ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC I. Ứng dụng CNTT và truyền thông: 1. Vai trò của CNTT&TT: a. Máy tính, mạng Internet và thế giới ảo: - Vai trò của máy tính: Là công cụ không thể thiếu trong thời đại hiện nay. - Internet: Giúp ta tiếp cận với tri thức của toàn nhân loại. - Internet tạo ra một thế giới ảo, nơi đó có hầu hết các hoạt động của thế giới thật. b. Lợi ích đem lại từ thế giới ảo: - Thế giới ảo đemlại lợi ích thật (Chân chính). - Cho phép mọi người dùng có thể gặp nhau, trao đổi và chia sẻ mọi thứ với nhau. - Thế mạnh của thế giới ảo: + Đó là “thế giới phẳng” + Thu hút sự tham gia của hàng triệu người. + Có trung tâm dữ liệu khổng lồ và các công cụ tìm kiếm kiếm rất mạnh. + Chi phí vận hành thấp hơn rất nhiều. Sẽ lạc hậu nếu không ……… c. Có hai hình thức ứng dụng: - CBT (Computer Base Training): Lấy người dạy làm trung tâm. - E-learning: Lấy người học làm trung tâm. Cần phân biệt hai hình thức này để định hướng ứng dụng CNTT. Sự khác biệt giữa hai hình thức trên: - Khác với học cổ truyền. - Hiệu quả đạt được. d. Sử dụng bài giảng điện tử: - Là công cụ dạy học đa năng có thể thay thế cho tất cả các thiết bị khác. - Có hiệu quả rất cao so với các thiết bị khác. - Phát huy được giao tiếp thầy và trò, trò và trò, kết hợp được các PP truyền thống. - Tuy nhiên giáo viên không nên chờ vào các bài giảng có sẵn mà phải tự học để thiết kế bài dạy. II. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử: 1. Bài giảng điện tử: Khái niệm: Là một hình tức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường Multimedia. 2. SGK hay giáo trình điện tử: Là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, Video, trang Web… 3. Giáo án điện tử: Là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó được Multimedia hoámột cách chi tiết, chặt chẽ và logic. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử (Đây là kịch bản của giáo viên chuẩn bị cho một giờ dạy). QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 1. Xác định mục tiêu bài học: 2. Lựa chọn những kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm. 3. Multimedia hoá kiến thức. 4. Xây dựng các thư viện tư liệu. 5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học. 6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. III. ĐIều kiện ứng dụng CNTT: - Máy - Phòng - Giáo viên … IV. Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng giáo án điện tử: - Đơn giản và rõ ràng. - Không sao chép nguyên văn giáo án, mà phải theo hướng tinh giản, chọn biểu tượng, mô hình hoá. - Phải nhất quán trong thiết kế + Màu phải nhất quán. + Kiểu trình bày nhất quán. + Font chữ, màu nền nhất quán. Có thể dùng in đậm, in nghiêng, gạch chân để nhấn mạnh. - Cần đưa ra ý tưởng chính trong mỗi Slide. - Chọn kích cở chữ phù hợp. - Không nên tạo quá 04 gạch đầu dòng trong 01 Slide. - Chọn đồ hoạ phải cẩn thận cho trình diễn. Lưu ý: Công nghệ thông tin chỉ là: - Là 1 phương tiện trình chiếu hỗ trợ cho việc dạy học. - Là công cụ để xây dựng bài giảng đa phương tiện (Multimedia). - Tránh lạm dụng CNTT trong việc dạy học. V. Một số tiêu chí trong xây dựng bài giảng đa phương tiện: - Nội dung, hình ảnh có chọn lọc. - Không lạm dụng các hiệu ứng - Màu sắc đơn giản - Kích cở chữ dễ nhìn. - Thao tác hợp lý. - Sử dụng các tư liệu ảnh, phim, hoạt hình Flash mang kiến thức của bài học. - Phải biết khai thác tư liệu trên Internet qua các trang Web…. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VỚI PHẦN MỀM VIOLET