Qua những kinh nghiệm của một số Cục Hải quan tỉnh,thành phố như đã nêu ở trên. Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rút ra được cho mình một số bài học kinh nghiệm trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể như sau:
Một là, tậptrung lực lượng thực hiện tốt nhất các mục tiêu tổng quát của ngành Hải quan trong Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 được ban hành theo quyết định 448/QĐ-Ttg ngày 25 tháng 03 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và các mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2008-2010, tầm nhìn 2020, trongđó:
- Triển khai mô hình tổ chức bộ máy đảm bảo thống nhất, tinh gọn, tập trung, hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý hải quan hiện đại, phù hợp với quy trình nghiệp vụ mới và lộ trình tái cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành Hải quan;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có; tiến hành quy hoạch, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại và lộ trình tái cơcấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;
- Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức theo vị trí, chức danh công việc. Thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu tiêu chuẩn hoá cán bộ, yêu cầu chuyên môn sâu, yêu cầu quy hoạch, yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan và yêu cầu tái c ơcấu quy trình nghiệp vụ.
Hai là, lên kế hoạch rà soát lại tổ chức bộ máy các đơn đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thực hiện hoặc kiến nghị điều chỉnh, sắp xếp hoặc thành lập mới tổ chức bộ máy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ mới, tránh chồng chéo, v ướng mắc về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chủ trương gọn nhẹ và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy;
Ba là,tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, danh dự nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, người lao động, làm tốt công tác phê bình và tự phê bì nh;Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của từng tổ chức cụ thể, thực hiện việc phân công, phân cấp cụ thể, rõ rà ng;
Bốnlà,thực hiện công tác cán bộ theo hướng hiện đại, mọi chức danh vị trí công việc đều được mô tả và có các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên hiệu quả, chất lượng công việc. Việc tuyển dụng, đánh giá, phân công, bố trí, sử dụng, luân chuyển, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ đều đ ược căn cứ trên các yêu cầu công việc, chú trọng việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức theo hướng chuyên sâu, chuyên môn hóa;Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chuyên trách, chuyên sâu được quản lý thống nhất ở một số lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản như: Quản lý kỹ năng lãnh đạo, quản lý hải quan hiện đại, phân loại, xuất xứ hàng hoá, xác định trị giá hải quan, thu thuế và quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, sở hữu trí tuệ, kiểm soát chống buôn lậu, phòng chống ma túy,…;
Nămlà,hàng năm rà soát, thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ để kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ lãnhđạo cấp Phòng, Chi cục và tương đương, lãnh đạo cấp Đội (Tổ) công tác; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất tốt để định hướng bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách; thực hiện tốt công
tác đánh giá phân loại cán bộ công chức; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; kịp thời biểu dương khen thưởng những cán bộ, công chức, người lao động có thành tích, nhân rộng điển hình tiên tiến; xử lý nghiêm những tr ường hợp có hành vi tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu, vi phạm pháp luật;Thực hiện áp dụng đầy đủ, đúng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức. Nghiên cứu, đề xuất có những c ơchế khuyến khích đối với những cán bộ giỏi chuyên môn, đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại về ngạch công chức hoặc đối với số công chức phấn đấu kém;
Sáu là,tổ chức đào tạo lại để có đội ngũ cán bộ công chức đ ược chuẩn hoá theo chức danh và hoàn chỉnh theo hướng chuyên sâu. Chú trọng ph ương án đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp tự kèm cặp bồi d ưỡng tại các đơn vị cơ sở để cập nhật chế độ chính sách mới, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc hàng ngày, đồng thời khuyến khích cán bộ công chức tự học tập để nâng cao trình độ; Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị đủ kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho cán bộ lãnh đạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạ o, đặc biệt là cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng; củng cố, tăng cường và không ngừng nâng cao vai trò, chất lượng của đơn vị tham mưu và đội ngũ công chức tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu cải cách, hiện đại hoá công tác cán bộ và quản lý nguồn nhân lực theo h ướng Hải quan hiện đại;
Bảy là,tin học hóa trong quản lý nhân sự theo hướng tự động hoá một số công việc quản lý nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu quản lý nguồn nhân lực theo phương pháp hiện đại; tiếp tục nghiên cứu áp dụng hệ thống Quản lý chất l ượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về quản lý nguồn nhân lực.
Tóm tắtchương1
Đã phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, coi Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Làm nổi bật vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Coi nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, là
nguồn lực chính của mọi nguồn lực ảnh hưởng đến sự phồn thịnh của quốc gia. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay t hế giới đã vàđang chuyển sang một giai đoạn mới trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, đó là nền kinh tế tri thức.
Đối với ngành Hải quan Việt Nam thì vai trò phát triển nguồn nhân lực giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Ngành trong giai đoạn ngày nay khi mà nhiệm vụ của ngành Hải quan đang ngày càng trở nên phúc tạp trong bối cảnh áp lực thương mại hóa và giao lưu quốc tế tăng mạnh trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.
Nêu lên một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là những Cục Hải quan lớn của cả nước có bề dầy kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu cho phát triển nguồn nhân lực của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu trong hiện tại và những năm tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA –VŨNG
TÀU
2.1. Giới thiệutổng quan về Cục Hảiquan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
2.1.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập ngày 12 -8-1991; tỉnhBà Rịa-Vũng Tàu là cửa ngõ phíaĐông về cả đường thủy và đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh và của miền Đông Nam Bộ. Phần đất liền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam là biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận và phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 2000 Km2, đơn vị hành chính là thành phốVũng Tàu, thành phố Bà Rịa, Huyện Tân Thành, Huyện Châu Đức, Huyện Xuyên Mộc, Huyện Đất Đỏ, Huyện Long Điền và Huyện Côn Đảo.Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năngdầu khí.
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một trong những trung tâmnăng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, hệ thống cảng, dịch vụ hàng hải, dịch vụ vận tải trung chuyển hàng hóa, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí, điện, luyện kim, phân bón … Bà Rịa – Vũng Tàu được biết đến như một vùng đất năng động, giàu tiềm năng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Trên cơ sở xác định đầu tư nước ngoài là một nguồn lực quan trọng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư, nhanh chóng khẳng định Bà Rịa–Vũng Tàu là địa chỉ đầu tư an toàn và hiệu quả trong vùng kinh tế năng động phía Nam.
Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiền thân là Chi Cục Hải quan Đồng Nai được thành lập vào ngày 12/11/1977, sau đổi thành Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, Cục Hải quan Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo và nay là Cục
Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quá trình hình thành và phát triển ấy, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh BR-VT. Với chức năng quản lý nhà nước về Hải quan, hơn 30 năm qua Cục Hải quan Tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,đã làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hàng trăm ngàn lượt phương tiện vận tải, thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh kinh tế cho đất nước nói chung và cho tỉnh BR-VT nói riêng. Khác với Hải quan các địa phương trên cả nước, Hải quan tỉnh BR-VT còn là nơi duy nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Hải quan, phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí - một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Căn cứ Quyết định 1027/QĐ-BTC ngày11 tháng 05 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định 2053/QĐ - BTC ngày 12 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài c hính sửa đổi, bổ sung Quyết định 1027/QĐ-BTC thì Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu gồm 09 Phòng chức năng,05 đơn vị thông quan (Chi cục Hải quan cửa khẩu), 01 Chi cục Kiểm tra Sau thông quan và 01 Đội Kiểm soát với biên chế năm 2012 là 285 cán bộ, công chức.
Về cơ cấu tổ chức chung trong ngành Hải quan, Cục Hải quan tỉnh BR-VT có cơ cấu tổ chức tương đương với các Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng,thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lạng Sơn,tỉnh Đồng Nai và tỉnhBình Dương. Những Cục Hải quan còn lại có cơ cấu tổ chức nhỏ hơn.
Tuy nhiên xét về số lượng cán bộ, công chức thì Cục Hải quan tỉnh BR-VT đứng thứ 8, sau Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Lạng Sơn,tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương.
Hình 2.1.Sơ đồ tổ chức Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu CỤC TRƯỞNG Phòng Thanh Tra Kiểm Tra Phòng Tổ chức cán bộ Chi cục Hải quan cảng Cái Mép Văn Phòng Cục Chi cục Kiểm tra sau thông quan Phòng Thuế xuất nhập khẩu Chi cục Hải quan cảng Cát Lở
PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG
Chi cục Hải quan Phú Mỹ Phòng Chống buôn lậu & xử lý vi phạm Đội Kiểm Soát Hải quan Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin Chi cục HQ CK Cảng Sân Bay VT Phòng Giám sát quản lý về Hải quan Phòng Tài vụ Quản trị Chi cục Hải quan Côn Đảo Phòng Quản lý rủi ro
Chi tiết số lượng cán bộ, công chức so sánh trong toàn Ngành được thể hiện tạibảngsau:
Bảng 2.1. Biên chế công chức hành chính năm 2012 của các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Cục Hải quan.
STT Tên các đơn vị Số lượng biên chế
(người)
1 Cục Hải quan tỉnh An Giang 218
2 Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu 285 3 Cục Hải quan tỉnh Bình Dương 307
4 Cục Hải quan tỉnh BìnhĐịnh 121
5 Cục Hải quan tỉnh Bình Phước 74
6 Cục Hải quan tỉnh Cà Mau 64
7 Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng 168
8 Cục Hải quan thành phố Cần Thơ 146
9 Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng 266
10 Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk 95
11 Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 94
12 Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai 339
13 Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp 126
14 Cục Hải quan tỉnh Gia Lai –Kon Tum 93
15 Cục Hải quan tỉnh Hà Giang 107
16 Cục Hải quan thành phố Hà Nội 855
17 Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh 189
18 Cục Hải quan thành phố Hải Phòng 857 19 Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh 2.090
20 Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang 144
21 Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa 135
22 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn 359
23 Cục Hải quan tỉnh Lào Cai 184
24 Cục Hải quan tỉnh Long An 143
25 Cục Hải quan tỉnh Nghệ An 184
26 Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình 105
27 Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam 88
28 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh 486
29 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi 119
30 Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị 213
31 Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh 169
32 Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa 185
33 Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế 96
2.1.3. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩutại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đến nay, mọi hoạt động về chính sách liên quan đến công tác hải quan có sự thay đổi rõ rệt, nhất là trong giai đoạn ngày nay khi Việt Nam đã gia nhập rất nhiều các hiệp định song phương, đa phương với các nước và tổ chức trên thế giới nhằm đưa Việt Nam hòa nhập chung vào nền kinh tế chung của Thế giới.
Cũng xuất phát từ sự phát triển chung của đất nước, của ngành Hải quan, Cục Hải quan tỉnh BR-VT không ngừng phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn về mọi mặt để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó.
Với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải quốc tế, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Trong những năm qua Cục Hải quan Tỉnh đãđề xu ất, kiến nghị với TCHQ, Bộ Tài chính nhằm cải tiến quy trình thủ tục theo hướng đơn giản, thuận lợi, tạo chuyển biến căn bản trong hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan, xoá bỏ những thủ tục, chế độ kiểm tra, kiểm soát hải quan thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã vàđang gây cản trở trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan hải quan với nhau; giữa cơ quan hải quan với công dân, tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Xây dựng và thực hiện các thủ tục, chế độ kiểm tra giám sát, kiểm soát đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo điều kiện thông thoáng thuận tiện, nhanh chóng.
Số liệu thống kê trong 5 năm giai đoạn từ 2008–2012các mặt công tácnghiệp vụ cụ thể được thể hiện tại phụ lục kèm theo luận văn này. Trong bài viết, người viết chỉ đưa ra một sốmặt công tác nghiệp vụ tiêu biểu thể hiện bằng Bảng và Biểu