1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân

32 119 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 62,6 KB
File đính kèm CĐBC NNPQ của dân do dân vì dân.rar (59 KB)

Nội dung

Thời gian qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào, đã được phát huy ở mọi cấp, mọi ngành. Dân chủ ngày càng được mở rộng. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quốc hội đã có nhiều đổi mới quan trọng, tập trung vào thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và quyền giám sát tối cao. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, nhân dân được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ cấu và hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp được phân định ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn và có nhiều chuyển biến tích cực. Với Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội ngày càng có hiệu quả thông qua các cuộc vận động xã hội đầy ý nghĩa, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém: Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN DO DÂN VÀ VÌ DÂN 4

1.1 Chế độ bầu cử 4

1.2 Các nguyên tắc bầu cử 8

Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM HIỆN NAY 15

2.1 Tổ chức quyền lực và cơ chế bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân 15

2.2 Thực tiễn tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân 18

2.2.1 Thực tiễn tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay 18

2.2.2 Đánh giá một số kết quả và hạn chế chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay 25

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Thời gian qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp Sức mạnh khốiđại đoàn kết toàn dân tộc - một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam ở bất kỳ giai đoạn nào, đã được phát huy ở mọi cấp, mọi ngành.Dân chủ ngày càng được mở rộng Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa làđộng lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệgắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Quốc hội đã có nhiều đổi mới quantrọng, tập trung vào thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quantrọng của đất nước và quyền giám sát tối cao Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp

và gián tiếp, nhân dân được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đấtnước Cơ cấu và hoạt động của bộ máy hành pháp, tư pháp được phân định ngày

càng rõ ràng, cụ thể hơn và có nhiều chuyển biến tích cực Với Quy chế dân chủ ở

cơ sở, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

ngày càng có hiệu quả thông qua các cuộc vận động xã hội đầy ý nghĩa, thu hútđược đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộcxây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thìviệc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và yếu kém:

"Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dâncòn một số khâu chậm đổi mới Quốc hội còn lúng túng trong việc thực hiện chứcnăng giám sát

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa có một số đặc trưngchung của nhà nước pháp quyền vừa có đặc trưng riêng của nước ta mang đậm tínhdân tộc và nhân đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước

mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước mộtcách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầura; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên

cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật

trong đời sống xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà

Trang 4

nước mà ở đó các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và có sự phâncông, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyềnđó; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do một đảng duynhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên trong quá trình xây dựng hoànthiện cơ chế bầu cử của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện naykhoa học pháp lý cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề kể cả về lý luận

và thực tiễn, với lý do đó em chọn đề tài “Chế độ bầu cử trong Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân”

làm đề tài tiểu luận học phần của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên của đề tài có nhiệm vụ:

+ Khái quát tư tưởng và đặc trưng của nhà nước pháp quyền, tổ chức quyền lực trong nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân

+ Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam

+ Đưa ra một số giải pháp về tổ chức bầu cử trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu các chủ trương của Đảng và Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam nhằm làm rõ vấn đề tổ chức quyền lực trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền, chế độ bầu cử Thực tiễn thực hiện chế độ bầu cử việc tổ chức nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp luận

Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp Logic và Lịch sử; phân tích – tổng hợp; so sánh; quy nạp; diễndịch; khái quát hóa; phân tích văn bản…

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỦA DÂN DO DÂN VÀ VÌ DÂN

1.1 Chế độ bầu cử

Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện

Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhấttrí của người dân (người bị quản lý)

Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện

Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý) Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một vấn đề cơ bản nhất của Hiến pháp Quyền lực đó phải có các hình thức và biện pháp thực hiện nhất định Cho đến có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình: Dânchủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp Dân chủ trực tiếp tức là nhân trực tiếp thực thi bằng cách bỏ phiếu phúc quyết Đây là cách thức chưa phổ biến hiện nay Thứ hai, dân chủ gián tiếp, tức là nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, những người đại diện này thay mặt cho nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm giải quyết các công việc của nhà nước Hình thức dân chủ gián tiếp này còn đươc gọi là hình thức dân chủ đại diện Đó là một trong những hình thức thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Phương pháp bầu cử trở thành một trong những hình thức thực hiện quyền tự do dân chủ, một trong những biểu hiện quyền con người trong lĩnh vực chính trị - quyền tự do dân chủ Cho đến hiện nay ở các nước dân chủ tư sản cũng như ở các nước dân chủ xã hội chủ nghĩa bầu cử được sử dụng một cách rộng rãi như là một biện pháp nhân dân trao quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước Bầu cử trở thành một chế độ bầu cử một hình thức hoạt động quan trọng của

xã hội dân chủ, một phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến

Trang 7

khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử Qua những mối quan hệ xã hội đó cho phép khái quát được chế độ bầu cử được hình thành qua các cuộc bầu cử của một đất nước là chế độ bầu cử dân chủ không áp đặt, nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình tìm ra được những người xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý và điều hành đất nước.

Thực ra nguyên tắc bầu cử đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời chiếm hữu nô

lệ Ngoài chính thể quân chủ là phổ biến, ngay từ thời kỳ này đã tồn tại chính thể cộng hoà, với Viện Nguyên lão bao gồm đại diện của những chủ nô quý tộc, đại diện nhân dân (Commita centuria), và bao gồm cả đại diện của những người cầm vũkhí Nhưng mãi cho đến hiện nay kể từ cách mạng tư sản mới trở một trong những biện pháp quan trọng để nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình

Mục tiêu của cách mạng tư sản là phế bỏ chế độ truyên ngôi, thế tập, khẳng định quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân Những người cầm quyền nhà nước thực sự chỉ có thể có được quyền lực nhà nước từ nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách bầu ra những người đại diện thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức và thành lậptheo nguyên tắc phân chia quyền lực Vì vậy, đối tượng bầu cử trong nhà nước tư sản được áp dụng rộng rãi hơn Không những chỉ trực tiếp bầu ra các nghị sĩ như trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của nhà nước tư bản còn bầu ra các quan chức cao cấp khác như tổng thống, các thị trưởng Như vậy có thể suy ra rằng, số lần bầu cử được tỷ lệ thuận với mức độ phân quyền của mỗi quốc gia Càng phân quyền bao nhiêu, càng có bầu cử nhiều bấy nhiêu và sự hạn chế quyền lực nhà nướccàng được gia tăng bấy nhiêu

Ở chế độ nhà nước Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân Cũng như những hiện tượng khác, quyền lực xã hội thuộc về nhân dân phải có hình thức thực hiện Có hai hình thức mà nhân dân dùng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình: trực tiếp và gián tiếp, tạo nên hai hình thức dân chủ cơ bản của xã hội đương đại: Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước là hình thức dân chủ trực

Trang 8

tiếp Hình thức thứ hai được thể hiện bằng việc nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, thay mặt nhân dân giải quyết các công việc của Nhà nước, được gọi

là dân chủ đại diện

Cả hai hình thức nêu trên đều dùng biện pháp bỏ phiếu để thực hiện quyền lực Nhà nước Đồng thời với ý nghĩa nêu trên, bầu cử còn là phương pháp thành lậpnên các cơ cấu của bộ máy Nhà nước Đây là phương pháp dân chủ thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, khác biệt hoàn toàn với biện pháp truyền ngôi, thếtập với quyền lực thần bí do nhà trời định đoạt, tạo thành hình thức chính thể quân chủ Với bầu cử cho phép chúng ta xác định chính thể dân chủ cộng hoà Với tầm quan trọng như vậy, bầu cử trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong chế độ

xã hội dân chủ đương đại, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng chế độ xã hội tiên tiến, trong đó lẽ đương nhiên có cả chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa Với phương pháp này chính quyền được tổ chức ra là một chính quyền hợp pháp Và chính các hoạt động bầu cử được hình thành dần dần thành một chế độ bầu cử, một phần của chế độ xã hội Qua những cuộc bầu cử diễn ra ở mỗi quốc gia cho phép chúng ta xác định chế độ bầu cử

Hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước, hiện nay áp dụng rất còn hạn chế Hình thức dân chủ gián tiếp mà loại hình biểu hiện của nó là dân chủ đại diện, hiện nay được áp dụng hết sức rộng rãi Bầu cử chỉ định ra những người lãnh đạo quốc gia Theo Hiến pháp và luật lệ của các nhà nước dân chủ, các đại diện do nhân dân bầu ra phải có trách nhiệm chèo lái con thuyền quốc gia Các nhân vật này không phải là những bù nhìn hay là các nhà lãnh đạo tượng trưng

Dân chủ đại diện là một thể thức dân chủ, trong đó nhân dân thực hiện chủ quyền của mình qua khâu trung gian của những đại diện được chọn bằng phương pháp bầu cử Phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi trong chế độ tư bản và trong chủ nghĩa xã hội Vì thế cho nên, các nhà nước tư bản hoặc xã hội chủ nghĩa phần lớn chỉ được tổ chức theo chính thể cộng hoà, mà không được tổ chức theo một loại hình chính thể nào khác

Về tầm quan trọng của bầu cử Hồ Chủ Tịch nói: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công

Trang 9

việc nước nhà.Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền

ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử Không phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó".

Chế độ bầu cử là chế độ của sự hình thành bằng tổng thể các mối quan hệ xã hội xảy ra qua các cuộc bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri, xác định những người được quyền đi bỏ phiếu, giới thiệu ứng cử viên, xác định những người có thể được bầu làm đại diện trong các cơ quan Nhà nước cho đến giai đoạn cuối cùng là xác định, tuyên bố kết quả của các ứng cử viên Qua những cuộc bầu cử cho phép chúng

ta thấy được các cuộc bầu cử được diễn ra một cách dân chủ, không áp đặt, không giả dối, một phương thức dân chủ thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân

tự nguyện thể hiện ý chí của mình bỏ phiếu tìm ra được những người có uy tín, xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành đất nước

Với tư cách là một biện pháp dân chủ thành lập ra bộ máy Nhà nước, cho nêncác cơ quan Nhà nước của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều trực tiếp, hoặcgián tiếp do nhân dân bầu ra Là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc trực tiếp bầu ra, cho nên Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao Quốc hội thay mặtnhân dân, giải quyết các công việc quan trọng nhất của đất nước, từ việc đặt ra Hiếnpháp và pháp luật cho đến việc thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác Hiến pháp năm 1992 cũng như của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đây đều xác định rõ chỉ có các cơ quan Nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra mới được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước

Với tầm quan trọng như vậy, cho nên ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh tiến hành các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Ngay từ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ chủ tịch đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc Tuyển cử và xây dựng Hiến pháp Người nói:

“Truớc ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ Tôi đề

Trang 10

nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân, trai, gái, từ 18 tuổi đều có quyền bầu cử, ứng củ, không phân biệt giàu nghèo, dòng giống”.

Về phương diện pháp luật, thì chế độ bầu cử còn được hiểu là một chế định quan trọng nằm trong hệ thống ngành luật Hiến pháp, bao gồm các quy định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến bầu cử, quyền ứng cử và các quy trình để tiến hành bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử, quá trình bầu cử còn được gọi là pháp luật tố tụng bầu cử (Trình tự bầu cử)

Dù chính phủ có thể cơ cấu tổ chức chặt chẽ đến đâu, hoạt động có hiệu quả đến đâu đi chăng nữa, mà các quan chức - những người đảm trách các chức năng quan trọng của nhà nước không do bầu cử mà ra, cũng là một chế độ phi dân chủ Chế độ đó chỉ là dân chủ khi các quan chức lãnh đạo chính phủ được bầu ra một cách tự do dân chủ bởi các công dân công khai và công bằng Cơ chế bầu cử các chế

độ chính trị có thể là khác nhau, nhưng những yếu tố cơ bản của chúng là giống nhau đối với tất cả các xã hội dân chủ, kể các dân chủ tư sản lẫn dân chủ xã hội chủ nghĩa: Tất cả các công dân đến tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử, các cá nhân được bảo vệ không bị tác động tiêu cực trong khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai vàtrung thực

1.2 Các nguyên tắc bầu cử

Với tính chất quan trọng của bầu cử như vậy, pháp luật bầu cử của chúng ta được xây dựng trên một số nguyên tắc nhất định Việc bầu cử đại biểu ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Cácnguyên tắc đó thống nhất với nhau, đảm bảo cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn Các nguyên tắc bầu cử còn quy định quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm những quy định về bầu cử Các nguyên tắc này có thể được pháp luật quy định bằng một quy phạm nhất định, hoặc bằng nhiều quy phạm trong các văn bản pháp luật bầu cử

Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu

Trang 11

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, người dân làm chủ trong việc bầu ra những người đại diện cho mình Vì vậy Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân đều có thể tham gia bầu cử Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong chế độ bầu cử của mỗi Nhà nước nói chung, trong đó có Việt Nam chúng ta Mức độ dân chủ của xã hội thể hiện chủ yếu hay về cơ bản thông qua nguyên tắc này Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử của nhà nước ta hoàn toàn đối nghịch với nguyên tắc hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của các nhà nước phản dân chủ trước đây của nhiều nhà nước tư sản phát triển.

Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình

Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử Bầu cử là công việc của mọi người, là sự kiện chính trị của xã hội, cuộc bầu cử được tiến hành đều khắp trong cả nước nếu đó là bầu cử Quốc hội, trong cả địa phương nếu đó là bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Nguyên tắc bầu cử phổ thông đầu phiếu là một nguyên tắc hiến định được điều 54 Hiến pháp ghi nhận và cụ thể hoá tại Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội

và đại biểu Hội đồng nhân dân:

“Công dân, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo qui định của pháp luật, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước các quyền đó".

Khác với các nhà nước tư bản, ở Nhà nước ta quân nhân trong quân đội vẫn

có quyền bầu cử và ứng cử Họ quan niệm rằng quân đội không được tham gia chính trị

Những người có quyền bầu cử được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập danh sách cử tri Việc lập danh sách cử tri có ý nghĩa quan trọng xác nhận về mặt pháp lý quyền bầu cử của công dân Về nguyên tắc chỉ những người có quyền

bỏ phiếu thì mới có thể là ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Trang 12

Danh sách cử tri phải được niêm yết ở nơi ở, nơi công tác để các cử tri kiểm tra xem xét quyền bầu cử của mình Trong trường hợp không có tên, hoặc sai tên saihọ cử tri có quyền khiếu nại lên chính cơ quan lập danh sách cử tri Khi nhận được khiếu nại của cử tri, Uỷ ban nhân dân, hoặc chỉ huy đơn vị quân đội nơi lập danh sách cử tri phải giải quyết Nếu cử tri không nhất trí với cách giải quyết của các cơ quan nêu trên, có quyền khiếu nại lên Toà án nhân dân huyện Trong thời hạn

5 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại Toà án phải giải quyết Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng

Về tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu, Hồ Chí Minh nói:“Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó vô cùng lớn Nhân dân

ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và

tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thực sự của mỗi công dân ta Vì vậy đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cử tri”.

Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc rất quan trọng trong suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử Hình thức biểu hiện của nguyên tắc rất đa dạng Nhưng trước hết ở chỗ mỗi một cử tri đều có

số lần bỏ phiếu như nhau Trong một cuộc bầu cử, mỗi một cử tri chỉ có một lá phiếu Đủ tiêu chuẩn theo quy định của luật bầu cử thì được lập danh sách cử tri Muốn cho cử tri chỉ có một lá phiếu trong một cuộc bầu cử thì mỗi một cử tri chỉ được ghi tên trong một danh sách của một cuộc bầu cử

Nguyên tắc bình đẳng bảo đảm để mọi công dân có khả năng như nhau trongviệc tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc bình đẳng nhằm đảm bảo sự khách quan trong bầu cử, không thiên vị

Nguyên tắc này thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân; quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau; mỗi cử tri được ghi tên vào danh sách ở một nơi cư trú, mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu

Trang 13

Để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, Nhà nước có các biện pháp bảo đảm để đồng bào dân tộc cũng như phụ nữ có số đại biểu thích đáng trong Quốc hội và thích đáng trong Hội đồng nhân dân các cấp.

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp

Nguyên tắc này đảm bảo để cử tri trực tiếp lựa chọn người đủ tín nhiệm vào

cơ quan quyền lực Nhà nước bằng lá phiếu của mình không qua khâu trung gian Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết đảm bảo tính khách quan của bầu cử

Không phải nước nào trên thế giới cũng bầu cử theo nguyên tắc trực tiếp Ở nhiều nước bầu cử được tiến hành gián tiếp qua nhiều cấp Thường ở các nước này

cử tri bầu ra đại cử tri, đại cử tri bầu ra người đại diện Những cuộc bầu cử này được gọi là những cuộc bầu cử gián tiếp

Trên cơ sở nguyên tắc bầu cử trực tiếp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân ở nước ta có một loạt quy định nhằm đảm bảo để cửtri trực tiếp thể hiện nguyện vọng của mình từ khâu đề cử, ứng cử đến khâu bỏ phiếu; Cử tri tự mình đi bầu, tự tay mình bỏ phiếu vào thùng phiếu; không được nhờngười khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư

Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do lựa chọn, để sự lựa chọn đó không

bị ảnh hưởng bởi những điều kiện và yếu tố bên ngoài Pháp luật quy định rõ việc

bố trí nơi viết phiếu phải kín, không có ai được đến xem lúc cử tri viết phiếu bầu

Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ Hoạt động này luôn luôn gắn liền với nguyên tắc công khai Tất cả mọi công đoạn của bầu cử phải diễn ra công khai, nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu phải diễn ra trong phòng kín, không có sự thamgia của bất cứ nhân vật nào, kể cả nhân viên phụ trách công việc bầu cử tại phòng

bỏ phiếu

1.3 Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân

Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luậthay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật Một nguyên tắc bắt nguồnmột cách logic từ ý tưởng cho rằng sự thật, cũng như luật, đều dựa trên nhữngnguyên tắc căn bản có thể được phát hiện ra nhưng không thể được tạo ra theo ước

Trang 14

muốn Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chínhquyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra

và phát hành rộng rãi Những luật đó được thông qua và thực thi theo đúng cácbước được gọi là thủ tục pháp lý Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự caitrị độc đoán dù cho đó là lãnh đạo chuyên quyền hay quần chúng lãnh đạo Chính vìvậy, pháp quyền chống lại cả chế độ độc tài lẫn tình trạng vô chính phủ SamuelRutherford là một trong những tác giả đương đại đưa ra nguyên tắc đó những nềntảng lý thuyết trong cuốn Lex, Rex (1644), và sau này là Montesquieu trongcuốn Tinh thần Pháp luật xuất bản năm 1748.Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lýhay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp,

từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền Nhà nước pháp quyền như vậy liên

hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phânchia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản Nhà nước pháp quyền là nhà nướcnơi những người được ủy giao trọng trách thông qua phiếu bầu phải có trách nhiệmvới những luật lệ mà họ ban ra Lý thuyết phân quyền của Montesquieu vốn là nềntảng cho phần lớn Nhà nước phương Tây hiện đại khẳng định sự phân chia 3 quyền(lập pháp, hành pháp và tư pháp) và những giới hạn của 3 thứ quyền lực này Ví dụtrong mô hình dân chủ nghị viện, quyền lập pháp (Nghị viện) hạn chế quyền lực củaphía hành pháp (Chính phủ): Như vậy chính phủ không thể tự do hành động theo sởthích của mình và phải luôn có được sự hậu thuẫn của Nghị viện, nơi thể hiện ý chí

và nguyện vọng của dân chúng Cũng như thế, tư pháp cho phép tạo ra sự đối trọngđối với một số quyết định của chính phủ Như vậy, Nhà nước pháp quyền đối lậpvới các thể chế quân chủ tuyệt đối với thứ quyền lực thần thánh (Trong các chế độtrước, hoàng đế có quyền lực tối thượng, giống như Louis 14 đã từng nói: Ta chính

là Nhà nước) và cũng đối lập với các thể chế độc tài, nơi chính quyền hành động bấtchấp các quyền căn bản Nhà nước pháp quyền cũng không đòi hỏi tất cả luật phápđều phải là luật thành văn Ví dụ như Hiến pháp Anh Quốc, dựa trên các tập quán làchủ yếu Trong trường hợp như thế, những người được giao phó quyền lực phải tuânthủ luật pháp thep tập quán với sự tôn trọng các quyền căn bản tương tự nhưtrong hệ thống luật thành văn Lý thuyết của Hans Kelsen: Nhà nước pháp quyền vàtrật tự các quy phạm Theo định nghĩa cổ xưa nhất thì Nhà nước pháp quyền là một

Trang 15

hệ thống thể chế nơi quyền lực công phục tùng pháp luật Vào đầu thế kỷ 20, nhàluật học người ÁoHans Kelsen đã định nghĩa lại khái niệm có nguồn gốc từ ngườiĐức này (Rechtsstaat) như là một Nhà nước trong đó các quy phạm pháp luật đượcsắp xếp có trật tự sao cho quyền lực phải chịu sự giới hạn Trong mô hình này, mỗiquy phạm có được hiệu lực từ sự tuân thủ các quy phạm cao hơn Sự tồn tại một trật

tự có thứ bậc các quy phạm tạo nên một trong những đảm bảo quan trọng bậc nhấtcủa Nhà nước pháp quyền Trong khuôn mẫu đó, thẩm quyền của các cơ quan Nhànước phải được xác định một cách rõ ràng và các quy phạm mà những cơ quan nàytạo ra chỉ có hiệu lực với điều kiện tuân thủ toàn bộ các quy phạm có hiệu lực caohơn Cao nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật là Hiến pháp

Ở Châu Âu đại lục và tư tưởng pháp lý, pháp quyền thường, nhưng không

phải luôn luôn, có liên hệ với Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền - Đức) Theo tư

tưởng những người châu Mỹ Anglo, pháp quyền có quan hệ mật thiết với tam quyềnphân lập, tính chắc chắn của pháp lý, nguyên tắc ước muốn hợp pháp và bình đẳngcủa mọi người trước pháp luật

Học thuyết phân quyền kể từ khi ra đời cho đến khi được Montesquieu nâng cấp lên trong thời kỳ Khai sáng, những năm đầu tiên của Cách mạng tư sản Pháp,

đã trở thành xương sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước khắp nơi trên thế giới Phân quyền như là một đòi hỏi của dân chủ, một nội dung chính của hiến pháp

Ở đâu không có phân quyền thì ở đó không có hiến pháp

Trong những năm của cơ chế tập trung, chúng ta không thừa nhận sự áp dụng học thuyết phân quyền Học thuyết phân quyền đối với chúng ta là rất xa lạ, hầu như không biết hoặc biết rất ít về học thuyết, cũng như sự áp dụng của học thuyết này trong tổ chức cơ cấu của nhà nước tư sản Lập luận này được củng cố bằng nhận định: xã hội tư bản được tổ chức dựa trên các giai tầng, giai cấp có những quyền và lợi ích không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn với nhau…Việc hiểu và nhận thức như vậy là quá đơn giản Trong một xã hội dân chủ, lẽ đương nhiên không thể có sự thống nhất một cách giản đơn mọi quyền và lợi ích mọi nhóm người, mọi giai tầng khác nhau Việc thực hiện tốt các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp đã tạo nên sự thống nhất quyền lực nhà nước Sự thống nhất này nằm ngay trong sự phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp theo quy định

Trang 16

của hiến pháp Nhu cầu của sự phân chia, theo J Locke và Montesquieu đều xuất phát từ sự tập trung trở thành chuyên chế độc tài của chế độ chính trị phong kiến Theo đúng tinh thần của học thuyết, quyền lực của mọi nhà nước đều được phân chia thành 3 quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Sự khởi đầu của quyền tư pháp với chức năng duy trì cho đến ngày nay gắn với sự ra đời của tư tưởng phân quyền [10,tr18] Trong chế độ dân chủ tư sản, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân lập các quyền Đây chính là

sự kế thừa tư tưởng phân quyền cổ đại và phát triển thành học thuyết “phân chia quyền lực” của các học giả tư sản trong thời kỳ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII Cộinguồn tư tưởng của lý thuyết phân quyền mới cần phải nói đến sự khai sáng của nhàtriết học người Anh John Locke (1632-1704) và nhà triết học người Pháp Charles deMontesquieu (1689-1755) Montesquieu chia quyền lực nhà nước thành ba nhóm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và các quyền này phải độc lập

và kiềm chế lẫn nhau Trong nhiều nhà nước tư sản, quyền lực nhà nước được phân chia thành ba lĩnh vực: quyền lực lập pháp (Legislative- quyền làm luật), quyền lực hành pháp (Exekutive- quyền thực thi pháp luật) và quyền lực tư pháp (Judikative- quyền tài phán) [3] Bản chất của phân quyền là lấy quyền lực để hạn chế quyền lực Mục đích của phân quyền là để các thiết chế nhà nước kiểm soát lẫn nhau và cùng với đó ngăn cản sự tập trung quyền lực trong tay một người hay một tổ chức Phân quyền nhằm chống lại quyền lực độc đoán, tùy tiện trong bộ máy nhà nước màthực chất là để chế ngự lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi của những phe cánh khác nhaucủa giai cấp tư sản trong bộ máy nhà nước [9]

Các học giả theo Chủ nghĩa Mác-Lênin phê phán học thuyết phân quyền của

tư sản và cho rằng sự phân quyền chỉ có trong xã hội có sự tranh giành quyền lực, toà án độc lập chỉ là giả dối và toàn bộ quyền lực tập trung vào cơ quan hành pháp Quyền tư pháp cũng như quyền lập pháp và quyền hành pháp chỉ phục vụ cho giai cấp tư sản Lý thuyết phân quyền của Montesquieu được xây dựng chỉ mới dựa trên

mô hình của nhà nước Anh Cho đến nay nhiều nước ở Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông tuy áp dụng mô hình này nhưng trên thực tế không ngăn chặn được sự tham nhũng, sự can thiệp của các nhánh quyền lực đối với nhau Thực tế tổ chức quyền lực trên thế giới cho thấy quyền lập pháp và quyền hành pháp vẫn có những vị thế

Ngày đăng: 18/09/2019, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w