý:

Lãi hoặc lỗ phát ính do thanh lý nhượng bán tài sản cố định được xác định bằng số chênh lệch giữa số tiền thu thuần do thanh lý với giá trị còn lại của tài sản và được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong báo cáo hoạt động kinh doanh hợp nhất

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:

Các tài sản trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê hoặc quản trị hoặc cho bất kì mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc Chi phí tập hợp bao gồm chi phí cho các chuyên gia và đối với tài sản đủ điều kiện, chi phí vay được ghi nhận phù hợp với chính sách kế toán của Tập đoàn Khấu hao của những tài sản này cũng giống như các loại tài sản cố định khác, sẽ bắt đầu được trích khi tài sản đã sẵn sàng cho mục đích sử dụng

So sánh với doanh nghiệp cùng ngành

Nguyên tắc xác định TSCĐ của NKG về cơ bản đều giống nguyên tắc xác định TSCĐ của các doanh nghiệp cùng ngành

- Dựa trên nguyên tắc: nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

- Khấu hao theo phương pháp đường thẳng

- Khấu hao TSCĐ vô hình Quyền sử dụng đất có thời hạn: theo thời hạn sử dụng

c CÔNG TY CỔ PHẦN ỐNG THÉP VIỆT - ĐỨC VG PIPE – VGS

Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận ban đầu theo giá gốc

Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

Ngày đăng: 29/09/2019, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w