Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài luận văn là trên cơ sở nghiên cứu, tính toán lý thuyết và thựcnghiệm tại hiện trường để lựa chọn phương pháp, thông số thiết kế giải pháp xử lý nề
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PPNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
-TRẦN THANH TÂM
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CỌC CÁTỨNG DỤNG CHO TUYẾN ĐƯỜNG TRÁNH NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: ĐỊA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Mã số: 60 58 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI VĂN TRƯỜNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quảnghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đượcthực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn
Trần Thanh Tâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cám ơn các thầy cô giảng dạy trong bộ môn, khoa Công trình, khoa sau đạihọc- Trường Đại học Thủy Lợi
Tôi xin chân thành cám ơn, PGS TS Bùi Văn Trường là người hướng dẫn khoa học
đã hết sức tận tâm nhiệt tình giúp tôi hoàn thành luận văn này.Tôi xin cám ơn sự quantâm góp ý của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong bộ môn Địa kỹ thuật, khoaCông trình, trường Đại học Thủy Lợi
Tôi cũng xin cám ơn sự ủng hộ, động viên tinh thần nhiệt tình của lãnh đạo công ty,gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Trang 53 3
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ix
MỞ ĐẦU 1
CHUƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẤT YẾU VÀ CỌC CÁT 3
1.1 Khái quát về nền đất yếu 4
1.2 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng cọc cát 6
1.2.1 Khái niệm cọc cát 6
1.2.2 Đặc điểm, điều kiện làm việc của cọc cát 6
1.2.3.Tình hình nghiên cứu cọc cát 9
1.2.4.Tình hình ứng dụng của cọc cát 26
1.3 Kết luận chương 1 28
CHUƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CỌC CÁT 30
2.1 Trình tự tính toán của cọc cát 31
2.2.Tính toán, thiết kế của cọc cát 32
2.2.1 Xác định hệ số rỗng enc của nền đất sau khi được nén chặt bằng cọc cát: 32
2.2.2 Xác định diện tích nền được nén chặt 33
2.2.3 Xác định số lượng cọc cát 34
2.2.4 Bố trí cọc cát: 34
2.2.5 Xác định độ đầm nện trong cọc cát: 39
2.2.6 Xác định chiều sâu nén chặt của cọc cát: 40
2.2.7 Xác định sức chịu tải của nền đất sau khi nén chặt bằng cọc cát 42
2.2.8 Độ lún của nền đất sau khi nén chặt bằng cọc cát 43
2.3 Biện pháp thi công gia cố nền đất yếu bằng cọc cát: 43
2.4 Kiểm tra nền cọc cát sau khi thi công: 47
2.5 Kết luận chương II: 48
Trang 64 4
CHUƠNG III TÍNH TOÁN ỨNG ỤNG XỬ LÝ NỀN BẰNG CỌC CÁT CHO TUYẾN ĐƯỜNG TRÁNH NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC
TRĂNG 49
3.1 Khái quát chung về công trình 49
3.1.1 Giới thiệu về công trình 49
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 51
3.2 Các thông số về vật liệu và tải trọng của công trình 57
3.2.1 Các thông số, yêu cầu vật liệu sử dụng 57
3.2.2 Chiều cao đắp và tải trọng tính toán 58
2.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật của công trình 60
3.3 Tính toán và thiết kế xử lý nền bằng cọc cát 61
3.3.1 Thiết kế xử lý phân đoạn từ Km 0+750 đến Km 2+300 61
3.3.2.Thiết kế xử lý phân đoạn từ Km2+300 đến Km 3+000 64
3.3.3 Thiết kế xử lý phân đoạn từ Km0+000 đến Km0+750 67
3.4 Tính toán biến dạng và ổn định nền đường 70
3.4.1 Phương pháp tính toán 70
3.4.2 Giới thiệu về phần mềm Plaxis 71
3.4.3 Mô hình tính toán 72
3.4.5 Phân tích kết quả tính toán 87
3.5 Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 91
Trang 75 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Minh họa cho nền đất hỗn hợp 10
Hình 1.2 Minh họa cho nền đất được cải tạo 14
Hình 1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ diện tích thay thế trên đường cong thời gian lún của nền cải tiến 24
Hình 1.4 Ảnh hưởng của tập trung ứng suất đến hiện tượng cố kết 25
Hình 2.1 Biểu đồ đường cong nén lún e = f(P) 32
Hình 2.2: Bố trí cọc cát và phạm vi nén chặt đất nền 34
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí cọc cát 35
Hình 2.4: Biểu đồ xác định khoảng cách giữa cọc cát 36
Hình 2.5: Lưới tam giác đều 41
Hình 2.6 : Trình tự thi công cọc cát 44
Hình 2.7: Mũi cọc bằng đệm gỗ và bằng mũi cọc có bản lề 45
Hình 2.8: Thiết bị đóng cọc cát không dùng ống thép 47
Hình 3.1: Sơ đồ tính toán tải trọng xe 59
Hình 3.2: Sơ đồ xác định chiều cao đắp bù lún 60
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí cọc cát phân đoạn Km0+750 –Km2+300 64
Hình 3.4: Mặt cắt ngang A-A xử lý nền bằng cọc cát phân đoạn Km0+750 – Km2+30064 Hình 3.5: Sơ đồ bố trí cọc cát phân đoạn Km2+300- Km 3+0.00 67
Hình 3.6: Mặt cắt ngang B-B xử lý nền bằng cọc cát phân đoạn Km2+300- Km 3+0.00 67
Hình 3.7: Sơ đồ bố trí cọc cát phân đoạn Km0+000 – Km0+750 70
Hình 3.8: Mặt cắt ngang C-C xử lý nền bằng cọc cát phân đoạn Km0+000 – Km0+75070 Hình 3.9 Mô hình Plaxis mô phỏng khối đắp và nền đã được xử lý gia cố bằng cọc cát cho phân đoạn đường Km0+750 –Km2+300 73
Hình 3.10 Mô hình Plaxis mô phỏng khối đắp và nền đã được xử lý gia cố bằng cọc cát cho phân đoạn đường Km2+300 đến Km 3+000 73
Hình 3.11 Mô hình Plaxis mô phỏng khối đắp và nền đã được xử lý gia cố bằng cọc cát cho phân đoạn đường Km0+000 đến Km0+750 74
Trang 86 6
Hình 3.12 Chuyển vị lưới trong giai đoạn thi công cọc cát và đệm cát phân đoạn đường Km0+750 –Km2+300 75Hình 3.13 Lún nền trong giai đoạn thi công cọc cát và đệm cát phân đoạn đườngKm0+750 –Km2+300 75Hình 3.14 Chuyển vị lưới trong giai đoạn thi công đắp đất phân đoạn đườngKm0+750 –Km2+300 76Hình 3.15 Lún nền trong giai đoạn thi công đắp đất phân đoạn đường Km0+750 – Km2+300 76
Hình 3.16 Chuyển vị lưới trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km0+750 – Km2+300 77
Hình 3.17 Chuyển vị thẳng đứng trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đườngKm0+750 –Km2+300 77Hình 3.18 Lún nền trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km0+750 –Km2+30078Hình 3.19 Lún mặt đường trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km0+750 – Km2+300 78
Hình 3.20 Chuyển vị lưới trong giai đoạn thi công cọc cát và đệm cát phân đoạn đường Km2+300 đến Km 3+000 79Hình 3.21 Lún nền trong giai đoạn thi công cọc cát và đệm cát phân đoạn đường Km2+300 đến Km 3+000 79Hình 3.22 Chuyển vị lưới trong giai đoạn thi công đắp đất phân đoạn đườngKm2+300 đến Km 3+000 80Hình 3.23 Lún nền trong giai đoạn thi công đắp đất phân đoạn đường Km2+300 đến
Km 3+000 80Hình 3.24 Chuyển vị lưới trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km2+300 đến
Km 3+000 81Hình 3.25 Chuyển vị thẳng đứng trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đườngKm2+300 đến Km 3+000 81Hình 3.26 Lún nền trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km2+300 đến Km
Trang 97 7
3+000 82Hình 3.27 Lún mặt đường trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km2+300 đến
Km 3+000 82
Trang 10Hình 3.28 Chuyển vị lưới trong giai đoạn thi công cọc cát và đệm cát phân đoạn đường Km0+000 đến Km0+750 83Hình 3.29 Lún nền trong giai đoạn thi công cọc cát và đệm cát phân đoạn đườngKm0+000 đến Km0+750 83Hình 3.30 Chuyển vị lưới trong giai đoạn thi công đắp đất phân đoạn đườngKm0+000 đến Km0+750 84Hình 3.31 Lún nền trong giai đoạn thi công đắp đất phân đoạn đường Km0+000 đếnKm0+750 84Hình 3.32 Chuyển vị lưới trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km0+000 đếnKm0+750 85Hình 3.33 Chuyển vị thẳng đứng trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đườngKm0+000 đến Km0+750 85Hình 3.34 Lún nền trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km0+000 đếnKm0+750 86Hình 3.35 Lún mặt đường trong giai đoạn sử dụng phân đoạn đường Km0+000 đếnKm0+750 86
Trang 11DANH MỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ số ղ 37Bảng 3.1 Các thông số tính toán của từng lớp phân đoạn từ Km 0+750 đến Km 2+30062Bảng 3.2 Các thông số mô hình 72Bảng 3.3 Bảng tổng hợp kết quả tính toán chuyển vị trong giai đoạn thi công và sửdụng đường 87
Trang 12DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮĐHTL Đại học Thủy lợi
LVThS Luận văn Thạc sĩ
Trang 141 1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế xây dựng hiện nay tại đồng bằng Sông Cửu Long, giải pháp xử lý nềnđất yếu bằng biện pháp lèn chặt đất bằng cọc cát nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài
về nền móng công trình là giải pháp được ứng dụng khá phổ biến Tuy nhiên vấn đềtính toán, thiết kế xử lý nền đất yếu bằng cọc cát, đặc biệt là độ lún của nền móngcòn có những hạn chế chưa phù hợp với thực tế gây tốn kém lãng phí, ảnh hưởngđến ổn định công trình Với các công trình xử lý nền đất yếu bằng cọc cát, cần xácđịnh các thông số như hệ số rỗng của đất, diện tích nền được nén chặt, số lượng cọc,
… Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp, đánh giá đầy
đủ các thông số đất nền đưa vào tính tính toán, thiết kế để có được đề xuất giải phápcông trình phù hợp trong điều kiện xây dựng ở địa phương, đảm bảo sự an toàn
ổn định lâu dài của công trình là việc làm cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa khoahọc và thực tiễn
2 Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài luận văn là trên cơ sở nghiên cứu, tính toán lý thuyết và thựcnghiệm tại hiện trường để lựa chọn phương pháp, thông số thiết kế giải pháp xử lý nềnbằng cọc cát phù hợp với đặc điểm nền đất yếu, đảm bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính toán, thiết kế xử lý nền đất yếu bằng cọccát , ứng dụng cho công trình ở Sóc Trăng
4 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những nội dungsau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết, phương pháp tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế xử
lý nền đất yếu bằng cọc cát;
- Ứng dụng thiết kế xử lý nền bằng cọc cát cho công trình thực tế tuyến đường tránhnhà máy nhiệt điện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng;
Trang 152 2
- Nghiên cứu phân tích đánh giá khả năng làm việc của nền sau khi gia cố bằng cọccát, từ đó kiến nghị lựa chọn tính toán thiết kế phù hợp, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh
tế - kỹ thuật của giải pháp
5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổ hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, tính toán lý thuyết để thu thập, tổng hợp tài liệuđịa chất, phân tích các phương pháp tính toán gia cố nền bằng cọc cát; xử lý và lựachọn thông số thiết kế cọc cát;
- Phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu sự làm việc thực tế của nền công trình xử lýbằng cọc cát ;
- Phương pháp mô hình số: Sử dụng phần mềm Plaxis, để mô phỏng, tính toán, thiết kế
Trang 163 3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẤT YẾU VÀ CỌC CÁT
Ở Việt Nam, vùng đất yếu có chiều dày lớn phân bố ở các tỉnh thuộc đồng bằng sôngHồng, đồng bằng sông Cửu Long, vùng bồi tích miền Trung và những vùng cửa sôngven biển Thường những vùng này có mật độ dân cư lớn, kinh tế xã hội, các cơ sở hạtầng, hệ thống công trình đang ngày càng phát triển Như vậy việc nghiên cứu xâydựng các công trình trên nền đất yếu là việc làm mang lại lợi ích rất to lớn cho xã hội,tạo sự phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập phát triển kinh tế Tuy nhiên việc xâydựng công trình trên nền đất yếu là rất phức tạp, đặc biệt là trong vấn đề xử lý nềnmóng công trình
Hiện nay, để xây dựng công trình trên nền đất yếu, có một số các phương pháp xử lýnền đất yếu như sau:
Xử lý nền bằng cơ học (Phương pháp làm chặt bằng đầm, bằng chấn động, bằng cácloại cọc; Phương pháp thay đất; Phương pháp nén trước sau đó mới xây dựng côngtrình);
Xử lý nền bằng vật lý (Phương pháp hạ mực nước ngầm; Phương pháp giếng cát;Phương pháp điện thấm);
Xử lý nền bằng hoá học,
Trong số các phương pháp đã nêu trên, ứng với mỗi một công trình ta có thể áp dụngvới một phương pháp cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện địa chất tại nơi xây dựngcông trình Tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn phương pháp xử lý nền sao cho thoảmãn được cả hai yêu cầu về mặt kỹ thuật và kinh tế của công trình Với tình hình đấtyếu ở nước ta hiện nay, trong số các phương pháp xử lý nền đất yếu nêu trên thìphương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát là một trong những phương pháp xử lýnền tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn cho công trình, phù hợp với điều kiệnxây dựng nước ta Phương pháp này có những tác dụng đối với công trình như sau:Làm tăng độ chặt của đất nền dẫn đến sức chịu tải của nền tăng lên đáng kể;
Trang 174 4
Tăng nhanh tốc độ cố kết của đất nền, do đó làm cho công trình xây ở trên đó nhanhchóng đạt đến giới hạn về lún, đồng thời làm cho đất nền có khả năng biến dạng đồngđều
Việc nghiên cứu và tính toán phương pháp cọc cát xử lý nền đất yếu đã trải qua mộtthời gian dài với nhiều những nghiên cứu khác nhau về phương pháp này, các nghiêncứu đều nhằm một mục đích là hoàn thiện hơn phương pháp Trong tính toán thiết kế
xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc cát hiện nay, đã có một số các tài liệu phảnánh được đầy đủ cả hai tác dụng tăng sức chịu tải và tăng nhanh tốc độ cố kết thoátnước đất nền, trong tính toán quan niệm nền và cọc làm việc độc lập Để đơn giản hóa,thuận tiện trong tính toán, nghiên cứu này đưa ra phương pháp tính toán cọc cát theoquan điểm nền tương đương với bộ thông số nền tương đương bao gồm các đặc trưngxét đến sự tăng nhanh sức chịu tải của nền và tăng nhanh tốc độ cố kết của nền (, c, E,k…) với mục đích áp dụng được bộ thông số này vào việc tính toán các công trìnhtrong thực tế được đơn giản và thuận tiện hơn
1.1 Khái quát về nền đất yếu
Đất yếu là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng Hiệnnay, tồn tại một số quan niệm khác nhau về đất yếu Dựa trên các tiêu chuẩn hiệnhành của Việt Nam như TCXD 245-2000, 22TCN 262-2000, tham khảo các tiêuchuẩn phân loại đất của ASTM, BS, theo đất yếu là loại đất có một số đặc điểm cơ bảnsau đây:
- Là loại đất có khả năng chịu tải thấp (sức chịu tải nhỏ hơn 1,0kG/cm2), mô đun biếndạng nhỏ (E0 < 50kG/cm2);
- Dễ bị biến dạng khi có tải trọng tác dụng, có độ lún lớn (thường hệ số rỗng ban ầu e0
>1); có lực chống cắt thấp (Cu < 0,15kG/cm2), giá trị xuyên tiêu chuẩn N: SPT < 5búa, sức kháng xuyên đơn vị qc < 10kG/cm2
- Là loại đất được hình thành tạo từ các vật liệu trầm tích trẻ (từ 10.000 đến 15.000năm tuổi vẫn đang trong quá trình cố kết trong điều kiện môi trường khác nhau(bồi tích ven biển, đầm phá, cửa sông, đầm lầy )
Trang 185 5
Trên cở sở các đặc điểm về địa chất công trình (thành phần, tính chất cơ lý ), đất yếu
có thể được chia ra các loại chính sau:
(1) Đất sét mềm bồi tụ ở bờ biển hoặc gần biển (đầm phá, cửa sông, đồng bằng tamgiác châu thổ…) loại này có thể lẫn hữu cơ trong quá trình trầm tích (hàm lựợng hữu
cơ có thể lên tới 10% - 12%) Đối với loại này, đựợc xác định là đất yếu ở trạng thái
tự nhiên, độ ẩm của chúng gần bằng hoặc cao hơn giới hạn nhão, hệ số rỗng lớn (sét e0
> 1,5; á sét e0 > 1), lực dính C theo kết quả cắt nhanh không thoát nước Cu < 35kG/cm2, góc nội ma sát φ < 10
(2) Than bùn và đất hữu cơ có nguồn gốc đầm lầy, nơi tích đọng thường xuyên, mựcnước ngầm cao Tại đây, xác của các loài thực vật bị thối rữa và phân hủy, tạo ra cácvật lắng hữu cơ lẫn với các khoáng vật từ vật liệu Loại này thường được gọi là đấtđầm lầy, than bùn, hàm lượng hữu cơ chiếm tới 20% - 80%, thường có màu xám đenhay nâu xẫm, cấu trúc không mịn (vì lẫn các tàn do thực vật) Trong điều kiện tựnhiên, than bùn có độ ẩm rất cao trung bình W = 85% - 95% Than bùn là loại đấtthường xuyên nén lún lâu dài, không đều, hệ số nén lún có thể đạt 3-10 cm2/daN,
vì thế thường phải thí nghiệm than bùn trong các thiết bị nén với các mẫu cao ítnhất 40 – 50cm Đất yếu đầm lầy than bùn còn đuợc phân theo hàm lượng hữu cơ củachúng:
- Hàm lượng hữu cơ từ 20% - 30%: đất nhiễm than bùn
- Hàm luợng hữu cơ từ 30% - 60%: đất than bùn
- Hàm lượng hữu cơ trên 60%: than bùn
(3) Bùn là các lớp đất mới được hình thành trong môi trường nước ngọt hoặc nuớcbiển, gồm các hạt rất mịn (< 200µm) Đặc điểm về thành phần và kết cấu của nó làthành phần khoáng vật thay đổi và thường có kết cấu tổ ong Hàm lượng hữu cơthường dưới 10% Đất bùn là những trầm tích hiện đại, được thành tạo chủ yếu do kếtquả tích lũy các vật liệu phân tán mịn bằng con đường cơ học hoặc hóa học ở tại đáybiển hoặc vũng vịnh, hồ bãi lầy, hồ chứa nước hoặc bãi bồi của sông Vì vậy thườngphân biệt bùn biển, bùn vũng, bùn hồ, bùn lầy và bùn bồi tích Bùn luôn no nước và rất
Trang 196 6
yếu về mặt chịu lực Cường độ của bùn nhỏ, biến dạng lớn, mô đun biến dạng chỉ vàokhoảng 1-5kG/cm2 với bùn sét; từ 10-25kG/cm2 với bùn pha cát và bùn cát pha sét; hệ
số nén lún chỉ có thể đạt lên tới 2-3cm2/daN Như vậy, bùn là loại trầm tích nén chưachặt, dễ bị thay đổi kết cấu tự nhiên Do vậy khi xây dựng công trình trên đất nền làbùn cần áp dụng các biện pháp xử lý nền phù hợp
1.2 Tình hình nghiên cứu, ứng dụng cọc cát
1.2.1 Khái niệm cọc cát
Cọc cát xuất phát từ cột đá Ballast là loại cọc được cấu tạo từ vật liệu rời đặt rong đấttham gia cùng đất nền chống đỡ tải trong công trình, đã gọi là cọc, nên bản thân cọccát phải được tạo thành từ những loại cát đồng nhất, tiết diện liên tục theo chiều sâu,sức chịu tải của cát được chọn phải lớn hơn đất nhiều lần so với đất nền tự nhiên Vậtliệu làm cọc không thể hòa lẫn vào đất (chìm dần vào đất yếu) Do đó, không phải loạiđất yếu bất kỳ nào cũng có thể sử dụng cọc cát để xử lý
Cần phải phân biệt cọc cát với các cọc cứng khác như cọc bằng bê tông cốt thép, bằngthép…., cọc cứng là một bộ phận của kết cấu móng làm nhiệm vụ chuyền tải trọngcông trình xuống nền đất còn cọc cát làm nhiệm vụ lèn chặt và thoát nước cho nền đấtlàm tăng sức chịu tải cho nền
Việc sử dụng cọc cát được nhà bác học Nga M.X Voikow đề nghị đầu tiên vào năm
1840 và sau đó là giáo sư V.I kurdyumov năm 1886 Qua hơn một thập kỷ phươngpháp này đã được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và được ứng dụng ở nhiều nước trênthế giới như Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Hà Lan và Mỹ
1.2.2 Đặc điểm, điều kiện làm việc của cọc cát
Khi xây dựng công trình chịu tải trọng lớn trên nền đất yếu, có chiều dày lớn thì nénchặt đất bằng cọc cát là một phương pháp đem lại hiệu quả cao cho công trình Khichiều dày lớp đất yếu lớn hơn 3,0 m có thể dùng cọc cát để nén chặt đất trong nền Cọccát là phương pháp áp dụng thích hợp và đem lại hiệu qủa nén chặt cho các lớp đất yếu
có chiều dày lớn như các loại đất cát nhỏ, cát bụi rời ở trạng thái bão hoà nước, các đấtcát có xen kẽ những lớp bùn mỏng, các loại đất dính yếu (sét, sét pha cát và cát phasét) cũng như các loại đất bùn và than bùn
Trang 207 7
Trong trường hợp đất quá nhão yếu, lưới cọc cát không thể lèn chặt được đất (khi hệ
số rỗng nén chặt lớn hơn 1) hoặc khi chiều dày lớp đất yếu dưới đáy móng nhỏ hơn3,0m thì không nên dùng cọc cát
Tác dụng của cọc cát là làm cho độ rỗng, độ ẩm của nền giảm đi, trọng lượng thể tích,
mô đun biến dạng, lực dính và góc ma sát trong tăng lên
Khi xử lý nền bằng cọc cát, nền đất được nén chặt lại, do đó sức chịu tải của nền đượctăng lên, độ lún và biến dạng không đồng đều của nền đất dưới đế móng các công trìnhgiảm đi một cách đáng kể
Dưới tác dụng của tải trọng, cọc cát và vùng đất được nén chặt xung quanh cọc cùnglàm việc đồng thời; đất được nén chặt đều trong khoảng cách giũa các cọc
Do một số các đặc điểm kể trên nên tính chất làm việc của cọc cát khác với các loạicọc cứng mà chúng ta thường gặp như cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông, bê tông cốtthép…
Do vậy tính ưu việt của cọc cát được thể hiện qua các mặt sau:
- Khi dùng cọc cát, trị số mô đun biến dạng của cọc cát cũng như ở các vùng đất đượcnén chặt xung quanh sẽ giống nhau ở mọi điểm Vì vậy sự phân bố ứng suất trong nềnđất được nén chặt bằng cọc cát có thể xem như là nền thiên nhiên Tính chất này làhoàn toàn không thể có được khi dùng các loại cọc cứng Đối với nền trong đó dùngcọc cứng, mô đun biến dạng của vật liệu làm cọc cứng lớn hơn nhiều lần so với môđun biến dạng của đất xung quanh thân cọc (khoảng 1000 lần), do đó toàn bộ tải trọngcủa công trình do móng tiếp thu sẽ truyền lên các cọc, các lớp đất ở dưới mũi cọc vàxung quanh cọc Trong trường hợp này, đất ở giữa các cọc hầu như không tham giachịu lực và độ lún của móng phụ thuộc vào tính nén của các lớp đất dưới mũi cọc
- Khi dùng cọc cát, quá trình cố kết của nền đất diễn biến nhanh hơn nhiều so với nềnđất thiên nhiên hoặc nền đất dùng cọc cứng Khi trong nền đất có cọc cát thì lúc nàycác cọc cát ngoài tác dụng nén chặt nền đất, còn làm việc như các giếng cát thoátnước, nước trong đất có điều kiện thoát ra nhanh theo chiều dài cọc dưới tác dụng củatải trọng ngoài, do đó cải thiện được tình hình thoát nước của nền đất, điều này là
Trang 218 8
không thể có được đối với nền đất thiên nhiên hoặc là đối với nền có sử dụng các loạicọc cứng Phần lớn độ lún của nền đất có cọc cát thường kết thúc trong quá trình thicông do đó tạo điều kiện cho công trình mau chóng đạt đến giới hạn ổn định
Tính ưu việt của cọc cát còn được thể hiện về mặt kinh tế, cụ thể là về vật liệu làmcọc Vật liệu cát dùng làm cọc là loại vật liệu rẻ hơn nhiều so với các loại vật liệu làmcác loại cọc cứng như: gỗ, thép, bê tông, bê tông cốt thép và không bị ăn mòn nếunước ngầm có tính xâm thực
Về mặt thi công, cọc cát có phương pháp thi công tương đối đơn giản, không đòi hỏinhững thiết bị phức tạp
Do những ưu điểm nêu trên nên có thể nói rằng giá thành xây dựng cọc cát thường rẻhơn so với một số các phương án cọc khác như gỗ, bê tông, bê tông cốt thép
Theo kinh nghiệm các nước phát triển và sự tích lũy từ các công trình đã xây dựng thìmặc dù số lượng cọc cát dùng có lớn hơn so với các loại cọc cứng (số lượng dùng lớnhơn khoảng 30%÷50%) nhưng giá thành lại rất rẻ So với cọc bê tông cốt thép, giáthành giảm khoảng 2 lần; so với cọc gỗ giá thành giảm khoảng 30%
Ở Việt Nam, điều này cũng đã được chứng minh bằng một số các công trình thức tế có
sử dụng cọc cát Theo các số liệu đã được tổng kết, kinh phí xây dựng giảm khoảng40% so với dùng cọc bê tông và giảm hơn 20% so với dùng phương án đệm cát
*Cọc cát có những đặc điểm mang tính ưu việt sau đây:
- Khi dùng cọc cát trị số môđun biến dạng trong cọc cát cũng như ở vùng đất đượcnén chặt xung quanh sẽ giống nhau ở mọi điểm Vì vậy sự phân bố ứng suất trong nềnđất được nén chặt đất bằng cọc cát có thể xem như là nền thiên nhiên
- Khi dùng cọc cát, quá trình cố kết của nền đất diễn biến nhanh hơn nhiều so với nềnđất thiên nhiên hoặc nền đất dùng cọc cứng Bởi vì lúc này cọc cát làm việc như cácgiếng thoát nước, nước trong đất có điều kiện thoát ra nhanh theo chiều dài cọc dướitác dụng của tải trọng ngoài Phần lớn độ lún của nền đất có cọc cát thường kết thúc
Trang 229 9
trong quá trình thi công, do đó tạo điều kiện cho công trình mau chống đạt đến giớihạn ổn định
- Sử dụng cọc cát về mặt kinh tế rẻ hơn so với khi sử dụng các phương án cọc khácnhư: cọc gỗ, cọc bêtông, cọc bêtông cốt thép Vật liệu làm cọc cát rẻ hơn nhiều so với
gỗ, thép, bêtông cốt thép dùng trong cọc cứng và không bị ăn mòn nếu nước ngầm cótính xâm thực Biện pháp thi công cọc cát tương đối đơn giản, không đòi hỏi nhữngthiết bị phức tạp
1.2.3.Tình hình nghiên cứu cọc cát
1.2.3.1 Giới thiệu chung
Phương pháp nén chặt đất bằng cọc cát đối với đất rời để nhằm làm tăng sức chịu tảicủa nền lần đầu tiên được nhà bác học người Nga M X Voikov đề nghị vào năm 1840
và tiếp đó là giáo sư V I Kuryumov năm 1886 Kể từ đó đến nay, trải qua một thờigian dài hơn một thế kỷ, phương pháp này đã và đang được nghiên cứu, bổ sung và ápdụng cho nhiều công trình xây dựng ở khắp các nơi trên thế giới như: Liên Xô, TrungQuốc, Nhật Bản, Anh, Ý, Hà Lan và Mỹ
Trong đó, Nhật Bản được biết đến như một quốc gia có nhiều những nghiên cứu vềphương pháp này Kể từ những năm 1950 -1960, khi tại Nhật Bản, kỹ thuật cọc cátđầm chặt xử lý nền đất yếu xuất hiện, đã có rất nhiều những nghiên cứu được thựchiện trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty tư vấn ở Nhật Bản.Những nghiên cứu này đã chỉ ra những đặc điểm về sức chịu tải và biến dạng của nềnhỗn hợp bao gồm cọc cát và đất xung quanh cọc, các nghiên cứu về áp lực đất, sứckháng theo phương ngang của nền đất được cải tạo, ngăn chặn hóa lỏng…cũng được
đề cập
1.2.3.2 Cường độ chống cắt của nền đất hỗn hợp
Cường độ chống cắt của nền đất hỗn hợp trong đó bao gồm đất sét và cọc cát, chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố chẳng hạn như: những đặc điểm của ứng suất- biến dạng trongđất sét và cọc cát, hiệu ứng tập trung ứng suất, đường kính và khoảng cách cọc cát.Nghiên cứu đầu tiên về cường độ chống cắt của nền đất hỗn hợp được thực hiện bởiIgabari [8], trong đó một loạt các thí nghiệm cắt trực tiếp đã được thực hiện trên mẫu
Trang 2310 10
đất của nền đất hỗn hợp bao gồm đất sét và cọc cát Trong các thí nghiệm, loại đất, tỉdiện tích thay thế và ứng suất thẳng đứng đã được thay đổi để xem xét tác động củachúng đến những đặc điểm của cường độ chống cắt Cùng với các thí nghiệm này, tácgiả đã đề xuất công thức xác định cường độ chống cắt theo biểu thức (1), đó là sự kếthợp tập trung ứng suất trên cọc cát như hình 1 Trong biểu thức (1) chỉ ra rằng cường
độ chống cắt của đất sét và cọc cát được huy động cùng lúc đồng thời cũng tính toánứng suất thẳng đứng trên nền đất yếu và cọc cát là c và s bằng lý thuyết đàn dẻo
S'' = Ac.fc + As fs
= Ac.(c0 + c tanc) + As.s tans (1.1)
Trang 24fc
0
11 11
Trong đó:
Ac: diện tích mặt cắt ngang của nền đất sét;
As: diện tích mặt cắt ngang của cọc cát;
Hình 1.1 Minh họa cho nền đất hỗn hợp
Matsuo và nnk [13] đã thực hiện một loạt các thí nghiệm nén 3 trục trên nền đất hỗn hợp và đưa ra kết luận rằng cường độ chống cắt của nền đất hỗn hợp có thể được đánh
Trang 25giá bằng tổng trọng cường độ chống cắt của đất sét và cọc cát huy động ở cùng mức độbiến dạng và được chỉ ra trong biểu thức (2) Và nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằngcường độ chống cắt huy động trên toàn bộ cọc cát là nhỏ hơn hoặc bằng cường độchống cắt trên một cọc Nghiên cứu đã giới thiệu thông số , để kết hợp các mức độ huyđộng của sức chống cắt trên cọc cát Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng biểu thức (2)
đã cung cấp một ước lượng tin cậy của các kết quả thí nghiệm với = 0,5 cho sơ đồ thínghiệm cắt đất không cố kết, không thoát nước (UU) và với = 1,0 cho sơ đồ thínghiệm cố kết đẳng hướng không thoát nước (CU) Điều này có nghĩa là sức chống cắtlớn nhất của nền đất sét và cọc cát không huy động đồng thời Hiệu ứng tập trungứng suất không được kết hợp trong đề nghị của nghiên cứu
Trang 26(σ1 σ3 ) sc α.(σ1 σ 3 ) s .A s (σ1 σ 3 ) c .A c
Trong đó:
A: diện tích mặt cắt ngang của nền đất hỗn hợp;
Ac: diện tích mặt cắt ngang của nền đất sét;
As: diện tích mặt cắt ngang của cọc cát;
: thông số liên quan đến độ huy động ứng suất trên cọc cát;
(1 - 3)s+c: độ lệch ứng suất huy động trong nền hỗn hợp; (1 -
3)s: độ lệch ứng suất huy động trong nền cát;
(1 - 3)c: độ lệch ứng suất huy động trong nền đất sét
Yagi và nnk [51] đã thực hiện một loạt các thí nghiệm sức kháng đơn giản và thínghiệm cắt trực tiếp để nghiên cứu hiệu quả của tỉ diện tích thay thế và số lượng củacọc cát đến đặc điểm của cường độ chống cắt trên nền đất hỗn hợp Nghiên cứu đã chỉ
ra rằng cường độ chống cắt trên nền đất hỗn hợp không những chịu ảnh hưởng của tỉdiện tích thay thế mà còn chịu ảnh hưởng của số lượng của cọc cát Và nghiên cứu đã
Trang 27kết luận rằng lý do xảy ra hiện tượng này là do sự phân bố sức kháng không đồng đềutrong các cọc cát.
Yoshikuni và nnk [50] đã thực hiện những thí nghiệm nén 3 trục không thoát nước trênnền đất hỗn hợp và kết luận rằng điều kiện thoát nước trong mẫu thí nghiệm gây rahiệu ứng kích thước mẫu của cường độ chống cắt
Enoki và nnk [82] thực hiện thí nghiệm trong phòng với nền đất hỗn hợp và kết luậnrằng cọc cát và đất sét không bị phá hoại đồng thời nhưng bị phá hoại riêng rẽ Nghiêncứu đã đề xuất cường độ chống cắt của nền hỗn hợp nên được đánh giá là một vật liệukhông đẳng hướng c- dựa trên tiêu chí cường độ chống cắt riêng rẽ của đất sét và cọccát
Asaoka và nnk [94, 107] đã thực hiện các thí nghiệm nén 3 trục trên nền đất hỗn hợp
và kết luận rằng cường độ chống cắt của nền hỗn hợp là phụ thuộc vào điều kiện thoátnước của cọc cát Nghiên cứu chỉ ra rằng cường độ chống cắt của cọc cát trong điềukiện không thoát nước cao hơn nhiều so với điều kiện thoát nước Nghiên cứu đề xuấtcường độ chống cắt của nền hỗn hợp là tổng cường độ chống cắt thoát nước của cọccát và cường độ chống cắt không thoát nước của đất sét, đồng thời nhấn mạnh tầmquan trọng của việc xem xét điều kiện thoát nước của cọc cát khi đánh giá sức chịu tảicủa nền được cải tạo bằng cọc cát
1.2.3.3 Sức chịu tải và ổn định của nền đất được cải tạo
* Sức chịu tải của cọc đơn
Trong những nghiên cứu về sức chịu tải và ổn định của nền đất được cải tạo, sự phân
bố ứng suất trong nền đất yếu và cọc cát là một vấn đề quan trọng để đánh giá Mộttrong những nghiên cứu đầu tiên, Murayama (1957) đã xem xét sự gia tăng sức chịutải của nền đất yếu được gây ra bởi khả năng thoát nước của cọc cát và sự có mặt củacọc cát Năm 1962, tác giả này đã đề xuất công thức xác định sức chịu tải cho nền đấtđược cải tạo có sự kết hợp của hiệu ứng tập trung ứng suất trên cọc cát
Murayama [5] đã nghiên cứu sức chịu tải và ứng xử lún của nền đất được cải tạo bằngcọc cát đầm chặt, và đưa ra các công thức (3) đến (5) cho việc tính toán sức chịu tải
Trang 28của một cọc cát bằng giả thiết trạng thái cân bằng giới hạn chủ động của cọc cát vàtrạng thái cân bằng giới hạn bị động của nền đất xung quanh cọc (hình 2) Nguyên tắctrong tính toán của ông đã dựa trên giả thiết rằng cọc cát và đất xung quanh cọc đãchịu biến dạng thẳng đứng Trong biểu thức (4), một ứng suất trên nền đất sét u đãđược đưa ra Ông đã ước tính u = 0,7.qu bằng cách xem xét rằng không có biến dạng từbiến diễn ra trong đất sét xung quanh, trong đó qu là cường độ chống cắt nở hôngcủa đất sét.
P = A = (As + Ac) = As s + Ac c
= c.( As.n + Ac) (1.3)
ứng suất theo phương ngang phải thỏa mãn biểu thức sau:
Trang 29A: diện tích mặt cắt ngang của nền đất hỗn hợp;
Ac: diện tích mặt cắt ngang của nền đất sét;
As: diện tích mặt cắt ngang của cọc cát;
: ứng suất trung bình trên nền đất hỗn hợp;
n: hệ số tập trung ứng suất;
P: sức chịu tải;
c: ứng suất thẳng đứng của nền đất sét;
Trang 30Một vài những thí nghiệm gia tải được đưa ra bởi Niimi và nnk [10] và các thí nghiệm
mô hình được đưa ra bởi Hughes và Withes [172] để xem xét sức chịu tải của một cọccát thực nghiệm
* Sức chịu tải và ổn định của nền đất được cải tạo bằng nhóm cọc cát
Mô hình thí nghiệm trong phòng đầu tiên được nghiên cứu vào năm 1969 để xem xétsức chịu tải của nền đất được cải tạo, trong đó sức chịu tải phá hoại được chỉ ra trongmột vài cọc cát [20]
Sức chịu tải của nền đất được cải tạo bằng cọc cát đầm chặt với nhóm cọc cát đượcnghiên cứu bằng mô hình số theo 2 phương pháp tiếp cận: lý thuyết của Tezraghi vàphân tích vòng cung trượt
Trang 31Phương pháp lý thuyết của Tezraghi dùng cho thực hành thiết kế, sức chịu tải của cáccọc cát và đất sét được tính toán riêng rẽ theo biểu thức (6) và sức chịu tải của nền đấtđược cải tạo bằng cọc cát đầm chặt được tính toán bằng sức chịu tải trung bình của cácsức chịu tải như biểu thức (7a), trong đó có kết hợp với tỉ diện tích thay thế as.
P=qa.A (1.6)
Qa=as.qas+(1-as).qac (1.7a)
Trang 32as: tỉ diện tích thay thế;
A: diện tích mặt cắt ngang của nền đất hỗn hợp;
B: chiều rộng của móng;
c: cường độ chống cắt không thoát nước của đất sét giữa các cọc cát;
D: chiều sâu chôn móng;
Fs: hệ số an toàn (bằng 2,5 với điều kiện tĩnh và bằng 2,0 với điều kiện động);
Nc: hệ số sức chịu tải phụ thuộc vào lực dính;
Nq: hệ số sức chịu tải phụ thuộc vào tải trọng bên;
N: hệ số sức chịu tải phụ thuộc vào góc ma sát trong;
P: sức chịu tải;
qa: sức chịu tải của nền đất được cải tạo;
qas: sức chịu tải của nền đất cát đồng nhất có cùng tính chất như các cọc cát;
Trang 33qas: sức chịu tải của nền đất sét;
A: diện tích mặt cắt ngang của nền đất hỗn hợp;
As: diện tích mặt cắt ngang của cọc cát;
ce: cường độ chống cắt huy động của đất sét trên mặt trượt khi cọc cát và đất sétđồng thời kháng cắt;
N: lực pháp tuyến trên mặt trượt;
T: lực chống cắt huy động trong nền đất hỗn hợp;
V: lực thẳng đứng trên mặt trượt;
: góc nghiêng trên mặt trượt;
e: góc ma sát trong huy động của cọc cát trên mặt trượt
Matsuo và nnk [20] và Matsuo [21] đã đề xuất phương pháp phân tích phân mảnh theomặt trượt trụ tròn để xem xét sức chịu tải của nền đất được cải tạo bằng cọc cát đầmchặt Trong đề xuất của nghiên cứu này, 2 hệ số an toàn được tính toán riêng biệt bởicác cung trượt tròn đi qua cọc cát và nền đất sét và thông qua các mảnh đơn, hệ số antoàn cuối cùng thu được bằng cách tính toán lặp đi lặp lại sự thay đổi vị trí đường kính
Trang 34của vòng tròn trượt cho đến khi 2 hệ số an toàn trùng nhau Các tác giả đã tính toánsức chịu tải bằng cách phân tích một cặp vòng cung trượt cùng với sự phân bố ứngsuất theo lý thuyết của Kogler, và chỉ ra rằng kết quả mô hình thí nghiệm đã cung cấpmột ước tính tốt.
Bên cạnh những phân tích về mặt trượt trụ tròn, Nakanadou [57], Ishizaki [95,108],Asaoka và nnk [88, 94] đã nghiên cứu phân tích phương pháp phần tử hữu hạn đàndẻo Ishizaki [95,108] đã phân tích sức chịu tải của loại nhóm cọc được cải tạo bằngphân tích phần tử hữu hạn 2 chiều và 3 chiều với các yếu tố đa liên kết để chứng minhcho việc ứng dụng mô hình tính toán sức chịu tải của mình Asaoka và nnk [88, 94]phân tích phương pháp phần tử hữu hạn để nghiên cứu điều kiện thoát nước của cọccát và nhấn mạnh sự quan trọng trong điều kiện thoát nước của cọc cát khi đánh giásức chịu tải của nền đất được cải tạo bằng cọc cát đầm chặt
1.3.3.4 Thiết lập công thức cho tính toán ổn định trong nền đất sét được gia cố bằng cọc cát
Cùng với nhiều những nghiên cứu về mô hình số và mô hình vật lý, công thức vềcường độ chống cắt và phân tích về cung trượt tròn đã được nghiên cứu để thiết lậpcác phương pháp thiết kế thực tế Murayama [5] đã nghiên cứu ứng xử của sức chịu tải
và độ lún của nền đất được cải tạo bằng cọc cát đầm và đề xuất công thức xác địnhcường độ chống cắt chống lại sự phá hoại trượt theo biểu thức (8)
Taguchi [11] đã cung cấp một phương pháp tính toán mômen chống trượt của nền đấtđược cải tạo bằng cọc cát đầm, trong đó sự gia tăng cường độ chống cắt của đất sét vàhiệu ứng tập trung ứng suất trên cường độ chống cắt của cọc cát đã được đề cập đến.Trong tính toán này, hiệu quả của việc tập trung ứng suất đã được thông qua các phụtải bên ngoài Tác giả đã đề xuất một phương pháp thiết kế đặc biệt cải tạo nền đất trên
cơ sở xem xét phân bố ứng suất của phụ tải bên ngoài
Matsuo và nnk [20] và Matsuo [21] đã đề xuất phương pháp phân tích vòng cung trượtphân mảnh để xem xét sức chịu tải của nền đất được cải tạo bằng cọc cát đầm chặt.Trong đề xuất của nghiên cứu này, 2 hệ số an toàn được tính toán riêng biệt bởi cáccung trượt tròn đi qua cọc cát và nền đất sét và thông qua các mảnh đơn, hệ số an toàncuối cùng thu được bằng cách tính toán lặp đi lặp lại sự thay đổi vị trí đường kính của
Trang 35vòng tròn trượt cho đến khi 2 hệ số an toàn trùng nhau Các tác giả đã tính toán ổnđịnh bằng cách phân tích một cặp vòng cung trượt cùng với sự phân bố ứng suất theo
lý thuyết của Kogler, và chỉ ra rằng kết quả mô hình thí nghiệm đã cung cấp một ướctính tốt
Mặc dù đã có một số báo cáo cho rằng cường độ chống cắt trong các cọc cát và đất sétkhông được huy động đồng thời [13], các giả định về sự huy động đầy đủ của cường
độ chống cắt cả trong cọc cát và đất sét đã thường được áp dụng cho việc thiết lập cácphương pháp thiết kế thực tế Nakayama [18] đề xuất một công thức cường độ chốngcắt cho nền đất được gia cố bằng cọc cát đầm chặt như phương trình (9) theo các giảđịnh đã được nêu ở trên (hình 4) Trong phương trình, cường độ chống cắt tăng lên do
sự cố kết bởi ứng suất bên ngoài được đưa vào tính toán Ông đã cung cấp một biểu đồ
để tính toán các vấn đề ổn định mái dốc của nền đất được gia cố bằng cọc cát đầm chặt
để sử dụng cho thiết kế thực tế
Trang 37và phân tích phần tử hữu hạn đàn hồi - dẻo Họ phát hiện ra rằng vị trí hiệu quả nhấtcủa đất được gia cố có đôi chút khác so với kết quả của hai phân tích khác.
Nakayama và nnk [28] đã tính toán các hệ số an toàn cho 15 trường hợp trước đó bằngviệc phân tích trượt tròn phân mảnh kết hợp với công thức cường độ chống cắt đãđược đề xuất như phương trình (10) Phương trình (10) đã không đưa vào tính toáncường độ chống cắt tăng thêm của đất sét do tải bên ngoài Họ kết luận rằng việc phântích trượt tròn phân mảnh kết hợp với phương trình đã đề xuất có thể đánh giá chínhxác sự ổn định của nền đất được gia cố bằng cọc cát đầm chặt
Trang 38z: độ sâu tính toán;
s: trọng lượng thể tích của cát;
: góc nghiêng của mặt trượt;
sc: cường độ chống cắt của nền đất được cải tạo;
s: góc ma sát trong của cọc cát
Những khảo sát này đã được đặc trưng bởi công thức cường độ chống cắt củaMurayama và Ibaragi đề xuất và sự phân bố ứng suất được tính theo lời giải đàn hồicủa Boussinesq
Sogabe [43] tóm tắt các công thức cường độ chống cắt như trong phương trình (11a)đến (11e) và các số liệu thống kê của việc áp dụng công thức đó trong thiết kế thực tế
để xây dựng cơ sở vật chất cho cảng và bến cảng Hình 5 minh họa cường độ chốngcắt của đất được gia cố cho công thức (1) Ông cũng so sánh các hệ số an toàn đượctính bằng mỗi công thức cường độ chống cắt Những nghiên cứu tương tự sau đó đãđược thực hiện bởi Kanda và Terashi [87]
Trang 39cu/p: tỉ lệ gia tăng cường độ chống cắt;
k: tỉ lệ gia tăng cường độ chống cắt của đất sét theo chiều sâu;
s, c: hệ số tập trung ứng suất trên cọc cát và trên nền đất sét do tải trọng ngoài;
Trang 40Kanda và Terashi [87] đã nghiên cứu lại các trường hợp trước đó bằng việc lựa chọncác công thức thiết kế và thực hiện các nghiên cứu tham số về ảnh hưởng của cácthông số thiết kế đến hệ số an toàn Terashi và Kitazume [85] và Terashi và nnk [84]
đã thực hiện một loạt thí nghiệm mô hình bằng máy ly tâm trên khả năng chịu lực củađất được cải thiện và phát hiện ra rằng các phân tích trượt tròn phân mảnh với côngthức cường độ chống cắt (biểu thức 11a) cung cấp ước tính chính xác của các kết quảthí nghiệm Shinsha và nnk [90] cũng xác nhận trong các thí nghiệm mô hình máy lytâm của họ rằng tính toán trượt tròn phân mảnh với công thức cường độ chống cắt(biểu thức 11a) đã áp dụng đối với sự ổn định của nền đường đắp trên đất được gia cốbằng cọc cát đầm chặt Theo các xác nhận này, phân tích trượt tròn phân mảnh kết hợpvới công thức sức kháng cắt (1) (biểu thức 11a) đã được chuẩn hóa trong thiết kế thực
tế cho cơ sở vật chất của cảng và bến cảng [140.173]
Việc lựa chọn các thông số thiết kế là một vấn đề quan trọng để đánh giá chính xác vềsức chịu tải và sự ổn định của nền đất được gia cố bằng cọc cát đầm chặt Yabushita vànnk [37] cung cấp một loại tiêu chuẩn giá trị về tỷ lệ gia tăng ứng suất và góc nội ma