Đề tài tiểu luận môn Luật Kinh tế: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA MỞ ĐẦU Trong hoạt động kinh doanh thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đẩy mạnh hội nhập với kinh tế thế giới, hợp đồng giữa bên mua và bên bán không còn bó hẹp phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra ngoài nước. Đặc biệt, các hoạt động thương mại này sẽ dần dần trở thành phổ biến hơn trong thời gian sắp tới. Trong tiến trình như thế, việc tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung và trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã, đang ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp hơn. Những hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh tranh chấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là hợp đồng soạn thảo không rõ ràng, không đảm bảo đủ các nội dung quan trọng, cần thiết.Vấn đề cần đặt ra là phải sớm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật và hướng dẫn thi hành một cách động bộ, chặt chẽ; đồng thời đảm bảo giải quyết nhanh chóng, công bằng các hợp đồng tranh chấp phát sinh để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và đảm bảo hoạt động bình thường của các doanh nghiệp. Trong đó, đối với các nội dung, hình thức của hợp đồng mua bán cần phải được hướng dẫn, phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương cập nhật, áp dụng là hết sức cần thiết. Chính vì thế, em chọn Đề tài tiểu luận môn học Luật Kinh tế là TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA để nghiên cứu, phân tích để là rõ hơn về vấn đề đặt ra nêu trên.
Trang 1Đề tài tiểu luận môn Luật Kinh tế:
TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
-I- MỞ ĐẦU
Trong hoạt động kinh doanh thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa
là một trong những hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đẩy mạnh hội nhập với kinh tế thế giới, hợp đồng giữa bên mua và bên bán không còn bó hẹp phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra ngoài nước Đặc biệt, các hoạt động thương mại này sẽ dần dần trở thành phổ biến hơn trong thời gian sắp tới Trong tiến trình như thế, việc tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung
và trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã, đang ngày càng gia tăng
và có tính chất phức tạp hơn
Những hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh tranh chấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là hợp đồng soạn thảo không rõ ràng, không đảm bảo đủ các nội dung quan trọng, cần thiết
Vấn đề cần đặt ra là phải sớm nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật và hướng dẫn thi hành một cách động bộ, chặt chẽ; đồng thời đảm bảo giải quyết nhanh chóng, công bằng các hợp đồng tranh chấp phát sinh để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại và đảm bảo hoạt động bình thường của các doanh nghiệp Trong đó, đối với các nội dung, hình thức của hợp đồng mua bán cần phải được hướng dẫn, phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp kinh doanh thương cập nhật, áp dụng là hết sức cần thiết
Chính vì thế, em chọn Đề tài tiểu luận môn học Luật Kinh tế là:
“TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA” để nghiên cứu, phân tích
để là rõ hơn về vấn đề đặt ra nêu trên
Trang 2II- NỘI DUNG
1 Hợp đồng mua bán hàng hoá và những điều khoản cần lưu ý
Theo Điều 24- Luật Thương mại 2005 thì “Hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” Dấu hiệu để nhận biết một hợp đồng mua bán hàng hóa phải dựa trên tiêu chí là sự thõa thuận giữa người bán và người mua Thể hiện nghĩa vụ của bên bán giao vật cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận vật và trả tiền cho bên bán Khoản 8, Điều 24, Luật Thương mại 2005 quy định “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”
Dưới đây là một số điều khoản chủ yếu cầu lưu ý (hay những nội dung cần phải có) của hợp đồng mua bán hàng hóa, mà nếu thiếu một trong những điều khoản này thì hệ quả có thể làm cho hợp đồng không có hiệu lực pháp luật hoặc làm phát sinh khó khăn, tranh chấp trong quá trình thực hiện:
- Chủ thể tham gia xác lập hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa;
- Chất lượng của hàng hóa mua bán;
- Về giá cả hàng hóa;
- Quyền và nghĩa vụ của bên bán;
- Quyền và nghĩa vụ của bên mua;
- Thời điểm chuyển rủi ro
Trang 32 Phân tích, tìm hiểu về những điều khoản cần lưu ý của hợp đồng mua bán hàng hóa
Để việc thực hiện và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa một cách suôn sẽ, tránh những rủi ro về mặt pháp lý thì các chủ thể, các cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại cần tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan để để xác lập các giao dịch Dưới đây chúng ta phân tích và tìm hiểu
về những điều khoản cần lưu ý của hợp đồng mua bán hàng hóa:
2.1 Chủ thể tham gia xác lập hợp đồng
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là các cá nhân và tổ chức, bao gồm bên bán và bên mua Chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hoá chủ yếu là thương nhân Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế)
- Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá Hoạt động của chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ phải tuân theo pháp luật thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại năm
2005 Riêng đối với chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản có thể là mọi tổ chức, cá nhân đầy đủ năng lực, có nhu cầu mua bán tài sản, có sự mở rộng hơn rất nhiều so với chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa
- Đối với chủ thể là cá nhân, để được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cá nhân phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự Đây cũng là một trong các điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ Luật dân sự năm 2005 Năng lực pháp luật dân sự là khả năng được hưởng quyền lợi và gánh vác những
Trang 4nghĩa vụ dân sự nhất định (Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005) Năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết Năng lực pháp luật dân sự không bị giới hạn bởi tuổi tác, sức khỏe hay bất kỳ một điều kiện nào khác ngoại trừ những người phạm tội bị truy tố
Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự trong thực tế (Điều 17 Bộ luật dân sự năm 2005) Năng lực hành vi dân sự bị giới hạn bởi hai điều kiện
là điều kiện về tuổi và điều kiện về sức khỏe Theo Điều 17, 18 và 19 Bộ Luật dân sự năm 2005, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, có khả năng tự quyết và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Ngoại trừ, người đủ 18 tuổi nhưng nếu mắc bệnh tâm thần, bệnh về trí lực thì không có năng lực hành vi, không được giao kết hợp đồng mà phải
do người đại diện theo pháp luật thực hiện
Quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự là điều kiện bắt buộc phải có để các cá nhân muốn trở thành chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính dân sự Muốn giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính thương mại, các nhân còn phải thỏa mãn điều kiện nữa là phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Đối với chủ thể là tổ chức, việc xác định năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phụ thuộc vào việc tổ chức đó có được công nhận
là pháp nhân hay không Ngoài ra, việc xác định năng lực pháp luật dân sự của một tổ chức cũng khá phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng Nhà nước…Tổ chức có thể là một công ty, xí nghiệp, hiệp hội, hoặc một cơ quan nhà nước Năng lực pháp lý và năng lực hành vi của tổ chức phát sinh khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể, bị phá sản hoặc bị đình chỉ hoạt động Năng lực này sẽ được cụ thể hóa trong điều lệ hoạt động, phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 5Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của tổ chức được thực hiện thông qua người đại diện Người đại diện của tổ chức, của pháp nhân có thể
là Giám đốc hoặc người Giám đốc ủy quyền Đại diện của tổ chức cụ thể đó
là ai thường được xác định trong điều lệ hoạt động hoặc do pháp luật quy định Người đại diện này cũng có thể ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong phạm vi từng lĩnh vực công việc nhất định hoặc trong một khoảng thời gian nhất định
- Chủ thể bên bán, là chủ sở hàng hóa hoặc người mà chủ sở hữu uỷ quyền bán, hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu và có thẩm quyền bán hàng hóa Vì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt đối với tài sản của mình và chỉ có chủ sở hữu mới có quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với hàng hóa Một số trường hợp người bán là cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền hay cơ quan bán đấu giá
Theo khoản 1 và 2 của Điều 2 Luật Thương mại 2005, bên bán có thể là thương nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc lập
- Chủ thể bên mua, là người có nhu cầu mua hàng hóa Theo Luật thương mại 2005, bên mua có thể là thương nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc lập
Về nguyên tắc, các bên trực tiếp tham gia việc giao kết hợp đồng bắt
buộc phải có năng lực chủ thể tương ứng với giao dịch mà họ tham gia (như trên đã trình bày)
2.2 Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của Luật Thương mại năm
2005 có đối tượng là hàng hoá Tuy nhiên không thể hiểu theo nghĩa thông thường, hàng hoá là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của con người hay chỉ bao gồm máy móc, thiết
bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh đưới hình thức cho thuê, mà còn là hàng hoá hiện đang tồn tại hoặc sẽ có trong tương lai, hàng
Trang 6hoá có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại Khoản 2 Điều 3 Luật Thượng mại năm 2005 quy định: “Hàng hóa bao gồm: (1) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và (2) Những vật gắn liền với đất đai”
Còn hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự có đối tượng gồm các loại tài sản quy định trong Điều 162 Bộ luật Dân sự 2005 : “Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch” Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 được quy định mang tính chất khái quát, là những tài sản được phép lưu thông, bao gồm cả hàng hóa trong mua bán thương mại Hàng hóa là đối tượng cuả hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ là một bộ phận của các loại tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự
Cũng cần lưu ý về chế độ pháp lý của đối tượng mua bán phải là các vật tự do lưu thông Nếu là các vật hạn chế lưu thông như ngoại tệ, các loại tân dược có nguồn gốc từ chất ma tuý được bào chế dành cho việc điều trị bệnh thì việc mua bán phải tuân thủ theo các quy định khác của Nhà nước Nếu đối tượng là các loại di tích văn hoá lịch sử thỉ chỉ có thể bán cho Nhà nước Các vật cấm lưu thông như ma tuý, pháo nổ, băng đĩa, hình đồi trụy là các vật mà Nhà nước cấm lưu hành vì trật tự công cộng và vì đạo đức xã hội; vũ khí, quân trang, quân dụng, là những vật thuộc sở hữu của toàn dân không được tự do lưu thông vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự xã hội
Đối tượng mua bán phải là vật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người bán, không có tranh chấp Và chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt đối với tải sản thuộc sở hữu của mình Mọi sự mua bán không có sự đồng ý của chủ sở hữu đều vô hiệu Trường hợp này, người bán cần xuất trình được bằng chứng để chứng minh tài sản đem bán thuộc sở hữu hợp pháp của mình
Trang 7Về nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản không được phép chuyển dịch một tài sản đang có tranh chấp Vì nếu một tài sản đang bị tranh chấp mà được phép chuyển dịch, sẽ dẫn tới hậu quả là khi tranh chấp được giải quyết xong
mà tải sản đã bị chuyển dịch cho người khác rồi thì bên thắng kiện sẽ không được thi hành án Do đó, khi mua bán phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng tài sản mua bán là không có tranh chấp
Đối tượng mua bán phải có thực và được chỉ đích xác Vật mua bán phải là vật có thực Vật có thực là đối tượng của họp đồng mua bán tài sản
có thể hiểu là vật đã tồn tại khi thoả thuận mua bán Nếu mua bán một vật không có thực, tức hợp đồng mua bán không có đối tượng, vì thế mà hợp đồng không có hiệu lực
2.3 Chất lượng của hàng hóa mua bán
Việc xác định chất lượng của hàng hóa do các bên thoả thuận, hay chất lượng theo mẫu của bên bán giao cho bên mua Nếu pháp luật có quy định thì chất lượng của hàng hóa xác định theo quy định của pháp luật Theo khoản 2, Điều 432 Bộ Luât dân sự 2015 thì “Trường hợp tiêu chuẩn về
chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nếu các bên không thoả thuận, pháp luật không quy định thì xác định theo chất lượng trung bình của vật cùng loại” Theo khoản 3, Điều 432, Bộ Luật dân sự 2015 thì “Trường hợp chất
lượng vật bán đã được xác định thì người bán phải giao vật đúng chất lượng Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề”
Nếu chất lượng vật bán đã được công bố công khai trên bao bì sản
Trang 8phẩm thì cũng xem như là có thoả thuận, do vậy nếu hàng hóa được giao không đúng chất lượng ghi trên bao bì thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm
2.4 Về giá cả hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, giá cả của của hàng hóa là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng, mà thực chất nó cũng là đối tượng của hợp đồng Giá trong hợp đồng mua bán tài sản là giá trị của tài sản tính thành một số tiền tại thời điềm và địa điểm xác định
Theo quy định tại Điểu 433, Bộ Luật dân sự 2015, giá và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng
Theo Điều 52, Luật Thương mại 2005, trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá
Giá cả xác định dựa trên cơ sở của giá trị tài sản, nhưng thực chất không phải là giá trị tài sản Có thể hiểu giá trị là tổng giá thành để làm ra sản phẩm dựa trên điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Còn giá cả là do nhu cầu
xã hội, thời gian, địa điểm mua bán nên trong nhiều trường hợp giá cả có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của tài sản
Trang 9Điều kiện về điều khoản giá cả như trên đã khẳng định, giá cả trong hợp đồng mua bán tài sản là dấu hiệu đặc thù để phân biệt với những hợp đồng có nội dung chuyển quyền sở hữu khác và nó còn là điều khoản cơ bản của loại hợp đồng này Vì thế, giá cả trong loại hợp đồng này phải đáp ứng điều kiện:
- Giá cả của hợp đồng phải biểu hiện thành một số tiền mà người mua phải trả cho người bán; và nếu theo họp đồng mà người mua không trả tiền mà lại trả bằng một vật khác có giá trị tương đương thì đó không phải là hợp đồng mua bán mà là hợp đồng trao đổi tài sản Thực tế, người ta cũng
có thể thanh toán bằng vàng, nhất là thời gian trước đây khi điều kiện đồng tiền quốc nội có sự trượt giá mạnh và tính chất thuận tiện trong việc lưu trữ của vàng khiến cho người ta có tập quán thanh toán bằng vàng nhiều hơn Tuy vậy, không phải lúc nào giá cả của hợp đồng mua bán cũng được các bên thoả thuận thể hiện ra bằng tiền với một con số cụ thể Trong thực tế, đôi khi giá cả của việc mua bán được xác định thông qua quy tắc định giá
Pháp luật Việt Nam quy định bắt buộc các chủ thể tham gia hợp đồng phải thiết lập giá cả mua bán phải có thực Trong điều kiện bình thường, các bên không được quyền thỏa thuận giá bán hàng hóa dưới giá thành toàn
bộ sản phẩm, vi phạm pháp luật cạnh tranh; hoặc nâng giá hàng hóa cao hơn mức bình thường nhằm trục lợi bất chính
2.5 Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Bộ Luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 quy định, ngoài nghĩa
vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, bên bán còn phải thực hiện nhiều nghĩa vụ khác Theo khoản 1, Điều 279 Bộ Luật dân sự
2015, bên bán còn có nghĩa vụ đặc biệt là phải bảo quản, giữ gìn vật đến khi giao cho bên có quyền; hay theo Điều 46 Luật thương mại 2005, bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
Điều 44, Luật thương mại 2005 quy định, trước thời điểm giao, bên bán có nghĩa vụ tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa
Trang 10Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua đúng số lượng, đúng chủng loại, đồng bộ và giao cả các vật phụ (nếu có), nếu là vật đặc định thì phải giao chính vật đặc định đó Trong hoạt động kinh doanh, bên bán còn phải giao kèm theo các chứng từ liên quan đến hàng hóa
Nghĩa vụ giao tài sản chỉ được xem là hoàn thành khi bên bán đã giao tài
sản cho bên mua đúng, đủ và đảm bảo đúng thời gian, địa điểm, phương thức
Chuyển quyền sở hữu tài sản Việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản
trong hợp đồng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, như xác lập quyền sở hữu của người mua; kể từ khi nhận được quyền sở hữu tài sản thì người mua trờ thành chủ sở hữu mới có quyền và nghĩa vụ phát sinh trên tài sản; thu hoa lợi và chịu trách nhiệm về tài sản; xác định thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản
Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản, theo quy định pháp luật phụ thuộc vào đối tượng chuyển giao, đó là loại tài sản là động sản hay bất động sản, có đăng ký hay không đăng ký quyền sở hữu Từ đó có thể xác định là thực tế đã chuyển giao hoặc thời điểm hoàn tất thủ tục luật định
Kèm theo việc chuyển quyền sở hữu tài sản là việc chuyển rủi ro Rủi
ro có thể hiểu như là một sự kiện bất ngờ, khách quan, không may, mà với
sự xuất hiện của chúng sẽ gây ra sự tổn thất về tài sản
Nghĩa vụ chịu chi phí vận chuyển và chi phí chuyển quyền sở hữu tài sản Theo Điều 442 Bộ Luật dân sự 2015, nghĩa vụ này do các bên thoả thuận Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề Nhưng nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền