Đề tài 5: Quy luật lượngchất của phép biện chứng duy vật. Sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay Bài làm A. Quy luật lượng chất của phép biện chứng duy vật Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lí luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa MácLênin; là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và cũng là “ khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Théo quan điểm của Mác cũng như Hêghen thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi là lí luận nhận thức hay nhận thức luận. Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa MácLênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa MácLênin. Đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn. Nghiên cứu về phép biện chứng duy vật chúng ta có thể thấy phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Một trong những quy luật quan trọng đó chính là quy luật lượng chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Vậy thế nào là quy luật lượng chất? Quy luật lượngchất (hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học MácLênin, chỉ theo cách thức của sự vận động, phát triển.Theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo. Ph.Ăngghen đã khái quát quy luật này như sau: “ Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” 1, Khái niệm lượngchất Theo quan điểm của triết học MácLênin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng. Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật đưa ra khái niệm chất, lượng và quan hệ qua lại của chúng như sau: a, Khái niệm chất: Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng có những chất vốn có làm nên chính chúng. Chính điều này giúp phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau. Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không phải cái khác. Ví dụ: cái bàn, cái ghế, … Để hiểu chất là gì cần hiểu thuộc tính là gì? Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác. Đó có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố, … của sự vật. Ví dụ: chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác động qua lại với nhiệt độ, không khí, điện, …Chất của một người bộc lộ qua quan hệ của người đó với những người xung quanh và qua công việc mà người đó làm… Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó. Chất của sự vật là khách quan vì đó là chất của sự vật, không do ai gán cho sự vật. nó do thuộc tính của sự vật quy định. b, Khái niệm lượng Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật. “Những lượng tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại”Engels Lư
Trang 1BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin_Phần 1
Đề tài 5:
Quy luật lượng-chất của phép biện chứng duy vật Sự vận dụng quy luật này trong
quá trình xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay
Trang 2Bài làm
A Quy luật lượng- chất của phép biện chứng duy vật
-Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lí luận cơ bản hợp thành thế giới quan
và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin; là “khoa học về mối liên
hệ phổ biến” và cũng là “ khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Théo quan điểm của Mác cũng như Hêghen thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi
là lí luận nhận thức hay nhận thức luận
- Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin Đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn
Nghiên cứu về phép biện chứng duy vật chúng ta có thể thấy phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực
tự nhiên, xã hội và tư duy con người Một trong những quy luật quan trọng đó chính là quy luật lượng- chất hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Vậy thế nào là quy luật lượng- chất?
Quy luật lượng-chất (hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác-Lênin, chỉ theo cách thức của sự vận động, phát triển.Theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát triển tiếp theo Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này như sau: “ Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”
1, Khái niệm lượng-chất
Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự
Trang 3vật, hiện tượng Phép biện chứng duy vật đưa ra khái niệm chất, lượng và quan
hệ qua lại của chúng như sau:
a, Khái niệm chất:
Thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng Mỗi sự vật, hiện tượng có những chất vốn có làm nên chính chúng Chính điều này giúp phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không phải cái khác Ví dụ: cái bàn, cái ghế, …
Để hiểu chất là gì cần hiểu thuộc tính là gì? Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác
Đó có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố, … của sự vật Ví dụ: chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác động qua lại với nhiệt độ, không khí, điện, …Chất của một người bộc lộ qua quan hệ của người đó với những người xung quanh và qua công việc mà người đó làm…
Chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối
Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó
Chất của sự vật là khách quan vì đó là chất của sự vật, không do ai gán cho sự vật
nó do thuộc tính của sự vật quy định
b, Khái niệm lượng
Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị con số các thuộc tính, các yếu
tố cấu thành sự vật “Những lượng tồn tại mà những sự vật có lượng hơn nữa những sự vật có vô vàn lượng mới tồn tại”-Engels
Trang 4Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy mô, nhịp điệu của
sự vận động và phát triển Chẳng hạn chỉ kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm… Ví dụ: số lượng người của một lớp học, vận tốc ánh sáng…
Lượng là cái khách quan vốn có của sự vật Đối với những sự vật liên quan tới tình cảm khi nhận thức lượng không thể xác định bằng các đại lượng con số mà phải trừu tượng hóa bằng định tính Ví dụ: lòng tốt, tình yêu…
Lượng thường xác định bằng các đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát, phải dùng tới khả năng trừu tượng hóa để nhận thức Ví dụ: Trình độ nhận thức, phẩm chất đạo đức của một con người…
Có lượng biểu thị yếu tố bên ngoài ( ví dụ: chiều cao, chiều dài của một vật…) , có lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong ( ví dụ: số lượng nguyên tử của một nguyên tố hóa học)
Lưu ý là sự phân biệt chất và chất cũng chỉ là tương đối Cái trong mối quan hệ này được coi là chất thì trong mối quan hệ khác được coi là lượng Ví dụ: số 4 trong mối quan hệ phân biệt với các số nguyên dương khác thì nó được coi là chất nhưng trong mối quan hệ số 4 có tổng bằng 4 só 1 cộng lại hay 2 số 2 cộng lại thì khi ấy nó được coi là lượng hoặc số lượng sinh viên học giỏi của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó
2 Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
a, Khái niệm độ
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng là chất và lượng Sự thay đổi
về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất Tuy nhiên không phải sự thay đổi về lượng nào cũng đẫn đến sự thay đổi về chất Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ
Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, sự vật chưa biến thành cái khác Trong giới hạn của độ, lượng và chất tác động biện chứng với nhau, làm cho sự vật vận động
Trang 5Ví dụ: - Độ tồn tại trong người từ lúc sinh ra đến chết
-Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng là từ 0 độ C đến 100 độ C
b, Khái niệm điểm nút
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất Giới hạn đó chính là điểm nút
Ví dụ: 0 độ C và 100 độ C là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạng thái khí ( bay hơi)
c, Khái niệm bước nhảy
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu
sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật
Bước nhảy chính là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của
sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây nên
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển Đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng Ví dụ: Sự phát triển của lực lượng sản xuất ( lượng đổi) tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời ( chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội ( bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã hội mới tiến bộ ra đời
Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ của sự vận động phát triển của sự vật
=>Tóm lại: Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt lượng và chất Sự thay đổi dần đần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy Đồng thời chất mới tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng Qúa trình đó liên
Trang 6tục điễn ra tạo thànhphương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy
* Các hình thức của bước nhảy
- Căn cứ vào nhịp điệu có:
+ Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật Ví dụ: Uranium 235 được tăng tới hạn (1kg) thì ngay lập tức xảy ra vụ nổ nguyên tử
+ Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những nhân tố của chất cũ
Ví dụ: Qúa trình chuyển từ vượn người thành người; thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam…
- Căn cứ theo quy mô có:
+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu
tố cấu thành sự vật Ví dụ: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩ rộng
+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật Ví dụ: những bước nhảy cục bộ trong lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế…
Tóm lại: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay đổi chất của sự vật thông qua bước nhảy Chất mới ra đời tác động trở lại lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật
3 Ý nghĩa của phương pháp luận
- Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau Do đó trong thực tiễn và nhận thức phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng
-Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại Do đó cần coi trọng quá trình tích lũy về lượng để làm thay đổi chất của sự vật Đồng thời phát huy tác dụng của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật
Trang 7- Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích lũy tới giới hạn điểm nút Do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ
- Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú Do đó cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất
4 Một số ví dụ minh họa về quy luật lượng- chất
- Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học Đối với những người đã tích lũy đủ kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kì thi và trở thành sinh viên đại học Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ chưa vượt qua được kì thi Họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể sẽ không thi nữa
- Khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì đó cảm mến với nhau lúc đầu chứ khó có thể nói là đã yêu nhau Sau khi quen biết nhau, họ bắt đầu đi lại nhiều hơn, nói chuyện với nhau nhiều hơn, cùng nhau làm một số công việc như: cùng học, cùng chơi, cùng xem phim, … Qua những chuyện đó họ sẽ hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính, nét duyên dáng, đáng yêu của nhau hơn Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình yêu vì nhận thấy đối phương
là người đáng yêu trong hoàn cảnh cuộc sống Việc tích lũy những hiểu biết, những tình cảm, cảm xúc về nhau đó được xem là tích lũy về lượng Khi những hiểu biết đó, những tình cảm đó đủ lớm, tình cảm đó sẽ chuyển thành tình yêu Nhưng để chính thức công nhận là người yêu, họ thường qua một bước là ngỏ lời yêu và nhận lời yêu Đây được xem là một “bước nhảy” trong quan hệ giữa hai người chuyển từ chất này ( tình bạn) qua chất khác ( tình yêu)
Trang 8B- Sự vận dụng quy luật lượng – chất vào xây dựng trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay.
Con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia dân tộc Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam đã chứng minh rõ ý nghĩa quyết định của nhân tố con người đối với sự thành bại, hưng vong của một đất nước Tuy nhiên bên cạnh việc phát huy được nguồn lực con người chúng ta cần biết vận dụng các quy luạt trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy con người vào xây dựng đất nước Một trong số đó là quy luật lượng – chất ( hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại )
Trước tiên chúng ta cần phải vận dụng quy luật lượng – chất vào thực hiện đổi mới toàn diện đất nước :
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, VN đã xây
dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng kinh tế - xã hội diện mạo đất nước có nhiều thay đổi
- Trước CM tháng 8:
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp Hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, kinh tế VN chìm đắm trong đói nghèo và lạc hậu Nông nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu Nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật, hoàntoàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên Năng suất các cây trồng rất thấp Vào thời kỳ 1930-1944, năng suất lúa bình quân 12 tạ/ ha trong khi Thái Lan là 18 tạ/ ha, Nhật Bản là 34 tạ/ha Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu
là công nghiệp khai thác mỏ
- Sau CMT8 đến năm 1975:
CMT8 thành công, chủ tịch HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Chính phủ mới ra đời đã phải đối mặt với hàng loạt
Trang 9khó khăn và thách thức Trong thời kỳ này, kình tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng năng suất, chính phủ từng bước cải cách về ruộng đất giảm tô, giảm tức.Nhờ
đó trong các vùng giải phóng sản xuất nông nghiệp phát triển tăng 13.7% so với năm 1946, nhiều cơ sở công nghệp quan trọng phục vụ quốc phòng và sản xuất hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân được khôi phục và mở rộng
- Từ 1976 đến 1986:
Sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước, nhân dân VN đã đạt được
Khôi phục cơ sở công nghiệp , nông nghiệp, giao thông ở Miền Bắc, củng cố nền kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở Miền bắc XD lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá, cải tạo và sắp xếp công thương nghiệp tư doanh
ở miền Nam, đưa bộ phận nông dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ vào con đường làm
ăn tập thể Bước đầu phân bố lại lực lượng lao động xã hội
Tuy nhiên, kết quả sản xuất trong những năm này chưa tương xứng với sực lao động và vốn đầu tư bỏ ra, mất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội(không có tích lũy từ nội
bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuát chỉ bằng 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng), thị trường tài chính tiền tệ không ổn định(siêu lạm phát hoành hành, lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7%), đời sống nhân dân lao động còn khó khăn, lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút Nguyên nhân: Khi đất nước được thống nhất, cả nước đi lên CNXH, chúng ta
đã nóng vội xây dựng quan hệ sản xuất một thành phần, dựa trên cơ sở công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, mọi thành phần kinh tế khác bị coi là một bộ phận đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy nằm trong diện phải cải tạo, xóa bỏ, làm như vậy chúng ta đã đẩy quan hệ SX đi quá xa so với trình độ phát triển của lượng lực sản xuất Tạo ra mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất thấp kém, với một bên
là quan hệ sản xuất đã được xã hội hóa giả tạo, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của LLSX Hay nói cách khác, LLSX của chúng ta còn quá thấp kém,chưa tích lũy đủ
về lượng (tính chất và trình độ) đã vội thay đổi chất (Quan hệ sản xuất) làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoàng kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 1981- 1985
Trang 10nhiều Nghị quyết và Quyết định quan trọng của Đảng và chính phủ được ban hành từng bước nhằm sửa đổi cơ chế quản lý đối với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tự nhân và xóa bỏ quan liêu bao cấp Đại hội toàn quốc lần thứ V bước đầu
có cách nhìn mới về nền kinh tế nhiều thành phần Thừa nhận nền kinh tế miền Bắc tồn tại 3 thành phần: quốc doanh, tập thể và cá thể Nền kinh tế phía Nam gồm
5 thành phần: quốc doanh, tập thể, công tu hợp danh, tư bản tư nhân và cá thể.Đó
là bước khởi đầu cho sự thay đổi cơ cấu các chủ thể sản xuất kinh doanh tạo tiền đề
cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường
- Thời kỳ 1986 đến nay :
Trước tình hình khó khăn đó, đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh
tế Tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp Năng suất lúa không ngừng tăng, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà VN đã xuất khẩu lương thực ra quốc tế, sản lượng không ngừng tăng Từ nước thiếu lương thực VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới liên tục từ năm 1989 đến nay Sản xuất các ngành công nghiệp then chốt đã phục hồi và tăng trưởng ổn định Tuy nhiên thành tựu và khởi sắc của công nghiệp thực sự bắt đầu trong những năm 90 Bình quân 5 năm 1991-1995, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13,7% trong đó khu vực nhà nước tăng 15% , khu vực ngoài quốc doanh tăng 10,6% Trong 5 năm 1996-2000: sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng với nhịp độ cao Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1996 tăng 14,2%, năm 1997 tăng 13,8% ,năm
1998 tăng 12,1% , năm 1999 tăng 10,4% và năm 2000 tăng 17,5% Những sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của dân cư đều tăng cả chất lượng và cả số lượng, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.Các sản phẩm xuất khẩu thường là các sản phẩm thô như than , dầu thô, kim loại nặng…
Công nghiệp FDI do có lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường xuất khẩu khá ổn định, lại được Nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng nên trong những năm qua phát triển khá nhanh
và ổn định hơn hẳn khu vực trong nước Không chỉ tăng trưởng cao mà sản xuất công nghiệp những năm cuối của thập kỷ 90 đã xuất hiện xu hướng đa ngành, đa sản phẩm với sự tham gia của các thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc