1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẬN DỤNG VÀ XỬ LÍ PHẾ PHỤ LIỆU TRONG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT MÌ TỪ KHOAI MÌ

22 432 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 631,82 KB

Nội dung

SX BỘT MÌ TỪ KHOAI MÌ

Trang 1

BỘ CÔNNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM



Nhóm: 11

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH, 2017

BẢNG THÔNG TIN THÀNH VIÊN

Nguyễn Tuyết Nhi

Nguyễn Thành Trung 14052001 - Tổng quan phế phụ liệu (mục 1) - Tận dụng thân cây sắn (mục 5.2)

Nguyễn Thị Lệ Trinh 14071811

- Xu hướng tận dụng phế phụ liệu (mục 2)

- Tận dụng lá sắn (mục 5.4)

Trang 3

1 TỔNG QUAN VỀ PHẾ PHỤ LIỆU TRONG NGÀNH SẢN XUẤT TINH BỘT

TỪ KHOAI MÌ (SẮN)

Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thực phẩm có những bước phát triểnrất nhanh đem lại những giá trị to lớn về mặt kinh tế cho đất nước Nhu cầu về tinh bộtcho thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế ngày càng tăng đã trở thành độnglực cho ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn

Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, TháiLan, Indonesia, Brazil…Củ sắn chứa nhiều tinh bột, hiện nay tại các nước trồng sắn trênthế giới phần lớn sắn được sử dụng để làm thức ăn cho người và gia súc Một lượng nhỏđược sử dụng trong các ngành công nghiệp chế biến.Trong chiến lược toàn cầu cây sắnđang được tôn vinh là một trong những cây lương thực dễ dàng thích hợp với những vùngđất cằn cỗi nghiệp khác Ở nước ta cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ câylương thực truyền thống sang cây công nghiệp, sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắntạo ra những cơ hội cho ngành chế biến tinh bột

Việt Nam là nước xuất khẩu tinh bột sắn thứ 3 trên thế giới, sau Indonesia và TháiLan Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc và Đài Loan Cùng vớidiện tích trồng sắn được mở rộng, sản lượng cũng như năng suất tinh bột sắn được sảnxuất cũng tăng theo thời gian

Tuy nhiên, song song với sự phát triển thì ngành chế biến tinh bột sắn phải đối mặtvới sự môi trường phát sinh từ quá trình chế biến Trong khi các biện pháp xử lí chất thảirắn hiện tại trong ngành chế biến tinh bột sắn chưa thực sự phù hợp nên vẫn gây ảnhhưởng tới môi trường Do đó, những phương pháp xử lí phù hợp và thân thiện với môitrường được quan tâm nghiên cứu

Vấn đề đặt ra là hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lí rác thải hiệu quả, và khônggây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các thành phẩm có giá trị kinh tế Nhiều nghiên cứucho thấy rằng các phụ phẩm này mang nhiều giá trị dinh dưỡng vẫn có thể tiếp tục tái chế

để phục vụ các ngành khác như làm thức ăn gia súc, làm môi trường nuôi cấy một số nấmmen, làm phân bón

2 XU HƯỚNG TẬN DỤNG PHẾ PHỤ LIỆU NÔNG NGHIỆP

Theo dự báo của Phòng Sử dụng đất và phân bón - Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT,hiện nay, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ của Việt Nam rất cao, khoảng 13 triệutấn/năm, trong khi công suất sản xuất của các nhà máy rất thấp, chỉ khoảng 500 nghìntấn/năm

“Hiện có khoảng 150 công ty chuyên sản xuất phân hữu cơ, nhưng chỉ có một số ítcông ty sản xuất với số lượng lớn như Công ty CP Sông Gianh, Công ty CP Quế Lâm,Công ty Thiên Sinh…, còn lại đa số là các công ty nhỏ với công suất chỉ từ 500-2.000tấn/năm”, ông Cao Việt Hưng, chuyên viên Phòng Sử dụng đất và phân bón cho biết

Cũng theo ông Hưng, trong tổng số 21 danh mục phân bón đã được BộNN&PTNT ban hành thì tổng số phân bón hữu cơ là trên 1.500 loại, trong đó phân hữu

cơ thông thường là 80 loại, phân hữu cơ sinh học là 465 loại, phân hữu cơ khoáng là 621

Trang 4

loại và phân hữu cơ vi sinh là 417 loại Mặc dù nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ ngàycàng cao nhưng hiện nay, có một thực tế là nguồn than bùn, nguyên liệu sản xuất chủ yếulại đang bị suy giảm cả về chất lượng lẫn trữ lượng Nguồn than bùn của Việt Nam hiệnnay chủ yếu có hàm lượng chất hữu cơ chỉ từ 12-15%, trong khi tiêu chuẩn do BộNN&PTNT đưa ra cho phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh ngày càng cao nên việcsản xuất phân bón hữu cơ gặp nhiều khó khăn Nếu không bổ sung được nguồn hữu cơkhác thì việc vi phạm chất lượng về chỉ tiêu hữu cơ sẽ trở nên phổ biến.

Ông Hưng cho biết, kết quả kiểm tra chất lượng phân bón của Bộ NN&PTNTnhững năm gần đây cho thấy, riêng chỉ tiêu hữu cơ các mẫu bị phát hiện không đủ chấtlượng chiếm tới 25-35%

Do đó, việc khai thác nguồn nguyên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp được coi làmột hướng quan trọng, vừa mang lại nguồn phân bón, vừa góp phần giảm khí thải do việcđốt rơm rạ gây nên

Ước tính, để sản xuất 13 triệu tấn phân hữu cơ có chứa từ 15-22% chất hữu cơ sẽcần từ 2-3 triệu tấn hữu cơ dạng nguyên chất Theo số liệu năm 2011, mỗi năm Việt Namsản xuất khoảng 42 triệu tấn lúa, 4,6 triệu tấn ngô, 10 triệu tấn sắn, 1,1 triệu tấn cà phê…Như vậy, bình quân mỗi năm chúng ta có thể khai thác được khoảng 50 triệu tấn phế phụphẩm từ những cây trồng chủ lực này Nếu được xử lý theo đúng các quy định và quytrình thì việc sản xuất 13 triệu tấn phân hữu cơ là hoàn toàn khả thi

Đối với một dạng phế phẩm khác từ chăn nuôi, thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Hoa,chuyên viên Phòng Môi trường chăn nuôi - Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT nhận định:Hiện nay, phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi tương đương 11,15 triệu tấn CO2 mỗinăm, chiếm khoảng 17,2% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Do đó,việc sử dụng phụ phẩm từ khí sinh học (KSH) để sản xuất phân hữu cơ cũng là mộthướng đi đúng đắn

Theo đó, phụ phẩm từ KSH gồm 3 phần là nước xả, bã cặn và váng đều có chứanhiều chất dinh dưỡng dễ hòa tan và nhiều nguyên tố vi lượng có ích cho cây trồng nhưđồng, kẽm, sắt, magiê Nếu quy đổi thì 1 tấn nước xả tương đương với khoảng 0,8-1,7 kgurê, 0,5-1,5 kg super lân và 0,5-0,9 kg phân kali Đồng thời, nước xả là loại phân bón cótác dụng nhanh, chứa nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên cây trồng dễ hấp thukhi tưới, trong khi bã cặn gồm các hợp chất hữu cơ và các chất hấp thu nhiều yếu tố dinhdưỡng có hiệu quả cho cây trồng

Theo bà Hoa, đến nay, các phụ phẩm KSH đã có nhiều ứng dụng trong sản xuấtnông nghiệp như dùng làm phân bón cho cây trồng, nuôi trồng nấm, xử lý hạt giống.Riêng đối với việc cải tạo đất, phụ phẩm KSH giúp cải thiện khả năng canh tác của đất,cải thiện cấu trúc và tính chất lý học của đất, làm đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ,thấm nước, làm giảm sự xói mòn do gió và nước

Trang 5

Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, khi sử dụng 60m 3nước xả hòa với nước lã theo tỷ lệ 1/1 để bón bổ sung cho 1 ha bắp cải đã làm cho năngsuất bắp cải tăng 24% so với lô đất cùng diện tích chỉ bón bằng phân NPK Sau một vụgieo trồng, với mỗi hecta, người dân tiết kiệm được trên 60 kg đạm urê, 65 kg supe lân…Ngoài ra, việc sử dụng nước xả để tưới đã giúp giảm 50% số lần phun thuốc trừ sâu cắn

lá cho một vụ

Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ phẩm KSH để nuôi cá, theo bà Hoa cũng là mộthướng đi thích hợp để giảm phát khí nhà kính, vì phụ phẩm KSH là một loại phân sạch,qua quá trình lên men sinh học, các mầm bệnh đã bị tiêu diệt Do đó, việc sử dụng phụphẩm KSH làm phân bón cho cá đã góp phần làm giảm các loại bệnh cho cá và cũng làcách hữu hiệu để giảm phát khí CO2 ra môi trường

Theo dự báo của các chuyên gia, khí thải của ngành nông nghiệp tiếp tục tăng lên,đặc biệt là khí thải từ hoạt động chăn nuôi sẽ vượt qua lượng khí thải từ đất nông nghiệptrong giai đoạn 2020-2030 tới và sẽ chiếm khoảng 30% lượng khí nhà kính phát thảitrong nông nghiệp nói chung Do đó, theo bà Hoa, trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩynhanh tiến độ quy hoạch các vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môitrường, các cơ quan chức năng cần triển khai nhanh việc áp dụng quy trình chăn nuôi tốt

và chăn nuôi sản xuất các bon thấp thông qua đẩy mạnh chương trình KSH cho ngànhchăn nuôi để không chỉ giảm phát khí thải mà còn tận dụng phụ phẩm KSH, đem lại giátrị và lợi ích kinh tế cao hơn trong sản xuất nông nghiệp

Trước đây các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân lá ngô sau thu hoạchthường được bà con nông dân tận dụng làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho câytrồng hoặc làm chất đốt Trong những năm gần đây, do đời sống kinh tế khá hơn nênnhững chất thải nông nghiệp ít được sử dụng lại, mà nông dân vứt bừa bãi hoặc đốt bỏngay trên đồng ruộng, đường làng, ngõ xóm Hiện thế giới cũng đang quan tâm nhiều đếnkhả năng ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý môi trường và tái tạo rác phế thải từnông nghiệp thành những sản phẩm sạch, vừa hiệu quả lại vừa an toàn Một số nước nhưThái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển rất mạnh công nghệ và cácngành công nghiệp ăn theo công nghệ chế biến phế, phụ phẩm nông sản Ví dụ sản phẩmcám gạo có giá trị tăng cao hơn từ 100 - 300% khi được chế biến thành thức ăn chănnuôi, xà phòng, mỹ phẩm hoặc dược phẩm, rơm được chế biến thành viên làm thức ăn giasúc, làm chất độn chuồng trong chăn nuôi hay xuất khẩu Tại các nước này, rơm còn đượcchế biến Ethanol hay nhiên liệu sinh học (Bio diesel), chế biến plastic sinh học để sảnxuất các loại bao bì, cốc chứa đựng sinh học thân thiện với môi trường, làm chất đốt, chếbiến xà phòng, dầu ăn, mỹ phẩm,…

Tại Mỹ, rơm được tái chế thành một loại vật liệu đặc biệt là những kiện rơm Theo Hiệp hội xây dựng California, rơm được phơi khô có thể tồn tại hàng ngàn năm Kiện rơm có tác dụng cách nhiệt tốt như vữa trát tường và tường thạch cao Các kiện rơmthường có trọng lượng 23 - 41 kg, mỗi ngôi nhà có diện tích gần 200 m2 cần khoảng hơn

Trang 6

300 kiện rơm để xây dựng Những bức tường bằng rơm có thể chịu được sức gió trên 193km/h, luồng nước trọng lượng hơn 4 tấn và nhiệt độ khắc nghiệp từ -20 độ C đến 50 độ

C Rơm chống cháy gấp 2-3 lần so với tường truyền thống.Tại Đại học Công nghiệp TP.HCM, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công công nghệ khí hóa từ phụ phẩm nông nghiệp (trọng tâm từ trấu thải) để sử dụng làm năng lượng nhiệt, năng lượng điện Giá bán hiện nay của hệ thống là 1 tỉ 50 triệu, tỉ lệ nội địa hóa 85 – 90%, rẻ hơn gần một nửa so với sản phẩm nhập ngoại với hiệu suất gần tương đương Sản phẩm đã được ứng dụng tại Xí nghiệp Xay xát và Chế biến lương thực số 1, Công ty Lương thực Tiền

Giang Theo tính toán, hệ thống dùng điện trấu sẽ tiết kiệm cho hệ thống dùng điện lưới quốc gia 331,864 đồng/ngày nếu số lượng trấu là 300kg/ngày (giá 330đồng/kg) và độ ẩm trấu là 15.5%

Tại Hà Nội, nhằm tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ phục vụ một số cây trồng ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Sông Cửu Long do Viện Thổ nhưỡng nông hóa phối hợp thực hiện được triển khai tại huyện Mỹ Đức Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ trên cơ cấu sản xuất lúa mùa và đậu tương với quy mô 60 hộ dântham gia, thời gian triển khai từ tháng 8 đến tháng 12/2014, chủ yếu hỗ trợ giống vật tư

và kinh phí triển khai cho các hộ tham gia, kinh phí hỗ trợ hơn 148 triệu đồng Kết quả cho thấy năng suất cao hơn so với trồng đậu không xử lý từ 17-20kg/sào Gốc rạ được phân hủy nhanh sau 50 ngày, đạt 70%; giảm số lần bón phân và thuốc bảo vệ thực vật từ 1-2 lần/vụ Mô hình sinh trưởng phát triển tốt hạn chế sâu bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao độ phì nhiêu của đất

Tại Lào Cai, để thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, ngành đã tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu, thí điểm và phổ biến công nghệ

xử lý, tái sử dụng phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp để tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas, than sinh học, phân bón hữu cơ Thông qua

đó nhằm hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế phụ phẩm nông nghiệp, nângcao giá trị sản xuất và giảm phát thải ô nhiễm Điển hình như: Dự án “Hỗ trợ nông nghiệpcác-bon thấp” đã lắp đặt được 487 hầm bể biogas; “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tỉnh Lào Cai” đã hỗ trợ xây dựng và đưa vào vận hành có hiệu quả 214 công trình khí sinh học trên địa bàn 8/9 huyện, thành phố Các bể biogas được nhân dân đánh giá cao, giúp cho người nông dân nông thôn giải quyết chất thải hữu cơ, tạo nguồn năng lượng sạch, chống ô nhiễm môi trường Việc áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp các-bon thấp còn cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Tái sử dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp qua thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, qua đó góp phần hướng tới một nền kinh

tế xanh và bền vững

3 GIỚI THIỆU VỀ CÂY SẮN

Cây sắn (khoai mì) – Manihot esculenta Crantz – tiếng Anh là Cassava hay còngọi là Tapioca hoặc Manioc, là một trong số những loại cây có củ mọc ở hơn 80 quốc gia

có khí hậu nhiệt đới ẩm trên thế giới

Trang 7

Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Châu Mỹ Latinh (Crantz, 1976) vàđược chồng cách đây 5000 năm (CIAT,1993).

Cây sắn là một loài cây sinh trưởng lâu năm, cây có chiều cao từ 1-3m, thân có balõi đơn hay phân nhánh, các lá có thùy sâu, dạng chân vịt Củ sắn nở to do các tế bào tinhbột lắng đọng tạo thành

Củ sắn có kích thước trung bình, dài 25-38 cm Tùy theo giống, điều kiện đất đai

và thời gian thu hoạch mà củ sắn có thể có kích thước lớn hơn hay nhỏ hơn trị số trungbình Cấu tạo củ sắn gồm 4 phần chính: vỏ gỗ, vỏ thịt (còn gọi là vỏ cùi), thịt sắn và lõisắn

Trang 8

11%, chất khoáng 6.7%, xanhthophylles 350 ppm Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủcác acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.

Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN)đáng kể Các giống sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi Cácgiống sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi Liều gâyđộc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kgthể trọng Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thờigian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủchua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN

4 Ý TƯỞNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TỪ PHẾ PHỤ LIỆU

Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thựcthực phẩm Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắnnghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bộtngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạchnha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền,bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thựcphẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm Thân sắn dùng đểlàm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô Lá sắn ngọt làloại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm Lá sắn đắng ủ chua hoặcphơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v…Bã sắn được dùng đểsản xuất thức ăn gia súc, tạo chất dính cho sản xuất diêm, dùng trong phân bón, sản xuấtetanol sinh học, acid citric,…Ngoài ra dưa muối làm từ ngọn và lá non của sắn rất phổbiến tại một số vùng miền trung du Bắc Bộ Việt Nam (như Phú Thọ, Hà Tây), thườngđược sử dụng để xào, nấu canh với tôm, tép

5 CÁC PHẾ PHỤ LIỆU TRONG SẢN XUẤT TINH BỘT TỪ KHOAI MÌ (SẮN) 5.1 Bã sắn

Hiện nay ở Việt Nam có trên 60 nhà máy tinh bột sắn với tổng công suất khoảng

38 triệu tấn củ tươi/năm Theo ước tính một nhà máy chế biến tinh bột sắn có công suất

30 – 100 tấn/ngày sẽ sản xuất được 7,5 – 25 tấn tinh bột, kèm theo đó là 12 – 48 tấn bã bao gồm hai loại:

- Loại thứ nhất là bã thải do quá trình rửa và bóc vỏ gỗ chiếm tỉ trọng ít và thành phần chủ yếu là xenluloza, hemixenluloza và cát, sạn

- Loại này thường được chôn lấp hợp vệ sinh hoặc dùng làm phân bón Loại thứ hai là phần bã còn lại sau khi tách tinh bột sắn được gọi là bã sắn

Hiện nay, bã sắn tại các nhà máy sản xuất tinh bột sắn được bán ra với giá rất rẻ khoảng 200 đồng/kg bã tươi và 800 – 1000 đồng/kg bã khô Với giá thành như vậy thì việc sử dụng bã sắn để sản xuất các sản phẩm khác là hoàn toàn thuận lợi, vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa tăng thêm giá trị sử dụng và kinh tế cho bã sắn

Ở Việt Nam bã sắn chủ yếu được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm sau:

- Thức ăn cho động vật nhai lại

- Sản xuất thức ăn chăn nuôi có giá trị cao từ bã sắn

- Sản xuất cồn sinh học

5.1.1 Thành phần hóa học trong bã sắn

Trang 9

xử lí bã sắn giúp làm tăng giá trị cho bã sắn, tạo được sản phẩm phụ có ích, đồng thờigiảm thiểu được tối đa ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Hình 5: Bài báo về ảnh hưởng của bã sắn đến môi trường

5.1.2 Bã sắn làm thức ăn gia súc

Bã sắn là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột từ sắn từ củ sắn Sử dụng bã lànguồn cung cấp chất béo và phần tinh bột còn lại trong bã Đây là nguồn cung cấp chấtdinh dưỡng như protein, chất đạm, tinh bột, đường Bã sắn có thể dự trữ được khá lâu domột phần tinh bột trong bã sắn bị lên men và tạo ra pH= 4-5 Bã sắn tươi có vị hơi chua,gia súc nhai lại thích ăn Mỗi ngày có thể cho mỗi con bò ăn khoảng 10-15kg bã sắn tươi

Ta cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp

5.1.2.1 Phát triển bã sắn thành thức ăn gia súc

Trang 10

Từ bã khoai mì mà ngay cả động vật cũng chê, các chuyên gia thuộc Viện Sinhhọc Nhiệt đới đã tạo ra hai loại thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi, kể cảthuỷ sản.

Kỹ sư Lê Thị Bích Phượng và các cộng sự đã sản xuất thành công hai loại sảnphẩm lên men từ bã khoai mì sống: ProBio-S và Bio-E

Bio-E là chế phẩm dạng bột khô, được tạo ra bằng cách cấy chủng nấm mốc hữuích A.Niger lên bã khoai mì với tỷ lệ 2g mốc/kg bã Chủng nấm mốc này do chính cácchuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới tạo ra trước đó Tiếp đến, bã được ủ trong cáckhay nhôm 20 tiếng, sau đó được phơi khô, sấy và đóng bao ProBio-S và Bio-E đượctrưng bày tại Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam Những sản phẩm này được sản xuất trênquy mô nhỏ tại Viện Sinh học Nhiệt đới

Do cả hai chế phẩm trên đều có mùi thơm thơm, đặc trưng cho quá trình lên men,nên rất hấp dẫn vật nuôi Kết quả thử nghiệm sơ bộ trên 15-20 con lợn 1 tháng tuổi chothấy sau ba tháng được ăn hai chế phẩm trên, lợn tăng trọng nhanh hơn 1,1-1,3kg so vớinhững con đối chứng (chỉ ăn thức ăn bình thường)

So với mức 200đồng/kg bã tươi và 800-1.000 đồng/kg bã khô thì việc sản xuất hailoại chế phẩm trên vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa tăng giá trị cho

bã khoai mì, tăng thêm thu nhập cho công nhân, các chủ nhà máy sản xuất tinh bột khoai

Theo kỹ sư Phượng, quá trình lên men nói trên tạo ra ba loại enzyme(glucoamylase, cellulase và α amylase) trong sản phẩm, có vai trò kích thích tiêu hoá Cụthể là khi được trộn với các thức ăn chính thì enzyme này sẽ làm cho thức ăn chuyển hoátốt hơn, dễ tiêu, giảm tiêu tốn thức ăn, do vậy làm vật nuôi tăng trọng nhanh Ngoài ra,thành phần đạm trong chế phẩm đạt 9-10%, so với 0,2% trong bã khoai mì ban đầu Giáthành của Bio-E là 10.000-12.000 đồng/kg

Còn ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vàonhững bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích nhưBacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp với tỷ lệ 1lít EM-S/25kg bã (1ml chứa

1010 tế bào vi sinh vật hữu ích) Ba ngày ủ làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh

Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng

hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại.Nhờ thế mà vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn.Giá thành của ProBio-S là 5.000-6.000 đồng/kg

5.1.2.2 Quy trình sản xuất thức ăn gia súc từ bã sắn

Vi sinh vật

Phụ gia

Bã sắn

Nghiền Phơi sấy ở 50 o C Lên men 1 ngày

Trang 11

đó, etanol đang được cho là phù hợp hơn cả, nhiên liệu này có thể làm giảm lượng khíphát thải của xăng và là phụ gia để tăng trị số octan, loại trị số có khả năng gây kích nổ Ethanol là một trong số các sản phẩm lên men phổ biến nhất ở vi sinh vật Vi sinh vật sảnsinh ethanol chủ yếu là nấm men, đặc biệt là các chủng thuộc loài Saccharomycescerevisiae Giống như đa số nấm, nấm men là những cơ thể hô hấp hiếu khí, nhưng khi

Chế phẩm BI-O giàu enzym

Vi sinh vật Bã sắn Phụ gia

Lên men 2-3 ngày

Phơi sấy Chế phẩm BI-P

độ ẩm 60%

Chế phẩm BI-P độ ẩm 12%

Ngày đăng: 17/09/2019, 07:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w