1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THEO DÕI,CHĂM SÓC SẢN PHỤ,TRẺ SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ VÀ NHỮNG NGÀY SAU ĐẺ

39 363 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 147,83 KB

Nội dung

Các cơn đau này biểu hiện ở người con rạ nhiều hơn ở người con so. + Tử cung co hồi: Sau khi đẻ đáy tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13 cm, mỗi ngày co hồi được khoảng 1cm, riêng ngày đầu

Trang 1

THEO DÕI,CHĂM SÓC SẢN PHỤ,TRẺ SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ VÀ NHỮNG NGÀY SAU ĐẺ

Trang 2

những hiện tượng giải phẫu và sinh lý sau đẻ

1 Thay đổi ở tử cung

1.1 Thân tử cung

 Trọng lượng tử cung ngay sau đẻ nặng khoảng 1.000 gram sau đó giảm dần đến cuối thời kỳ hậu sản sẽ trở về trọng lượng bình thường như khi chưa có thai (50- 60 g).

 Trên lâm sàng người ta nhận thấy có 3 hiện tượng:

 + Tử cung co rút: sau khi đẻ, tử cung co rút lại trong vài giờ tạo thành một khối

chắc, gọi là cầu an toàn, lúc này đáy tử cung ở ngay dưới rốn

Trang 3

 + Tử cung co bóp: biểu hiện bởi đau bụng, ra máu và sản dịch chảy ra ngoài Các cơn đau này biểu hiện ở người con rạ nhiều hơn ở người con so.

 + Tử cung co hồi: Sau khi đẻ đáy tử cung ở trên khớp vệ khoảng 13 cm, mỗi ngày co hồi được khoảng 1cm, riêng ngày đầu có thể co hồi được nhanh hơn có thể được khoảng 2 đến 3 cm Sau 2 tuần lễ sẽ không sờ thấy được tử cung ở trên khớp vệ nữa

1.2 Phần dưới tử cung

 - Đoạn dưới ngắn lại và thành eo tử cung vào ngày thứ 5 sau đẻ

 - Cổ tử cung ngắn và nhỏ lại: lỗ trong đóng vào ngày thứ 5 đến thứ 8, lỗ ngoài đóng vào ngày thứ

12 hoặc hé mở, có khi thấy lộ tuyến

Trang 4

1.3 Nội mạc tử cung

 Sẽ trải qua hai giai đoạn để trở lại chức phận của niêm mạc tử cung bình thường.

 - Giai đoạn thoái triển: xảy ra trong 14 ngày đầu sau đẻ Lớp bề mặt bị hoại tử và thoát ra ngoài cùng với sản dịch, lớp đáy gồm đáy tuyến vẫn còn nguyên vẹn và là nguồn gốc của niêm mạc tử cung mới

 - Giai đoạn phát triển: dưới ảnh hưởng của estrogen và progesteron sau 3-6 tuần, niêm mạc tử cung được phục hồi hoàn toàn và sẽ thực hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên nếu không cho con bú

Trang 5

2 Thay đổi ở âm đạo, âm hộ và phần phụ

 - Âm hộ, âm đạo bị giãn căng trong khi đẻ cũng co dần và trở về kích thước bình thường vào ngày thứ 15

 - Phần phụ trở lại bình thường trong hố chậu

 - Tầng sinh môn: các cơ nông và sâu lấy lại trương lực tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các vấn đề liên quan đến diễn biến của cuộc chuyển dạ, can thiệp (có cắt tầng sinh môn hay không) và yếu tố cá nhân (yếu tố dinh dưỡng, di truyền) và thể dục sau đẻ

Trang 6

3 Thay đổi ở vú

 Vài ngày sau đẻ:

 - Vú phát triển nhanh, căng to.

 - Núm vú to và dài ra, tĩnh mạch vú nổi rõ

 - Tuyến sữa phát triển to lên có khi lan tới tận nách

 - Có hiện tượng tiết sữa, thường xảy ra sau đẻ 2 - 3 ngày Cơ chế của hiện tượng xuống sữa là do nồng độ estrogen tụt xuống đột ngột sau đẻ, Prolactin được giải phóng và tác dụng lên tuyến sữa gây ra sự tiết sữa Sự tiết sữa được duy trì bởi động tác bú

Trang 7

.4 Sản dịch

 - Là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ đầu của thời kỳ hậu sản

 - Cấu tạo: là những mảnh vụn của màng rụng, máu cục và máu loãng các tế bào và dịch tiết ra từ

âm đạo

 - Tính chất: vô trùng, mùi tanh nồng, pH kiềm, 2 - 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ tươi về sau đỏ sẫm,

từ ngày 4 - 8 sản dịch loãng hơn lẫn nhầy lờ lờ máu cá, từ ngày 8 - 12 sản dịch chỉ là chất nhầy, trong

 - Số lượng: Ngày thứ 1 và 2 ra nhiều, sau 2 tuần lễ sẽ hết hẳn Ở những phụ nữ không cho con bú,

ba tuần sau sinh có thể thấy kinh non do niêm mạc tử cung đã phục hồi

Trang 8

MỤC ĐÍCH CÁC CHĂM SÓC THỜI KỲ SAU ĐẺ:

 - giúp phục hồi sức khỏe cho bà mẹ nhanh chóng.

 - làm tử cung co chắc hơn,giảm mất máu.

 - giảm các biến động không có lợi cho bà mẹ(rét run,bí đái…)

 - giúp xuống sữa nhanh hơn,gây tăng tiết oxytocin nội sinh,làm tử cung co tốt hơn,tăng tình cảm

mẹ con

 - giảm nguy cơ các tai biến trong thời kỳ sau đẻ(chảy máu,nhiễm khuẩn…)

 -chuẩn bị cho người mẹ một cách tốt nhất cho việc chăm sóc cho bản thân và đứa trẻ sau này.

 - nếu phát hiện các bất thường,thông báo ngay cho bác sỹ

Trang 9

CÁC BIẾN CỐ DỄ GẶP TRONG THỜI KỲ SAU ĐẺ:

Trang 10

2 Những ngày sau đẻ:

 - Thiếu máu:do mất máu,ăn uống kém,nhiễm khuẩn…

 - Nhiễm khuẩn: ở tầng sinh môn,âm đạo,chỗ khâu các vết cắt hoặc rách của bộ phận sinh dục,nhiễm khuẩn ở tử cung,phần phụ…

 - Sót rau:gây chảy máu,nhiễm khuẩn.

 - Các bệnh lý tại vú.

 - Cách can thiệp: theo dõi sát,phát hiện những bất thường,thông báo cho bác sỹ

Trang 11

I CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU ĐẺ

1 Ngày thứ nhất

 Phải theo dõi sát sản phụ:nguy cơ lớn nhất ngày đầu sau đẻ là chảy máu.

1.1 Trong hai giờ đầu sau đẻ

 - Sản phụ phải được nằm theo dõi tại phòng đẻ.

 - Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng, xoa đáy tử cung qua thành bụng để theo dõi khối an toàn tử cung, đánh giá trình trạng chảy máu âm đạo, 15 phút/lần trong giờ đầu và 30 phút/ lần trong giờ thứ hai sau đẻ

Trang 12

1.2 Giờ thứ ba đến giờ thứ sáu

 Theo dõi tích cực hai giờ đầu, nếu bình thường tiếp tục theo dõi từ giờ thứ ba đến giờ thứ 6 như sau:

 - Đưa bà mẹ về phòng, cho mẹ nằm cùng phòng với con

 - Đóng băng vệ sinh, theo dõi các yếu tố ở trên 1 giờ/lần.

 - Giúp người mẹ ăn uống, ngủ đủ.

 - Giúp và khuyến khích mẹ cho trẻ bú sớm.

 - Vận động nhẹ sau 6 giờ.

 - Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn.

Trang 13

 - Yêu cầu bà mẹ và người nhà gọi ngay nhân viên y tế khi sản phụ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt hoặc có bất cứ một vấn

đề gì khác.

1.3 Giờ thứ bảy đến hết ngày đầu

 Theo dõi thể trạng, sự co hồi tử cung, băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất), Tình trạng vết may tầng sinh môn hoặc các vết rách xuất hiện trong trường hợp không cắt tầng sinh môn.

Trang 14

2 Những ngày sau:

 Chủ yếu là phát hiện sớm nhiễm trùng

 - Chăm sóc tinh thần, nhất là những cuộc đẻ không theo ý muốn.

 - Bảo đảm điều kiện vệ sinh tốt cho sản phụ (buồng sạch, thoáng, cách ly buồng nhiễm khuẩn).

 - Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, ngày 2 lần.

 - Theo dõi sự co hồi tử cung và sản dịch.

Trang 15

 - Làm thuốc ngoài ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý, hoặc bằng các

Trang 16

 - Ăn uống đủ chất bổ, thức ăn nhiều chất xơ, bổ sung thêm chất sắt, tránh các chất kích thích Không nên kiêng khem quá mức Sau đẻ ngày thứ 2

có thể tắm nước ấm, không nên ngâm mình trong bồn nước.

 - Tránh lao động nặng trong 2 tháng đầu

 - Không nên giao hợp trong thời gian hậu sản vì dễ gây nhiễm khuẩn

Trang 17

 - Có thể dùng các biện pháp sau để tránh thai sau sinh:

 + Bao cao su

 + Dụng cụ tử cung có thể đặt sau 3 tháng

 + Thuốc tránh thai Progestatif liều thấp (Exluton)

 + Thuốc diệt tinh trùng tại chỗ

 + Triệt sản (nếu đủ con)

 - Hẹn khám lại tại trạm y tế xã vào tuần thứ 6 sau đẻ

Trang 18

THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

1 ĐẠI CƯƠNG

 Giai đoạn sơ sinh: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 28 sau sinh

 - Giai đoạn sơ sinh sớm: ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh

 - Giai đoạn sơ sinh muộn: từ ngày thứ 8 đến ngày 28 sau sinh

 Sau khi sinh, trẻ có những biến đổi về chức năng các cơ quan trong cơ thể để thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung Để cho giai đoạn chuyển tiếp này được điều hòa cần phải có:

 - Hô hấp hiệu quả

 - Hệ tuần hoàn phải thích nghi

 - Thận chịu trách nhiệm điều hòa môi trường nội môi tốt

 - Cơ thể tự điều hòa thân nhiệt

 - Cơ thể tự điều hòa mức đường máu trong giới hạn bình thường

 Vì thế, công tác chăm sóc trẻ sơ sinh có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai

 

Trang 19

2.Khám trẻ sơ sinh trong phòng sinh ngay sau khi sinh để:

Đánh giá tình trạng trẻ có cần can thiệp hồi sức không

 - Đặt trẻ trên bàn sưởi ấm, lau khô trẻ

 -Hút miệng, hầu họng, mũi

 - Đếm nhịp thở, tần số tim, đánh giá tính chất tiếng khóc, màu da và khả năng đáp ứng với kích thích.của trẻ

 - Đánh giá chỉ số Apgar

 - Làm rốn,chăm sóc rốn

 - Lấy nhiệt độ cơ thể

Trang 20

Thăm khám toàn diện và phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có

 - Tổng trạng:quan sát đứa bé có hồng hào, cử động tay chân tốt, khóc to, phản xạ tốt hay không

Trang 21

3.2 Trẻ sơ sinh đẻ non

 Tuổi thai < 37 tuần, cân nặng < 2500g, chiều cao < 47cm, vòng đầu < 32cm.

3.3 Sơ sinh già tháng

 - Tuổi thai > 42 tuần

Trang 22

CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

1 Kế hoạch chăm sóc

 Đội ngũ nhân viên tham gia chăm sóc- hồi sức trẻ sơ sinh phải có mặt ở phòng sinh trước khi thai sổ, kiểm tra lại các trang thiết bị, dụng cụ để tiếp nhận trẻ sơ sinh và có thể hồi sức ngay khi cần.

 Đánh giá tình trang sức khoẻ trẻ sơ sinh sau khi sinh bằng bảng điểm Apgar:tính ở thời điểm 1’,5’ sau khi sổ thai.

 Sự chăm sóc trẻ bao gồm:

 - Đảm bảo sự lưu thông đường thở

 - Đảm bảo thân nhiệt

 -Tuần hoàn,chăm sóc rốn.

 -Vệ sinh cá nhân.

 -Cho bú

 

Trang 23

Chỉ số 0 điểm 1 điểm 2 điểm

rạc Màu da trắng nhợt nhạt Mềm nhẽo

Kém

Khóc yếu Dưới 100l/p

Tím tái

Vận động yếu

Yếu ớt

Khóc to,thở đều Trên 100l/p

Hồng hào

Khoẻ,vận động tốt Khoẻ,mút tốt

chỉ số Apgar:

+ Nếu ≥ 8 điểm ở phút thứ 1 là bình thường

+ Từ 3 - 7 điểm ở phút thứ 1 là ngạt thai ở mức độ trung bình, phải có thái độ điều trị thích hợp

+ Nếu < 3 điểm ở phút thứ 1 là ngạt nặng cần hồi sức cấp cứu

Trang 24

2.Thực hiện kế hoạch:

 Đảm bảo thông khí:

-Hút miệng, hầu họng, mũi nhanh nhưng hiệu quả, nếu hút nhớt lâu có thể gây phản xạ co thắt thanh quản và làm chậm nhịp tim Nếu có hít nước ối cần phải hút trực tiếp khí quản bằng đèn soi thanh quản hoặc ngay sau khi đặt nội khí quản, trước khi bóp bóng

 Duy trì tuần hoàn:theo dõi và đảm bảo nhịp tim trung bình 140 lần/ phút

 Đếm nhịp thở, tần số tim, đánh giá tính chất tiếng khóc, màu da và khả năng đáp ứng với kích thích.của trẻ

 Duy trì thân nhiệt: đặt trẻ trên bàn sưởi ấm, lau khô trẻ

,kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho trẻ,thân nhiệt của trẻ phải đảm bảo ở nhiệt độ 36-37oC

Trang 25

1 tĩnh mạch rốn không Cuống rốn và kẹp nhựa kẹp rốn được bọc bởi một miếng gạc vô trùng và băng bằng băng vô trùng, thay băng hàng ngày Rốn thường rụng sau 1 tuần, nếu tồn tại nụ rốn

có thể chấm nitrate bạc để làm nhanh quá trình thành sẹo

Trang 27

 Cho trẻ bú:

 - Cho trẻ nằm cạnh mẹ và khuyến khích cho bú mẹ sớm, khoảng 30 phút đến 1 giờ

sau sinh, 4- 6 giờ sau mổ để giúp chóng lên sữa, giúp tử cung co hồi tốt và để trẻ có thể bú được sữa non (là sữa mẹ xuất hiện vài ngày đầu sau sinh), cho trẻ bú theo nhu cầu Nên cho bú mỗi lần một vú để trẻ có thể tận dụng trong một bữa bú cả sữa đầu và sữa cuối, lần bú sau thay qua bầu vú khác để tránh hiện tượng cương sữa nếu chỉ cho bú một vú Trước khi cho bú nên lau quầng vú bằng gạc vô trùng.

Trang 28

 - Những trường hợp chống chỉ định cho trẻ bú sữa mẹ:

 + Mẹ đang bị lao tiến triển

 + Mẹ bị nhiễm trùng nặng hoặc đang dùng thuốc như: thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh tâm thần kinh, thuốc chống đông máu,thuốc chống ung thư Những trường hợp này phải dùng sữa nhân tạo

 -Những trường hợp phải dùng sữa nhân tạo:

 + Chế phẩm sữa pha trên thị trường có nhiều, trên nguyên tắc pha gần giống sữa mẹ: rất ít ngọt, các thành phần lipid, caséine, muối gần giống sữa mẹ

 + Số lượng và số lần cho bú phải tùy vào tuổi thai và cân nặng của trẻ sơ sinh, trường hợp trẻ non tháng, phản xạ mút và nuốt chưa tốt có thể cho chuyền nhỏ giọt qua xông (sond) dạ dày Đối với trẻ đẻ non phải chọn loại sữa pha dùng cho trẻ đẻ non

Trang 29

 Chăm sóc những ngày sau:

 - Tắm trẻ hàng ngày bằng khăn vải với nước đun sôi để nguội từ 38 - 400C, nguyên tắc là tắm nhanh, không để trẻ nhiễm lạnh, chỉ thực sự tắm ướt cho trẻ khi cuống rốn đã rụng, thành sẹo hoàn toàn, có thể tắm với dung dịch xà phòng thích hợp với pH da của trẻ sơ sinh Không nên dùng kem hoặc sữa tắm vì có thể gây dị ứng da Sau khi tắm có thể dùng bột talc, các loại phấn dùng cho trẻ

sơ sinh xoa vào cổ, nách, mông, bẹn Thay tã lót mỗi khi trẻ đái ướt là cách tốt nhất để chống hăm, loét cho trẻ

 - Nếu cần thiết dùng thuốc bằng đường tiêm bắp thì không bao giờ được tiêm vào mông ngay cả ở 1/4 trên ngoài vì có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh tọa, thích hợp nhất là tiêm ở phần giữa mặt trước đùi hoặc mặt ngoài đùi, vị trí này tương đương với thân xương đùi, dùng tay kéo da lên rồi tiêm vào

Trang 30

 - Theo dõi vàng da: Vàng da sinh lý: gặp ở 85 - 90% trẻ sơ sinh, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 ở trẻ đủ tháng, kéo dài hơn ở trẻ non tháng.

 - Theo dõi sụt cân sinh lý: trẻ giảm khoảng dưới 10% cân nặng, trở lại cân nặng lúc sinh trong vòng 10 ngày

 - Theo dõi đại tiểu tiện: trẻ đi tiểu, đi cầu phân su trong ngày đầu sau sinh

 - Chủng ngừa để đảm bảo phòng bệnh cho trẻ cần tiêm ngừa lao và viêm gan B sau sinh trong vòng tháng đầu Tất cả trẻ đều được chủng ngừa trừ một số trường hợp quá non tháng hoặc có bệnh lý đang dùng kháng sinh sẽ được chủng ngừa sau Sau đó trẻ tiếp tục theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Trang 31

CÂU HỎI

Trang 32

 Câu 1: Thời gian trở lại bình thường của cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lý gọi là thời

kỳ hậu sản Thời gian này bình thường là :

 A 4 tuần sau khi sinh

 B 6 tuần sau khi sinh

 C 8 tuần sau khi sinh

 D 10 tuần sau khi sinh

 E 12 tuần sau khi sinh

 Câu 2: Ngay sau khi sinh tử cung có trọng lượng nặng khoảng:

Trang 33

 Câu 3: Trong hai giờ đầu sau đẻ sản phụ phải được nằm theo dõi tại phòng đẻ nhằm:

 A Theo dõi tình trạng chảy máu 30 phút/lần

 B Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng 1 giờ/lần

 C Xoa đáy tử cung qua thành bụng để theo dõi khối an toàn tử cung

 D Đánh giá trình trạng chung và chảy máu âm đạo, 15 phút/lần trong giờ đầu và 30 phút/ lần trong giờ thứ hai sau đẻ

 E Theo dõi tình trạng rét run sau đẻ vì mất nhiệt, vãng khuẩn huyết

 Câu 4 Trên lâm sàng, trong thời kỳ hậu sản người ta nhận thấy có 3 biểu hiện thay đổi ở thân tử cung: :

 A Tử cung co cứng, tử cung co bóp và cầu an toàn

 B Tử cung co cứng, hiện tượng đau bụng và cầu an toàn

 C Tử cung co cứng, tử cung co bóp và tử cung co hồi

 D Tử cung co bóp, tử cung co hồi và cầu an toàn

 E Tử cung co hồi biểu hiện bởi đau bụng, tử cung co cứng và cầu an toàn

Trang 34

 Câu 5: Sự thay đổi ở đoạn dưới tử cung trong thời kỳ hậu sản: Đoạn dưới ngắn lại và thành eo tử cung vào :

 A Ngày thứ 5 sau khi đẻ

 B Ngày thứ 5 đến thứ 8 sau khi đẻ

 C Ngày thứ 8 đến thứ 12 sau khi đẻ

 D Ngày thứ 12 đến 16 sau khi đẻ

 E Ngày thứ 20 sau khi đẻ

 Câu 6: Cơ chế của hiện tượng xuống sữa là do:

 A Nồng độ estrogen tụt xuống đột ngột sau đẻ

 B Prolactin được giải phóng và tác dụng lên tuyến sữa gây ra sự tiết sữa

 C Sự tiết sữa được duy trì bởi động tác bú

 D Câu A và B đều đúng

 E Cả A,B và C đều đúng

Trang 35

 Câu 7: Câu nào sau đây không phù hợp với sản dịch sau đẻ:

 A Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ đầu của thời kỳ hậu sản

 B Sản dịch có thành phần là những mảnh vụn của màng rụng, máu cục và máu loãng các tế bào

và dịch tiết ra từ âm đạo

 C Ngày thứ 1 và 2 sản dịch ra nhiều, sau 2 tuần lễ sẽ hết hẳn Ba tuần sau sinh có thể thấy kinh non do niêm mạc tử cung đã phục hồi

 D Sản dịch thường vô trùng, mùi tanh nồng, pH hơi toan, 2 - 3 ngày đầu sản dịch màu đỏ tươi về sau đỏ sẫm

 E Từ ngày 4 - 8, sản dịch loãng hơn lẫn nhầy lờ lờ máu cá, từ ngày 8 - 12 sản dịch chỉ là chất nhầy, trong

Trang 36

 8.Giai đoạn sơ sinh được định nghĩa là thời gian

A.khoảng 4 tuần trước sinh cho đến 4 tuần sau sinh.

B.từ ngày thứ nhất đến ngày thứ nhất đến ngày thứ 28 sau sinh

C.từ ngày thứ nhất đến ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 sau sinh

D.từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau sinh

E.6 tuần sau sinh

Trang 37

 9.Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh:

A.đánh giá chỉ số APGAR, lau khô, hút dịch mũi miệng, làm rốn, kẹp nhiệt.

B.hút dịch mũi miệng, lau khô, đánh giá chỉ số APGAR, làm rốn, kẹp nhiệt.

C.làm rốn, lau khô, hút dịch mũi miệng, đánh giá chỉ số APGAR, kẹp nhiệt.

D.lau khô, hút dịch mũi miệng, đánh giá chỉ số APGAR, làm rốn, kẹp nhiệt.

E.đánh giá chỉ số APGAR, hút dịch mũi miệng, lau khô, làm rốn, kẹp nhiệt.

  

Ngày đăng: 13/09/2019, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w