1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính toán thiết kế hệ BCL chất thải nguy hại cho huyện thống nhất và thị xã long khánh, tỉnh đồng nai

79 100 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 6,38 MB

Nội dung

Bãi chôn lấp nhằm tiếp nhận các chất thải sau khi đã qua xử lý trong phạm vi của khu xử lý Quang Trung lò đốt chất thải nguy hại , khu vực tái chế chất thải nguy hại , và các chất thải

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM

- KHOA MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HUYỀN TRANG

Lớp : 04 LTDHMT

Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

1 Ngày giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp:

2 Ngày hoàn thành đồ án tốt nghiệp: 03/04/2017

3 Tên đề tài đồ án tốt nghiệp: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại

cho huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

4 Nội dung nhiệm vụ thực hiện:

Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:

 Thuyết minh trình bày những đặc điểm cơ bản về tự nhiên (vị trí, địa chất, thủy

văn của nơi nghiên cứu)

 Đặc điểm và thành phần chất thải nguy hại

 Đề xuất phương án chôn lấp an toàn

 Tính toán cụ thể các công trình của phương án lựa chọn

 Tính toán kinh tế cho hệ thống

TP.HCM, ngày tháng năm 2017

GVHD

LÊ THỊ NGỌC DIỄM

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Chôn lấp chất thải nguy hại là phương pháp xử lý cuối cùng chất thải nguy hại Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và đang được phát triển trong các thập kỷ tới Phương pháp này thực chất là kỹ thuật chứa giữ chất thải nguy hại trong một ô có lớp lót đáy và phủ bằng các lớp vật liệu cách ly với môi trường xung quanh Vấn đề đặt ra là đảm bảo sự an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của bãi chôn lấp đến môi trường xung quanh

Để bảo vệ môi trường và duy trì các điều kiện sống trong lành, các loại chất thải phải được kiểm soát và quản lý nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng và tự ý thức của mỗi cơ quan, doanh nghiệp

Trong giới hạn đề tài: “Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại cho huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh , tỉnh Đồng Nai” Em đã tìm hiểu, tính toán và thiết

kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại Em hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xử lý chất thải nguy hại, góp phần đảm bào về vấn đề môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội và môi trường

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đồ á, em đã nhận dược sự giúp đỡ và ủng hộ rất lớn của thầy, cô, người thân và bạn bè Đó là động lực rất lớn giúp em hoàn thành tốt đồ án môn học này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô khoa Môi Trường đã hết lòng giảng dạy em trong quá trình học tập

Trân trọng cảm ơn cô ThS LÊ THỊ NGỌC DIỄM Người trực tiếp hướng dẫn đồ án của em Cô luôn nhiệt tình dẫn giải và theo sát đồ án trong quá trình thực hiện giúp em hoàn thành tốt học phần này

Em xin cảm ơn quý thầy cô đã quan tâm, dành thời gian phản biện khoa học cho đề tài này

Cảm ơn các bạn lớp 04 LTDHMT đã góp ý, giúp đỡ và động viên nhau, cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn trong học tập

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày 03 tháng 04 năm 2017

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp HCM, ngày tháng năm 2017

Ký tên

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Tp HCM, ngày tháng năm 2017

Ký tên

Trang 6

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i

LỜI NÓI ĐẦU ii

LỜI CẢM ƠN iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 8

1.1 Dự án bãi chôn lấp chất thải nguy hại cho huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai 8

1.1.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng bãi chôn lấp 8

1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn 15

1.1.3 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng 17

1.1.4 Hiện trạng kinh tế xã hội 19

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI 20

2.1 Tái chế phế liệu 20

2.2 Tái chế chất thải 21

2.3 Xử lý chất thải 22

2.4 Ổn định hóa rắn 29

2.5 Chôn lấp chất thải 30

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ 33

3.1 Thông tin về chất thải nguy hại phát sinh 33

3.2 Công nghệ xử lý chất thải nguy hại 34

3.3 Tính toán thiết kế bãi chôn lấp 39

3.3.1 Thông Số Thiết Kế 39

3.3.2 thể tích chất thải chôn lấp 40

3.3.3 thể tích lớp phủ 42

Trang 7

3.3.4 lớp lót đáy 43

3.3.5 lớp phủ bề mặt 44

3.3.6 thành đê 44

3.3.7 hệ thống thu gom nước rác 45

3.4 Các công trình phụ trợ 48

3.5 Khái toán chi phí xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh 53

CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI NGUY HẠI 57

4.1 Giai đoạn hoạt động của bải chôn lấp 57

4.2 Giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp 64

4.3 Thiết bị phục vụ bãi chôn lấp và công trình phụ trợ 66

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 67

KẾT LUẬN 67

KIẾN NGHỊ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 8

MỤC LỤC HÌNH

Hình 1 1 bản dồ hành chính huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai 9

Hình 2 1 sơ đồ lò đốt chất lỏng 28

Hình 2 2 sơ đồ lò đốt thùng quay 28

Hình 2 3 sơ đồ lò đốt tầng sôi 29

Hình 2 4 tổng thể mặt bằng bãi chôn lấp chất thải nguy hại 32

Hình 3 1 mặt cắt lớp lót đáy của ô chôn lấp có tính độc 44

Hình 3 2 sơ đồ bố trí thu gom nước rác 46

Hình 4 1 Chi tiết giếng quan trắc nước ngầm 62

Trang 9

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1 1 Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở các trạm vùng Đông Nam Bộ

(ứng với tần suất P = 75%) 11

Bảng 1 2 lượng mưa trung bình tại trạm Biên Hòa 12

Bảng 1 3 tốc độ gió trung bình năm tại trại Biên Hòa 13

Bảng 1 4 tần suất hướng gió tại trạm Biên Hòa 14

Bảng 1 5 nhiệt độ không khí trung bình tháng tại trạm Biên Hòa 14

Bảng 1 6 độ bốc hơi trung bình ngày tại Biên Hòa 15

Bảng 3 1 phân loại và tổng hợp các loại chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát sinh nhiều chất thải nguy ại theo nguồn phát sinh 34

Bảng 3 2 phân loại và tổng hợp các loại chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát sinh nhiều chất thải nguy hại theo phương pháp xử lý 38

Bảng 3 3 kinh phí dự kiến xây dựng 8 ô chôn lấp 53

Bảng 3 4 Kinh phí xây dựng cơ bản cho bãi chôn lấp 54

Bảng 3 5 Tổng mức đầu tư 55

Bảng 4 1 Chỉ tiêu giám sát chất lượng nguồn nước mặt (20 chỉ tiêu) 60

Bảng 4 2 Chỉ tiêu giám sát chất lượng nguồn nước ngầm (18 chỉ tiêu) 61

Bảng 4 3 Chương trình giám sát chất lượng nước ngầm 61

Bảng 4 4 Chỉ tiêu giám sát chất lượng nước rò rỉ (12 chỉ tiêu) 62

Bảng 4 5 Chỉ tiêu giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn(8 chỉ tiêu) 63

Bảng 4 6 Chương trình giám sát chất lượng không khí 64

Bảng 4 7 Thiết bị phục vụ hoạt động của bãi chôn lấp rác 66

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ , nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích 5.894,73 , dân số toàn tỉnh là 2.405.112 người (2007) , mật độ dân số là 381 người/ Đồng Nai gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa (đô thị loại 2), thị xã Long Khánh (đô thị loại 3) và 9 huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu

Trong vòng 10 năm trở lại đây,GDP của Đồng Nai liên tục tăng với tốc độ trung bình hằng năm cao so với tốc độ trung bình cả nước Đồng Nai hiện có 29 khu công nhiệp đang hoạt động diện tích 9.076 ha Ngoài ra Đồng Nai cũng đã thành lập

42 cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp với diện tích 2.023 ha và còn tiếp tục đầu tư phát triển các cụm công nghiệp khác

Do tốc độ phát triển đô thị và phát triển công nghiệp, khói lượng chất thải rắn

đô thị cũng như chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng Trong đó có một lượng đáng kể chất thải nguy hại và đặc biệt là chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp đã và đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động xấu tới sức khỏe, đời sống con người và chất lượng môi trường chung

Trên địa bàn tỉnh đã có các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ,

xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại Nhưng nhìn chung, việc quản lý chất thải vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ và chặt chẽ, một số đơn vị đã tổ chức thu gom

và đổ trái phép hoặc trao đổi mua bán dưới dạng phế liệu Khu vực phân loại, lưu giữ chất thải tại nguồn chưa được thực hiện triệt để, đặc biệt chưa có bãi chôn lấp chất thải nguy hại đúng quy định

Với chủ trương phát triển công nghiệp bền vững, thì bảo vệ môi trường đang là một vấn đề lớn đối với sự phát triển của tỉnh Đồng Nai, việc xây dựng một bãi chôn lấp chất thải nguy hại đúng quy định là hết sức cần thiết Nó sẽ góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội một cách bền vững cho huyện Thống Nhất và tỉnh Đồng Nai, và là hướng đầu tư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bãi chôn lấp nguy hại hình thành là điều kiện cần thiết phải có để tiếp nhận lượng chất thải nguy hại trong sinh hoạt của huyện Thống Nhất, Trảng Bom và thị xã Long Khánh cũng như là chất thải công nghiệp trong toàn tỉnh

Trang 11

- Đề xuất công nghệ thích hợp để xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các căn cứ để xây dựng bãi chôn lấp nguy hại tại xã Quang Trung :

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003

- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- Nghị định 12/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị dịnh số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 v/v hướng dẫn quản lý chất thải nguy hại

- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn

- Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây Dựng về định mức chi phí quản lý dư án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

- Quyết định số 65/2007/QĐ.UBT ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trang 12

- Quyết định số 7480/QĐ.UBND ngày 26/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch các khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

- Quyết định số 4092/QĐ.UBND ngày 04/12/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 khu vực chất thải Quang Trung

- Văn bản số 1897/UBND-CNN ngày 11/3/2008 về việc thỏa thuận địa điểm đầu tư khu xử lý chất thải rắn tại xã Quang Trung,huyện Thống Nhất của công ty cổ phần Dịch vụ Sonadezi

- TCXDVN 320 :2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 261 :2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn tiết kế

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN 1.1 Dự án bãi chôn lấp chất thải nguy hại cho huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

Bãi chôn lấp chất thải nguy hại là một phần trong dự án “ Khu xử lý chất thải Quang Trung – Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai” Bãi chôn lấp nhằm tiếp nhận các chất thải sau khi đã qua xử lý trong phạm vi của khu xử lý Quang Trung ( lò đốt chất thải nguy hại , khu vực tái chế chất thải nguy hại) , và các chất thải đạt tiêu chuẩn chôn lấp mà không cần biện pháp xử lý

1.1.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng bãi chôn lấp

a, địa hình

- Bãi chôn lấp chất thải nguy hại được xây trên địa bàn ấp Nguyễn Huệ xã Quang Trung, huyện thống nhất, cách quốc lộ 20 (Km số 7 – 225 Đà Lạt) khoảng 2,5 km; cách khu hành chính huyện Thống Nhất khoảng 10km có các đường ranh giới xác định vị trí như sau: - Phía Bắc giáp vườn cao su của nông trường cao su Bình Lộc - Phía Đông giáp suối Hai Cô và đất cao su thuộc Công ty cao su Bình Lộc - Phía Nam giápđ đỉnh đồi – Phí Tây giáp đường đất nhỏ và suối cạn Vị trí địa lý khu đất khoảng: - 10o40’ – vĩ Bắc - 106o50’ - kinh Đông

Trang 15

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, bốc hơi nhanh, mực nước ngầm hạ sâu

Theo số liệu đo mưa của 20 trạm đo mưa trong vùng của Tổng cục khí tượng thủy văn, thời gian bắt đầu mùa mưa vùng Đông Nam Bộ muộn dần từ Bắc xuống Nam với trục lệch theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Vùng mưa sớm nhất là vùng núi cao: đèo Bảo Lộc Mùa mưa đến từ thượng tuần tháng 4 Vùng Cần giờ mùa mưa đến muộn nhất sau 20 tháng 4 Như vậy, thời gian bắt đầu mùa mưa ở huyện Thống Nhất bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4

Lượng mưa trung bình cả năm từ 1.600 - 2.100mm Nhiệt độ trung bình 25 - 29oC Từ số liệu lượng mưa ngày của 20 trạm tính theo chỉ tiêu trên xác định được thời gian bắt đầu mùa mưa với suất đảm bảo 75% được trình bày trong bảng 1.3

Trang 16

Bảng 1 1 Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa ở các trạm vùng Đông Nam Bộ (ứng

với tần suất P = 75%)

Trang 17

Nhìn chung, xu thế phân bố của thời gian kết thúc mùa mưa ngược với thời gian bắt đầu mùa mưa Nơi nào mùa mưa bắt đầu sớm lại kết thúc muộn, và nơi nào bắt đầu muộn lại kết thúc sớm Như vậy, vùng phía Bắc có thời gian mùa mưa dài nhất khoảng

200 ngày Vùng khu vực dự án thuộc huyện Thống Nhất có thời gian mưa khoảng 190-200 ngày và kết thúc vào khoảng trung tuần tháng XI Mưa có tác dụng làm thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước, nước mưa còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất rơi xuống các nguồn nước Các thiết kế xử lý hệ thống nước thải rác cần quan tâm đến lượng nước mưa Thường thường để giảm khối lượng nước thải cần xử lý, vào mùa mưa trong khu chôn lấp rác cần phải tách riêng biệt hệ thống thoát nước mưa với hệ thống thoát nước thải

Bảng 1 2 lượng mưa trung bình tại trạm Biên Hòa

(nguồn Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu xử lý chất thải Quang Trung – huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai của cty cổ phần dịch vụ Sonaezi)

Trang 18

c, gió và hướng gió

Hai hướng gió chủ đạo trong năm là Tây Nam và Đông Bắc Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng VI đến tháng X) với tần suất 70% Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô (các tháng từ XI đến tháng II năm sau) với tần suất 60% Từ tháng II đến tháng VI

có gió Đông Nam

Bảng 1 3 tốc độ gió trung bình năm tại trại Biên Hòa

tháng Hướng gió khống chế Tốc độ gió (m/s) % lặng gió

Trang 19

Bảng 1 4 tần suất hướng gió tại trạm Biên Hòa

Trạm đo Tần suất hướng gió (%)

Huyện Thống Nhất nằm gần kề với thành phồ Biên Hòa do vậy có thể sử dụng

số liệu khí tượng tại trạm Biên Hòa để đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến phát tán ô nhiễm không khí trong tương lai Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển kết quả theo dõi thay đổi nhiệt độ tại Biên Hòa (BH) nhiều năm

- Nhiệt độ trung bình năm: 26.8oC

- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28.7oC (tháng VI)

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 25.2oC (tháng XII)

Bảng 1 5 nhiệt độ không khí trung bình tháng tại trạm Biên Hòa

Như vậy, nhiệt độ trung bình năm của khu vực dự án là 26-27oC Chế độ nhiệt

độ tại Biên Hòa tương đối điều hòa Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất khoảng trên 3oC Tuy nhiên, biên độ nhiệt trong một ngày đêm tương đối lớn (khoảng 10oC)

Trang 20

e, độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe công nhân Kết quả quan trắc tại trạm khí tượng Biên Hòa nhiều năm cho thấy chênh lệch giữa nơi khô nhất và ẩm nhất ở vùng Biên Hòa khoảng 5% Thời kỳ ẩm trùng với thời kỳ mưa (từ tháng V đến tháng X), độ ẩm trung bình từ 78% trở lên Thời kỳ khô trùng với mùa khô, ẩm độ thường ở mức thấp hơn 74% Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là các tháng IXX, các tháng có độ ẩm nhỏ nhất là II-III

g, độ bốc hơi

Bốc hơi nước làm tăng độ ẩm và mang theo một số dung môi hữu cơ, các chất

có mùi hôi vào không khí Độ bốc hơi trung bình ngày cao từ tháng 12 đến tháng 5, từ 2,1 đến 3,8 mm/ngày

Bảng 1 6 độ bốc hơi trung bình ngày tại Biên Hòa

Địa

điểm

Độ bốc hơi trung bình ngày (mm/ngày) trong các tháng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Biên

Hòa

2,8 3,6 3,8 3,5 2,2 1,7 1,6 1,4 1,4 1,6 1,8 2,1

(nguồn Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu xử lý chất thải Quang Trung – huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai của cty cổ phần dịch vụ Sonaezi)

1.1.2 Đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn

Công tác khảo sát khoan địa chất và địa chất thủy văn ngoài hiện trường được công ty Tư Vấn Xây Dựng Thủy Lợi II tiến hành vào tháng 11/2001 và Công ty TNHH Tư vấn VEDA thực hiện tháng 4/2008 Từ kết quả công tác khoan và thí nghiệm thấm ngoài trời cùng kết quả phân tích các chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất nguyên dạng và các chỉ tiêu hóa học của mẫu trong phòng thí nghiệm ta đưa ra nhận xét về địa chất khu vưc nghiên cứu của dự án có đặc điểm sau đây

a, đặc điểm địa tầng

Khu vực dự án nằm trong vùng đã khảo sát nhiều phương án bản đồ ĐCCT - ĐCTV khác nhau ở tỷ lệ lớn, được xem là phần rìa của phun trào Bazan Xuân Lộc - Đồng Nai xen vùng lộ (đới nâng) về hướng Bắc - Đông Bắc với vùng phủ chuyển tiếp Long Thành - Tp Hồ Chí Minh Dưới chúng là các đá trầm tích nền Jura gồm chủ yếu

Trang 21

những tập bột kết xen cát kết mỏng dày chung khoảng từ 45 đến 50m, tối đa không quá 55m Các hố khoan tới 12m vào lớp đá bazan đủ để đánh giá mức độ ổn định của lớp phủ trực tiếp trên bazan vốn nằm không sâu

Kết quả công tác khảo sát xác định được các lớp đất khác nhau tại khu vực khảo sát như sau:

- Lớp 1: Ngoại trừ lớp đất thổ nhưỡng trên mặt dày 0,1 – 0,2m, dưới phần thấp

là lớp hỗn hợp sạn laterit lẫn sét pha có nguồn gốc trầm tích laterit hóa, thành phần chủ yếu sạn laterit vón kết sắt đen xám - nâu vàng Lớp có trạng thái cứng - dẻo cứng lớp phân bố cục bộ trên bền mặt ven suối và sườn cao, bề dày nhìn chung đạt 0.5 - 1.0m, tối đa không quá 1,5m Các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp không xác định, lớp bóc

bỏ trong thi công xây dựng

- Lớp 2a: Các hố khoan gặp lớp này là các hố KTV1, KĐC2, KĐC4 (Mặt cắt I

- I) ngay từ dưới lớp 1 hoặc lộ trên mặt các phần sườn đồi Lớp có nguồn gốc phong hóa hóa học từ bazan - vón kết sắt dạng laterit hóa mức độ thấp, thành phần chủ yếu sét chứa ít sạn sỏi gắn kết xám đỏ - nâu vàng lẫn sét pha Hạt sạn gắn kết chiếm phổ biến dưới 10% Lớp có trạng thái cứng - nửa cứng Lớp phân bố khá liên tục tại nửa phần khu vực phía Bắc Bề dày nhìn chung đạt 1.0 - 3.0m Các chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của lớp được xác định, lớp có tính thấm thấp

- Lớp 2: Các hố khoan gặp lớp này là các hố KTV1, KĐC1, KĐC3 nằm ngay

dưới lớp 1 Lớp có nguồn gốc sườn tích – trầm tích laterit hóa đều từ lưỡi phủ Bazan trong khu vực, thành phần chủ yếu hỗn hợp sét nâu đỏ (đất đỏ) chứa sạn sỏi laterit - vón kết sắt đến sét - sét pha cát màu đỏ xám - nâu vàng lẫn sạn sỏi dạng hỗn hợp Lớp

có trạng thái dẻo cứng - nửa cứng

b, địa chất thủy văn - mức nước ngầm khu vực dự án

Mực nước ngầm là yếu tố quan trọng trong vấn đề thiết kế nền móng, đây cũng

là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn cao trình đặt đáy bãi chôn lấp chất thải rắn Các lớp đất đá trong khu vực đều có tính thấm nước cục bộ, có tỉ lệ khe hở và

độ bảo hòa khá cao Công tác khảo sát khoan địa chất và địa chất thủy văn cho thấy mực nước ngầm tĩnh của các hố khoan địa chất có độ sâu từ 7-9m so với mặt đất tự nhiên và dao động theo mùa

Thành phần hóa học nước ngầm khu vực có những đặc trưng sau:

Nước ngầm trong các lớp đất thuộc loại nhạt, độ khoáng dao động từ 0.2 - 0.28mg/L, thành phần Bicacbonat - sulfat Natri hoặc Sulfat Bicacbonat Natri, cho thấy mức nhiễm bẩn nhẹ nhưng đáng kể từ thuốc và phân bón cho cây công nghiệp nhiều

Trang 22

năm trong vùng Nước có áp trong các hố ĐCTV thuộc loại nhạt, độ khoáng hóa 0,2 - 0,3 mg/L, có thành phần Bicacbonat Natri đặc trưng cho tầng nước Bazan

Tính thấm các lớp đất đá khá cao và cục bộ theo kết quả thấm hiện trường: ngoại trừ phần đá đặc xít có K= 10-5 cm/s, phần bazan lỗ hổng và các lớp trầm tích có

b, hiện trạng cấp nước

Hệ thống cấp nước: hiện tại chưa có hệ thống cấp nước thủy cục Người dân sử dụng giếng khoan, giếng đào có độ sâu từ 15-40m để dùng chủ yếu để tưới cây

c, hiện trạng thoát nước mưa

Tại khu vực dự án không có sông, chỉ có các suối nhỏ thực tế là các đường tụ thủy thoát nước theo địa hình tự nhiên vào mùa mưa Nước mặt thuộc khu đất dự án thoát nước về hai phía Đông và Tây theo địa hình tự nhiên Từ khu đất dự án có 4 cửa thoát nước mưa :

- Về phía Đông khu đất khu xử lý có 2 đường đường tụ thủy chảy vào suối Hai

Cô, tiếp tục chảy về hướng Bắc vào hồ Tam Bung Hồ Tam Bung là khu vực trũng dùng để điều tiết nước, không có mục đích sử dụng rõ rệt Chiều dài suối từ khu xử lý

ra đến hồ Tam Bung khoảng 50km

- Về phía Tây khu đất khu xử lý có 2 đường tụ thủy thoát ra suối Gou Dung, băng qua quốc lộ 20 chảy dọc về hướng Bắc về hướng khu các cụm chăn nuôi, sau đó

Trang 23

chảy ra về hướng Bắc vào hồ Trị An thuộc khu vực xã Gia Tân 1 Chiều dài suối từ khu xử lý ra đến hồ Trị An khoảng 40km

Hệ thống thoát nước mưa từ khu đất dự án kết nối ra bên ngoài theo địa hình tự nhiên và theo các tuyến mương đất hiện hữu chảy vào các suối hoặc hồ cuối nguồn

d, hiện trạng thoát nước thải:

Hiện nay trên địa bàn xã Quang Trung chưa có hệ thống thoát nước thải, đa số các hộ dân sử dụng nhà vệ sinh tự thấm hay bể tự hoại có giếng thấm và thấm trực tiếp xuống đất

e, hiện trạng hệ thống Thuỷ lợi

Trên địa bàn xã Quang Trung không có hệ thống sông, suối lớn chảy qua nên nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt rất hạn chế Chỉ có một vài suối nhỏ trên địa bàn xã cung cấp nước vào mùa mưa Vào mùa khô nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu là nước ngầm, trữ lượng đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt (nước ngầm được sử dụng dưới dạng giếng khoan hoặc giếng đào)

d,Thông tin liên lạc

Trên địa bàn xã có 2 bưu điện văn hoá xã, hệ thống điện thoại cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân Tỷ lệ sử dụng điện thoại 8 máy/100 dân

e,Hiện trạng giao thông

- Hệ thống giao thông đường nội bộ khu vực chưa phát triển, chủ yếu là đường mòn dân tự mở để vận chuyển nông sản bằng xe thồ, máy xới

- Hệ thống giao thông kết nối bên ngoài khu đất dự án gồm các đường chính sau :

+ Đường QL20 đoạn đi qua xã Quang Trung đã được nhựa hóa, lộ giới đường 16m, mặt đường 11m

 Đường Suối Tre Bình Lộc đã được nhựa hóa, lộ giới đường 9m, mặt đường 6m Từ quốc lộ 20 (km số 7-225 Đà Lạt) vào khu vực dự án khoảng 2,5 km

+Đường chuyên dùng vào khu đất dự án do UBND huyện Thống Nhất đầu tư năm 2008, đường cấp phối sỏi đỏ nối từ đường Suối Tre Bình Lộc dài khoảng 1km, sử dụng đường lô cao su của Nông Trường Cao su Bình Lộc, mặt đường rộng 6m Đây là tuyến đường duy nhất vào khu xử lý chất thải

Trang 24

1.1.4 Hiện trạng kinh tế xã hội

a, hiện trạng đất đai và kiến trúc nhà ở

Vị trí khu đất nằm trong khu vực đất nông nghiệp Qua điều tra khảo sát hiện trạng, tại khu đất dự án không có cơ sở sản xuất nào Nhìn chung, khu vực đất dự án chủ yếu là đất nông nghiệp trồng trọt vài loại cây công nghiệp như: tiêu, điều, cà phê, cách quốc lộ 20 (km số 7-225 Đà Lạt) khoảng 2Km theo đường chim bay Không có hộ dân cư nào làm nhà ở trên khu đất Chỉ có một số hộ làm nhà tạm để canh tác Trong phạm ví bán kính 1km không có cơ sở sản xuất nào

b, hiện trạng kiến trúc công trình công cộng

Tại khu đất dự án không có công trình công cộng

c, hiện trạng kiến trúc công trình tôn giáo

Tại khu đất dự án cũng như trong bán kính khoảng 1km không có công trình tôn giáo

d, Hiện trạng điểm dân cư nông thôn

Tại khu đất dự án cũng như trong bán kính khoảng 1km không có điểm dân cư nông thôn

Trang 25

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

NGUY HẠI

Nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc giảm lượng chất thải đưa vào chôn lấp, việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải sẽ được lựa chọn theo hướng đầu tư các hạng mục công trình xử lý tái chế chất thải nhắm tái sử dụng tối đa các thành phần có thể tái sử dụng trong chất thải Các phương pháp tái chế, tái sử dụng sau đây thường được áp dụng :

a, tái chế nhôm phế liệu

Nhôm là loại phế liệu có giá trị hơn các loại phế liệu khác nên tất cả các loại nhôm phế liệu đều được thu gom để bán, nguồn cung cấp từ các bải rác là rất ít Nguồn cung cấp phế liệu nhôm hiện nay phần lớn là những vật dụng bằng nhôm trong sinh

Trang 26

hoạt thải ra và một lượng lớn những lon bia, lon nước ngọt giải khát và nhôm phế liệu

từ công nghiệp Một đặc tính của nhôm phế liệu là sự tinh khiết sau khi nấu lại Nhôm phế liệu sau khi phân loại kỹ, được đưa vào nấu lại theo đúng chủng loại sẽ cho ra nguyên liệu có độ tinh khiết không khác nguyên liệu chính phẩm

b, tái chế sắt phế liệu

Hầu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến sắt ít nhiều đều sử dụng một phần phế liệu Loại hình sản phẩm sắt rất đa dạng vì nó rất phổ thông trong sinh hoạt hằng ngày Một vài hoạt động tiêu biểu của ngành tái chế sắt phế liệu: - Cán kéo sắt - Dập lon thiếc Sản xuất đinh, ốc vít

c, tái chế nhựa phế liệu

Các loại hình chủ yếu trong dây chuyền tái chế phế liệu nhựa:

- Dây chuyền xay phế liệu nhựa, sau đó rửa sạch rồi đem phơi khô

- Dây chuyền tạo hạt: sử dụng phế liệu xay đã được phơi khô để tạo thành những hạt nhựa nguyên liệu cung cấp cho những cơ sở sản xuất

- Dây chuyền sản xuất từ nhựa phế liệu: sử dụng 100% hạt nhựa phế liệu cho sản xuất hoặc sử dụng một tỉ lệ hạt nhựa phế liệu pha trộn với hạt nhựa chính phẩm, tùy thuộc vào sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm nhằm hạ giá thành

d, tái chế thủy tinh phế liệu

So với các ngành tái chế phế liệu khác thì quy trình sản xuất của thủy tinh phế liệu đơn giản hơn

- Nung và sản xuất sản phẩm: thủy tinh vụn được đổ vào lò nung Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi khuôn tiếp tục định hình

- Tái sử dụng : một số phế liệu còn nguyên vẹn sẽ được thu gom và rửa sạch, sau đó phân được loại theo kích thước, kiểu dáng, màu… hoặc phân loại theo mặt hàng đựng trong đó như nước tương, nước nước giải khát và được các cơ sở sản xuất thu hồi để tái sử dụng

2.2 Tái chế chất thải

a, tái chế thu hồi kim loại nặng từ chất thải

Tái chế thu hồi kim loại nặng từ bùn thải có chứa kim loại nặng như đồng, sắt, kẽm bằng phương pháp nhiệt, vật lý và hóa học để sản xuất các loại muối kim loại dùng trong sản xuất bột màu, gốm sứ Các loại chất thải có thể thu gom xử lý tại khu xử lý

Trang 27

- Xỉ kẽm: Hàm lượng muối kẽm Clorua có trong xỉ kẽm khoảng 10-20% Có thể tái chế thu hồi thành phần kẽm trong xỉ dưới dạng muối kẽm như Sun phát kẽm ngậm

7 phân tử nước ZnSO4.7H2O

- Bùn thải chứa kim loại nặng như: bùn thải chứa đồng từ nhà máy điện tử, bùn thải chứa sắt từ các nhà máy gia công bề mặt kim loại, bùn thải chứa niken từ nhà máy

xi mạ…Các loại chất thải này có thể xử lý tái chế thu hồi thành phần đồng dưới dạng muối đồng như CuCl2 hoặc Cu(SO4)2

- Các loại chất thải có chứa thành phần sắt như phôi sắt từ các đơn vị gia công

cơ khí, xỉ thép, bùn thải chứa hàm lượng sắt cao (khoảng 10 – 25%) Các loại chất thải này có thể xử lý tái chế thu hồi thành phần sắt dưới dạng muối sắt như FeCl3 hoặc Fe(SO4)2

b,tái chế sản xuất thanh đốt từ cặn dầu

Cặn dầu được trộn với bã mía để tăng hàm lượng chất khô, sau đó được đùn ép dưới áp lực cơ học, tạo thành sản phẩm là thanh đốt (tương tự như củi)

Ưu điểm: công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, cho phép xử lý hoàn toàn cặn dầu, không phát sinh chất thải

c, tái chế dầu nhớt, dung môi

Tái chế nhớt thải, dung môi hữu cơ bằng các phương pháp chưng cất, hấp phụ thành nhớt tái chế, dung môi hữu cơ công nghiệp nhằm mục đích tận dụng nguồn tài nguyên

ép nén để đạt kích thước nhỏ nhất và tạo ra các cấu kiện có tỷ số nén cao sử dụng vào việc lắp các bờ chắn, san lấp những vùng trũng sau khi được phủ lên trên các lớp đất cát Phương pháp này có ưu nhược điểm sau: - Tái sử dụng được một phần chất thải rắn

- Chi phí đầu tư ban đầu vừa phải

- Vận hành bảo quản không phức tạp

Trang 28

- Đảm bảo vệ sinh môi trường

- Lượng rác thải đem chôn lấp thấp

Nhược điểm: Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại rác có thành phần chất hữu cơ thấp (<15%) vì nếu tỷ lệ hữu cơ cao sẽ làm cho độ bền cơ, lý hóa của cấu kiện kém gây lún sụt khi dùng san lấp, che chắn…

chất thải làm vật liệu xây dựng

- Đảm bảo vệ sinh môi trường

- Tỷ lệ chôn lấp rất thấp nên chiếm diện tích nhỏ

Nhược điểm:

- Công nghệ phức tạp

- Chi phí ban đầu lớn

- Chi phí vận hành, bảo quản cao

- Giá thành sản xuất vật liệu xây dựng này cao hơn nhiều so với vật liệu xây dựng truyền thống

- Xử lý chất thải lỏng bằng phương pháp xử lý hóa lý

Trạm xử lý hóa lý, thực chất là trạm xử lý nước thải công nghiệp đa năng tập trung, dùng các phương pháp hóa học, vật lý hoặc sinh học để xử lý chất thải dạng lỏng có thành phần ô nhiễm vô cơ hoặc hữu cơ hoặc cả hai Trạm xử lý hóa lý có thể tiếp nhận và xử lý một số loại chất thải sau :

- Nước rò rỉ từ ô chôn lấp an toàn (chứa các chất ô nhiễm vô cơ, kim loại nặng)

- Chất thải hữu cơ dung môi gốc nước có nồng độ ô nhiễm hữu cơ COD cao

- Chất thải/nước thải acid hoặc chất thải kiềm

- Chất thải/nước thải có kim loại nặng, xianua, hỗn hợp dầu/nước

Trang 29

- Xử lý cố định hóa rắn chất thải nguy hại

Phương pháp xử lý nhằm hóa rắn chất thải trước khi chôn lấp, nhằm bảo đảm cho việc chôn lấp thật sự an toàn Xử lý cố định- hóa rắn là biện pháp thêm vào chất thải những chất phụ gia để cố định và giảm thiểu khả năng phát tán của chất thải

Các chất thải rắn vô cơ như: bùn sau xử lý hóa lý, oxit kim loại, sulphate, tro thu hồi trong quá trình đốt nếu không đạt tiêu chuẩn chôn lấp trực tiếp đều phải qua

xử lý cố định hóa rắn trước khi được đưa vào bãi chôn lấp an toàn Chất thải được đưa vào thiết bị trộn, thêm một số phụ gia theo một tỉ lệ quy định Sau khi được trộn đều bằng thiết bị đa năng, hỗn hợp sẽ được đưa đi chôn lấp an toàn

Áp dụng theo công nghệ cố định-hóa rắn của một số nước như Nhật, Mỹ : chất thải rắn được thêm vào một số hóa chất có tính khử (như FeSO4, Na2S, Na2SO3 , NaOCl) và các chất có tính kiềm và kết dính như vôi, xi măng Trong môi trường kiềm

và có sự hiện diện của các tác nhân có tính khử, các chất ô nhiễm chủ yếu là các muối kim loại mang tính oxy hóa sẽ giảm khả năng hòa tan vào nước ngầm

Ưu điểm của phương pháp này là không làm tăng khối tích cần chôn lấp do lượng chất phụ gia đưa vào chỉ khoảng 20- 30% Một phương án hóa rắn khác là xử lý hóa rắn một số loại bùn thải đã được tách phần kim loại nặng, trộn với các cốt liệu trong sản xuất vật liệu xây

Một phương án hóa rắn khác là xử lý hóa rắn một số loại bùn thải đã được tách phần kim loại nặng, trộn với các cốt liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, cát, đá theo tỉ lệ thích hợp để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch lát nền, gạch xây không nung Quy trình sản xuất này cần được quản lý nghiêm ngặt nhằm kiểm soát ô nhiễm Sản phẩm từ phương pháp xử lý này chỉ được sử dụng tại các công trình xử lý chất thải nước thải, mương thoát nước, mương thủy lợi…

b, xử lý chất thải bằng phương pháp nhiệt

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt nhằm mục đích giảm thể tích chất thải rắn và thu hồi năng lượng nhiệt, là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và sản phẩm rắn còn lại đồng thời giải phóng năng lượng nhiệt Các hệ thống xử lý chất thải rắn bằng nhiệt được phân loại theo lượng không khí sử dụng bao gồm:

- Quá trình đốt: là quá trình oxy hoá khử chất thải rắn bằng oxy không khí ở nhiệt độ cao Quá trình đốt được thực hiện với lượng oxy (không khí) lý thuyết được xác định theo phương trình đốt cháy hoàn toàn chất thải rắn gọi là quá trình đốt hoá

Trang 30

học (stoichiometric combustion) Quá trình đốt được thực hiện với lượng không khí lớn hơn so với lý thuyết được gọi là quá trình đốt dư khí

- Quá trình khí hoá: là qúa trình đốt không hoàn toàn chất thải rắn dưới điều kiện thiếu không khí (substoichiometric condition) so với lý thuyết và tạo ra các khí cháy như cacbon monooxide (CO), hydrogen (H2) và các khí hydrocacbon

- Quá trình nhiệt phân: là quá trình xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt trong điều kiện hoàn toàn không có oxy Quá trình nhiệt tuân thủ theo nguyên tắc “3 T”: nhiệt độ (Temperature) – độ xáo trộn (Turbulence) - thời gian lưu cháy (Time)

- Nhiệt độ (Temperature): phải đủ cao bảo đảm để phản ứng xảy ra nhanh và hoàn toàn, không tạo dioxin (nhiệt độ đốt đối với chất thải nguy hại là trên 1100oC, chất thải rắn sinh hoạt >900oC), đạt hiệu quả xử lý tối đa

- Độ xáo trộn (Turbulence): Để tăng cường hiệu quả tiếp xúc giữa chất thải rắn cần đốt và chất oxy hoá

- Thời gian (time): thời gian lưu cháy đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn So sánh phương pháp thiêu đốt với các phương pháp xử lý khác như chôn lấp thì

ưu điểm của phương pháp nhiệt là:

- Thể tích và khối lượng chất thải rắn giảm tới mức nhỏ nhất so với ban đầu , chất thải rắn được xử lý khá triệt để

- Thu hồi năng lượng: nhiệt của quá trình có thể tận dụng vào nhiều mục đích như chạy máy phát điện, sản xuất nước nóng

- Phương pháp này chỉ cần một diện tích đất tương đối nhỏ trong khi phương pháp chôn lấp cần phải có một diện tích rất lớn

- Hiệu quả xử lý cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm (chất thải y tế), cũng như các loại chất thải nguy hại khác (thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, chất thải nhiễm dầu ); chất thải trơ về mặt hoá học, khó phân huỷ sinh học

- Tro, cặn còn lại chủ yếu là vô cơ, trơ về mặt hoá học Tuy nhiên, phương pháp đốt không phải giải quyết được tất cả các vấn đề của chất thải rắn Phương pháp này có một vài bất lợi sau đây

- Công nghệ phức tạp Vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao hơn so với các phương pháp xử lý khác - Không phải tất cả các chất thải rắn đều có thể đốt được thuận lợi Những loại chất thải có hàm lượng ẩm quá cao hoặc chất thải có thành phần không cháy cao (chất thải vô cơ) không thuận lợi cho quá trình xử lý nhiệt

Trang 31

- Những nguy cơ tác động đến con người và môi trường có thể xảy ra, nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo Việc kiểm soát các vấn đề ô nhiễm do kim loại nặng từ quá trình đốt có thể gặp khó khăn đối với chất thải

có chứa kim loại như Pb, Cr, Cd, Hg, Ni, As

Đối với chất thải nguy hại, phương pháp nhiệt có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp xử lý khác, đặc biệt đối với chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy Phương pháp này áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn, lỏng, khí

Kỹ thuật xử lý chất thải rắn áp dụng các quá trình nhiệt phát sinh các một số tác động đến môi trường xung quanh bao gồm: khí, bụi, chất thải rắn, và chất thải lỏng nếu thiết kế lò sai hoặc kiểm soát, vận hành lò đốt không đảm bảo Do đó, khi áp dụng phương pháp nhiệt để xử lý chất thải rắn, các lò đốt thiết bị phải được trang bị hệ thống kiểm soát sự phát thải Các chất ô nhiễm không khí được tạo ra có liên quan trực tiếp đến thành phần chất thải được đốt Các chất ô nhiễm cần kiểm soát là: NOx, SO2,

CO, và bụi, Các hợp chất kim loại nặng: như As, Hg, Cd, Be, Cr, Cu, Pb, Mn, Mo, Ni,

Se, Sn, V, Zn; các hợp chất halogen hữu cơ: Là hợp chất nguy hiểm bao gồm PAH (hydrocacbon đa vòng), Polychlorinated dibenzo (PCB), Polychlorinate dibenzo para dioxin (PDD), polychlorinate dibenzo furan (PCDF)

Phương pháp đốt

Các hệ thống lò đốt có thể được thiết kể để vận hành với 2 loại chất thải rắn: chất thải rắn chưa phân loại (mass –fired) và chất thải rắn đã phân loại (phần còn lại sau khi đã tách phần có khả năng tái sinh được đem đi đốt) Một số công nghệ đốt chất thải:

- Công nghệ đốt chất thải rắn chưa phân loại: trong hệ thống này, toàn bộ chất thải rắn đều có thể cho vào lò đốt Do đó, hệ thống lò đốt phải được thiết kể sao cho có thể vận hành với mọi loại chất thải mà không làm hỏng thiết bị hay ảnh hưởng đến an toàn và vệ sinh môi trường Giá trị nhiệt trị tạo ra bởi chất thải rắn chưa phân loại này thay đổi rất lớn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa trong năm, và nguồn gốc phát sinh Mặc dù còn nhiều điểm hạn chế, hệ thống này vẫn được ưu tiên sử dụng nhiều

- Công nghệ đốt chất thải rắn đã phân loại (RDF): đốt chất thải đã được phân loại So với chất thải rắn chưa phân loại tại nguồn, RDF có nhiệt trị cao, hệ thống lò đốt RDF nhỏ gọn và hiệu quả hơn nhiều lần do bởi tính đồng nhất của RDF nên hệ thống được kiểm soát tốt hơn và thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí cũng hoạt động

Trang 32

hiệu quả hơn Bên cạnh đó, hệ thống ngoại vi được thiết kế thích hợp nên có thể xử lý tốt kim loại, nhựa và những thành phần tạo khí nguy hại khác

Một số loại lò đốt điển hình:

- Lò đốt nhiều cấp: được thiết kế gồm những đơn nguyên liên tiếp vòng quanh, cái này ở trên cái kia Thường có từ 5 – 9 đơn nguyên cho một kiểu lò điển hình Với một trục thẳng đứng ở trung tâm của hệ thống Mỗi đơn nguyên có một cánh quay được gắn vào trục trung tâm Sự vận chuyển chất thải rắn trong hệ thống do một lỗ lớn hình vành khuyên giữa mỗi đơn nguyên và trục trung tâm, được gọi là in-hearths Răng của các cánh khuấy sẽ cào chất thải vào trong các lỗ hình vành khuyên và hướng

về phía tâm của buồng lò, nơi chất thải sẽ rơi xuống các cạnh của lớp chịu nhiệt và đi xuống đơn nguyên tiếp theo, out- hearth Out-hearth cho phép chất thải cào ra tránh về phía tâm của buồng lò

Hệ thống cấp khí được thiết kế ở phía dưới của hệ thống Nhiệt độ tối thiểu của

lò 1400oF và thời gian lưu ít nhất là 0,5 giây để có thể phân huỷ phần lớn các hợp chất hữu cơ

- Lò đốt chất lỏng: gồm một thùng sắt chịu nhiệt hình trụ, một lớp vật liệu nền như cát sillic, đá vôi và các vật liệu gốm…, một đĩa đỡ dạng lưới sắt và một miệng cấp khí Lớp vật liệu nền sẽ được “lỏng hoá” nhờ khí nén ở áp suất cao Chất thải rắn đô thị, than,… được đưa vào lò đốt ở vị trí trên mặt hoặc dưới đáy lớp vật liệu nền đã được “lỏng hoá “ ở nhiệt độ cao

Chất thải nguy hại lỏng được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị của chất thải rắn Chất lỏng sôi trong lò có nhiệm vụ xáo trộn đều và truyền nhiệt cho chất thải rắn, có thể bổ sung thêm gas hoặc dầu nhằm tăng nhiệt độ của chất lỏng trong lò Lò được duy trì ở nhiệt độ khoảng 1000oC Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giây đến 2,5 giây Sau khi nhiệt độ đã tăng đến nhiệt độ yêu cầu thì không cần bổ sung thêm gas / dầu vì lớp chất lỏng có khả năng duy trì nhiệt độ

Lò đốt chất lỏng được ứng dụng để xử lý nhiều loại chất thải khác nhau như: chất thải rắn đô thị, bùn, than và nhiều loại hoá chất khác, kể cả hoá chất nguy hại Khi

sử dụng đá vôi (CaCO3) làm lớp vật liệu nền thì nó sẽ phản ứng với O2 và khí SO2 (sinh ra do quá trình đốt chất thải rắn có chứa lưu huỳnh), tạo cặn CaSO4 Cặn này sẽ được lấy ra cùng với tro lò

Trang 33

Hình 2 1 sơ đồ lò đốt chất lỏng

- Lò đốt thùng quay: Đây là loại lò đốt chất thải có nhiều ưu điểm bởi chất thải rắn được xáo trộn tốt, đạt hiệu quả cao và được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại dạng rắn, bùn, cặn và cả dạng lỏng Ở Mỹ, lò đốt thùng quay chiếm tới 75% số lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt tầng sôi chiếm 10%, còn lại 15% các loại lò khác

Hình 2 2 sơ đồ lò đốt thùng quay

- Lò đốt tầng sôi: thuộc loại lò đốt tĩnh có lót một lớp gạch chịu lửa bên trong

để chịu nhiệt độ cao Đặc điểm của lò là luôn chứa một lớp cát dày 40 – 50 cm với vai trò nhận nhiệt và giữ nhiệt cho lò đốt, bổ sung nhiệt cho chất thải rắn ướt Lớp cát

Trang 34

được gió thổi xáo động làm chất thải rắn bị tơi ra, xáo trộn theo nên cháy dễ dàng Chất thải lỏng khi bơm vào lò sẽ bám dính lên bề mặt các hạt cát nóng, xáo động mạnh, nhờ vậy sẽ bị đốt cháy còn thành phần nước sẽ bay hơi hoàn toàn

do tiếp nhận năng lượng từ dòng khí nhiệt cao Nước nóng được sử dụng cho ngành công nghiệp cần nhiệt thấp hay các thiết bị sưởi ấm gia đình Hơi nóng được sử dụng rộng rãi hơn vì nó có thể sử dụng cho mục đích cấp nhiệt và có thể được chuyển hoá

để tạo ra điện Lợi ích của việc thu hồi năng lượng từ lò đốt là giảm bớt chi phí vận hành của hệ thống Năng lượng thu hồi góp phần làm giảm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành hệ thống kiểm soát khí thải từ lò đốt Trong thực tế, khi sử dụng lò đốt chất thải rắn đô thị không có hệ thống thu hồi năng lượng

2.4 Ổn định hóa rắn

ổn định và hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất thải nguy hại Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

Trang 35

- Xử lý chất thải nguy hại

- Xử lý chất thải từ quá trình khác ( ví dụ tro của quá trình nhiệt)

- Xử lý đất bị ô nhiễm khi hàm lượng chất ô nhiễm trong đất cao

Làm ổn định là một quá trình mà chất thêm vào được trộn với các chất thải để giảm tới mức tối thiểu khả năng phát tán của chất thải nguy hại ra khỏi khối chất thải

và giảm tính độc hại của chất thải Như vậy quá trình làm ổn định có thể được mô tả như một quá trình nhằm làm cho các chất gây ô nhiễm bị gắn từng phần hoặc hoàn toàn bởi các chất kết dính hoặc các chất biến đổi khác Cũng tương tự như vậy, quá trình đóng rắn là một quá trình sử dụng các phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải ( thay đổi tính kéo,nén hay độ thấm)

Như vậy mục tiêu của quá trình ổn định và hóa rắn là làm giảm tính độc hại và tính di động của chất thải cũng như làm tăng các tính chất của vật liệu đã được xử dụng

Các phương pháp hóa rắn

- Hóa rắn CTNH trong thùng

- Hóa rắn tại bãi chôn lấp: phun toàn bộ chất thải vào bãi chôn lấp tạo thành một khối, sau đó hóa rắn các ô trong bãi

- Hóa rắn tại nhà máy

Kích thước lỗ hổng trong khối hóa rắn khá lớn ,vì vậy, dưới sự tác động của thời tiết sẽ xảy ra hiện tượng nứt Chất thải nguy hại có thể xâm nhập ra bên ngoài

2.5 Chôn lấp chất thải

a, Chôn lấp hợp vệ sinh

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được dùng để chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường không nguy hại Phương pháp chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất trong các phương án xử lý rác thải Phương án này được sử dụng hầu hết ở các nước trên thế giới Bản chất của việc chôn lấp là phương pháp lưu rác thải trong bãi và phủ đất lên trên Rác thải khi bị chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra các chất hữu cơ như các axit hữu

cơ, ni tơ các hợp chất a môn và một số khí như CO2 , CH4…

Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh phải được xây dựng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm giảm bớt tối đa sự ô nhiễm môi trường nước ngầm do nước rác trong quá trình phân hủy ngấm ra Rác thu gom khi cho xuống hố phải đổ thành từng lớp dày < 0,6m, rắc

Trang 36

vôi bột và chất khử mùi để khử trùng, nén chặt, sau đó mới lấp đất lên trên để tạo môi trường phân hủy tự nhiên Khi bãi chôn lấp đầy sẽ được tạo lớp phủ chống thấm và trồng cỏ để bảo vệ bề mặt và làm đẹp cảnh quan môi trường

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn

Chất thải rắn được chôn theo từng ô chôn lấp Diện tích mỗi ô chôn lấp đủ lớn

để vận hành 1 ô chôn lấp trong 3 - 5 năm Trong quá trình chôn lấp sẽ tiến hành đồng thời việc lắp đặt ống thu khí Khí sinh ra từ ô chôn rác được

hành theo Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Giám đốc Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam tại công văn số 1097/VCC-KHCN ngày 18/8/2004.với các nội dung chủ yếu sau :

Bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần đặt tại vị trí có cao độ nền đất tốt thiểu cao hơn cốt ngập lụt với tần suất 100 năm, có xem xét đến các yếu tố như địa hình, hướng gió, hướng dòng chảy, đường tiếp cận, thẩm mỹ phương thức vận chuyển, kiểm soát chất thải Phương pháp chôn lấp có những ưu nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

 Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu không lớn

 Quy trình đơn giản, chi phí vận hành, quản lý thấp

- Nhược điểm:

+ Diện tích chiếm đất lớn

+ Thời gian phân hủy hoàn toàn rác rất lâu, nhất là các chất khó phân hủy như vải, nhựa…

Trang 37

+ Rác phân hủy sinh ra khí gas là hỗn hợp của các khí mêtan, khí CO2và hơi nước gây ra mùi khó chịu và tạo ra nguy cơ cháy nổ Ngoài ra khí mêtan cũng gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính lớn, gây ra ô nhiễm môi trường nước ngầm và mạch nước do nước thẩm thấu từ rác thải

Hình 2 4 tổng thể mặt bằng bãi chôn lấp chất thải nguy hại

Trang 38

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ

3.1 Thông tin về chất thải nguy hại phát sinh

Theo thống kê của sở Tài nguyên và Môi trường năm 2007, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ 400 doanh nghiệp đang hoạt động trong và ngoài các khu công nghiệp ước tính khoảng 61.637 tấn/tháng, trong đó có 35 doanh nghiệp có lượng phát sinh chất thải 61.434 tấn/tháng, chiếm 99,7% lượng phát sinh chất thải nguy hại trên toàn tỉnh Do đó, lượng chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp này sẽ được phân loại nhằm xác định quy mô công suất các hạng mục xử lý chất thải nguy hại

Phân loại và tổng hợp các loại chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát sinh nhiều chất thải nguy hại theo nguồn phát sinh chất thải liệt kê trong bảng 2.1 như sau:

Trang 39

Bảng 3 1 phân loại và tổng hợp các loại chất thải nguy hại của 35 doanh nghiệp phát

sinh nhiều chất thải nguy ại theo nguồn phát sinh

(tấn/tháng)

Số lượng (tấn/ngày; 25 ngày/tháng)

4 Ác quy, bóng đèn , thiết bị điện tử thải… 48 1,92

(nguồn Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu xử lý chất thải Quang Trung – huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai của cty cổ phần dịch vụ Sonaezi)

3.2 Công nghệ xử lý chất thải nguy hại

Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải nguy hại giai đoạn 1 căn cứ trên lượng chất thải nguy hại đã khảo sát Do nhu cầu cần phải xử lý ngay lượng chất thải nguy hại đang phát sinh trên địa bàn tỉnh, trước mắt sẽ tính toán đầu tư các hạng mục công

Ngày đăng: 22/09/2019, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước – Trần Hữu Uyển – NXBXD Khác
2. Nguyễn Văn Phước , quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM, 2007 Khác
3. Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu xử lý chất thải Quang Trung – huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai của cty cổ phần dịch vụ Sonaezi Khác
4. TCXDVN 320 :2004 Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế Khác
5. TCXDVN 261 :2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn tiết kế Khác
6. Giáo trình quản lý chất thải nguy hại –Lâm Minh Triết –Lê Thanh Hải (Đại Học Quốc Gia TPHCM) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w