1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam

8 579 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 316,44 KB

Nội dung

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam Cao Thị Thu Phương Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam Cao Thị Thu Phương Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm, đặc điểm và sự phân loại của quyền tài sản; đặc điểm của sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và nội dung điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản. Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tài sản, về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và thực tiễn áp dụng các quy định đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản. Keywords. Luật dân sự; Luật sở hữu; Tài sản; Quan hệ vợ chồng; Pháp luật Việt Nam; Quyền tài sản Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hôn nhân và gia đình là những yếu tố đặc biệt quan trọng trong xã hội. bất kỳ quốc gia nào, hôn nhân và gia đình cũng là những yếu tố không thể thiếu để nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội. Vai trò của gia đình đã được Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 ghi nhận ngay lời nói đầu đó là “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”. Trong gia đình thì quan hệ giữa vợchồng là mối quan hệ giữ vai trò chủ đạo và có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi gia đình đều được hình thành từ quan hệ cơ bản nhất là quan hệ hôn nhân và chủ thể của quan hệ đó là người vợ và người chồng. Từ nền tảng quan hệ hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà gia đình được tạo dựng và phát triển, sinh sôi, nảy nở. Hôn nhân chính là tiền đề cho sự ra đời của gia đình, mục đích của hôn nhân là để xây dựng gia đình và gia đình phải dựa trên cơ sở của hôn nhân, “hôn nhân sẽ không là đối tượng của việc lập pháp, cũng như tình bạn nếu nó không là cơ sở của gia đình” [28, tr. 47], đồng thời chịu tác động của các yếu tố đạo đức, tôn giáo, truyền thống, pháp luật… Khi một người nam và một người nữ thiết lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật, giữa họ sẽ phát sinh một quan hệ đặc biệt đó là quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng là quan hệ rất đặc thù và nội dung của quan hệ giữa vợchồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Trong các quan hệ hôn nhân gia đình nói chung thì quan hệ nhân thân có là nhóm quan hệ chủ đạo và là yếu tố quyết định vì chỉ khi các quan hệ nhân thân được xác lập (như quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng được xác lập sau sự kiện kết hôn) thì từ đó các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợchồng mới phát sinh. Quan hệ nhân thân là các quan hệ phát sinh trên đời sống tinh thần và tình cảm giữa vợ và chồng. Bên cạnh các quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản giữa vợchồng cũng là những quan hệ cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với đời sống gia đình. Quan hệ tài sản giữa vợchồng là các quan hệ được xác lập dựa trên đối tượng là tài sản. Để cho gia đình tồn tại và phát triển, cần phải có các điều kiện vật chất là cơ sở kinh tế của gia đình để nuôi sống gia đình. Do vậy chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật của tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm xây dựng như là một chế định cơ bản của luật HN&GĐ. “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợchồng theo luật định” [6, trg. 8]. Việc quy định và thực hiện chế độ sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản nước ta trong những năm qua đã góp phần đảm bảo sự ổn định và bền vững của các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là bảo đảm sự cân bằng về mặt lợi ích giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ. Trong xã hội hiện đại, vai trò và đóng góp của người phụ nữ đối với gia đình cũng như đối với sự phát triển chung của toàn xã hội là rất to lớn và cần được trân trọng và bảo vệ. Việc pháp luật quy định hợp lý về vấn đề sở hữu chung của vợ, chồng sẽ giúp người phụ nữ bảo đảm và nâng cao vị trí của mình trong gia đình cũng như trong xã hội, giúp tạo sự bình đẳng về mặt kinh tế và xã hội của người vợ so với người chồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam hiện hành điều chỉnh về vấn đề tài sản chung của vợ chồng nhìn chung là khá đầy đủ và toàn diện, đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, lợi ích chung của gia đình cũng như lợi ích của toàn xã hội tuy nhiên trên thực tế áp dụng pháp luật vẫn nảy sinh nhiều điểm bất cập. Còn nhiều vấn đề pháp luật chưa quy định thực sự rõ ràng dẫn đến việc các bên tham gia quan hệ liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng cũng như các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Trong các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng có một loại tài sản đặc biệt, đóng vai trò quan trọng cũng như chiếm giá trị lớn trong khối tài sản chung đó chính là các quyền tài sản. Bản thân quyền tài sản là một loại tài sản có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại tài sản khác. Quyền tài sảntài sản hình, con người không thể cảm nhận được sự tồn tại của nó bằng các giác quan như đối với các tài sản khác mà con người nhận thức được sự tồn tại của các quyền tài sản thông qua các quy định của pháp luật. Nhắc đến quyền tài sản là nhắc đến góc độ phápcủa tài sản do đó các quyền tài sản phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Do tính chất hình của mình mà việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của các chủ thể đối với quyền tài sản khá đặc biệt so với các loại tài sản khác. Đặc biệt trong quan hệ sở hữu chung của vợ chồng thì việc thực hiện quyền sở hữu của mỗi người đối với các quyền tài sản chung như thế nào cũng là một vấn đề rất phức tạp. Bên cạnh đó, hiện nay khi nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại và phát triển thì trong xã hội lại ngày càng xuất hiện nhiều loại tài sản mới có tính chất đặc thù như các quyền SHTT, các loại tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến (game online) v.v… Quyền SHTT là những quyền rất có ý nghĩa trong đời sống không chỉ vì giá trị rất lớn củađối với nền kinh tế mà còn còn vì những thành quả to lớn mà các đối tượng quyền SHTT mang lại đối với toàn xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định để bảo các quyền này mà điển hình là Luật SHTT được ban hành năm 2005. Luật SHTT 2005 đã ghi nhận đầy đủ các đối tượng của quyền SHTT cũng như cơ chế điều chỉnh và bảo vệ các đối tượng đó. Trong các loại quyền tài sản thì quyền SHTT lại là một loại quyền tài sản đặc thù nên việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ, chồng trên các quyền tài sảnquyền SHTT cũng khá khác biệt so với các loại quyền tài sản khác. Còn đối với đối tượng mới xuất hiện như tài sản ảo thì hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc ghi nhận, bảo vệ tài sản ảo nên chưa có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền của người có tài sản ảo cũng như để giải quyết các tranh chấp liên quan. Một thực tế hiện nay đó các quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là BLDS 2005 về tài sảnquyền sở hữu nói chung cũng như các quy định về quyền tài sản nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Ngay bản thân khái niệm quyền tài sản chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác, trong luật chưa có sự phân loại các quyền tài sản và chưa nêu ra được bản chất của từng loại quyền tài sản. Do chưa phân loại được và chưa hiểu đúng bản chất của từng loại quyền tài sản nên các quy định về quyền tài sản trong BLDS 2005 vừa thiếu lại vừa không chính xác. Chính vì vậy, việc thực hiện quyền sở hữu đối với quyền tài sản còn trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, làm phát sinh nhiều mâu thuẫn trong việc áp dụng pháp luật, do đó các tranh chấp liên quan đến quyền tài sản chưa được giải quyết một cách hợp lý. Điều này khiến cho việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với các loại quyền tài sản lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập như hiện nay, quan hệ tài sản giữa vợchồng đang có nhiều thay đổi, sự thay đổi đó là cần thiết để tạo điều kiện cho vợchồng phát huy khả năng kinh doanh của mỗi người, đảm bảo nền tảng kinh tế cho cả gia đình cũng như sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội. Các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành điều chỉnh về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng đã tỏ ra có nhiều điểm không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội nước ta, chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những điểm bất cập của pháp luật và đề ra các giải pháp sửa đổi là rất cần thiết. Đồng thời càng ngày giá trị và vai trò của các quyền tài sản lại ngày càng được nâng cao hơn trong đời sống xã hội vì vậy yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản đang đặt ra cấp thiết. Qua việc nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản, tác giả mong muốn sẽ làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về quyền tài sản và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và những điểm còn bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về vấn đề này và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao tính hiệu quả của pháp luật trong việc điều chỉnh về quyền tài sản nói chungsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản nói riêng. Vì các lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, vấn đề quan hệ tài sản giữa vợchồng đã được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, trong đó có thể kể đến các tài liệu sau đây: Luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật dân sự khoá 11 của học viên Nguyễn Hiển Vinh tại Khoa Luật - ĐHQGHN “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”; Luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật dân sự khoá 10 của học viên Đinh Thị Mai Phương tại Khoa Luật - ĐHQGHN “Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam”; các bài viết “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” – ThS. Nguyễn Thị Lan – Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật Hà Nội; “Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới” – ThS. Nguyễn Hồng Hải – Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật Hà Nội; “Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của cộng hoà Pháp” – ThS. Bùi Minh Hồng – Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật Hà Nội (nghiên cứu sinh tại Cộng hoà Pháp) … một trong những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện nhất về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng đó là Luận án tiến sĩ luật học của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Cừ “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” năm 2005 và sau đó tác giả này cũng đã phát hành cuốn sách chuyên khảo: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam - TS. Nguyễn Văn Cừ - Nhà xuất bản Tư pháp - năm 2008 để những người nghiên cứu có điều kiện dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên trong các nghiên cứu nói trên về quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng thì chưa nghiên cứu nào đặt vấn đề này trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như sự thay đổi đáng kể trong quan hệ sản xuất của kinh tế thị trường khiến cho quan hệ sở hữu tài sản giữa vợchồng cũng có những sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng vẫn chưa có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu để làm rõ cả vấn đề lý luận và thực tiễn để có những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ, chồng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước ta như hiện nay là rất cần thiết. Các vấn đề liên quan đến quyền tài sản cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu đề cập đến trong các tài liệu chuyên sâu khác nhau, cụ thể là: “Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật Dân sự Việt Nam” – Luận văn thạc sỹ của Sỹ Hồng Nam học viên cao học Khoá 9 chuyên ngành Luật Dân sự tại Khoa Luật – ĐHQGHN; bài viết “Tổng quan về Luật tài sản” của TS. Ngô Huy Cương; bài viết “Cần xây dựng lại khái niệm Quyền tài sản trong Luật dân sự” và “Một số vấn đề về quyền tài sản và hướng hoàn thiện” của TS. Nguyễn Ngọc Điện; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đại học Luật Hà Nội v.v… Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về quan hệ sở hữu chung giữa vợ, chồng đối với quyền tài sản, một loại tài sản đặc biệt trong thực tiễn. Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, vấn đề về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản cần được làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tài sản nói chungsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản nói riêng, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục đích: Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về vấn đề này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quyền tài sản và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm, đặc điểm và sự phân loại của quyền tài sản; đặc điểm của sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và nội dung điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản. - Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tài sản, về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và thực tiễn áp dụng các quy định đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quyền tài sản được nghiên cứu trong luận văn là một đối tượng của quyền sở hữu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn là phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp luật học so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp hệ thống. 6. Điểm mới của luận văn - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về sắc về sở hữu chung của vợ chồng đối với một loại tài sản đặc biệt đó là quyền tài sản. - Luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm và phân loại quyền tài sản; chỉ ra và phân tích được các đặc điểm và nội dung của quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản. - Luận văn đã phân tích, làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản, chỉ ra những điểm tiến bộ so với các quy định trước đây và những điểm còn bất cập. Luận văn cũng đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản và chỉ rõ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của chúng. - Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra được những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản nói chungđối với quyền tài sản nói riêng. 7. Ý nghĩa của luận văn: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tài sảnsở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản nói riêng, từ đó góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả của pháp luật đối với đời sống xã hội. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập các môn học như Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình v.v… tại các cơ sở đào tạo luật. 8. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát một số vấn đề lý luận về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản và vấn đề điều chỉnh pháp luật Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản – Những bất cập và hướng hoàn thiện References 1. Nguyễn Hồng Anh, “Phần vốn góp trong công ty có tư cách pháp nhân – tiếp cận từ góc độ luật tài sản” http://www.facebook.com/note.php?note_id=91920732258 2. Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý - PGS. TS Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 tập 1, 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 4. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên) (2008), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 7. Ngô Huy Cương (2006), Bài giảng Luật tài sản dùng cho cao học, Hà Nội 8. Ngô Huy Cương (2003), “Tổng quan về Luật tài sản”, Tạp chí Kinh tế - Luật, http://www.vnu.edu.vn 9. Ngô Huy Cương (2008), “Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 5(121), tr. 17 – 26. 10. Ngô Huy Cương (2008), “Nguồn gốc nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 8(124), tr. 05- 14. 11. Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr. 19 – 26. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội 15. Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Một số vấn đề về quyền tài sản và hướng hoàn thiện” - (Tham luận - Hội thảo Cần Thơ ngày 14/6/2001) 16. Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm "Quyền tài sản" trong Luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr. 16 – 21. 17. Nguyễn Ngọc Điện (2010), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”– Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr. 38 – 45. 18. Nguyễn Ngọc Điện (2000), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Ngọc Điện (2010), “Chế định vật quyền: cơ sở lý luận và khả năng vận dụng vào luật Việt Nam” – Kỷ yếu toạ đàm “Một số vấn đề về cấu trúc bộ luật dân sự và vật quyền”. 20. Đoàn Thị Phương Diệp (2008), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt NamLuật Dân sự Pháp”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/11/10/1932/ 21. Nguyễn Hồng Hải (2008), “Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/08/1791-2/ 22. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí luật học, (5). 23. Hà Thị Mai Hiên (2010), Tài sảnquyền sở hữu của công dân Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội. 24. Bùi Minh Hồng, "Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của cộng hòa Pháp", http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/07/1786-2/ 25. Bùi Minh Hồng, “Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam” http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/05/4322-2/ 26. Bùi Minh Hồng, “Chế độ tài sản theo thoả thuận trong pháp luật Cộng hoà Pháppháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 18 – 25. 27. Nguyễn Thị Lan, “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/06/2531/ 28. Nguyễn Phương Lan (2002), "Hậu quả phápcủa việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân", Tạp chí luật học, (22). 29. C.Mác, Ph.Anghen (1976), Tuyên ngôn Đảng cộng sản, NXB Sự thật, Hà Nội. 30. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước - In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 31. Trần Quang Minh, “Bảo đảm nghĩa vụ bằng tiền vay của vợ, chồng”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/05/23/675/ 32. Lê Mỹ, “Chưa thể công nhận tài sản ảo trong game online”, http://tintuc.xalo.vn/00184356032/Chua_the_cong_nhan_tai_san_ao_trong_game_onl ine.html 33. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 34. Phạm Duy Nghĩa (2002), “Quyền tài sản trong cải cách kinh tế : quan niệm, một vài bài học nước ngoài và kiến nghị” - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr. 42 – 51. 35. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 36. Nguyễn Minh Oanh (2009), “Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam” – Tạp chí Luật học, (1), tr. 14 – 24. 37. Trần Thị Mai Phước (2004), “Vấn đề xác định và đăng ký tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000” - Tạp chí khoa học pháp lý, (1). 38. Nguyễn Văn Phương (2002), “Sổ tiết kiệm: tài sản chung hay tài sản riêng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1). 39. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội 40. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội 41. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 42. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 43. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 44. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 45. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội 46. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 47. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 48. Nguyễn Quang Quýnh (1972), Dân luật, Nxb Lửa Thiêng, Sài gòn. 49. Phùng Trung Tập (2006), “Quyền tài sản: Đặc điểm và các loại quyền tài sản” – Đề tài NCKH cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Đại học Luật Hà Nội. 50. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 51. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-TANDTC-VKS-BTP ngày 3/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 52. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2005), Báo cáo rút kinh nghiệm giải quyết án dân sự, hôn nhân và gia đình do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử thẩm và phúc thẩm năm 2005, Hà Nội. 53. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội 54. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 55. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 56. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2008 của ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội. 57. Tổng thuật nội dung các chuyên đề nghiên cứu – Đề tài NCKH cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – Đại học Luật Hà Nội, tr. 5- 24. 58. Đoàn Văn Trường (2006), “Những tiêu chí để nhận dạng một tài sản hình” – Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (339), tr. 51. 59. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2005), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật Dân sự 2005, NXB Tư pháp, Hà nội. 60. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam – NXB Tư pháp, Hà nội. 61. Nguyễn Thị Hồng Vân, “Quyền được mua căn hộ tái định cư giá ưu đãi có là quyền tài sản?”, http://www.vinabiz.vn/KnowLedge/66/ 62. Nguyễn Thị Thu Vân (2009), “Từ tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, suy nghĩ về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr. 95 – 103. 63. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội. 64. Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 65. Viện sử học Việt Nam (1991), Quốc triều hình luật, NXB Khoa học pháp lý.

Ngày đăng: 10/09/2013, 11:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w