Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ nay đến năm 2020 (Trang 73)

Nam đến năm 2020

3.1.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam đến năm 2020

3.1.1.1. Phương hướng phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020

Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trìnhđộ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trìnhđộ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt độngthương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Một số chỉ tiêu cụ thể:

- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử:

o Đến 2012: 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

- Đến 4/2014: Tổng cục hải quan sẽ vận hành chạy thử hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan tự động một của quốc gia) do các bạn Nhật tài trợ, bên cạnh hệ thống E-Customs.

- Thời gian thông quan hàng hóa: đối với lô hàng luồng xanh, vàng hệ thống sẽ thực hiện trong vòng từ 1 đến 3 giây

- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa: o Đến 2015: dưới 10%; o Đến 2020: dưới 7%

- Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế Một cửa hải quan quốc gia:

o Đến 2015: 50%; o Đến 2020: 90%

- Hiện nay toàn ngành hải quan đều tập trung triển khai hệ thống VNACS/VCIS để tháng 4/2014 sẽ vận hành chạy thử nghiệm ở một số Cục Hải quan địa phương.

Về thể chế

Rà soát, đánh giá đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, khả thicủa các quy định pháp luật hải quan, đối chiếu với các cam kết quốc tế có liên quan tới hoạt động hải quan để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để đáp ứng việc phát triển hải quan đến 2020 và các năm tiếp theo, theo lộtrình sau:

- Giai đoạn 2013-2015 tập trung vào việc đánh giá quá trình thực hiện Luật Hải quan và các Luật khác có liên quan như Luật Thuế, Luật Quản lý Thuế để xác định các vấn đề cần đưa vào văn bản Luật. Xây dựng và ban hành Luật sữa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan, Thông tư hướng dẫn thực hiện hệ thống VNACCS/VCIScác văn bản hướng dẫn thi hành đáp ứng yêu cầu hoàn thiện chế độ quản lý nhà nước về hải quan, thực thi các cam kết hội nhập quốc tế, triển khai phương thức quản lý hải quan hiện đại.

- Giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tiến trình hội nhập quốc tế rà soát, điều chỉnh hệ thống văn bản liên quan cho phù hợp.

VềCông tác nghiệp vụ hải quan

 Thủtục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

Áp dụng một cách đầy đủ phương thức quản lý Hải quan dựa trên quản lý sự tuân thủ theo các trụ cột: Thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ; Quản lý rủi ro; và Kiểm tra sau thông quan.

Đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Áp dụng rộng rãi và hiệu quả việc thực hiện thủ tục hải quan cũng như công tác quản lý hải quan bằng phương thức điện tử để tiến tới môi trường làm việc không sử dụng giấy tờ.

Áp dụng một cách có hiệu qủa các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc kiểm tra hàng hóa, kiểm soát hải quan hiện đại phục vụ công tác kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát hải quan tại các cảng/cửa khẩu.

Xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan chuyên nghiệp. Xây dựng và phát triển chế độ ưu đãiđặc biệtcho các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO).

Xây dựng và phát triển hệ thống văn bản trước trong các lĩnh vực kỹ thuật nghiệp vụ.

 Quản lý thuế

Hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế đảm bảo phù hợp chuẩn mực quốc tế, cam kết của Việt Nam, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ sản xuất trong n ước. Xây dựng chính sách đối với nợ thuế theo hướng giảm dần các đối tượng nợ thuế, giảm dần các đối tượng trong diện được miễn thuế.

Thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế bằng ph ương thức điện tử. Đẩymạnh công tác tuyên truyềnhỗ trợ pháp luật cho người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với ngân hàng, kho bạc; giảm bớt chi phí quản lý hành chính thuế; nâng cao kỹ năng quản lý thuế cho cán bộ công chức hải quan.

Phân loại nợ và từng bước giải quyết các khoản nợ khó đòi. Xây dựng và thực hiện các phương thức, biện pháp theo dõi, quản lý thu thuế, nợ thuế.

 Kiểm soát hải quan

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm soát hải quan tại Luật Hải quan và văn bản pháp luật liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng và áp dụng hệ thống c ơsở dữ liệu thông tin nghiệp vụ hải quan, hệ thống quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, tự động hóa cao; thiết lập, duy trì cơchế phối hợp hiệu quả, chia

sẻ thông tin với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước khác, các cơ quan hải quan nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải quan.

Triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn Ngành các biện pháp nghiệp vụ cơbản về kiểm soát hải quan.

Tập trung lực lượng cho hoạt động phòng, chống ma túy tại cấp Chi cục Hải quan, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm về hoạt động buôn bán vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên g iới.

Trang bị đủ máy móc, công cụ hỗ trợ, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan thành lực lượng chuyên nghiệp.

sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; công nghệ thông tin và thống kê hải quan

 Cơsở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Các trụ sở làm việc, địa điểm kiểm tra tập trung; trang thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ; hạ tầng truyền thông vàứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho các mặt hoạt động cơquan hải quan sẽ được đầu tư, xây dựng hiện đại hóa và phát triển đồng bộ.

Trang thiết bị kỹ thuật được đổi mới và hiện đại hóa theo lĩnh vực, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm có tính đến đặc điểm của địa bàn và đơn vị sẽ được đầu tư.

 Công nghệ thông tin và thống kê hải quan

Xây dựng hệ thống thông tin Hải quan tích hợp đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; phát triển và duy trì hoạt động ổn định của hạ tầng truyền thông, kết nối các đơn vị trong ngành hải quan và các đơn vị có liên quan.

Hệ thống thông tin hải quan được đầu tư trên phương châm huy động tối đa nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua quan hệ hợp tác công – tư. Từng bước chuyển đổi hệ thống thành dịch vụ công có thu phí với mô hình quản lý theo mô hình doanh nghiệp công ích có sự tham gia quản lý, điều hành của cả khu vực công và khu vực tư nhân để vừa đảm bảo khả năng kiểm soát vừa nâng cao hiệu quả đầu

tư cũng như có được nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực thích đáng để duy trì, vận hành và nâng cấp hệ thống.

Triển khai các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mới trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Một số nội dung khác

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ công chức trong ngành Hải quan, các cơ quan có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp và người dân với nhữnghình thức và nội dung phù hợp.

Xây dựng và thực hiện thống nhất mô hình hệ thống quản lý chất lượng. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp.

Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương nhằm chia sẻ kinh nghiệm về cải cách, hiện đại hóa, phương pháp, kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại; thực hiện các sáng kiến khu vực đặc biệt trong lĩnh vực hiện đại hóa thủ tục, áp dụng các kỹ thuật hải quan mới đồng thời góp phần nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Hải quan Việt Nam trên trường quốc tế.

Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý tài chính đối với ngành Hải quan phục vụ yêu cầu đầu tư phát triển, cải cách hiện đại hóa. Nghiên cứu và triển khai thí điểm để từ đó nhân rộng việc xã hội hóa một số dịch vụ công do cơ quan hải quan cung cấp hoặc thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm bớt gánh nặng ngân sách.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam đến năm 2020

Về tổ chức bộ máy

- Kiện toàn hệ thống tổ chức hải quan đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại.

- Đối với cơquan Tổng cục Hải quan, kiện toàn bộ máy các đ ơn vị đảm bảo chức năng tham mưu, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu theo từng lĩnh vực;

- Đối với Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, tiến hành rà soát, giảm bớt các đầu mối trung gian theo hướng Cục Hải quan tập trung vào nhiệm vụ quản lý hành chính, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, kiểm tra giám sát việc thực thi nghiệp vụ của các đơn vị cấp dưới;

- Đối với các Chi cục Hải quan, quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống tổ chức theo hướng phù hợp với khối lượng công việc và đặc điểm địa lý.

Về nguồn nhân lực

- Xây dựng và từng b ước đưa vào áp dụng phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiện đại thông qua việc phân tích công việc, xây dựng mô tả chức danh công việc chung, bộ tiêu chuẩn năng lực; xây dựng cơ chế quản lý, cập nhật và sử dụng các bảng mô tả công việc, bộ tiêu chuẩn năng lực; thực hiện việc rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu chức danh công việc; triển khai việc xây dựng các hệ thống trợ giúp hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong ngành Hải quan.

- Sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định về công tác quản lý cán bộ: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, phân loại, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… theo phương thức quản lý nguồn nhân lực hiện đại dựa trên năng lực.

- Xây dựng chế độ chính sách phù hợp, t ương xứng với tính chất đặc thù của công việc Hải quan; tập trung xây dựng chế độ đãi ngộ đối với những chuyên gia giỏi, cơ chế thu hút, tuyển dụng nhân tài; chế độ đối với công chức làm nhiệm vụ ở biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự ngành Hải quan theo h ướng tự động hóa.

- Phân tích nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức Hải quan và tiến hành chuẩn hóa giáo trình, nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hải quan; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; xây dựng và áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý làm động cơ thúc đẩy cán bộ, công chức đi học để nâng cao trìnhđộ; Xây dựng c ơ chế đánh giá kếtquả đào tạo để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai một số ch ương trình đào tạo trọng điểm nhằm phục vụ trước hết cho các hoạt động hiện đại hoá ngành hải quan.

- Xây dựng Trường Hải quan Việt Nam chính quy và hiện đại; Phát triển các chương trình hợp tác đào tạo trong n ước và quốc tế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Hải quan Việt Nam.

-Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đảm bảo liêm chính hải quan.

3.1.2.Định hướng,mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh

Rịa –Vũng Tàugiai đoạn từ nay đến năm 2020

3.1.2.1.Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàugiai đoạn từ nay đến năm2020

* Tầm nhìn:

Hỗ trợ Cục Hải quan tỉnh BR-VT đạt được tầm nhìn dựa trên quản lý hiệu quả con người thông qua việc đào tạo ra nguồn nhân lực tinh thông và sáng tạo – đó là đội ngũ cán bộ công chức của CụcHải quan tỉnh BR-VT.

*Sứ mệnh:

Bố trí đúng người vào đúng vị trí thích hợptại đúng thời điểm với những năng lực phù hợp và số lượng hợp lý.

*Khung quản lý nguồn nhân lực để đạt được tầm nhìn và sứ mệnh

(1) Hệ thống quản lý nguồn nhân lực đồng bộ dựa trên năng lực. Năng lực cần phải là cơ sở nền tảng của tất cả các quy trình nguồn nhân lực bao gồm kế hoạch hóa, đào tạo và phát triển, tuyển dụng, đề bạt, qui hoạch, lập kế hoạch nghề nghiệp, đánh giá kết quả công việc, trả lương dựa trên kết quả công việc và luân chuyển công việc. Cần có một khung chính sách để hỗ trợ những hệ thống này. Đó là một hệ thống đồng bộ bởi vì cùng một hồ sơ năng lực nhưng có thể được sử dụng đồng thời cho nhiều qui trình như tuyển dụng, phát triển và quản lý kết quả công việc.

(2) Một hệ thống quản lý kết quả công việc bao gồm các chỉ số kết quả công việc tại tất cả các cấp. Kết quả công việc được đánh giá tại tất cả các cấp của tổ

chức từ các mục tiêu chiến lược tới các kết quả công việc của từng cá nhân. Các chỉ số cần được xác định từ trước để chúng ta biết được những yếu tố nào góp phần vào việc đạt được các mục tiêu. Có thể nói rằng, nếu bạn đo lường được kết quả công việc thì bạn có thể hoàn thành được công việc đó.

(3) Quản lý chiến lược được coi là năng lực cốt lõi . Quản lý chiến lược là quá trình sử dụng các thước đo để quản lý và điều chỉnh chiế n lược. Tất cả mọi người đều có vai trò nhất định trong quá trình quản lý chiến lược và chỉ có công việc góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu của tổ chức mới cần thực hiện. Chiến lược nguồn nhân lực phải được rà soát và điều chỉnh dựa trên c ác thước đo và dựa trên thông tin phản hồi.

(4) Văn hóa tổ chức hỗ trợ quản lý nguồn nhân lực. Văn hóa từ trên xuống như hiện nay của Cục Hải quan tỉnh BR-VT không có lợi cho phong cách cởi mở để đối thoại và phản hồi thông tin cần có trong một hệ thống quản lý kết quả công việc mang tính minh bạch. Sự chuyển đổi của ngành Hải quan từ một phương pháp “kiểm soát” sang phương pháp “tuân thủ và tạo thuận lợi” hay còn gọi là từ phương pháp “tiền kiểm” sang phương pháp “hậu kiểm” cho thấy có sự thay đổi các giá trị của tổ chức. Những giá trị mới này cần được xác định và củng cố bằng quá trình “quản lý sự thay đổi”. Các nhà quản lý cấp cao phải nhận ra và hỗ trợ sự đóng góp hiệu quả của quản lý nguồn nhân lực trong việc thực hiện thành công các mục tiêu của tổ chức.

(5) Hệ thống thông tin nguồn nhân lực hoàn chỉnh. Việc thực hiện chiến lược có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc quản lý thông tin hỗ trợ cho các hệ thống và thủ tục quản lý nguồn nhân lực. Hệ thống thông tin về nguồn nhân lực càng đầy đủ và thống nhất thì việc thực hiện chiến lược sẽ càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cục hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu từ nay đến năm 2020 (Trang 73)