1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước THẢI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG TY TNHH MTV sản XUẤT THƯƠNG mại CHĂN NUÔI KIM hợi, CÔNG SUẤT 300 m3ngày

153 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 6 MB

Nội dung

Nước thải sẽ được tiền xử lý qua song chắn rác để loại bỏ rác thô, sau đó qua qua hố thu gom, rồi được bơm vào bể tách dầu để loại bỏ dầu mỡ, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cô

Trang 1

ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI

CHĂN NUÔI KIM HỢI,

SVTH : Nguyễn Thị Ánh Phượng MSSV: 0450020455

GVHD: PGS.TS Tôn Thất Lãng

TP.HCM 04/2017

Trang 2

MÔI TRƯỜNG TPHCM

-

KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

-

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: Công nghệ kỹ thuật môi trường LỚP: 04LTDH_MT

1 Tên Đồ án: Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Khu tái định cư – Dân cư

Ấp 4, tỉnh Bình Phước, quy mô 16000 dân

2 Nhiệm vụ Đồ án:

- Tổng quan về nước thải và đặc trưng của nước thải sinh hoạt

- Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước thải Khu tái định cư – Dân cư Ấp 4,

từ đó phân tích lựa chọn công nghệ thích hợp

- Tính toán các công trình đơn vị của phương án đã chọn

- Tính toán và lựa chọn thiết bị (bơm nước thải, máy thổi khí,…) cho các công trình đơn vị tính toán trên

- Khai toán sơ bộ chi phí xây dựng công trình

- Vẽ bản vẽ mặt bằng, mặt cắt và các bản vẽ chi tiết của các công trình đơn vị

3 Ngày giao nhiệm vụ: 28/11/2016

4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 03/04/2017

5 Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS Tôn Thất Lãng

6 Phần hướng dẫn:

- Giáo viên hướng dẫn sinh viên hoàn thành nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp được giao trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp

7 Ngày bảo vệ Đồ án:

8 Kết quả bảo vệ Đồ án: Xuất sắc; Giỏi; Khá; Đạt

Nội dung Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn

Ngày tháng nămNGƯỞI PHẢN BIỆN

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể thầy cô

bộ môn đã tạo điều kiện cho em được thực hiện bài đồ án tốt nghiệp Nhờ đó mà em có thêm kinh nghiệm và kiến thức về môn chuyên nghành của mình, giúp em chuẩn bị ra ngoài làm việc một cách dễ dàng hơn

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Tôn Thất Lãng, người đã hướng dẫn

em thực hiện bài đồ án Thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài

đồ án Thầy đã giúp đỡ em rất nhiều khi gặp vấn đề khó khăn trong vấn đề chuyên nghành của em, thầy đã truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức giúp em hoàn thành bài

Trang 4

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đồ án này tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho Khu tái định

cư – Dân cư Ấp 4, tỉnh Bình Phước với quy mô dân số là 16000 dân Với các chỉ tiêu ô nhiễm chính là BOD (238 mg/l), COD (408 mg/l), SS (230 mg/l), Dầu mỡ (80 mg/l),

TN (19mg/l) phát sinh do các hoạt động của người dân trong khu dân cư và yêu cầu nước thải sau xử lý phải đạt QCVN 14 : 2008/BTNMT, loại B trước khi xả thải ra môi trường ngoài

Công nghệ được đề xuất thiết kế trong đồ án này là công trình xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính (Aerotank) Nước thải sẽ được tiền xử lý qua song chắn rác để loại bỏ rác thô, sau đó qua qua hố thu gom, rồi được bơm vào bể tách dầu để loại bỏ dầu mỡ, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình phía sau Nước tiếp tục vào bể điều hòa để điều tiết lưu lượng và cân bằng nồng độ chất ô nhiễm Bên cạnh đó,

để loại bỏ lượng cặn lơ lửng, nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ vào bể lắng 1 Sau

đó vào bể Aerotank, tiếp tục đi qua bể lắng 2 Cuối cùng, nước thải sẽ qua bể khử trùng và vào nguồn tiếp nhận Ước tính các chỉ tiêu ô nhiễm sau xử lý đạt như sau: BOD (43 mg/l), COD (74mg/l), SS (40mg/l), Dầu mỡ (20 mg/l), TN (9 mg/l) đảm bảo nước thải đầu ra đạt yêu cầu xử lý

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của con người gây ra Vấn đề này ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội

Trước những thực trạng trên, đặt ra cho các nhà hoạch định, quản lý môi trường, kỹ sư môi trường cũng như các cơ quan chức năng có liên quan như: BTNMT, Sở TNMT…nói chung và những người trực tiếp xử lý các vấn đề môi trường nói riêng Cần đưa ra các kế hoạch giải quyết nhằm giảm bớt những thiệt hại cũng như giải quyết triệt để các vấn đề môi trường nói trên

Để thực hiện các công việc xử lý, giảm thiểu các vấn đề môi trường cần có những kỹ

sư lành nghề, am hiểu công nghệ xử lý một cách tốt nhất các vấn đề môi trường phát sinh Nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra của nhà nước cũng như các doanh nghiệp

tư nhân Để chuẩn bị tốt nhất cho công việc trước khi rời ghế nhà tường Thấy được tâm tư nguyện vọng của sinh viên, các thầy cô cũng như ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, nắm bắt những kinh nghiệm thực tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức tốt nhât Để sinh viên có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất trước khi ra trường

Trang 6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỒ ÁN 1

1.3 NỘI DUNG ĐỒ ÁN 1

1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2

1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỒ ÁN 2

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ KHU TÁI ĐỊNH CƯ – DÂN CƯ ẤP 4 3

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ – DÂN CƯ ẤP 4 3

2.1.1 Vị trí địa lý dự án 3

2.1.2 Nội dung chính của dự án 4

2.1.2.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 4

2.1.2.2 Thi công, xây dựng các hạng mục công trình 5

2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 13

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 13

2.2.2 Đặc điểm địa hình, địa chất 14

2.2.2.1 Địa hình 14

2.2.2.2 Địa chất 14

2.2.3 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 15

2.2.3.1 Nhiệt độ không khí 15

2.2.3.2 Chế độ mưa 16

2.2.3.3 Độ ẩm không khí 17

2.2.3.4 Chế độ gió 17

2.2.3.5 Bức xạ nhiệt 18

2.2.3.6 Chế độ nắng 18

2.2.4 Điều kiện thủy văn 19

2.2.4.1 Nước mặt 19

2.2.4.2 Nước ngầm 19

2.2.5 Tài nguyên sinh vật 19

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 20

Trang 7

2.3.1 Điều kiện kinh tế 20

2.3.1.1 Sản xuất nông ngiệp 20

2.3.1.2 Giao thông – xây dựng 21

2.3.1.3 Xây dựng nông thôn mới 21

2.3.1.4 Tài chính – Ngân sách 21

2.3.2 Điều kiện xã hội 21

2.3.2.1 Giáo dục 21

2.3.2.2 Hoạt động của trung tâm Văn hóa TDTT và học tập cộng đồng xã 22

2.3.2.3 Công tác y tế 23

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 24

3.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 24

3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 24

3.1.2 Thành phần và đặc tính nước thải 24

3.1.2.1 Chỉ tiêu lý học 26

3.1.2.2 Các chỉ tiêu hóa học và sinh hóa 27

3.1.3 Tác hại của nước thải sinh hoạt đến môi trường nước 30

3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 31

3.2.1 Xử lý cơ học 31

3.2.1.1 Song chắn rác, lưới chắn rác 31

3.2.1.2 Bể lắng cát 32

3.2.1.3 Bể tách dầu mỡ 33

3.2.1.4 Bể điều hòa 34

3.2.1.5 Bể lắng 34

3.2.1.6 Bể lọc 36

3.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý 37

3.2.2.1 Keo tụ, tạo bông 37

3.2.2.2 Tuyển nổi 38

3.2.2.3 Hấp phụ 39

3.2.2.4 Trao đổi ion 40

Trang 8

3.2.2.5 Lọc màng 40

3.2.3 Phương pháp xử lý hóa học 41

3.2.3.1 Trung hòa 41

3.2.3.2 Oxy hóa khử 42

3.2.3.3 Khử trùng 42

3.2.4 Xử lý sinh học 43

3.2.4.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 44

3.2.4.2 Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 47

3.3 MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU DÂN CƯ

55

CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN, ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 57

4.1 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI 57

4.2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT VÀ YÊU CẦU CÔNG NGHỆ 58

4.3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 59

4.3.1 Phương án 1 60

4.3.2 Phương án 2 62

4.3.3 Lựa chọn phương án 64

CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 66

5.1 SONG CHẮN RÁC 69

5.2 HỐ THU GOM 72

5.3 BỂ TÁCH DẦU 74

5.4 BỂ ĐIỀU HÒA 75

5.5 BỂ LẮNG 1 80

5.7 BỂ AEROTANK 86

5.8 BỂ LẮNG 2 94

5.9 BỂ KHỬ TRÙNG 100

5.10 BỂ NÉN BÙN 102

5.11 BỂ NÉN BÙN 103

5.12 MÁY ÉP BÙN 106

CHƯƠNG 6 DỰ TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG XỬ LÝ 109

6.1 CHI PHÍ ĐẦU TƯ 109

6.1.1 Chi phí xây dựng 109

Trang 9

6.1.2 Chi phí thiết bị 111

6.1.3 Chi phí khác 113

6.2 CHI PHÍ VẬN HÀNH 114

6.2.1 Chi phí điện năng 114

6.2.3 Chi phí hóa chất 115

6.2.3 Chi phí nhân công 115

6.2.4 Chi phí khấu hao 116

6.2.5 Chi phí bảo trì 116

6.3 VẬN HÀNH, BẢO TRÌ HỆ THỐNG VÀ MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP 116 6.3.1 Nguyên tắc vận hành và bảo dưỡng thiết bị 116

6.3.1.1 Nguyên tắc vận hành hệ thống xử lý nước thải 116

6.3.1.2 Nguyên tắc vận hành thiết bị 117

6.3.1.3 Nguyên tắc bảo dưỡng thiết bị 117

6.3.2 Vận hành hệ thống hằng ngày 117

6.3.3 Bảo trì hệ thống 119

6.3.4 Sự cố và biện pháp khắc phục 120

6.3.5 Tổ chức quản lý và vận hành an toàn 122

6.3.5.1 Tổ chức quản lý 122

6.3.5.2 Khi làm việc gần bể aerotank, bể lắng, bể điều hòa 122

6.3.5.3 Khi vận hành và bảo dưỡng máy thổi khí 123

6.3.5.4 Khi làm việc với hệ thống phân phói khí 123

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHỤC LỤC 127

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 3 1 Song chắn rác 32

Hình 3 2 Bể tách dầu mỡ lớp mỏng 34

Hình 3 3 Bể lắng ngang 35

Hình 3 4 Bể lắng đứng 35

Hình 3 5 Bể lắng ly tâm 36

Hình 3 6 Bồn lọc áp lực 37

Hình 3 7 Cánh đòng tưới, cánh đồng lọc 44

Hình 3 8 Bể aerotank 49

Hình 3 9 Các giai đoạn xử lý của bể SBR 51

Hình 3 10 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Nam Bình Dương. 55

Hình 3 11 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành phố 56

Hình 4 1 Sơ đồ phương án 1 60

Hình 4 2 Sơ đồ phương án 2 62

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Các hạng mục công trình của dự án 4

Bảng 2 2 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu xây dựng nội bộ trong 8

Bảng 2 3 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu xây dựng đường D1B, D3B, D4B, N3B 8

Bảng 2 4 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất 13

Bảng 2 5 Thống kê nhiệt độ theo từng năm 15

Bảng 2 6 Thống kê lượng mưa của các tháng trong năm 16

Bảng 2 7 Độ ẩm không khí trung bình những tháng trong các năm 17

Bảng 2 8 Số giờ nắng của khu vực dự án 18

Bảng 3 1 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt 25

Bảng 3 2 Loại và số lượng các vi sinh vật trong nước thải sinh hoạt 29

Bảng 4 1 Nhu cầu dùng nước cho số dân 16000 người 57

Bảng 4 2 Số liệu thành phần tính chất nước thải 59

Bảng 4 3 So sánh bể SBR và Aerotank 64

Bảng 5 1 Dự đoán hiệu suất qua các công trình 66

Bảng 5 2 Hệ số để tính sức cản cục bộ của song chắn 71

Bảng 5 3 Thông số thiết kế song chắn rác và mương dẫn 72

Bảng 5 4 Thông số thiết kế hố thu gom 73

Bảng 5 5 Các thông số thiết kế bể tách dầu 75

Bảng 5 6 Các dạng khuấy trộn ở bể điều hòa 77

Bảng 5 7 Thông số thiết kế bể điều hòa 80

Bảng 5 8 Thông số thiết kế bể lắng đợt 1 86

Bảng 5 9 Các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn 88

Bảng 5 10 Thông số thiết kế bể Aerotank 94

Bảng 5 11 Thông số thiết kế bể lắng đợt 2 99

Bảng 5 12 liều lượng clorine cho khử trùng 101

Bảng 5 13 Thông số thiết kế bể khử trùng 102

Bảng 5 14 Thông số thiết kế bể chứa bùn 103

Bảng 5 15 Các thông số thiết kế bể nén bùn trọng lực 103

Bảng 5 16 Thông số thiết kê bể nén bùn 106

Bảng 5 17 Thông số máy ép bùn 108

Bảng 6 1 Chi phí xây dựng 109

Bảng 6 2 Chi phí thiết bị 111

Trang 12

Bảng 6 3 Chi phí khác 113 Bảng 6 4 Chi phí điện năng tiêu thụ trong 1 ngày 114

Trang 13

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học

F/M : Food/ Micro – Organism – Tỷ lệ lượng thức ăn và lượng vi sinh vật HĐND : Hội đồng nhân dân

HTKT : Hạ tầng kỹ thuật

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

KDC : Khu dân cư

QĐ – UBND : Quyết Định - Ủy Ban Nhân Dân

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SS : Suspended Soild – Chất rắn lơ lửng

TCVN : Tiêu Chuẩn Việt Nam

TSS : Total Suspended Soild – Tổng chất rắn lơ lửng

Trang 14

Tuy nhiên, khi dự án đi vào hoạt động, các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường là không thể tránh khỏi Môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm…đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại chất thải phát sinh và nguy cơ xảy ra rủi ro, sự cố về môi trường, trong đó chủ yếu là nước thải sinh hoạt

Để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường thì việc thu gom, xử lý các chất thải cần phải được quan tâm một cách đồng bộ Các chất thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt cần phải được thu gom và xử lý triệt để nhằm tránh tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa được xử lý

Việc thải trực tiếp nước thải ra môi trường không những gây ô nhiễm môi trường xung quanh mà còn làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư lân cận nguồn thải Do vậy, việc tính toán, thiết kế một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cần phải được tiến hành đồng bộ với việc lập dự án xây dựng khu dân

cư Vì vậy, đề tài “Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Khu tái định cư – Dân

cư Ấp 4, tỉnh Bình Phước, quy mô 16000 dân” được chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp

1.2 MỤC TIÊU ĐỒ ÁN

Dựa trên thông số dự kiến của nước thải đầu vào nghiên cứu, thiết kế hệ thống xử lý nước thải trước khi xây dựng khu Tái định cư, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải nước thải ra theo QCVN 14 : 2008/BTNMT – Cột B

1.3 NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Nội dung đồ án tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau:

- Thu thập tài liệu, số liệu về vị trí địa lý, tự nhiên, quy mô diện tích, kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật tại khu vực dự án Tái định cư – Dân cư Ấp 4

Trang 15

- Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của nước thải sinh hoạt và tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đang được áp dụng

- Phân tích, đưa ra phương án xử lý và lựa chọn phương án xử lý hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện khu tái định cư, từ đó tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải

- Khái toán giá thành

Trang 16

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ KHU TÁI ĐỊNH CƯ – DÂN CƯ ẤP 4

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ – DÂN

CƯ ẤP 4

Tên dự án: “ Khu tái định cư – Dân cư Ấp 4, tỉnh Bình Phước, quy mô 16000 dân” Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Phát triển Hạ Tầng Kỹ thuật Becamex – Bình Phước Địa chỉ: Km 995 – QL14, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

Đại diện: Ông Nguyễn Thanh Nhã Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại: (0651) 3640.079 – 3640.081 Fax: (0651) 3640.080

Địa điểm thực hiện dự án: Ấp 4, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông, đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu dân cư

và khu đô thị, dịch vụ nhà ở công nhân Thực hiện kinh doanh các dự án đầu tư xây dựng theo phương thức BOT, BT Kinh doanh bất động sản và cho thuê nhà ở, căn hộ, nhà xưởng…

2.1.1 Vị trí địa lý dự án

Khu tái định cư – Dân cư Ấp 4 có diện tích 1.377.680m2 với quy mô dân số khoảng

16000 dân, nằm phía Bắc Quốc lộ 14 thuộc địa phận đất nông trường Minh Thành, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước, vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: giáp khu B khu Công nghiệp Becamex – Bình Phước

- Phía Nam: giáp khu vực dân cư ấp 4 xã Minh Thành

- Phía Đông – Bắc: giáp khu vực dân cư ấp 3 xã Minh Thành

- Phía Tây: giáp khu phố Trung Lợi thị trấn Chơn Thành

Các đối tượng xung quanh dự án:

- Khu Tái định cư – Dân cư Ấp 4 nằm về phía Đông thị trấn Chơn Thành Khoảng cách trung bình giữa thị trấn Chơn Thành và KDC là 3km Đây là khoảng cách thích hợp cho người dân trong việc đi lại và sử dụng dịch vụ của

đô thị

- Xung quanh dự án chủ yếu là các khu dân cư sẽ được xây dựng cùng thời điểm với dự án và khu dân cư hiện hữu, đặc biệt dự án tiếp giáp với Khu Công nghiệp Becamex – Bình Phước Khu công nghiệp sẽ tạo ra việc làm, thu hút lao động, thúc đẩy sự phát triển về nhà ở và thương mại dịch vụ

Trang 17

- Khu Tái định cƣ – Dân cƣ Ấp 4 cách UBND xã Minh thành khoảng 500km về phía Tây Nam

2.1.2 Nội dung chính của dự án

2.1.2.1 Khối lƣợng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

Tổng diện tích quy hoạch là: 1 377 680m2, quy mô diện tích đất quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong Khu tái định cƣ – dân cƣ ấp 4 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

(Nguồn: Công ty CPPTHT-KT Becamex – Bình Phước)

Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cần đạt đƣợc:

- Quy mô đất đai: 1 377 680m2

- Quy mô dân số: 16000 dân

- Cấp khu ở: khu ở loại IV

Trang 18

- Chỉ tiêu đất ở: 49.95m2/người

- Chỉ tiêu đất giao thông: 26.64 m2/người

- Tiêu chuẩn đất ở tính theo loại nhà phố liên kế và nhà liên kế có sân vườn

- Đất công trình công cộng tính theo tiêu chuẩn quy phạm

- Nền và chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng: đảm bảo không ngập úng, không ngập

do thủy triều

- Tiêu chuẩn cấp nước: 100 lít/người/ngày

- Tiêu chuẩn cấp điện dân dụng: 1000KWh/người/năm

- Lưu lượng nước thải bằng 100% lưu lượng nước cấp

- Chỉ tiêu rác thải: 0.65kg/người/ngày (Quyết định số 20/QĐ – UBND tỉnh Bình Phước ngày 04/01/2012)

- Tiêu chuẩn xử lý nước thải: chất lượng xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14 : 2008/BTNMT cột B trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

2.1.2.2 Thi công, xây dựng các hạng mục công trình

 Các công trình chính

San lấp mặt bằng xây dựng toàn khu

- Do địa hình hiện trạng khu tái định cư – dân cư ấp 4 có nền cao và địa hình tương đối bằng phẳng Tính toán san đắp bảo đảm được độ dốc dọc cho đường trong khu tái định cư – dân cư, cũng như tạo được mặt bằng xây dựng cho phù hợp chung cho toàn khu Độ dốc trung bình từ 1 – 1.5o, vì vậy giải pháp san nền chủ yếu là san gạt cục bộ tôn trọng địa hình tự nhiên

- Ngoài ra bên Tư vấn cũng kiến nghị thi công đường, cống thoát nước và các công trình hạ tầng trước, còn san nền toàn bộ khu dân cư tiến hành sau

- Tại các vị trí nằm trong nền đường, đất đắp phải đảm bảo là đất chọn lọc hoặc đất cấp 3, đầm chặt đúng yêu cầu kỹ thuật Tại các đoạn nền đường qua vùng đất yếu, đất đã bão hòa nước không thể đắp đất trực tiếp được, nền đường được

xử lý cát và thi công nền đường trước khi tiến hành san nền khu vực hai bên

- Khu vực đất thấp ven các suối sẽ giữ lại để trồng cây xanh bảo vệ lòng suối

- Khối lượng san gạt cục bộ tính khoảng 0.1m3/m2

- Cao độ san nền cao nhất của các lô đất trong khu tái định cư – dân cư ấp 4 bằng cao độ hoàn thiện của vỉa hè nâng cao thêm 0.3m

- Nền san lấp được đắp thành từng lớp, chiều dày san lấp không quá 50cm và đầm chặt K ≥ 0.9 với nền đắp ở 30cm trên cùng

Xây dựng khu nhà ở và công trình công cộng

Các trục chính khu tái định cư – Dân cư:

Các trục chính của khu tái định cư – dân cư ấp 4 gồm:

Trang 19

- Tuyến đường giao thông chính D1B nối khu A và khu B khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước, đi qua khu tái định cư – dân cư ấp 4 Tuyến đường có lộ giới 50m Ngoài ra còn tuyến đường D3B có lộ giới 25m kết nối khu công nghiệp và khu tái định cư – dân cư ấp 4

- Trên các trục chính này bố trí các công trình nhà phố thương mại – dịch vụ

Kiến trúc cảnh quan các công trình dịch vụ cơ bản:

Các công trình dịch vự cơ bản tạo điểm nhấn kiến trúc cảnh quan trong khu gồm các công trình sau:

- Trường tiểu học, trung học cơ sở ký hiệu GD2 diện tích 15 355m2

- Nhà trẻ, mẫu giáo ký hiệu GD1 diện tích 8 595 m2,GD3 diện tích 10 212 m2

- Đất Trạm y tế, nhà văn hóa, đồn công an…ký hiệu DV4 diện tích 5 512 m2 + Mật độ xây dựng tối đa 40% Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh 30%

+ Tầng cao xây dựng từ 1 – 6 tầng

+ Chỉ giới đường đỏ: trùng với lộ giới đường giao thông

+ Chỉ giới xây dựng: lùi vào tối thiểu 5m so với chỉ giới đường đỏ

Kiến trúc cảnh quan các công trình thương mại dịch vụ:

 Các công trình thương mại – dịch vụ:

- DV1 diện tích 23 330m2, mật độ xây dựng tối đa 53 – 68%, tầng cao xây dựng

+ Chỉ giới đường đỏ: trùng với lộ giới đường giao thông

+ Chỉ giới xây dựng: lùi vào tối thiểu 5m so với chỉ giới đường đỏ

 Kiến trúc cảnh quan nhà ở

Đối với nhà ở cao tầng, chung cư:

Nhà ở cao tầng, chung cư ký hiệu CT diện tich 20 409m2, mật độ xây dựng tối đa 35 – 63%, tầng cao xây dựng tối thiểu, tối đa 4 – 15 tầng

Trang 20

- Chiều cao các tầng, khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà, diện tích chỗ đỗ xe phải tuân thủ theo quy chuẩn về quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng cụ thể đối với từng loại công trình

- Chỉ giới đường đỏ: trùng với lộ giới đường giao thông

- Chỉ giới xây dựng: lùi vào tối thiểu 5m so với chỉ giới đường đỏ, các trường hợp công trình cao từ 28m trở lên lùi vào tối thiểu 6m so với chỉ giới đường đỏ Đối với nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ (nhà vườn, biệt thự…)

- Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở được giới hạn sau:

+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥ 5m

+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở theo quy hoạch (đa số 25m, 30m, 35m, 40m…)

- Tầng cao xây dựng của lô đất:

+ Tầng cao xây dựng tối thiểu: 1 tầng

+ Tầng cao xây dựng tối đa: 6 tầng

Quy định riêng với trục đường chính D1B, D3B tầng cao xây dựng 2 đến 6 tầng

- Mật độ xây dựng tối đa của các lô đất xây dựng công trình: 80% (Riêng các lô:

từ TDC – 1 đến TDC – 6 mật độ xây dựng tối đa 76% Lô TDC – 9, TDC – 10, TDC – 25, TDC – 49, TDC – 50 mật độ xây dựng tối đa 83% TDC – 46, TDC – 54 mật độ xây dựng tối đa 85%)

- Chỉ giới xây dựng:

+ Phía tiếp giáp với chỉ giới đường đỏ: lùi vào so với chỉ giới đường đỏ 5m

+ Phần phía sau: chỉ giới xây dựng cách ranh đất tối thiểu 1m

- Cốt nền: +0.3m tính từ mặt vỉa hè hoàn thiện đến mặt nền tầng trệt

- Cốt tầng trệt: +3.6m đến +4.2m (đối với nhà có tầng lững từ 4.5m đến 5.5m), tính từ mặt nền tầng trệt hoàn thiện đến mặt nền tầng lầu 1 hoàn thiện

- Cốt tầng lầu: +3.2m đến +3.6m, tính từ mặt nền hoàn thiện giữa 2 tầng

 Các công trình phụ trợ

Hệ thống giao thông

Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng đường:Giải pháp kết cấu: theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 211 – 06 Eyc = 170Mpa đối với đường D1B, D3B, D4B, N3B Các đường còn

Trang 21

lại Ryc = 120Mpa Độ dốc ngang mặt đường 2%, lề đường 2% dọc theo dốc san nền Vạt góc tại các giao lộ 5m

Bảng 2 2 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu xây dựng nội bộ trong

Khu tái định cư – dân cư

1 Tổng chiều dài đường m 20 184

4 Tải trọng trục thiết kế Tấn 8 – 10

5 Kết cấu áo đường Bê tông nhựa nóng

(Nguồn: Công ty CPPTHT-KT Becamex – Bình Phước)

Bảng 2 3 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu xây dựng đường D1B, D3B, D4B, N3B

2 Tải trọng trục thiết kế Tấn 12

3 Kết cấu áo đường Bê tông nhựa nóng

(Nguồn: Công ty CPPTHT-KT Becamex – Bình Phước)

Vỉa hè là phần dành cho người đi bộ và bố trí các công trình ngầm như hệ thống thoát nước mưa, nước thải, chiếu sáng, cấp nước, thông tin liên lạc, cây xanh…

Vỉa hè: mặt vỉa hè được bố trí bê tông đá 1 x 2 M200 dày 10cm, trải lớp bạc tái sinh trên nền đất đầm chăt K ≥ 0.95 Mặt bê tông vỉa hè được cắt khe bằng máy, khoảng cách giữa các khe là 1.5m

Vỉa hè ngăn cách lòng đường bằng bó vỉa bê tông đá 1 x 2 M300

Vỉa hè được đắp đất chọn lọc

Tại các vị trí cho người qua đường, vỉa hè được thiết kế triền lề cho người tàn tật theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Trang 22

Phần còn lại của vỉa hè đươc đắp đất trồng cỏ và trồng cây xanh, khoảng cách giữa các cây xanh trung bình 5 10m/cây Trồng cây sao hoặc cây họ dầu Gốc cây cách mép trong bó vỉa 2.5 4.5m

Trên vỉa hè có đường dây điện hạ thế trồng các loại cây thấp nhỏ như: cây viết, móng bò, bằng lăng…Tại các vị trí trên vỉa hè không có đường điện hạ thế có thể trồng các loại cây cao như: cây họ dầu, sao…(không tính cỏ và cây xanh trong dự án này)

Hệ thống cấp nước

Các thông số cơ bản của mạng lưới:

- Nước cấp cho sinh hoạt: 100 l/người/ngày

- Nước cấp cho dịch vu: 10% lượng nước cấp cho sinh hoạt

- Nước tưới cây: 3 l/m2/ngày

/ngày) Nhà máy cấp nước sẽ được Chủ đầu tư dự án xây dựng riêng nhằm cung cấp nước cho dự án Khu công nghiệp và dân cư Becamex – Bình Phước (trên cơ sở Thông báo số 78/TB – UBND ngày 24/3/2015 của UBND tỉnh Bình Phước) Giai đoạn trước mắt khi chưa có hệ thống cấp nước kiến nghị cho phép được dùng nước từ giếng khoan công nghiệp tập trung với công suất không vượt quá 5000m3/ngày(theo quyết định 2716/QĐ – UBND ngày 5/12/2011 của UBND tỉnh Bình Phước

về việc phê duyệt đồ án quy hoạch cấp nước vùng liên huyện tỉnh Bình Phước)

- Khi người dân vào ở trong KDC phải cam kết chỉ sự dụng hai nguồn nước trên

mà không tự khai thác nước ngầm theo quy định của KDC để tránh khai thác nước ngầm một cách tràn lan Chủ đầu tư cam kết cung cấp đủ nước cho người dân sinh sống trong KDC

- Việc bố trí giếng khoan và công suất của giếng sẽ được tính toán cụ thể khi có nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào khu công nghiệp

- Mạng lưới cấp nước:

Mạng lưới cấp nước được sử dụng là mạng vòng để đảm bảo cấp nước đến các

lô đất

Trang 23

Lựa chọn tiết diện ống theo công thức:

√ Trong đó: D: đường kính ống(mm)

Các trụ cứu hỏa D100 được lắp đặt với khoảng cách giữa 2 trụ 150m Riêng ở những đường có lắp đặt ống kép thì trụ cứu hỏa được đặt so le nhau Tổng cộng có 26 trụ cứu hỏa

Ống cấp nước dự kiến dùng ống gang dẻo hoặc nhựa HDPE đặt song song với nền đất thiết kế với độ sâu chôn ống tối thiểu đến đỉnh là 0.8m Ống cấp nước nằm tên vỉa hè đường Trên mạng lưới bố trí các thiết bị van xả khí và xả bùn, van khóa, các van chờ để cấp nước cho từng hộ gia đình Những chỗ ống đối hướng bố trí thêm co tê

để đảm bảo vận tốc nước chảy

Hệ thống thoát nước

 Đối với nước mưa

Giải pháp thoát nước mưa cho Khu tái định cư – dân cư ấp 4 được thiết kế là hệ thống riêng với nước thải sinh hoạt Khu xây dựng được chia ra nhiều lưu vực để giảm tiết diện cống thoát nước Nước được thoát về phía Đông theo độ dốc địa hình và thoát

ra nhánh suối Ngang

 Đối với nước thải

Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng và chia làm 2 phần:

- Hệ thống xử lý riêng trong từng nhà, công trình thông qua bể tự hoại 3 ngăn

- Hệ thống thu gom bên ngoài nhà dẫn vào mạng lưới thoát nước đưa về trạm xử

lý nước thải

Trang 24

Cống được đặt doc hai bên đường để thu nước từ công trình và mặt đường

Gồm hai hệ thống: Thoát nước mưa và Thoát nước thải riêng biệt

- Hệ thống thoát nước mưa bằng cống BTCT đặt ngầm dưới vỉa hè, chu kỳ tràn cống 2 năm

- Hệ thống thoát nước thải bằng cống BTCT đặt ngầm dưới vỉa hè

- Thoát nước dọc bằng cống BTCT và hố ga thu nước Chu kỳ tính toán tràn cống

là 2 năm

Quy hoạch mạng lưới thoát nước bẩn:

- Thiết kế cống tự chảy đi qua tất cả các dãy nhà và lợi dụng độ dốc địa hình để thiết kế cống, đảm bảo cống không chôn quá sâu Bố trí các tuyến chính thoát nước dọc theo đường chính tuyến cống D600, D400 Trong các nhóm nhà bố trí các tuyến cống D300 thu gom nối ra tuyến chính

- Cống thoát nước tại các khu nhà, thu gom nước thải từ các công trình đưa về tuyến D600, D400 dẫn về trạm xử lý nước thải, nước bẩn xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột B sau đó mới thoát ra nhánh suối Ngang

- Điện năng tiêu thụ sinh hoạt dân dụng: được tính theo trong giai đoạn đầu( là 10 năm), Khu tái định cư – dân cư ấp 4 áp dụng chỉ tiêu cấp điện đô thụ loại IV là 400kW/người/năm, số giờ sử dụng lớn nhất là 1000h/năm, phụ tải sử dụng là 330W/người

- Bên cạnh đó, phụ tải điện gồm phụ tải điện công trình công cộng và dịch vụ công cộng có trong Khu tái định cư – dân cư ấp 4 được tính bằng 30% phụ tải điện sinh hoạt

Nguồn điện và lưới điện:

Trang 25

Nguồn cấp điện cho khu công nghiệp là nguồn điện lưới quốc gia, qua đường dây cao thể 110kV từ nhà máy điện Thác Mơ (2 x 75MW), và trạm biến áp 500/220/100KV Tân Định tới Qua trạm biến áp T5 – 2 x 63MVA theo quy hoạch chung

- Các tuyến đường dây trên không phân phối điện 22KV bố trí theo vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

- Toàn tuyến trung thế xây mới với tổng chiều dài là: 3.7km là đường dây trên không

- Các trạm biến áp 22/0.4KV đều là loại trạm giản hoặc trạm compac, sử dụng sơ

đồ bảo vệ dùng FCO và LA Các trạm đặt tại trung tâm phục tải điện, với bán kính phục vụ của lưới điện hạ thế ≤ 250m Tổng dung lượng trạm hạ thế trong khu quy hoạch là 6 435/0.8 = 8 044KVA (chọn 14 trạm 560KVA)

- Từ các trạm hạ thế có các phát tuyến 0.4KV đưa điện thế đến các hộ tiêu thụ, các tuyến này dự kiến dùng cáp vặn xoắn ABC, đi trên trụ bê tông ly tâm cao 8m trong hành lang kỹ thuật 2m sau các dãy nhà hoặc đi chung với tuyến trụ trung thế với tổng chiều dài là 27.88km

Hệ thống thông tin liên lạc

Giải pháp triển khai hạ tầng:

Tuyến cáp quang được đi nổi theo các trụ cung cấp điện trong hành lang kỹ thuật 2m sau các dãy nhà Mang cáp quang GPON theo kiến trúc điểm – nhiều điểm, một sợi quang đơn đi vào mạng cấu trúc trong đó sử dụng những bộ chia quang học (bộ splitter) không cần cung cấp nguồn Khi đó một sợ quang đơn có thể phục vụ nhiều thuê bao Một GPON gồm có Optical Line Terminal (OLT) tại trung tâm của nhà cung cấp dịch vụ đi tới nhiều thiết bị đầu cuối mạng cáp quang (ONUs) tại mỡ khách hàng đầu cuối

Khoảng cách vật lý tối đa 20km

Trang 26

2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Khu tái định cư – dân cư ấp 4 là một phần dự án nằm trong đồ án quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp và dân cư Becamex Bình Phước của Công ty CP Phát triển HTKT Becamex Bình Phước tại thị trấn Chơn Thành, xã Thành Tâm, xã Nha Bích, xã Minh Thành (huyện Chơn Thành) Nguồn gốc đất bao gồm:

- Đất của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng (UBND tỉnh đã thuận chủ trương tại Công văn số 2027/UBND – SX ngày 09/07/2008)

- Đất của Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé (UBND tỉnh đã thuận chủ trương tại Công văn số 1560/QĐ - UBND ngày 23/07/2014, Công văn số 3796/UBND – KTN ngày 06/11/2014)

- Đất UBND tỉnh thu hồi của Công ty CP KCN Sài Gòn – Bình Phước (Quyết định số 1875/QĐ – UBND ngày 05/09/2014)

Trong đó, Khu tái định cư – Dân cư Ấp 4 xã Minh Thành nằm về phía Đông Bắc thị tránh Chơn Thành Vị trí này cách trung tâm hành chính huyện Chơn Thành khoảng 3km, cách thị xã Đồng Xoài khoảng 18km theo quốc lộ 14, cách thành phố Thủ Dầu Một khoảng 65km, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90km Đất đai trong ranh quy hoạch Khu tái định cư – dân cư ấp 4 có tổng diện tích 1

377 680m2 Trong đó, bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm (cây cao su…), đất giao thông đường đất và hành lang đường điện 220KV Tân Định – Bình Long

Bảng 2 4 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất

(Nguồn: Công ty CPPTHT-KT Becamex – Bình Phước)

 Hiện trạng kiến trúc và xây dựng cơ sở hạ tầng:

Trong ranh quy hoạch không có công trình kiến trúc

Hiện tại, trong ranh quy hoạch chỉ có các đường lô cao su rộng từ 5 đến 8m

Trang 27

Khu vực dự án có vị trí thuận lợi về giao thông do nằm cạnh các tuyến QL 13,

Địa hình có một số khu vực trũng thấp do nước mưa tạo thành dòng chảy của một số con suối cạn

Chưa có việc san lấp xây dựng trong khu quy hoạch

2.2.2.2 Địa chất

Trên địa bàn Chơn Thành có 2 loại mẫu đá mẹ tạo đất là mẫu đất phù sa cổ và

đá mẹ bazan Riêng địa bàn xã Minh thắng cũng có 2 loại mẫu chất là mẫu phù sa cổ

và đá mẹ bazan

Mẫu chất phù sa cổ có tuổi Pliestocene, bao phủ 100% diện tích vùng, phân bố hầu khắp lãnh thổ Tầng dày của phù sa cổ từ 2 – 3 đến 5 – 7m, vật liệu của nó màu nâu vàng, lên sát tầng mặt chuyển sang màu xám Cấp hạt thường thô, tạo cho đất có cấp hat cát là chủ yếu (Cát, cát pha thịt nhẹ và thịt trung bình) Các loại đất hình thành trên phù sa cổ thường có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng chất và có hoạt tính thấp Nên phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất xám (Acrisols) Đất này tuy có chất lượng không cao nhưng đa dạng về các loại hình sử dụng đất như cây cao su, cây ăn trái, tiêu, điều…và cây hằng năm như lúa mì, bắp, mía, đậu đỗ các loại…Ngoài ra bậc thềm phù sa cổ thường có độ chịu lực cao, địa hình khá bằng, thoát nước tốt nên thuận lợi cho việc thi công các công trình xây dựng

Đá bazan bao phủ khoảng 25.41% diện tích lãnh thổ Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10 – 11%), oxyt magie từ 7 – 10%, oxyt canxi 8 – 10%, oxyt photpho 0.5 – 0.8%, hàm lượng Natri cao hơn Kali một chút Vì vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa rất dày và loại đất có chất lượng tốt nhất trong các loại đất đồi núi ở nước

ta, nó thích hợp với nhiều loại cây trồng như cao su, tiêu, điều, cà phê, cây ăn trái…và

cả những cây hằng năm Về nền móng địa chất cũng là nơi có độ chịu lực cao, địa hình đồi, ít dốc, thoát nước tốt, khá thuận lợi cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng…

Trang 28

2.2.3 Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Khí hậu tỉnh Bình Phước nói chung và của khu vực xã Nha Bích nói riêng mang tính chất đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ít ảnh hưởng gió bão và không có mù đông giá lạnh

2.2.3.1 Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình của khu vực từ khoảng 26.7 đến 27.30C Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2400 – 2 500 giờ Số giờ nắng bình quân trong ngày 6.2 – 6.6 giờ

Bảng 2 5 Thống kê nhiệt độ theo từng năm

Đơn vị: o

C

Bình quân năm 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 27.3 26.7 27.2 27.2 27.0

Tháng 1 26.1 25.6 26.5 26.2 24.7 Tháng 2 27.6 26.6 27.1 27.9 26.1 Tháng 3 28.7 26.9 28.5 28.7 28.5 Tháng 4 29.1 27.8 27.9 29.1 28.2 Tháng 5 29.8 27.8 28.1 28.4 28.9 Tháng 6 27.2 27.1 27.4 27.5 27.2 Tháng 7 27.1 26.6 26.7 27.0 26.4 Tháng 8 26.7 26.9 27.4 26.8 27.2 Tháng 9 27.1 26.1 26.0 26.5 26.6 Tháng 10 26.2 26.4 27.0 27.0 26.8 Tháng 11 26.1 26.7 27.1 27.1 27.0 Tháng 12 25.7 25.5 27.1 27.1 26.0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước – Trạm Đồng Phú, 2015)

Trang 29

Từ kết quả thống kê nhiệt độ của tỉnh Bình Phước – Trạm Đồng Phú từ năm

2010 đến năm 2014, có nhiệt độ trung bình từ 26.7 – 27.3oC, chênh lệch nhiệt độ không cao

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước – Trạm Đồng Phú, 2015)

Từ kết quả thống kê nhiệt độ của tỉnh Bình Phước – Trạm Đồng Phú, có lượng mưa trung bình của năm thay đổi từ 1724.1 đến 3243mm Lượng mưa thay đổi theo năm và có sự chênh lệch giữa mùa mưa và mùa nắng

Trang 30

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước – Trạm Đồng Phú, 2015)

Từ kết quả thống kê nhiệt độ của tỉnh Bình Phước – Trạm Đồng Phú, có độ ẩm thay đổi theo năm từ 77.2 – 79.8 Độ ẩm trung bình khá cao và đồng đều trong các tháng của năm

2.2.3.4 Chế độ gió

Hướng gió chính trong vùng là Đông Bắc và Tây Nam Gió Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô, gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa Tốc độ gió trung bình từ 2 – 3m/s Trong vùng ít xuất hiện bão, thường xuyên xuất hiện các cơn lốc xoáy vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô

Trang 31

Số giờ nắng của khu vực đƣợc thống kê trong bảng sau:

Bảng 2 8 Số giờ nắng của khu vực dự án

Trang 32

Từ kết quả thống kê số giờ nắng theo các năm từ 2010 đến 2014 của tỉnh Bình Phước – trạm Đồng Phú, có số giờ nắng trung bình thay đổi từ 2461 đến 2814 giờ/năm Thời gian nắng trong các năm khá cao và phân bố đều theo các tháng

2.2.4 Điều kiện thủy văn

2.2.4.1 Nước mặt

Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, bề mặt địa hình được bao phủ bởi các thành tạo phun trào bazan phong hóa triệt để thành lớp sét màu nâu đỏ, các trầm tích bột kết, sét kết vôi nứt nẻ phong hóa mạnh Đây là yếu tố chi phối cho hệ thóng sông, suối trong vùng phát triển khá mạnh, nhất là ở các khu vực có độ cao địa hình hơn 100m Trong địa hình của tỉnh có các sông như Sông Bé, Sông Đồng Nai, Sông Măng, Sông Sài Gòn…và các nhánh suối

Ngoài các sông suối chính đã nêu ở trên, các sông suối nhánh nằm ở hai bên dòng chảy chính sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có hình dạng giống như cành cây lan tỏa khá đều đặn trong toàn tỉnh

Ngoài ra, còn có suối Cái chảy qua với chiều dài khoảng 5km rộng từ 3 – 5m, bắt nguồn từ các lưu vực suối xung quanh thị trấn Chơn Thành khi đi qua Khu A hợp thành suối Cái Suối chảy theo hướng Tây – Bắc và Đông – Nam, sau đó đổ ra suối Thôn và tiếp tục đổ ra Sông Bé về Sông Đồng Nai Về mùa mưa nước mặt tương đối nhiều, nước chảy tràn ra khu vực đất đai ven suối Về mùa khô thì khối lượng nước không nhiều

2.2.5 Tài nguyên sinh vật

Khu vực dự án chủ yếu tồn tại các dạng sau:

- Cây công nghiệp: Trong khu vực xung quanh dự án, phần lớn diện tích là trồng cây cao su( 10 năm tuổi) Đây là cây công nghiệp có giá trị tương đối cao

- Trảng cỏ, cây bụi: Chủ yếu là các trảng cỏ dại thấp xen lẫn trong các lô cao su

và trên các khoảng đất trống

Đối với động vật: khu vực sự án không có động vật quý hiếm, động vật hoang

Trang 33

Xung quanh khu vực dự án có các hệ sinh thái dưới nước như: cá suối, tép, cua…

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng của xã năm 2015 của xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước như sau:

2.3.1 Điều kiện kinh tế

Với cơ cấu kinh tế của xã đang dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ, đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân ước tính 34 triệu đồng/người/năm (đạt 100% chỉ tiêu Nghị Quyết HĐND xã giao)

2.3.1.1 Sản xuất nông ngiệp

 Chăn nuôi thú y

Tổng đàn gia súc: 1410 con, đạt 141% so với Nghị quyết giao (trong đó: đàn trâu, bò, dê: 200con; đàn heo 1210 con) Tổng đàn gia cầm 22000 con, đạt 110% so với chỉ tiêu Nghị quyết đầu năm Hiện nay trên địa bàn xã đang thí điểm các mô hình chăn nuôi lớn (như nuôi heo theo phương pháp Việt gáp, bò úc)

Thú y: công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm được duy trì theo đúng quy định, trên địa bàn toàn xã không xảy ra dịch bệnh

 Dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp

Kết quả thống kê 01/10/2015 trên địa bàn toàn xã có 210 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (tăng 33 cơ sở so với cùng kỳ năm 2014) Đến cuối năm 2015 tỷ trọng công nghiệp dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp đạt 28% (vượt 6% so với chỉ tiêu) trong đó:

Trang 34

- Có 27 cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo gồm các nghề như: mộc, chế biến

Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về công tác xây dựng

Phát hiện 1 trường hợp lấn chiếm hành lang lộ giới, xử lý kiệp thời

Cấp phép xây dựng 2 trường hợp ở ấp 1 và ấp 4

2.3.1.3 Xây dựng nông thôn mới

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh và huyện, cũng với sự phối hợp chặt chẽ của các Ban ngành liên quan, Ban chỉ đạo xã Minh Thành đã nổ lực thực hiện tốt các nội dung chương trình xây dựng Nông thôn mới Đến nay đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Trong đó các khoản thu theo chỉ tiêu đạt từ 52% trở lên

2.3.2 Điều kiện xã hội

2.3.2.1 Giáo dục

Trong năm học 2015 – 2016

- Trường Mầm non:

Trang 35

Năm 2015 là năm thứ tư xã Minh Thành tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi Đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1

2.3.2.2 Hoạt động của trung tâm Văn hóa TDTT và học tập cộng đồng xã

Gắn kết với các chương trình đã tổ chức được các lớp: kỹ thuật chăn nuôi gà có

36 học viên tham dự, với thời gian học 3 tháng và lớp học lái xe hạng A1 với 65 học viên, kỹ thuật chăn nuôi và chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm

Phối hợp các Ban ngành đoàn thể của xã tổ chức tuyên truyền được 15 buổi chuyên đề thu hút hơn 1350 lượt người tham dự, với nội dung chủ yếu tuyên truyền và Pháp luật, Luật Hôn nhân, Bộ luật hình sự, ATGT và các văn bản Pháp luật về trồng trọt, chăn nuôi, Quy chế thi trung học phổ thông và thông tư 30 của Bộ giáo dục…

Trang 36

2.3.2.3 Công tác y tế

Tổ chức chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân chất lượng được nâng lên Tổng số lượt khám 2650 lượt người, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 10.57% (giảm 0.63% so với năm 2014) Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi có 120 cháu, đạt 100% so với kế hoạch Hàng tháng thực hiện tiêm ngừa sởi, Rubilla cho trẻ từ 18 đến

24 tháng tuổi với 240 cháu; tiêm ngừa vacxin 5 trong 1 cho trẻ, số bà mẹ mang thai khám thai định kỳ đạt 100%; không để xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn Tuyên truyền nhân dân phòng chống các dịch bệnh với 2 buổi chuyên đề có 350 người tham dự Trạm y tế xã tiếp tục duy trì đạt chuẩn tiêu chí Quốc gia về Y tế

Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế đến nay ước khoảng 70.5% số dân

có bảo hiểm y tế ở tất cả các loại hình

Trang 37

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ

Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào lưu lượng nước thải, tải trọng chất bẩn tính theo đầu người Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào mức sống, điều kiện sống, tập quán sống và điều kiện khí hậu

Nước thải sinh hoạt gồm có 2 loại:

- Nước thải đen: nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng

Thành phần nước thải được phân chia như sau:

Trang 38

- Thành phần vật lý: biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các kích thước khác nhau, được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô( vải, giấy, cát, sỏi, lông…) ở dạng lơ lửng ( ) và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt ( )

Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo ( )

Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hòa tan ( ), chúng có thể ở dạng ion hoặc phân tử

- Theo thành phần hóa học: biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính chất hóa học khác nhau, được chia thành 3 nhóm:

Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, các axit vô cơ, các ion của muối phân ly

Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thức vật, cặn bã bài tiết…

Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo…

Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3 1 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Trang 39

9 Nitơ hữu cơ 35 20 10

(Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Tính toán thiết

kế công trình Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2013)

Như vậy, đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, photpho), các vi khuẩn gây bệnh (Ecoli, Coliform…)

 Đặc tính nước thải sinh hoạt

ở trạng thái lơ lửng

Tổng các chất rắn có thể chia ra làm 2 thành phần: chất rắn lơ lửng (có thể lọc được) và chất rắn hòa tan (không lọc được)

Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy giấy lọc ở 105 oC đến khối lượng không đổi Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc mẫu và sau khi lọc mẫu trong cùng

Trang 40

một điều kiện cân chính là lượng chất lơ lửng có trong một thể tích mẫu đã được xác định, phần cặn trên giấy lọc được đốt cháy thì các chất rắn dễ bay hơi bị cháy hoàn toàn Các chất rắn bị bay hơi được xem như là phần vật chất hữu cơ

 Mùi

Việc xác định mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng Đặc biệt là các phản ứng gay gắt của người dân đối với các công trình xử lý nước thải không được vận hành tốt Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra cảm giác khó chịu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ gây tỏa ra khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới điều kiện yếm khí Hợp chất gây mùi khó chịu đặc trưng nhất là hydrosulfua (H2S mùi trứng thối)

 Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nhiệt độ của nước cấp do việc xả

ra các dòng nước ấm từ các hoạt động sinh hoạt, thương mại…và nhiệt độ của nướ thải thường thấp hơn không khí Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ đồ xử lý nước đều ứng dụng quá trình xử lý sinh học mà quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật, sự hòa tan oxy trong nước

 Độ màu

Độ màu của nước thải sinh hoạt là do các chất thải sinh hoạt, nó có thể làm cản trở khả năng khuếch tán ánh sáng vào nguồn nước gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật Nó còn làm mất mỹ quan của nguồn nước nên rất dễ bị

Ngày đăng: 23/09/2019, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w