1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam

148 208 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

GTVT Giao thông vận tải GTCC Giao thông công cộng GTĐB Giao thông đường bộ HLATĐB Hành lang an toàn đường bộ JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông PTVT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Trang 2

Trang bìa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Ở VIỆT NAM

Học viên thực hiện: Vũ Đức Phúc

: TS Lại Lâm Anh

Hà Nội - 2018

Trang 3

Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép Các tài liệu tham khảo đều có trích dẫn nguồn gốc, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Học viên

Vũ Đức Phúc

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii

Danh mục các hình vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 1.1 Nội hàm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 11

1.1.1 Khái niệm về quản lý 11

1.1.2 Khái niệm về quản lý Nhà nước 12

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 17

1.2 Chủ thể và vai trò của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 18

1.2.1 Chủ thể quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 18

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 21

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 25

1.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 26

1.3.2 Xây dựng thể chế, chính sách về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 26

1.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 29

1.3.4 Bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 30

1.3.5 Công tác đăng ký, đăng kiểm và quản lý phương tiện cơ giới đường bộ 30

1.3.6 Quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 31

1.3.7 Cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 31

1.4 Điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 32

1.4.1 Thể chế quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 32

1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 33

1.4.3 Đội ngũ nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 33

Trang 5

1.4.4 Nguồn lực đảm bảo quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông

đường bộ 34

1.5 Kết luận Chương 1 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan chung về tình hình giao thông đường bộ 36

2.1.1 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 36

2.1.2 Tình hình ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông đường bộ 40

2.1.3 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến TNGT 44

2.1.4 Thiệt hại về kinh tế do tai nạn giao thông 48

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở việt nam từ năm 2012 đến nay 49

2.2.1 Xây dựng chiến lược và kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 49

2.2.2 Thể chế, chính sách về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 51

2.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 57

2.2.4 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 62

2.2.5 Công tác đăng ký, đăng kiểm và quản lý phương tiện cơ giới đường bộ 65

2.2.6 Quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe 69

2.2.7 Cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 71

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam 76

2.3.1 Những thành tựu đạt được 76

2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 79

2.4 Kết luận Chương 2 86

Chương 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam 88

3.1.1 Các quan điểm cơ bản 88

3.1.2 Mục tiêu 88

3.2 Dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong thời gian tới 89

Trang 6

3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

ở Việt Nam 92

3.3.1 Kiện toàn bộ máy, tổ chức và nguồn nhân lực thực thi nhiệm vụ bảo đảm TTATGT 92

3.3.2 Xây dựng chiến lược, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 97

3.3.3 Hoàn thiện thể chế, chính sách về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 98

3.3.4 Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ 104

3.3.5 Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 108

3.3.6 Nâng cao chất lượng đăng kiểm, chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ 113

3.3.7 Hoàn thiện quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe 116

3.3.8 Đẩy mạnh cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 119

3.4 Kết luận Chương 3 124

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 126

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 135

Trang 7

GTVT Giao thông vận tải

GTCC Giao thông công cộng

GTĐB Giao thông đường bộ

HLATĐB Hành lang an toàn đường bộ

JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông

PTVT Phương tiện vận tải

QLNN Quản lý Nhà nước

QPPL Quy phạm pháp luật

TNGT Tai nạn giao thông

TTKS Tuần tra kiểm soát

TTATGT Trật tự an toàn giao thông

UTGT Ùn tắc giao thông

UBATGTQG Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WHO Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) HTGT Hạ tầng giao thông

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam đến hết 2017 37

Bảng 2.2 Tổng hợp số liệu TNGT đường bộ 2012 - 2017 42

Bảng 2.3 Xác suất tai nạn của các loại phương tiện vận tải 47

Bảng 3.1 Các biện pháp ATGT cho hạ tầng đường bộ 110

Bảng 3.2 Các biện pháp chính phân theo chức năng của đường 111

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Tổ chức bộ máy QLNN về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 19

Hình 2.1 Mạng lưới đường bộ Việt Nam 37

Hình 2.2 Bản đồ mạng lưới giao thôngViệt Nam 39

Hình 2.2 Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ 40

Hình 2.3 Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông 44

Hình 2.4 Vai trò của nhà nước về TTATGT đường bộ 55

Hình 2.5 Mức độ quan trọng của việc thực hiện các quy định pháp luật TTATGT đường bộ 56

Hình 2.6 Nội dung tuyên truyền pháp luật về TTATGT đường bộ 61

Hình 2.7 Giải pháp nâng cao hiểu biết về pháp luật 61

Hình 2.8 Đánh giá về công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu HTGT đường bộ 65

Hình 2.9 Đánh giá về chất lượng kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 67

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý lựa c ọ đề tà

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới - WHO, hàng năm toàn thế giới đã

có hơn 1,2 triệu người chết và hơn 50 triệu người bị thương vì tai nạn giao thông, đồng thời, gây thiệt hại tổng thể về kinh tế, xã hội khoảng gần 3% GDP toàn cầu, theo cách tích như vậy thì đến năm 2020, tai nạn giao thông có thể làm chết 1,9 triệu người Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề được xã hội quan tâm sâu sắc, mang tính toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đương đầu

Tai nạn giao thông ở Việt Nam cũng trong tình trạng chung của các nước đang phát triển, trung bình hàng ngày ước tính có khoảng 26 người chết do tai nạn giao thông chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ Theo báo cáo của Bộ Y tế, số người tử vong do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số người tử vong do tai nạn thương tích, theo ước tính của ADB, thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm ở Việt Nam ước khoảng 880 triệu USD chiếm xấp

sỉ 2,45% GDP (năm 2003), cao hơn mức trung bình của các nước ASEAN (2,1% GDP), Tổ chức Y tế thế giới - WHO cũng dự toán thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông tại Việt Nam chiếm từ 2,5 đến 2,9% tổng giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân Trong 15 năm, từ năm 2002 – 2017, bình quân mỗi năm Việt Nam xảy ra hơn 18.000

vụ tai nạn giao thông, làm hơn 11.000 người chết và gần 19.000 người bị thương

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ở Việt Nam có nhiều, như: nguyên nhân do hạ tầng giao thông, do ý thức người tham gia giao thông, do phương tiện giao thông… Nhưng tựu chung và cũng là nguyên nhân chính đó là do công tác quản lý nhà nước trong trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế

Xuất phát từ thực tiễn trên, thì việc lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà

nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam” để nghiên cứu, đánh giá

thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt

Trang 10

thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, qua

đó kìm chế, kéo giảm tai nạn giao thông ở Việt Nam, giảm thiểu thiệt hại về người

và kinh tế là cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn

2 Tì ì cứu l qua đế đề tà

Có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về trật

tự, an toàn giao thông đường bộ Nổi bật trong số các nghiên cứu về trật tự, toàn giao thông đường bộ có các công trình sau:

2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở nước ngoài

- Nghiên cứu của nhà khoa học “Mikheyev Tatiana” thành viên Viện Hàn lâm khoa học liên bang Nga (Khoa học tự nhiên) được đánh giá năm 2007, tạm

dịch tiêu đề: “Tổng hợp cấu trúc tham số của hệ thống điều khiển cơ sở hạ tầng

giao thông đường bộ” Đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý

điều phối hệ thống giao thông đường bộ thông một cách thông minh, hiệu quả và từ

đó đưa ra các giải pháp trong việc tổ chức giao thông đường bộ để hạn chế tối đa việc ùn tắc giao thông

- Nghiên cứu của nhà khoa học “Golovko Vladimir Vladimirovich” thành viên Viện Hàn lâm khoa học liên bang Nga, đánh giá năm 2009, tạm dịch tiêu đề:

“Hoạt động hành chính pháp lý của cơ quan quản lý đường bộ”, với đề tài này tác

giả đề cập đến hệ thống các chính sách, công cụ pháp lý của các cơ quản quản lý trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Đây là đề tái chuyên sâu

về việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đường bộ của nhà nước

- Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu, bài viết và các báo cáo chuyên

đề như:

+ “Nguy cơ tốc độ và tai nạn (2014) Đài quan sát an toàn đường bộ châu Âu”1

;

Trang 11

+ “Taylor, M., Lynam, D.A & Baruya, A (2000) Ảnh hưởng của tốc độ lái

xe đến tần suất tai nạn”2

; + WHO (2011) Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông 2011-20203;

+ Các tổ chức giao thông đô thị: Lập kế hoạch và cải cách giao thông công cộng- Giới thiệu, PIAF4;

+ Ngân hàng thế giới (2004), Giao thông đô thị5

+ Website của Ngân hàng thế giới: http://www.worldbank.org/transport;

Các nghiên cứu và báo cáo trên cơ bản đề cập đến tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên thế giới, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ của các nước

2.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

a) Các sách đã xuất bản

- TS Trần Văn Luyện, Kỹ sư Trần Sơn, Cử nhân Nguyễn Văn Chính (đồng

chủ biên), “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp”, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003 Các tác giả đã đề cập đến thực trạng công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp, nhiệm vụ tổng thể nhằm khắc phục, kìm chế tai nạn giao thông đường bộ

- Nghiêm Văn Dĩnh (chủ biên), “Quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô

thị”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, năm… Tác giả đã phân tích thực trạng của

giao thông vận tải trong các đô thị, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai

trò quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông vận tải tại các đô thị lớn

b) Các luận văn, luận án liên quan đến đề tài đã được bảo vệ

2 “Taylor, M., Lynam, D.A & Baruya, A (2000) The effect of drivers’ speed on the frequency of accidents.

3 “WHO (2011) Decade of action for Road Safety 2011-2020”

Trang 12

- Luận văn thạc sỹ Đại học giao thông vận tải của Nguyễn Văn Hùng (1999) Nghiên cứu tai nạn giao thông và đề xuất giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

- Luận văn thạc sỹ Đại học giao thông vận tải của Nguyễn Việt Tuấn (2012) Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng an toàn giao thông đường bộ trên đường cao tốc Việt Nam,

- Luận án tiến sĩ của Thiếu tướng Trần Sơn Hà với đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam”, chuyên ngành quản lý công, thực hiện năm 2015 tại Học viện hành chính Quốc gia Đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ ở Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Thạch về đề tài “Nghiên cứu các giải

pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam” chuyên

ngành tổ chức và quản lý vận tải, thực hiện năm 2015 tại trường Đại học Giao thông vận tải Đề tài nghiên cứu, phân tích khái niệm trật tự, an toàn giao thông, cũng như đề cập đến thực trạng an toàn giao thông đường bộ và các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

c) Các công trình khoa học đã nghiệm thu

- Đề tài cấp bộ trọng điểm (2004) với chủ đề “Các giải pháp đảm bảo an

toàn giao thông đường bộ Việt Nam”, của Nghiêm Văn Dĩnh Đề tài đã tập trung

nghiên cứu, đánh giá thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

- Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Đại tá Trần Đào, nghiên cứu về: “Tai

nạn giao thông đường bộ - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông” nghiệm thu năm 1999 Đề tài đã, nghiên cứu, phân

tích và làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng TNGT đường bộ, đề ra giải pháp phòng ngừa TNGT đường bộ của lực lượng CSGT

Trang 13

- Trịnh Thùy Anh (2000) “An toàn Giao thông Đường bộ Việt Nam” Nghiên cứu về tai nạn giao thông tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Trung tâm tư vấn và đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI)

- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bang & KS Trần Văn Như “An toàn giao thông” 1998 - Đại học GTVT, đánh giá chung về thực trạng an toàn giao thông từ

đó đưa ra các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông

d) Các bài báo công bố trên các tạp chí

- Lý Huy Tuấn: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị”, Tạp

chí Quản lý nhà nước, số 3 - 2003;

- Nguyễn Thúy Anh: “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng

trong đô thị lớn ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5-2003, v.v

Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây cho thấy, các công trình nghiên cứu (sách chuyên khảo, luận văn, luận án, đề tài khoa học và bài báo) trong giới hạn nhất định đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam Tuy nhiên, vấn đề QLNN về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một vấn

đề phức tạp, rộng lớn, luôn vận động và phát triển theo yêu cầu thực tiễn, xuất phát

từ thực tế này, vấn đề đặt ra trong luận văn vẫncó tính cấp thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà khoa học cần phải quan tâm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có tính ứng dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian tới

2.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu

a) Những vấn đề đã thống nhất trong các công trình nghiên cứu trước

Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây cho thấy, các công trình nghiên cứu (sách chuyên khảo, luận văn, đề tài khoa học và bài báo) trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý

Trang 14

và thực tiễn quan trọng của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường

bộ ở Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, về mặt lý luận, các công trình đã đưa ra được một số quan điểm lý luận về thế nào là giao thông đường bộ

Thứ hai, về mặt thực tiễn, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước về thực trạng quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ với nhiều kinh nghiệm hữu ích

Các nghiên cứu trong và ngoài nước nhìn chung là khá đa dạng và phong phú với nhiều chiều cạnh Tuy các nghiên cứu về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khá phong phú và đa dạng nhưng việc nghiên cứu vừa mang tính thực tiễn cho Việt Nam, vừa mang tính cập nhật phù hợp với bối cảnh hiện nay của tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn còn thiếu nhiều

b) Những vấn đề đặt ra mà luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu giải quyết

Thứ nhất, cần có một nghiên cứu mang tính hệ thống về quản lý nhà nước về

trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam Thực tế cho thấy, tuy có nhiều nhiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt ở Việt Nam và cũng chưa chỉ ra được chủ thể chính và cơ quan phối hợp trong quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Do đó, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam với các nội dung sau:

 Một, xây dựng cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

 Hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam, những thiệt hại do buông lỏng quản lý dẫn đến tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và kinh tế

Trang 15

 Ba, đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật

tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam cần phải nghiên cứu mang tính cập nhật hơn, đặc biệt là trong bối cảnh tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thông đường bộ ở Việt Nam ngày càng lớn, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản

lý ngày càng cao

Tóm lại, tuy có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhưng các công trình này vẫn

chưa được thực hiện một cách có hệ thống, có khoa học và còn nhiều vấn đề đặt ra

cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện quản

lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam” vẫn là cần thiết

và có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn

3 Mục t u của đề tà

3.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam trong những năm qua, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế nhằm cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý

có quyết định đúng nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, cũng như các giải pháp nhằm kìm chế tai nạn giao thông, giảm thiểu số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông, cũng như giảm thiểu thiệt hại về kinh tế của cá nhân, tập thể trong những năm tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam nhằm xác định những nội dung cơ bản cần nghiên cứu trong đề tài

Trang 16

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá để tìm ra những ưu điểm và những hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế trong công tác công tác quản nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho Việt Nam

4 Đố t ợ à p ạm cứu của luậ ă

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề

lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông gây ra

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động quản

lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam kể từ khi có Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trât tự an toàn giao thông và Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/09/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật

tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông

Đề tài nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đương bộ ở Việt Nam, tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2012 - 2017 Về số liệu phân tích được cập nhật đến hết năm 2017

Trang 17

Quản lý nhà nước về xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đường bộ không phải là nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn này

5 P ơ p p cứu

Luận văn sử dụng cách tiếp cận kinh tế học, tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành Phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng là các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung cũng như trong kinh tế học nói riêng như phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phương pháp logic lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh, dự báo để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng linh hoạt một số phương pháp bổ trợ khác như mô hình hóa để mô phỏng hiện trạng từng nội dung nghiên cứu, sơ đồ hóa về

tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng cán bộ, công chức và kết quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua từng giai đoạn

Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

6 N ữ đó óp m của luậ ă

Các kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của luận văn thể hiện những đóng góp mới ở các nội dung sau:

- Ý nghĩa lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, hoàn

thiện các vấn đề có tính lý luận trong quản lý nhà nước về giao thông đường bộ nói chung và quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng Đây

là căn cứ trực tiếp để tham chiếu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Từ đó không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của quản

Trang 18

quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước ta trong quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong thời gian qua

- Ý nghĩa thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn, nhất là các kết

luận khoa học về thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường

bộ ở Việt Nam đã trực tiếp cung cấp luận cứ quan trọng cho các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền trong hoạch định, thực thi và hoàn thiện chính sách, pháp luật về trật

tự, an toàn giao thông đường bộ Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành và liên ngành, v.v… Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ được tôi trực tiếp sử dụng trong công việc hằng ngày của mình tại Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

7 Kết cấu của luậ ă

Ngoài trang bìa, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục các hình thì luận văn có kết cấu được chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn của quản lý nhà nước

về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông

đường bộ ở Việt Nam

Chương 3: Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự, an

toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam

Trang 19

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 1.1 Nội hàm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1.1.1 K ệm ề quả lý

Quản lý (tiếng Anh là Management) đặc trưng cho quá trình điều khiển và hướng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (như: nhân lực, tài chính, vật tư, trí thức và giá trị vô hình)

Theo từ điển tiếng Việt thì “Quản lý” là hoạt động bao gồm các công việc tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện

Hiện nay, thuật ngữ “Quản lý” có nhiều cách giải thích khác nhau Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị Có quan điểm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Các cách giải thích này cơ bản không có

gì khác nhau về mặt nội dung mà chỉ khác nhau ở chỗ dùng thuật ngữ Quản lý được hiểu theo 02 góc độ: một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị, xã hội, góc

độ khác mang tính hành động thiết thực Cả 02 quan điểm này đều có cơ sở khoa học và thực tế

- Quản lý hiểu theo góc độ chính trị xã hội rộng lớn là sự kết hợp giữa tri thức và lao động

Lịch sử phát triển xã hội loài người tử thuở mông muội đến nền văn minh hiện đại ngày nay cho thấy rõ trong sự phát triển đó có 3 yếu tố nổi lên rõ nét là tri thức, lao động và quản lý Trong 3 yếu tố này thì quản lý là sự kết hợp giữa tri thức

và lao động Sự kết hợp đó được biểu hiện trước hết ở cơ chế quản lý, ở các chế độ chính sách, biện pháp quản lý và ở nhiều khía cạnh tâm lý xã hội khác Tóm lại, người quản lý phải biết tác động bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn thoải mái, vui vẻ để đem hết năng lực và trí tuệ của mình sáng tạo ra lợi ích cho bản thân và xã hội

Trang 20

- Quản lý hiểu theo góc độ hành động, góc độ quy trình công nghệ của tác động là quá trình điều khiển

Theo quan điểm này, quản lý có 3 loại hình:

+ Loại hình thứ nhất là việc con người điều khiển các vật hữu sinh không phải con người, để bắt chúng phải thực hiện theo ý chí của người điều khiển Loại hình này được gọi là quản lý trong sinh học, thiên nhiên, môi trường…

+ Loại hình thứ hai là việc con người điều khiển các vật vô tri vô giác để bắt chúng phát triển và thực hiện theo ý chí của người điều khiển, loại hình này được gọi là quản lý trong kỹ thuật

+ Loại hình thứ ba là việc con người điều khiển con người Đó là quản lý xã hội Quản lý xã hội được Các Mác coi là chức năng được biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động

Từ đó, ta có thể hiểu quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình

xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý

Quản lý ra đời chính là nhằm đạt được hiệu quả lớn hơn, năng suất cao hơn trong công việc Thực chất của quản lý con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất

Quản lý là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quản lý Một số yếu tố cơ bản cần chú ý đó là yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hóa

1.1.2 K ệm ề quả lý N à c

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm

Trang 21

thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công việc của Nhà nước Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế

độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp

 Hì t ức quả lý à c

Hình thức hoạt động quản lý nhà nước được hiểu là sự biểu hiện về hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tổ chức

Các hình thức quản lý hành chính nhà nước gồm:

- Những hình thức pháp lý được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình

tự, thủ tục Hoạt động này là hình thức quản lý quan trọng, nó được phân loại như sau:

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: là hình thức pháp lý quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

+ Ban hành văn bản áp dụng pháp luật: là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước Nội dung của nó là áp dụng một hay nhiều quy phạm pháp luật vào một trường hợp cụ thể, trong những điều kiện cụ thể Việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan

hệ pháp luật hành chính cụ thể

+ Các hoạt động mang tính chất pháp lý khác: là hình thức pháp lý quan trọng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Nó được tiến hành khi phát sinh những điều kiện tương ứng được định trước trong quy phạm pháp luật nhưng

Trang 22

không cần ban hành văn bản áp dụng pháp luật Đó là những hoạt động như: áp dụng những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật; đăng ký những

sự kiện nhất định; lập và cấp một số giấy tờ nhất định; hoạt động công chúng

- Những hình thức không pháp lý chỉ được pháp luật quy định khuôn khổ chung để tiến hành lựa chọn phương thức, cách thức quản lý

Đây là hình thức hoạt động thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền, pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền được lựa chọn việc thực hiện để đảm bảo tính chủ động, hiệu quả hoạt động

 Cô cụ quả lý à c

Để thực hiện chức năng thẩm quyền, các cơ quan hành chính sử dụng công

cụ chủ yếu: công sở, công sản, công quyền – quyết định quản lý hành chính

- Công sở: là trụ sở cơ quan, là nơi làm việc của cơ quan, là nơi viên chức lãnh đạo, công chức và nhân viên thực thi công vụ, ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định, là nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại…

- Công sản: là vốn (kinh phí) và các điều kiện, phương tiện hoạt động

- Quyết định quản lý hành chính: là sự biểu hiện ý chí của Nhà nước Là kết quả thực hiện quyền hành pháp mang tính mệnh lệnh đơn phương của quyền lực nhà nước

 P ơ p p quả lý à c

Phương pháp quản lý nhà nước là các cách thức điều hành để đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các chức vụ quản lý hành chính nhà nước

Các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng rất nhiều phương pháp quản lý và

có thể phân làm 2 nhóm:

- Nhóm thứ nhất bao gồm các phương pháp quản lý chung khác được quản

lý hành chính nhà nước vận dụng, cụ thể như:

Trang 23

+ Phương pháp kế hoạch hóa: Ở tầm vĩ mô của nhà nước, nó được dùng để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; lập quy hoạch tổng thể và chuyên ngành; dự báo xu thế phát triển; đặt chương trình mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn Còn ở tầm vi mô của cơ sở, nó được dùng để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, các biện pháp cân đối

+ Phương pháp thống kê: Được các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng để tiến hành điều tra khảo sát, phân bố, sử dụng các phương pháp tính toán như: số bình quân gia quyền, chỉ số, tương quan quyết định, tương quan hồi quy… để phân tích tình hình và nguyên nhân của hiện tượng quản lý, làm căn cứ khoa học cho việc ra quyết định quản lý Sử dụng các phương pháp thu thật số liệu, tổng hợp và chính lý để tính toán tốc độ phát triển các chỉ tiêu quan trọng

+ Phương pháp toán học: Ứng dụng ma trận, sơ đồ mạng… trong quản lý; sử dụng máy điện toán để thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin; toán học hóa các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội; tính toán các cân đối liên ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý

+ Phương pháp tâm lý - xã hội: nhằm tác động vào tâm tư, tình cảm của người lao động, tạo cho họ không khí hồ hởi, yêu thích công việc, gắn bó với tập thể lao động, hăng say làm việc, giải quyết cho họ những vướng mắc trong công tác, động viên, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống

+ Phương pháp sinh lý học: Bố trí nơi làm việc phù hợp với sinh lý của con người, tạo ra sự thoải mái trong làm việc và tiết kiệm các thao tác không cần thiết nhằm tăng năng suất lao động

- Nhóm thứ hai gồm 4 phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý, cụ thể: + Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức: là phương pháp tác động về tư tưởng, tinh thần của con người để họ giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị và pháp luật, nhận biết được đúng - sai, tốt - xấu… Trên cơ sở ý thức đúng sẽ dẫn đến hành

Trang 24

luật, hăng hái lao động Việc giáo dục chính trị, tư tưởng không phảo là hô hào suông mà phải là những việc làm cụ thể, có kế hoạch thực hiện rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển nhất định, trang bị cho người lao động đủ kiến thức, năng lực, tâm huyết để đảm đương công việc do yêu cầu thực tiễn Giáo dục chính trị, tư tưởng không chỉ đối với đối tượng quản lý mà cả đối với chủ thể quản lý

+ Phương pháp tổ chức (biện pháp tổ chức): là biện pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷ luật, kỷ cương thông qua các quy chế, quy trình, nội quy hoạt động của cơ quan, bộ phận, cá nhân và phải cương quyết thực hiện một cách nghiêm túc, dân chủ và công bằng Làm tốt biện pháp này thì trách nhiệm và kỷ luật được giữ vững và nâng cao, dẫn đến hiệu quả công việc cao Ngược lại sẽ khiến cho tư tưởng không lành mạnh, mất đoàn kết nội bộ, hiệu quả công việc thấp

+ Phương pháp kinh tế (hiệu quả): là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý thông qua đòn bẩy kinh tế, tác động đến lợi ích của con người

Việc tác động đến lợi ích sẽ làm cho các khách thể quản lý phải tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình tốt nhất mà không phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần Tuy nhiên, phải biết kết hợp đúng đắn 3 loại lợi ích: lợi ích người lao động, lợi ích tập thể, lợi ích Nhà nước Trong đó, lợi ích người lao động là lợi ích trực tiếp, lợi ích Nhà nước là tốt cao

+ Phương pháp hành chính (cấm đoán, bắt buộc): là phương pháp quản lý bằng cách đưa ra các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc đối với đối tượng quản lý Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản

Phương pháp hành chính thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý

Cơ sở của nó là nguyên tắc tập trung, dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành những mệnh lệnh, chỉ thị của

Trang 25

cấp trên đối với cấp dưới Phương pháp hành chính cần thiết để đảm bảo cho hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả và đảm bảo kỷ luật nhà nước

Như vậy, trong bốn phương pháp này thì phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức là hàng đầu, phải thực hiện thường xuyên, liên tục và nghiêm túc Biện pháp tổ chức là hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp Phương pháp kinh tế là biện pháp cơ bản, là động lực thúc đẩy mọi hoạt động quản lý nhà nước Phương pháp hành chính là rất cần thiết, nhưng phải được sử dụng một cách đúng đắn và hợp lý

1.1.3 K ệm quả lý à c ề trật tự, a t à a t ô đ ờ bộ

QLNN về TTATGT đường bộ là hoạt động mang tính chất quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông theo quy định của pháp luật về TTATGT đường bộ Đây

là một hoạt động có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh, trật tự Bởi

vì, hàng ngày, hàng giờ TNGT đường bộ vẫn xảy ra, đây là một vấn nạn không chỉ đối với Việt Nam mà còn là vấn nạn chung đối với tất cả các quốc gia trên thế giới

Các lĩnh vực được tiến hành trên góc độ QLNN về TTATGT đường bộ như: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; quản lý quy tắc GTĐB; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý phương tiện; quản lý kết cấu HTGT đường bộ; quản lý người điều khiển phương tiện; TTKS, XLVP giao thông, thanh tra, kiểm tra; tổ chức chỉ huy điều khiển giao thông và điều tra, giải quyết xử lý TNGT đường bộ; quản lý vận tải đường bộ Tựu chung: QLNN về TTATGT đường bộ là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được nhà nước ủy quyền làm việc trên cơ sở pháp luật, nhằm giữ gìn TTATGT đường bộ

Những nguyên tắc thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực QLNN về TTATGT đường bộ: Một là, các nguyên tắc chính trị - xã hội; Hai

là, các nguyên tắc mang tính tổ chức

Đối tượng của QLNN về TTATGT đường bộ cũng hết sức đa dạng, tuy nhiên về thực chất, đối tượng của quản lý ở đây cũng chính là con người trong việc

Trang 26

tham gia GTĐB; Người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; Các quy tắc GTĐB Điều đó có thể thấy, khách thể của QLNN về TTATGT đường bộ chính là trật tự quản lý được hình thành trên lĩnh vực đó, nhằm mục đích phục vụ hoạt động

xã hội và hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế - xã hội

Tóm là, từ những phân tích như trên, có thể thấy khái niệm bao hàm nhất là:

Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ hoạt động có

tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của nhà nước trong quá trình quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường

bộ, thiết lập, duy trì trật tự, an toàn giao thông đường bộ, xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế 6

1.2 Chủ thể và vai trò của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1.2.1 C ủ t ể quả lý à c ề trật tự, a t à a t ô đ ờ bộ

Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Bảo đảm trật tự, an toàn giao

thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân" (khoản 4 Điều 4) và được quy định cụ thể tại Điều 85 của luật, là các cơ quan gồm: Chính phủ, Bộ Giao

thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp

Ngoài ra, theo Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 (thay thế Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 18/10/2011) của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức

và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

và Ban An toàn giao thông cấp tỉnh cũng là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về TTATGT đường bộ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia gồm: Chủ tịch Ủy ban - Phó Thủ tướng Chính phủ; 04 Phó Chủ tịch gồm: Phó Chủ tịch thường trực - Bộ

6 Luận án Tiến sỹ Học Viện hành chính Quốc gia của Trần Sơn Hà (2016) Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn

Trang 27

trưởng Bộ Giao thông vận tải; Phó Chủ tịch - Thứ trưởng Bộ Công an; Phó Chủ tịch chuyên trách; các Ủy viên thường trực là Thứ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; các Ủy viên: là lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Xây dựng, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Báo Nhân dân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; Cơ quan giúp việc là Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Tổ chức Ban An toàn giao thông gồm: Trưởng ban - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phó Trưởng ban thường trực - Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Phó Trưởng ban, Phó Giám đốc Công an; Ủy viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành; cơ quan giúp việc

là Văn phòng Ban An toàn giao thông cấp tỉnh

Hình 1.1 Tổ chức bộ máy QLNN về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Chính phủ

Ủy ban nhândân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ủy ban nhân dân cấp xã

Bộ Công

an

Bộ Quốc phòng

Bộ, cơ quan ngang bộ

Trang 28

Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ năm 2008 và Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan như sau:

Chính phủ: thống nhất QLNN về GTĐB

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức

năng phối hợp và giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm TTATGT và triển khai các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm TTATGT trong phạm vi cả nước

Bộ Giao thông vận tải, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý

nhà nước về GTĐB

Bộ Công an, thực hiện các nhiệm vụ QLNN về GTĐB theo quy định của

Luật Giao thông đường bộ 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT Ngoài ra, tại Điều 87, Luật giao thông đường

bộ năm 2008: CSGT đường bộ thực hiện việc TTKS để kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông; XLVP pháp luật về GTĐB đối với người và phương tiện tham gia GTĐB và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình

Bộ Quốc phòng và Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện QLNN

về GTĐB Đồng thời, thực hiện các nhiệm vụ QLNN về GTĐB theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ

chức thực hiện QLNN về GTĐB theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương

Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức

phối hợp liên ngành cấp tỉnh, có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

Trang 29

thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT và khắc phục UTGT trên địa bàn

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

a) Vai trò quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cũng như thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh đã đặt ra những yêu cầu mới đối với QLNN về TTATGT đường bộ

Nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải có một

hệ thống GTĐB phát triển thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, điều đó đặt ra QLNN về TTATGT đường bộ cũng phải đồng bộ và được đảm bảo Ngược lại, nếu một hệ thống GTĐB không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tức là hiệu quả QLNN về TTATGT đường bộ không đồng bộ và không được đảm bảo, điều đó cho thấy những nội dung QLNN về TTATGT đường bộ chưa được tiến hành một cách đầy đủ và chặt chẽ

Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của TTATGT đường bộ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đây là một trong những yếu tố đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và để phát huy tối đa vai trò này thì QLNN về TTATGT đường bộ là phương thức duy nhất

Như đã phân tích ở trên, phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất lớn của phát triển giao thông, nhất là phát triển GTĐB và TTATGT đường bộ, có thể nói phát triển giao thông là điều kiện và là tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội Xây dựng một mạng lưới GTĐB đảm bảo thông suốt và an toàn chính là tiền đề, là điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên toàn lãnh thổ đất nước, cho sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế, nhất là những vùng kinh tế còn nghèo làn và

Trang 30

Các nhà khoa học và quản lý thừa nhận quan điểm của C Mác khi nói về hoạt động GTVT, C.Mác cho rằng những quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia khác nhau đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động và giao thông trong nước của quốc gia đó Hoạt động GTVT không chỉ nói về những mối quan hệ giữa nước này với nước khác mà còn bao hàm trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của giao thông trong và ngoài nước của nước đó

Để tiến hành sản xuất, thì dù ở trình độ sản xuất thô sơ hay hiện đại, quy mô lớn hay nhỏ đều cần đến sự thay đổi vị trí của công cụ lao động, tư liệu lao động và con người, đó là nhu cầu thiết yếu của xã hội, và để có công cụ lao động, tư liệu lao động và con người thì đều cần phải có giao thông mà trước hết là cần có GTĐB

Do vậy, các quốc gia phải tiến hành tổ chức GTĐB an toàn, thuận tiện để nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa quốc gia này vói quốc gia khác nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân, đảm bảo các mối liên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất, tiêu thụ, trao đổi hàng hóa góp phần nâng cao năng suất lao động từ đó đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, miền và của địa phương, rộng hơn là của quốc gia

Tại Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân ở Mátxcơva (13/01/1923), Khi nói về vai trò của GTĐB và TTATGT đường bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đời sống xã hội hiện nay phụ thuộc trước hết vào những trung tâm công nghiệp lớn và vào những đường giao thông” Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cầu đường là mạch máu của đất nước Cầu đường tốt thì lợi cho kinh tế: hàng hóa dễ lưu thông, sinh hoạt đỡ đắt đỏ, nhân dân khỏi thiếu thốn” trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược7

Với tư tưởng trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem toàn bộ cơ cấu xã hội giống như một con người, trong đó giao thông như những mạch máu Những mạch máu này có lưu thông thì con người mới tồn tại Giao thông kém thì xã hội trì trệ, kém phát triển, kém năng động, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Xã hội càng phát

7

TDSI (2010), Nghiên cứu đánh giá mức độ ATGT và lựa chọn các giải pháp bảo đảm ATGT đường bộ (tr 86)

Trang 31

triển đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung và GTĐB nói riêng càng hiện đại, thông suốt, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và an toàn hơn Các vùng lãnh thổ sẽ giảm chênh lệch về mức sống và dân trí trên cơ sở GTĐB thuận tiện tạo điều kiện giao lưu văn hóa, kinh tế Có thể khẳng định, mức

độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia được dựa trên tiêu chí đó là sự phát triển của GTĐB và mức độ bảo đảm TTATGT đường bộ

Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo mục tiêu của Đảng, việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật là một trong 3 đột phá chiến lược Đảng ta đã chỉ

ra, trong đó xây dựng và phát triển GTĐB phải đi trước một bước Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 xác định: “GTVT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” [8]

Phát triển hệ thống giao thông nói chung, nhất là GTĐB là bộ phận cơ bản cấu thành của kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội, đây là quan điểm nhất quán của các chuyên gia quản lý Để có được các hoạt động giao lưu kinh tế, hàng hóa ngày càng mở rộng như hiện nay, phá vỡ kinh tế tự cung tự cấp, khép kín, tăng tốc độ luân chuyển của vốn là nhờ có hệ thống GTĐB thông suốt, an toàn Nói cách khác, để góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong các hoạt động kinh tế nói chung cần phải có hệ thống giao thông, mà cụ thể ở đây là TTATGT đường bộ

Giao thông nói chung và GTĐB nói riêng phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân Và ngược lại nền kinh tế càng phát triển càng tạo khả năng hoàn thiện và phát triển giao thông Các nhà kinh tế đã nghiên cứu và đưa

ra được phép tính rằng: để tăng 1% GDP cần tăng đầu tư tới 4% Đầu tư làm tăng tổng cầu, do đó làm tăng thu nhập của nền kinh tế Trong đầu tư thì đầu tư cho phát triển GTĐB chiếm tỷ trọng lớn Do đó, đầu tư phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa phải đầu tư phát triển GTĐB và TTATGT

Trang 32

Như đã phân tích ở trên, vai trò của GTĐB nói chung, của TTATGT đường

bộ nói riêng không chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà còn ở chỗ thúc đẩy phát triển xã hội, vì nhờ có giao thông phát triển mới có hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế, v.v… Tựu chung, TTATGT đường bộ phát triển làm cho nhu cầu đời sống dân sinh được đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn

Tóm lại, việc vận chuyển cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và nhu

cầu đi lại của con người ngày càng tăng sẽ góp phần làm cho sản xuất xã hội càng phát triể Do vậy, GTVT nói chung và GTĐB nói riêng ngày càng phát triển, kèm theo đó là TTATGT đường bộ được đảm bảo là một đòi hỏi tất yếu Khi kinh tế phát triển thì GTĐB ngày càng phát triển theo, hay nói cách khác tốc độ phát triển của GTĐB cùng mức độ an toàn, thuận tiện của nó và phát triển kinh tế là một quan

hệ tỷ lệ thuận

Việc không ngừng tăng cường QLNN về TTATGT đường bộ, sử dụng đồng thời các công cụ quản lý, trong đó pháp luật về TTATGT đường bộ là công cụ chính, công cụ hàng đầu để QLNN về TTATGT đường bộ sẽ thực sự trở thành động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội Pháp luật về TTATGT đường bộ phải triển khai kịp thời, đồng bộ, nhanh chóng, theo kịp với sự phát triển của xã hội, trong đó đòi hỏi các chủ thể trong xã hội phải thi hành nghiêm minh

b) Vai trò quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Giao thông được thông suốt, tính mạng, tài sản, hay mọi lợi ích chính đáng khác của những chủ thể tham gia giao thông được an toàn, mọi người có cuộc sống

ổn định, nhu cầu đi lại tăng cao kèm theo đó là phát triển kinh tế, điều đó cho thấy TTATGT đường bộ ở nơi đó được bảo đảm, điều đó góp phần để đảm bảo trật tự,

an toàn xã hội Bởi lẽ, trật tự, an toàn xã hội được quan niệm là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm như: quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và ở đây hay cao nhất là quy phạm pháp luật của Nhà nước Trong khi đó, hoạt động GTĐB được trật tự, an

Trang 33

toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật GTĐB, hạn chế UTGT, kiềm chế TNGT đường bộ, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT đường bộ gây ra là mục tiêu hướng đến của QLNN về TTATGT đường bộ

Như vậy, trật tự, an toàn xã hội mà trong đó TTATGT đường bộ là một bộ phận không thể tách rời, chúng có quan hệ khăng khít với nhau Trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững TTATGT đường

bộ, củng cố phát huy tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong QLNN về TTATGT đường bộ và ngước lại TTATGT đường bộ được đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ QLNN về TTATGT đường bộ là hoạt động chấp hành và điều hành của các

các cơ quan nhà nước, được tiến hành trên cơ sở pháp luật, nhằm bảo vệ TTATGT đường bộ, nó là hoạt động mang tính chất quyền lực của các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông theo quy định của pháp luật giao thông Ngoài ra, nó là có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh, trật tự; bởi lẽ, TNGT hàng ngày vẫn xảy ra, hàng ngày, hàng giờ đe dọa sự ổn định, bình an của mọi người, cũng như mọi quốc gia trên thế giới QLNN về TTATGT đường bộ được tiến hành trên các lĩnh vực: xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ; quản lý kết cấu HTGT đường bộ; quản lý vận tải đường bộ; quản lý phương tiện tham gia GTĐB; quản lý người điều khiển phương tiện GTĐB; thanh tra, kiểm tra và TTKS giao thông; điều tra xử lý TNGT v.v…

Các cơ quan hành chính nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ phải thực hiện các hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản quản lý về TTATGT đường bộ; tổ chức thực hiện các văn bản quản lý về TTATGT đường bộ; XLVP các quy định về TTATGT đường bộ nhằm thực hiện chức năng lớn nhất là QLNN về TTATGT đường bộ Đây là ba khâu quan trọng của quy trình QLNN về TTATGT đường bộ

Trang 34

Mục tiêu QLNN về TTATGT đường bộ sẽ không đạt được nếu thiếu đi một trong

ba khâu đó Và trong quy trình quản lý ba khâu này tồn tại mối quan hệ biện chứng, qua lại, nó cấu thành nội dung của QLNN về TTATGT đường bộ

1.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Việc xây dựng, ban hành các quy hoạch, chiến lược, kế hoạch về TTATGT đường bộ, xác định những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và triển khai, thực hiện đồng

bộ các giải pháp thích hợp là những vụ tiên quyết để thực hiện QLNN về TTATGT đường bộ có hiệu quả, từ đó tập trung nỗ lực của cơ quan QLNN vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra, tiết kiệm các nguồn lực của cơ quan QLNN; đây cũng là cơ

sở để thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra kết quả mức độ đạt được những mục tiêu đề ra Ngoài ra, việc xác định mục tiêu về TTATGT đường bộ trong từng giai đoạn; xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu; tổng kết, đánh giá mức

độ hoàn thành quy hoạch, kế hoạch về TTATGT đường bộ v.v… tất cả những giai đoạn cơ bản trên là một quá trình xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch về TTATGT đường bộ

1.3.2 Xây dựng thể chế, chính sách về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Trong đời sống nói chung và trong lĩnh vực GTĐB nói riêng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật GTĐB là mang tính tất yếu khách quan, nó

là kết quả của quá trình nhận thức sự vận động, phát triển các quan hệ GTĐB trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là nhu cầu mang tính tất yếu nhằm điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ GTĐB trong thực tiễn quản lý và được sự ghi nhận về mặt Nhà nước Trên cơ sở đó, xây dựng các thể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước

Trong cơ chế lãnh đạo, quản lý lĩnh vực GTĐB, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ là hoạt động mang tính tất yếu, và là một khâu quan trọng không thể bỏ qua, đây là sự nối tiếp, cũng như

Trang 35

khẳng định hoạt động lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, đồng thời nó là khâu đầu tiên của quy trình QLNN về TTATGT đường bộ, nó cũng là khâu có tính chất quyết định đối với hai khâu còn lại đó là tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ và XLVP pháp luật về TTATGT đường bộ trong quy trình QLNN về TTATGT đường bộ Bởi lẽ, việc tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGT đường bộ và XLVP pháp luật về TTATGT đường bộ đòi hỏi phải xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ

Căn cứ pháp lý cho việc xây dựng và ban hành các văn bản này là Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật giao thông đường bộ, v.v… Có thể khẳng định, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ là hoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó, Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về TTATGT đường bộ, có thẩm quyền trình các dự án luật, pháp lệnh có nội dung liên quan, cũng như ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật giao thông đường bộ để áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, như nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực TTATGT đường bộ thì các quan hệ luôn luôn vận động và phát triển Do vậy, để theo kịp sự vận động và phát triển đó, hay nói cách khá để đáp ứng thực tiễn của hoạt động GTĐB thì các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ phải không ngừng sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về TTATGT đường bộ Và hệ thống pháp luật về TTATGT đường bộ chỉ hoàn thiện khi đáp ứng được đầy đủ bốn tiêu chí, đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, có kỹ thuật pháp lý cao

Để điều chỉnh được một cách bao quát và toàn bộ đòi hỏi pháp luật về TTATGT đường bộ phải có nhiều chế định, nhiều quy phạm pháp luật để đảm bảo

sự tương ứng với sự đa dạng, phong phú của quan hệ về TTATGT đường bộ vì quan hệ TTATGT đường bộ rất đa dạng, phong phú và phức tạp Thêm nữa, để điều chỉnh có hiệu quả quan hệ TTATGT đường bộ, còn đòi hỏi những chế định

Trang 36

cách bao quát toàn bộ các quan hệ về TTATGT đường bộ

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về TTATGT đường bộ ở đây là phù hợp với sự vận động và phát triển trong xu thế phát triển chung của TTATGT đường bộ trong khu vực và trên thế giới, mà Việt Nam là một nước trong đó Do vậy, trạng thái vận động và phát triển của các quan hệ về TTATGT đường bộ trong

hệ thống pháp luật về TTATGT đường bộ không thể cao hơn hay thấp hơn Để làm được điều đó, pháp luật về TTATGT đường bộ phải bám lấy thực tiến, phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động GTĐB của Việt Nam cũng như sự đòi hỏi của quá rình

mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về GTĐB

Ngoài ra, pháp luật về TTATGT đường bộ phải đảm bảo tính đồng bộ, điều

đó thể hiện ở hai cấp độ, đó là nội tại và bên ngoài Ở cấp độ nội tại, sự đồng bộ thể hiện trong sự thống nhất, không mâu thuẫn nhau, không “vênh” nhau của các quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, nó cùng tập trung điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ về TTATGT đường bộ Ở cấp độ bên ngoài, sự đồng bộ được biểu hiện qua sự thống nhất, không chồng chéo với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam Bởi vì, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các đối tượng điều chỉnh của các ngành luật thường đan xen với nhau, đặc biệt là quan hệ

về TTATGT đường bộ là quan hệ có liên quan đến nhiều quan hệ xã hội khác

Để khắc phục kịp thời những hạn chế của pháp luật về TTATGT đường bộ, đáp ứng với thực tiễn, nâng cao chất lượng của pháp luật về TTATGT đường bộ, tính pháp điển và đặc biệt là tạo điều kiện cho công tác quản lý văn bản, cho việc

sử dụng, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TTATGT đường bộ thì công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt

Về triển khai thực hiện pháp luật về TTATGT đường bộ: thực tiễn cho thấy,

pháp luật khi được ban hành tự thân nó không thể đi vào đời sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện trên thực tế, trong phạm vi thẩm quyền, các cơ quan QLNN tổ chức triển khai các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về

Trang 37

TTATGT đường bộ bằng việc tập huấn, hướng dẫn thực hiện tại các cơ quan, đơn

vị cơ sở Điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành ở Trung ương cũng như các địa phương thì mới thực hiện pháp luật về TTATGT đường bộ một cách có hiệu quả cao

Hoạt động áp dụng pháp luật về TTATGT đường bộ là yếu tố quyết định sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, tăng cường

và hoàn thiện QLNN về TTATGT đường bộ Đây là sự tác động quản lý bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực TTATGT đường

bộ và một số cơ quan khác của Nhà nước được ủy quyền để thi hành pháp luật về TTATGT đường bộ

1.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao

t ô đ ờng bộ

Một trong những biện pháp quan trọng, được triển khai thường xuyên, liên tục trong số các biện pháp nhằm đảm bảo TTATGT đường bộ, đó là biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về TTATGT đường bộ, xét trên phương diện QLNN, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ tạo cơ sở để thực hiện có hiệu quả các nội dung QLNN khác Bởi để tạo

sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội, trong quần chúng nhân dân trước khi đưa

ra các chủ trương, biện pháp có tác động lớn trong xã hội thì đầu tiên phải chuẩn bị tốt về tư tưởng, nhận thức Đây cũng là biện pháp quan trọng, hàng đầu nhằm xây dựng, hình thành, cũng như nhằm thay đổi ý thức, hành vi tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông; và là một biện pháp cản bản, cốt lõi

Ngoài ra, xét trên bình diện xã hội, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ sẽ tạo sức lan tỏa cao, trên diện rộng, dễ tiếp cận đối với mọi người dân, đồng thời, các cơ quan chức năng có thể định hướng dư luận, cũng như tiếp thu các phản biện xã hội, qua đó giúp cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh các chủ trương, giải pháp của mình một cách phù

Trang 38

hợp với thực tiễn, từ đó tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về TTATGT đường bộ

Kết quả của công tác bảo đảm TTATGT đường bộ thời gian qua đã chứng minh, bằng nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về TTATGT đường bộ đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về GTĐB trong nhân dân, từng bước hình thành “Văn hóa giao thông”, đó chính là kết quả thu được từ việc tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia tích cực thực hiện các giải pháp mạnh, ủng hộ lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ Cùng với đó, là công tác nêu gương người tốt việc tốt, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình mẫu, đồng thời lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường

kỷ cương, pháp luật về TTATGT đường bộ Có thể khẳng định, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, cần làm thường xuyên, liên tục, xác định đây vừa là giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp lâu dài trong công tác bảo đảm TTATGT giao thông đường bộ

1.3.4 Quả lý đầu t , k a t c, bả trì và bả ệ kết cấu ạ tầ a

t ô đ ờ bộ

Kết cấu HTGT đường bộ bao gồm: đường bộ, cầu đường bộ, các công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe và hành lang ATGT đường bộ Quản lý kết cấu HTGT đường bộ là các quy định của Nhà nước về các công trình GTĐB, bảo trì và khai thác sử dụng, đảm bảo ATGT cho người và phương tiện khi tham gia giao thông Quản lý quy hoạch kết cấu HTGT đường bộ; quỹ đất dành cho đường bộ; sự bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn đối với công trình GTĐB; quản lý và bảo trì đường bộ; bến bãi đỗ xe và nguồn kinh phí đảm bảo cho quản lý và bảo trì đường

bộ, v.v… là các nội dung của quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu HTGT đường bộ

1.3.5 Công tác đăng ký, đăng kiểm và quản lý phương tiện cơ giới đường bộ

Đây là một nội dung của QLNN về TTATGT đường bộ, công tác quản lý chất lượng an toàn phương tiện GTĐB là tiến hành quản lý chặt chẽ nguồn gốc,

Trang 39

tình trạng kỹ thuật phương tiện GTĐB, nhằm đảm bảo an toàn phương tiện, người

và tài sản hàng hóa khi tham gia giao thông Gồm hai nội dung:

- Một là, đăng ký phương tiện (do ngành Công an quản lý) là quản lý hành chính các giấy tờ xác nhận nguồn gốc phương tiện, quyền sở hữu của chủ phương tiện

- Hai là, quản lý kỹ thuật an toàn phương tiện GTĐB (do ngành GTVT thực hiện) là kiểm tra, kiểm định an toàn phương tiện giao thông cơ giới (trừ các xe phục vụ quốc phòng và an ninh)

1.3.6 Quả lý c ất l ợ đà tạ , s t ạc , cấp ấy p ép l xe đ ều

k ể p ơ t ệ a t ô cơ đ ờ bộ

Quản lý chương trình, kế hoạch, nội dung đào tạo, quản lý tiêu chuẩn của người học lái xe, đội ngũ giáo viên, quản lý đội ngũ cán bộ sát hạch viên, tổ chức thi cấp GPLX; cấp, đổi hoặc thu hồi GPLX, v.v

Xây dựng cơ sở dữ liệu về GPLX để quản lý người điều khiển sau khi sát hạch được cấp GPLX, quản lý việc cấp đổi, cấp lại và thu hồi GPLX, chuyển vùng GPLX, quản lý vi phạm của lái xe về hành chính và hình sự, v.v…

1.3.7 Cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một yêu cầu hết sức quan trọng trong quá trình QLNN về TTATGT đó là việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo Phải định kỳ hoặc đột suất tiến hành thanh tra, kiểm tra theo nội dung chuyên đề, theo vụ việc và gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý

XLVP pháp luật về TTATGT đường bộ là hoạt động xử lý các vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ như: vi phạm pháp luật dân sự; vi phạm pháp luật hành chính; vi phạm kỷ luật nhà nước; vi phạm pháp luật đất đai; vi phạm pháp luật hình

sự, v.v… Đây là hoạt động của những chủ thể có thẩm quyền QLNN về TTATGT đường bộ được tiến hành bằng biện pháp cưỡng chế, gồm các biện pháp: biện pháp cưỡng chế phòng ngừa, các biện pháp cưỡng chế ngăn chặn, các biện pháp cưỡng

Trang 40

chế đặc biệt và các biện pháp cưỡng chế phạt tiền - theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính XLVP pháp luật về TTATGT đường bộ được tiến hành ở hai mức độ: XLVP hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự

Việc phát hiện các hành vi vi phạm về TTATGT đường bộ để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về TTATGT đường bộ (như: vi phạm về các điều kiện đảm bảo ATGT của kết cấu HTGT đường bộ, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về TTATGT đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật) là thông qua công tác TTKS

1.4 Điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

1.4.1 T ể c ế quả lý à c ề trật tự, a toàn giao t ô đ ờ bộ

Tổng thể các quy định của Nhà nước của các cơ quan QLNN về TTATGT đường bộ quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền gọi chung là thể chế QLNN về TTATGT đường bộ, là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện QLNN về TTATGT đường bộ Một trong những điều kiện

để đảm bảo QLNN về TTATGT đường bộ hiệu quả đó là hoàn thiện thể chế QLNN

về TTATGT đường bộ; Yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế

về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đã được đề cập trong chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ; trong đó thể chế QLNN

về TTATGT đường bộ phải có sự thay đổi và đi vào thực chất hơn, nhằm hướng tới mục tiêu đồng bộ và hiệu quả của công tác bảo đảm TTATGT đường bộ; đổi mới

và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật về TTATGT đường bộ, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành luật, nghị định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật

Ngày đăng: 19/09/2019, 23:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thủy Anh (2003), “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2003 2. Giáo trình quản trị học của GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và GS.TS Nguyễn KimTruy Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta
Tác giả: Nguyễn Thủy Anh
Năm: 2003
5. Lê Ngọc Tiến (2004), “Giáo dục pháp luật – biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ”, Tạp chí Giao thông vận tải, số 7/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục pháp luật – biện pháp quan trọng trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ”
Tác giả: Lê Ngọc Tiến
Năm: 2004
6. Trần Sơn, Trần Văn Luyện và Nguyễn Văn Chính đồng chủ biên (2003), “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp”
Tác giả: Trần Sơn, Trần Văn Luyện và Nguyễn Văn Chính đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
8. Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm (2015), “Khoa học Công an Việt Nam”, tập 2 về “Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khoa học Công an Việt Nam”, "tập 2 về "“Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”
Tác giả: Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2015
9. Đề tài khoa học cấp bộ (1998), “Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông”, Bộ Công an Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông”
Tác giả: Đề tài khoa học cấp bộ
Năm: 1998
10. Luận văn thạc sĩ luật học của Dương Quốc Hoàng (2005), “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Luận văn thạc sĩ luật học của Dương Quốc Hoàng
Năm: 2005
11. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Thạch (2015), “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam”, bảo vệ tại trường Đại học Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam”
Tác giả: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Thạch
Năm: 2015
12. Luận án Tiến sỹ của Trần Sơn Hà (2016), “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, bảo vệ tại Học Viện hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Luận án Tiến sỹ của Trần Sơn Hà
Năm: 2016
13. Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Vũ Sĩ Doanh (2005), “Những giải pháp tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông giai đoạn 2001-2010” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông giai đoạn 2001-2010
Tác giả: Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Vũ Sĩ Doanh
Năm: 2005
14. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy (2014), “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, bảo vệ tại Học viện Hành chính quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển
Tác giả: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2014
23. Lê Thái Lĩnh (1998), “An toàn giao thông và Tổ chức giao thông đường bộ” – NGƯT. Đại Học GTVT Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn giao thông và Tổ chức giao thông đường bộ
Tác giả: Lê Thái Lĩnh
Năm: 1998
30. Nguyễn Văn Bang & KS. Trần Văn Như “An toàn giao thông” 1998 - Đại học GTVT Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn giao thông
33. Trịnh Thùy Anh (2000), “An toàn Giao thông Đường bộ Việt Nam” Nghiên cứu về tai nạn giao thông tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam-Trung tâm tư vấn và đầu tư phát triển giao thông vận tải (CCTDI) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn Giao thông Đường bộ Việt Nam
Tác giả: Trịnh Thùy Anh
Năm: 2000
16. Bộ GTVT (1993), Xây dựng luận cứ phát triển và tổ chức mạng lưới GTVT đô thị thủ đô Hà Nội. Đề tài cấp nhà nước mã số KH 10-02, Hà Nội Khác
17. Bộ GTVT (2000), Chiến lược và mô hình phát triển GTĐT ở các thành phố lớn ở Việt Nam theo hướng CNH - HĐH. Đề tài cấp nhà nước mã số KHCN 10-02, Hà Nội Khác
18. Bộ GTVT (2011), Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Khác
19. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam, kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 4/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khác
20. Chiến lược quốc gia đảm bảo TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (2012) ban hành kèm theo quyết định số 1586/QD-TTg Khác
21. Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04-09-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông Khác
22. Chỉ thị 12/CT-TTg ngày 23/06/2013 Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w