1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG mô HÌNH DU LỊCH dựa vào CỘNG ĐỒNG tại bản lác

103 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộngđồng DLCĐ là mô hình phát triển du lịch một cách toàn diện, một trong những loạihình phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia trực tiếp của

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ v

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững của du lịch 4

1.1.1 Xác định nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững 4

1.1.2 Xác định phương pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng 6

1.2 Hạn chế của các nghiên cứu trước và điểm mới của nghiên cứu này 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 10

2.1 Phát triển bền vững 10

2.1.1 Sự hoàn thiện quan niệm phát triển bền vững 10

2.1.2 Khái niệm phát triển bền vững 11

2.1.3 Các mô hình phát triển bền vững 12

2.1.4 Bộ tiêu chí phát triển bền vững 15

2.2 Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững 17

2.2.1 Du lịch bền vững 17

2.2.1.1 Lịch sử ra đời thuật ngữ 17

2.2.1.2 Khái niệm du lịch bền vững 18

2.2.2 Phát triển du lịch bền vững 19

2.2.3 Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững 20

2.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu 21

2.3 Du lịch dựa vào cộng đồng 24

2.3.1 Cộng đồng và du lịch dựa vào cộng đồng 24

2.3.1.1 Lý thuyết về cộng đồng 24

2.3.1.2 Du lịch dựa vào cộng đồng 25

2.3.1.3 Các loại hình du lịch cộng đồng 28

2.3.2 Tính bền vững của du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác 29

1

Trang 2

2.3.2.1 Du lịch dựa vào cộng đồng quan tâm đến môi trường sinh thái và bảo tồn tài

nguyên du lịch 30

2.3.2.2 Du lịch dựa vào cộng đồng có sự tham gia quan trọng của cộng đồng địa phương 30

2.3.2.3 Du lịch dựa vào cộng đồng gắn lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương 30

2.3.3 Đặc điểm của du lịch cộng đồng 31

2.3.4 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 32

2.3.5 Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

3.1 Địa bàn nghiên cứu 43

3.1.1 Khái quát về Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình 43

3.1.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác 44

3.1.3 Văn hóa người Thái ở Bản Lác 45

3.2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 47

3.3 Quy trình thực hiện đề tài 47

3.4 Mô hình đánh giá 48

3.4.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và thang đo lường phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 49

3.4.2 Tiến hành khảo sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và hiệu chỉnh bộ tiêu chí 53

3.4.3 Xác định trọng số của các tiêu chí bằng phương pháp phân tích thứ bậc – Analytic Hierachy Process (AHP) 54

3.4.4 Xác định điểm bền vững và kết luận về tính bền vững của mô hình du lịch tại Bản Lác 58

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN VỀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH BẢN LÁC 60

4.1 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo tính bền vững 60

4.2 Mức độ quan trọng (trọng số) của các tiêu chí, nhóm tiêu chí từ phân tích AHP 61

4.3 Điểm bền vững và thảo luận về tính bền vững của mô hình du lịch bản Lác.64 4.3.1 Trạng thái bền vững của tiêu chí Kinh tế và Văn hóa – Xã hội (Bền vững tiềm năng) 66 4.3.2 Trạng thái bền vững của hai tiêu chí Môi trường và Cộng đồng & phát triển du lịch (Chưa bền vững) 69

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÍNH BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI BẢN LÁC 74

5.1 Giải pháp nâng cao tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Môi trường 74

5.2 Đề xuất cải thiện tính bền vững cho nhóm tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch .79

2

Trang 3

5.3 Một số đề xuất khác 77

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 79

6.1 Kết luận chung và đóng góp của đề tài 79

6.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 84

3

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số công cụ đánh giá và loại thang đo được sử dụng 13

Bảng 2.1: Du lịch rắn và du lịch mềm 28

Bảng 3.1: Sự tham gia vào hoạt động du lịch ở Bản 49

Bảng 3.2: Các khía cạnh phát triển du lịch bền vững 54

Bảng 3.3: Bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 56

Bảng 3.4: Bảng xếp hạng các mức độ so sánh cặp trong thuật toán AHP 59

Bảng 3.5: Mẫu câu hỏi thu thập đánh giá so sánh cặp của chuyên gia 59

Bảng 3.6: Giá trị chỉ số ngẫu nhiên – Random Index.Error: Reference source not found Bảng 3.7: Thang đánh giá mức độ bền vững 62

Bảng 4.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha 63

Bảng 4.2: Bảng kết quả so sánh cặp các tiêu chí lớn về phát triển du lịch bền vững 65

Bảng 4.3: Kết quả đánh giá trọng số của chuyên gia về các tiêu chí 65

Bảng 4.4: Điểm bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Lác 68

Bảng 4.5: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Kinh tế 70

Bảng 4.6: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Văn hóa – Xã hội 71

Bảng 4.7: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Môi trường 74 Bảng 4.8: Điểm bền vững và điểm đánh giá các tiêu chí về Cộng đồng & Phát triển du lịch.75

4

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler 19

Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới 19

Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn 20

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 52

Hình 3.2: Mô hình đánh giá phát triển du lịch bền vững tại bản Lác 53

Hình 3.3: Quy trình thực hiện đánh giá trọng số tiêu chí bằng phương pháp AHP 59

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Mức độ đóng góp của các khía cạnh du lịch bền vững theo chuyên gia .64 Biểu đồ 4.2: Mức độ bền vững của của các tiêu chí lớn 69

5

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên

và Tài nguyên Thiên nhiên

Trang 7

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triểnnhanh chóng với tốc độ bình quân về khách 6,93%/năm, về thu nhập 11,8%/năm và trởthành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), bấtchấp tình hình kinh tế khó khăn kéo dài ở một số quốc gia và khu vực, lượng khách dulịch quốc tế năm 2015 đã đạt hơn 1 tỷ người, cũng là năm thứ 6 liên tiếp đạt mức tăngtrưởng hàng năm từ 4% trở lên

Ngành du lịch ở Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinhtế-xã hội Theo công bố vào tháng 3/2016 của hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới(WTTC), du lịch ở Việt Nam đóng góp 6,6% vào GDP, xếp thứ 40/184 nước về quy

mô đóng góp trực tiếp vào GDP và xếp thứ 55/184 nước về quy mô tổng đóng góp vàoGDP quốc gia Cụ thể du lịch đóng góp cả trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9% GDP), trong đó đóng góp trực tiếp của du lịchvào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP) Du lịch tạo ra hơn 6,3 triệu việclàm cả trực tiếp và gián tiếp (chiếm 11,2 %), số việc làm trực tiếp được tạo ra là 2,783triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm) Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn 2030 đã đề ra mục tiêu: “Đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tương đối đồng bộ,hiện đại; sản phầm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bảnsắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới Phấnđấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”

Tuy nhiên ngoài những đóng góp tích cực nêu trên thì cũng tồn tại không ítnhững tiêu cực mà du lịch mang lại Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự,

hư hại các di sản… đã được đề cập trong rất nhiều các chương trình nghị sự của cácquốc gia trên thế giới Chính vì lẽ đó đòi hỏi chúng ta phải phát triển những mô hình

du lịch không chỉ vận hành hiệu quả mà còn có thể khắc phục được những hạn chế trên

và hướng đến một mục tiêu bền vững Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộngđồng (DLCĐ) là mô hình phát triển du lịch một cách toàn diện, một trong những loạihình phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phươngvào các hoạt động du lịch Vì có những lợi ích mà du lịch mang lại nên người dâncũng có ý thức tự giác trong xây dựng và bảo vệ địa điểm du lịch của địa phươngmình Đặc biệt điều kiện của nước ta với hơn 70% địa hình là đồi núi, là nơi tập trungnhiều tài nguyên du lịch (hang động, phong cảnh, rừng, suối…), nơi sinh sống củanhiều dân tộc thiểu số, còn giữ được bản sắc văn hóa Những điều kiện trên vô cùngthuận lợi để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch văn hóa cộng đồng

Trang 8

Du lịch cộng đồng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trải qua hơn hai thập kỷhình thành và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho ngườidân địa phương tuy nhiên vẫn chưa thực sự đạt được những thành công mong đợi Đa

số vẫn chỉ là loại hình homestay (hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địaphương để cùng ăn, nghỉ, trải nghiệm cuộc sống cộng đồng), tỷ lệ hộ dân tham gia vào

du lịch còn quá ít, tổ chức tự phát, manh mún nên nên sự chuyên nghiệp chưa cao

Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được đánh giá là một mô hình du lịchcộng đồng tương đối thành công Trải qua hơn 20 năm làm du lịch Bản đã có nhữngthay đổi rõ rệt trong đời sống kinh tế - xã hội Tuy nhiên cũng cũng giống như nhiều

mô hình du lịch cộng đồng khác các dấu hiệu thiếu bền vững ngày một xuất hiệnnhiều, phải kể đến sự mai một về văn hóa, hiện tượng bất chấp lợi nhuận sẵn sàng thayđổi các giá trị truyền thống, tác động xấu đến môi trường, cách thức làm du lịch thiếuchuyên nghiệp và chưa nhận được sự quy hoạch xứng đáng với tiềm năng và chấtlượng…

Bên cạnh các vấn đề trên, công tác đánh giá và nhìn nhận các vấn đề thiếu bềnvững trong các mô hình du lịch tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, phương pháp đánh giáchưa có cơ sở chặt chẽ, và hiển nhiên các giải pháp được đề xuất để nâng cao tính bềnvững cho các điểm du lịch vẫn chưa cụ thể Chính vì các lý do trên, nhóm tác giả đã

lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá phát triển du lịch bền vững: Trường hợp mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” nhằm tìm kiếm và áp dụng một phương pháp đánh giá bài bản dựa

trên cơ sở định lượng để phát hiện các khía cạnh thiếu bền vững, qua đó đề xuất cácbiện pháp cải thiện cần thiết Đồng thời, đây cũng là căn cứ để rút ra bài học cho các

mô hình du lịch dựa vào cộng đồng khác đối với mục tiêu phát triển một cách an toàn

và ổn định trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá

mức độ bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Lác, xã ChiềngChâu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và đưa ra những đề xuất để cải thiện và nângcao tính bền vững cho mô hình du lịch này

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác.

- Xác định phương pháp đo lường mức độ bền vững của điểm du lịch.

- Rút ra kết luận về các khía cạnh thiếu bền vững và đề xuất giải pháp cải thiện.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 9

Nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên, đề tài nghiên cứu cần phải trả lời đượccác câu hỏi:

- Đánh giá phát triển du lịch bền vững tại Bản Lác bằng các tiêu chí nào?

- Đo lường mức độ bền vững của điểm du lịch bằng cách nào?

- Cần phải làm gì để cải thiện các khía cạnh thiếu bền vững?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mức độ bền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại

Bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Phát triển du lịch bền vững là một lĩnh vực nghiên cứu

rộng lớn, trong nghiên cứu này việc đánh giá được thực hiện với một điểm du lịch cụthể và chỉ tập trung vào các công cụ đánh giá định lượng

+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Bản Lác, xãChiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; trong đó chủ yếu làm việc tại khu vựcBản Lác 1, trung tâm của điểm du lịch này, đây cũng là khu vực được lựa chọn điều tra

số liệu

+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng01/2017 – tháng 04/2017, trong đó thực hiện thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu từcuối tháng 03/2017 – đầu tháng 04/2017

5 Kết cấu của đề tài

Nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu gồm 6 chương, ngoàimục lục, danh mục hình vẽ, bảng biểu, chương mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận liên quan đến lĩnh vực đề tài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả đánh giá và thảo luận về mức độ bền vững của mô hình dulịch Bản Lác

Chương 5: Đề xuất cải thiện tính bền vững của mô hình du lịch tại Bản Lác

Chương 6: Kết luận, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC

LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tính bền vững của du lịch

Kể từ khi ra đời, thuật ngữ phát triển bền vững đã tạo nên một làn sóng mới

trong giới khoa học, áp lực kinh tế khiến việc bất chấp tăng trưởng ồ ạt đã khiến nhữngbiểu hiện thiếu bền vững xuất hiện ngay cả trong ngành công nghiệp không khói (dulịch) Các nghiên cứu về đánh giá phát triển du lịch bền vững đã nhận được sự quantâm rộng rãi của các nhà khoa học, chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên thế giới,nổi bật trong đó phải kể đến Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyênThiên nhiên (IUCN) với việc phát triển một thước đo sự bền vững (Barometer ofSustainability) được sử dụng làm chuẩn mực cho rất nhiều nghiên cứu Tuy nhiên, để

có thể đánh giá được mức độ bền vững của một hay nhiều điểm du lịch một cách bàibản là không dễ dàng, đặc biệt khi việc đánh giá sử dụng yếu tố định lượng Các nhàkhoa học khi thực hiện đánh giá tính bền vững của du lịch luôn phải cân nhắc về haivấn đề: Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá

1.1.1 Xác định nội dung đánh giá phát triển du lịch bền vững

Nội dung đánh giá được thể hiện ở các khía cạnh bền vững (Dimensions) và cáctiêu chí được chọn lựa (Criterias/Sub-Criterias) Mắc dù gần như tất cả các học giả đềuđồng ý với việc đưa ba trụ cột (khía cạnh) chính của mục tiêu phát triển bền vững(Kinh tế, Xã hội, Môi trường) vào nội dung đánh giá tuy nhiên họ vẫn cho thấy rõnhững quan điểm khác nhau trong cách phân chia các vấn đề này khi thực hiện tại cáctình huống nghiên cứu cụ thể Bossell (1999), Mowforth & Munt (1998) là nhữngngười đầu tiên cho rằng môi trường nên được cụ thể hóa là mặt sinh thái du lịch, khíacạnh bền vững nên bao gồm cả các tác động về thế chế/chính trị và công nghệ, bêncạnh đó, yếu tố văn hóa nên được tách rời làm một khía cạnh riêng Đồng tình vớiquan điểm này là Chris và Sirakaya (2006) cho rằng sinh thái và công nghệ là hai khíacạnh lớn trong phát triển du lịch bền vững tuy nhiên lại không áp dụng đánh giá vềmặt chính trị Các yếu tố về môi trường còn được cụ thể hóa thành: tác động của dulịch đến môi trường, chất lượng hệ sinh thái, đa dạng sinh học và chính sách bảo vệmôi trường trong nghiên cứu của Ko (2001) hay vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên vàcác tác động đến môi trường địa phương theo quan điểm của García-Melón và cộng sự(2011) Ngoài ra, Uzun và cộng sự (2015) còn đề cao các giá trị về tự nhiên và xếp đây

là một trong các tiêu chí lớn của du lịch bền vững

Các tác giả đều có sự thống nhất ở khía cạnh kinh tế tuy nhiên cũng có quanđiểm nhấn mạnh vào vấn đề lao động và việc làm trong sự phát triển của du lịch nhưcủa Castellani và Sala (2010)

Trang 11

Ngày càng nhiều các nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thể chế và chính sáchtrong du lịch, tiếp nối Mowforth & Munt (1998) và Bossell (1999), Ko (2001) đề cậptới chính sách quản lý môi trường và coi đây là một khía cạnh quan trọng cần được lưutâm García-Melon (2011) xác định quản lý và thể chế có tác động mạnh mẽ tới việcphát triển du lịch bền vững, đồng tình với ý kiến này còn có Azizi (2011), Wang(2013) và Uzun (2015).

Bên cạnh các khía cạnh căn bản và vốn đã được quan tâm ở trên, một số nhànghiên cứu còn đề cập tới khía cạnh về cách thức thực hiện du lịch và cộng đồng địaphương Ko (2001) đưa ra quan điểm về đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch,cách thức thực hiện du lịch cũng được đánh giá qua các nghiên cứu của García-Melón(2011), Castellani và Sala (2010), Lin và Lu (2012), đặc biệt nhấn mạnh vào tiêu chí

sự hài lòng về du lịch theo quan điểm của Uzun (2015) Lợi ích và năng lực của cộngđồng ngày càng được coi trọng khi nguyên tắc về sự tham gia của cộng đồng trongphát triển du lịch có được sự quan tâm đúng mực hơn, đặc biệt là trong các mô hình dulịch dựa vào cộng đồng (Community - Based Tourism), yếu tố phúc lợi cộng đồngđược coi là một khía cạnh đánh giá sự bền vững trong nghiên cứu của Uzun và cộng

sự (2015), các vấn đề về cộng đồng trong nghiên cứu của Lin và Lu (2012)

Tuy nhiên rất nhiều các nhà nghiên cứu vấn giữ nguyên quan điểm và sử dụng 3tiêu chí bền vững căn bản để đánh giá mức độ bền vững của các mô hình du lịch, điềunày có thể thấy ở các nghiên cứu của Mowforth & Munt (1998), Lozano-Oyola vàcộng sự (2012), Splanis và cộng sự (2005), Tsaur và cộng sự (2005), Blancas và cộng

sự (2010), D Rio và cộng sự (2012), Huang và cộng sự (2016) Các nhà nghiên cứucủa Việt Nam cũng có chung quan điểm như vậy, điển hình phải kể đến nghiên cứu về

du lịch tỉnh Bình Thuận của La Nữ Ánh Vân (2012), các nghiên cứu đánh giá tính bềnvững của mô hình du lịch làng nghề của Trịnh Kim Liên (2013) và Bạch Thị Lan Anh(2011), nghiên cứu đánh giá mức độ bền vững du lịch vịnh Bái Tử Long của ChâuQuốc Tuấn và Nguyễn Thị Minh Hiền (2014) Tuy nhiên tại Việt Nam việc đánh giáphát triển du lịch bền vững thường được lồng ghép vào các nghiên cứu phân tích thựctrạng du lịch hay đề xuất giải pháp phát triển mà không được xác định là mục tiêunghiên cứu chính, khiến cho cách thức đánh giá chưa được bài bản, chủ yếu được thựchiện dưới dạng đánh giá chủ quan của tác giả dựa trên số liệu thống kê thực trạng và ít

sử dụng các công cụ định lượng trong phương pháp tiến hành

Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định nội dung đánh giá dulịch bền vững giữa các tác giả nhưng các nhà khoa học đều đồng tình với việc phải dựatrên các khía cạnh căn bản của phát triển bền vững, bên cạnh đó cần quan tâm các đặctrưng của mỗi tình huống nghiên cứu cụ thể mà xác lập các tiêu chí đánh giá phù hợp

Trang 12

1.1.2 Xác định phương pháp đánh giá và loại thang đo sử dụng

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ không đề cập tới cách thức đánh giáphổ thông là đánh giá chủ quan dựa trên việc quan sát, cảm nhận và một cơ sở dữ liệuthống kê mà tập trung vào cách thức đánh giá có sử dụng công cụ định lượng Phươngpháp này chỉ được phát hiện ở một số ít các nghiên cứu tại Việt Nam điển hình là côngtrình của La Nữ Ánh Vân (2012) Trong khi đó, các nhà khoa học trên thế giới đã pháttriển một số lượng đáng kể các công cụ đánh giá tính bền vững của du lịch nhưng để

áp dụng một cách bài bản các phương pháp này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về

cơ sở lý luận và thực tiễn

Một trong những cơ sở đầu tiên cho việc đánh giá tính bền vững của du lịch là

sự ra đời của Thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability), được phát triển

bởi Prescott-Allen và IUCN (1996), thang đánh giá của công cụ này được sử dụngrộng rãi trong các nghiên cứu của Ko (2001), Tsaur (2005), Lin & Lu (2012) và cácnghiên cứu đánh giá sự bền vững ở nhiều lĩnh vực khác Các nhà nghiên cứu có cácphương pháp khác nhau để đánh giá, trong đó có phương pháp giản đơn như sự ápdụng thang đo 5 điểm của D Rio (2012) đến các lý thuyết và kỹ thuật khá phức tạpnhư lý thuyết mờ (Lin, 2012), lý thuyết hệ thống xám (Wang, 2014), dấu chân sinh thái(LI, 2011)… Mặc dù có áp dụng cách đánh giá nào thì nhìn chung các nghiên cứu đềuphải được thực hiện dựa trên một (hoặc nhiều) thang đo tính bền vững, được xác định

rõ ràng các tiêu chí và các biến đo lường (biến thang đo) Điều này lại làm nảy sinhmột vấn đề rằng nên chọn loại thang đo nào cho nghiên cứu Thông thường, các biến

đo lường được chia làm hai dạng chính: Biến đo lường khách quan (Objectiveindicator) và biến đo lường chủ quan (Subjective indicator) Thang đo khách quan sửdụng dữ liệu định lượng và đa số được mô tả bằng các hàm tính toán (Sanchis và cộng

sự, 2008; Hsu và cộng sự, 2009; Prusty và cộng sự, 2010) Trong khi đó thang đo chủquan lại dựa trên thái độ và cảm nhận cá nhân, thiên về định tính, thang đo khách quanthường được áp dụng nhiều hơn vì tính chính xác và chặt chẽ của nó Trong trườnghợp đánh giá du lịch bền vững, không chỉ cần sự đánh giá khách quan mà còn phảixem xét trên nhiều phương diện khác nhau từ góc độ của nhà quản lý, chuyên gia khoahọc hay người dân địa phương,… Chứng minh cho luận điểm này, số lượng các nghiêncứu sử dụng thang đo lường chủ quan và khách quan là khá tương đương, thậm chí vớitrường hợp đánh giá sự bền vững điểm du lịch, thang đo chủ quan còn được sử dụngrộng rãi hơn

Trang 13

Bảng 1.1: Một số công cụ đánh giá và loại thang đo được sử dụng

ST

1 Tae Gyou Ko, 2003 Thước đo sự bền vững, bản đồ đánh giá, phương

pháp chung mô tả và đánh giá hệ sinh thái (AMOEBA)

Khách quan

2 Francisco Javier

Blancas và cộng sự

Phương pháp phân tích thành phần chính (Principal component Analysis), hệ thống tiêu chí đánh giá, xếp hạng tính bền vững giữa các vùng

Khách quan

3 LI Huiqin và cộng

sự, 2011

Sức tải môi trường du lịch (Tourism Environmental Carrying Capacity), Dấu chân sinh thái du lịch (Tourism Ecological Footprint), Sức tải sinh thái du lịch (Tourism Ecological Capacity)

Khách quan

4 Mónica

García-Melón và cộng sự,

2012

Kỹ thuật Delphi và Phương pháp phân tích mạng

rõ ràng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 14

Tuy nhiên vấn đề sử dụng loại đo lường nào cũng gắn với phương pháp đánhgiá, phổ biến hơn cả, các thang đo lường chủ quan thường được sử dụng trong cácnghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic HierachyProcess-AHP) hay phân tích mạng (Analytic Network Process-ANP), thực chấtphương pháp phân tích mạng là phương pháp tổng quan của AHP, một công cụ hỗ trợ

ra quyết định đa tiêu chuẩn được giới thiệu bởi Saaty (1980, 1996) để phân chia một

vấn đề phức tạp thành một mạng lưới có hệ thống Bộ công cụ thang đo tính bền vững – AHP đã được sử dụng trong các nghiên cứu của García-Melón (2012), Lin (2012),

Uzun (2015) Bên cạnh đó các nghiên cứu sử dụng thang đo chủ quan cũng thườngđược kết hợp một phương pháp tranh luận là Delphi, sự thảo luận có bài bản này diễn

ra giữa các chuyên gia nhằm lựa chọn các tiêu chí cho việc đánh giá sự bền vững.Trong khi đó, các nghiên cứu sử dụng thang đo khách quan lại sử dụng dữ liệu là cácchỉ số khách quan và sử dụng một số công cụ khác khá phức tạp như AMOEBA (Ko,2001), phương pháp phân tích thành phần chính (Blancas, 2009), dấu chân sinh thái(LI, 2011), mô hình tuyến tính tích lũy (Azizi, 2011),…

Các nghiên cứu của Việt Nam thường không sử dụng thang đo rõ ràng để đolường mức độ bền vững mà chỉ dừng lại ở phân tích mô tả và đưa ra đánh giá dựa trênmột số tiêu chí để kết luận về tính bền vững (Bạch Thị Lan Anh, 2011; Trịnh KimLiên, 2013; Châu Quốc Tuấn, 2014) Trong nghiên cứu của La Nữ Ánh Tuyết (2011),tác giả đã xác định được bộ tiêu chí đánh giá có cơ sở và sử dụng thang đo kháchquan, tuy nhiên chỉ áp dụng thang đánh giá cho từng tiêu chí và kết luận được tính bềnvững cho từng tiêu chí đó

Trang 15

1.2 Hạn chế của các nghiên cứu trước và điểm mới của nghiên cứu này

Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu, bản Lác (Mai Châu) được nhìn nhận là một

trong những mô hình du lịch dựa vào cộng đồng thành công tại Việt Nam, không chỉ làđiểm đến du lịch hấp dẫn mà còn đáp ứng được các tiêu chí du lịch bền vững và vậnhành hiệu quả (Nguyễn Thị Hường, 2011; Đào Ngọc Anh, 2016) Tuy nhiên, chưa cónghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá mô hình du lịch bản Lác một cách bài bản

và căn cứ vào các phương pháp định lượng để rút ra kết luận về tính bền vững tại đây.Hầu hết việc đề cập đến tính bền vững của mô hình này đều nằm trong các nghiên cứuđánh giá chung phát triển du lịch cộng đồng đã được thực hiện từ khá lâu (Bùi ThanhHương và cộng sự, 2007) Trong nghiên cứu này mặc dù có sự tìm hiểu qua nhiều khíacạnh khác nhau nhưng tác giả chỉ nhìn nhận một cách chủ quan và thiếu cơ sở đánh giáchặt chẽ và và không kết luận được về mức độ bền vững tại đây Nghiên cứu này sẽ ápdụng một cách thức đánh giá có bài bản và căn cứ để kết luận về tính bền vững, đồngthời chỉ ra các khía cạnh thiếu bền vững của mô hình du lịch vốn được coi là thànhcông này

Thứ hai, về phương pháp đánh giá, nghiên cứu kế thừa bộ công cụ đánh giá thang đo tính bền vững – AHP đã được dùng trong các nghiên cứu của García-Melón

(2012), Lin (2012) và Uzun (2015) nhưng được đơn giản hóa giúp cho việc đánh giátrở nên ít phức tạp hơn Như trong nghiên cứu của Lin (2012) để xác định mức độ bềnvững qua một giá trị số (điểm bền vững) cần phải sử dụng kết hợp lý thuyết mờ (FuzzyTheory) nhưng lý thuyết này khá phức tạp về mặt toán học Vì vậy nhóm nghiên cứu

sử dụng thang đánh giá 5 điểm (đã được ứng dụng trong nghiên cứu của D Rio vàcộng sự, 2012) kết hợp với việc đánh trọng số cho các tiêu chí bằng AHP để xác địnhđiểm bền vững cho cả mô hình, cách làm này cũng dựa trên cách tính giá trị bền vữngcủa thước đo sự bền vững (Barometer of Sustainability) của IUCN (1996) Thêm vào

đó, tại Việt Nam phương pháp AHP đã được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu

và thực hành để xác định phương án ra quyết định tối ưu trong rất nhiều lĩnh vực kinh

tế, xã hội, quản lý, nhưng rất khó tìm được nghiên cứu nào áp dụng phương pháp này

để đánh giá tính bền vững của du lịch, trong khi đó nó đã được ứng dụng ở nhiều quốcgia khác

Thứ ba, về thang đo đánh giá tính bền vững, nghiên cứu này lần đầu đưa ra một

hệ thống chỉ số (biến đo lường) chủ quan dựa trên tổng hợp có chọn lọc từ các nghiêncứu trước, kết hợp nghiên cứu thực địa để đánh giá mức độ bền vững của du lịch bảnLác về phương diện cộng đồng địa phương, kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo có

độ tin cậy cao và phát hiện được những vấn đề đặc trưng tại địa bàn nghiên cứu Thang

đo này có thể được sử dụng để tiếp tục đánh giá tính bền vững của địa phương trongtương lai

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 2.1 Phát triển bền vững

2.1.1 Sự hoàn thiện quan niệm phát triển bền vững

Quan niệm phát triển bền vững ra đời và hoàn thiện trong một khoảng thời giantương đối dài, mà điểm xuất phát ban đầu là sự quan tâm đến mối quan hệ giữa pháttriển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái Ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ

XX, khi việc sử dụng thuốc trừ sâu DDT ở Mỹ gây nên những hiểm họa đối với môitrường tự nhiên bị tiết lộ qua cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của nữ văn sĩ RachelCarson (Mỹ - 1962) thì nhận thức của người dân Mỹ về môi trường đã thay đổi, làmkhởi động các phong trào bảo vệ môi trường và góp phần thúc đẩy các chính sách vềmôi trường của đất nước này

Tiếp đến năm 1968, Câu lạc bộ Rome- một tổ chức phi chính phủ ra đời vớimục đích hỗ trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề các thế giới” bao gồm các lĩnhvực chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn dàihạn Tổ chức này đã tập hợp những nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới Trongnhiều năm, câu lạc bộ Rome đã công bố, một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cảbản báo cáo Giới hạn của sư tăng trưởng- được xuất bản năm 1972- đề cập tới hậu quảcủa việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên… Có thể nóithập niên 70 của thế kỷ XX là thập niên diễn ra nhiều hoạt động của Liên hợp quốchướng vào vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển Năm 1970, UNESCOthành lập Chương trình Con người và Sinh quyển, với mục tiêu là phát triển cơ sởkhoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo tồn các môi trường Đến năm 1972, Hội nghịcủa Liên hợp quốc (LHQ) về Con người và Môi trường được tổ chức tại Stockholm(Thụy Điển) được đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toànthể nhân loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường

Năm 1980, tiếp theo Hội nghị Stockholm, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hộiBảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương Môi trường đưa ra “Chiến lược bảo tồnthế giới” Chiến lược này thúc giục các nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốcgia của mình Từ khi Chiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60chiến lược bảo tồn quốc gia được phê duyệt Trong chiến lược này, thuật ngữ “Pháttriển bền vững” lần đầu tiên được nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở góc độ bềnvững sinh thái Tiếp theo Chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấyTrái Đất- Chiến lược cho cuộc sống bền vững “ đã được IUCN, UNEP và WWF soạnthảo và công bố (1991)

Trang 17

Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển xuất bản báo cáo

“Tương lai của chúng ta” mà ngày nay thường gọi là Brundtland Bản báo cáo này lầnđầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, đưa ra sự định nghĩacũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài Bảnbáo cáo đã góp phần tích cực vào việc phổ cập khái niệm phát triển bền vững trên quy

mô toàn cầu, là điểm khởi đầu cho nhiều nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ thêmthuật ngữ phát triển bền vững

Năm 1992, Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED)(Hay còn gọi là Hội nghị thượng đình về Trái đất) được tổ chức tại Rio de Janeiro(Brazil) Tại hội nghị, “Phát triển bền vững” được định nghĩa một cách chính thức Tạiđây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động mộtchương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21(Agenda 21) Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã trở thành chiến lượcphát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI, và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, với 8nội dung (xóa đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới,đồng thời nâng cao quyền lợi của nữ giới; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong; cải thiện và đảmbảo sức khỏe sản phụ; đấu tranh với các bệnh tật như HIV, sốt xuất huyết; bảo vệ môitrường; thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu) đã được tập trung thực hiện

Từ năm 2002, nội dung “Phát triển bền vững” mang tính bao quát trên phạm vitoàn cầu trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại, cũng như của từng quốc gia,từng dân tộc và từng nhóm cộng đồng

2.1.2 Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm “Phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện trong phong trào “Bảo vệmôi trường” (BVMT) từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, từ đó đếnnay đã có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra, như:

– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưngkhông làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau

– Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởngcao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyênthiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái Phát triển kinh tế nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lạihậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai

– Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làmthương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ

Trang 18

Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của

Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” Định nghĩa này

được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và sử dụng rộng rãi Tuy nhiênđịnh nghĩa này thiên về đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho sự PTBV, mà chưa nói đến bảnchất các quan hệ nội tại của quá trình phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là:

“Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai” Định nghĩa này đã đề

cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khảnăng đáp ứng nhu cầu tương lai, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với các biệnpháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường Tuy vậy, định nghĩa nàyvẫn chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bềnvững và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình phát triển bền vữngphải đáp ứng (tuân thủ) cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế,nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hoá và nhóm nhân tốtác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên

Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Rio- 92 và

được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg-2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.” Ngoài ba mặt

chủ yếu này, có nhiều người còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bềnvững như chính trị, văn hóa, tinh thần dân tộc… và đòi hỏi phải tính toán và cân đốichúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế- xã hội chotừng quốc gia, từng địa phương cụ thể

Như vậy, có thể định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trưởng.”

2.1.3 Các mô hình phát triển bền vững

Có nhiều lý thuyết, mô hình mô tả nội dung của phát triển bền vững TheoJacobs và Sedlera, thì phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụthuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và

Trang 19

phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); hệ thống tựnhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môitrường của Trái Đất) Trong mô hình này, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưutiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay phát triển bển vững

là sự dung hoà các tương tác và thoả hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler

Nguồn: Jacobs và Sadler (1990)

Theo mô hình của ngân hàng thế giới phát triển bền vững được hiểu là sự pháttriển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế,công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xãhội (công bằng dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (báođảm cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người)

Hình 2.2: Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới

Mục tiêu xã hộiMục tiêu sinh thái

Trang 20

Trong mô hình của Hội đồng về Môi trường và phát triển bền vững thế giới(WCED) 1987, thì tập trung trình bày quan niệm phát triển bền vững theo các lĩnh vựcnhư kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội.

Còn trong mô hình của Villen 1990 thì trình bày các nội dung cụ thể để duy trì

sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế – sinh thái – xã hội trong quá trình phát triển kinh

tế xã hội của các quốc gia

Hình 2.3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn

Nguồn: Villen 1990

Nội dung phát triển bền vững được xã định bao gồm ba trụ cột:

– Bền vững về kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo rahàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và

nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ

– Bền vững về xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sựcông bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục,bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân

– Bền vững về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trìnền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinhhay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không táitạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ Điều này bao gồmviệc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác

mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế

Ba trụ cột của phát triển kinh tế nêu trên là mục tiêu cần đạt được trong quátrình phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình hát triển trong điều kiệnhiện đại Sự phát triển hiện đại không chỉ là sự phát triển với nền kinh tế thị trường

Xã hộiKinh tế

Môi trường

Trang 21

hiện đại, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ, mở rộng hộinhập kinh tế quốc tế mà còn bao hàm một nội dung mới- phát triển bền vững cũng cónghĩa là không chỉ xác lập những cơ sở, điều kiện cần thiết đối với việc giải quyếtnhững mâu thuẫn vốn có của tiến trình kinh tế thị trường- công nghiệp trong sự pháttriển cổ điển, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã hội và môi trường màcòn phải bao gồm nội dung bền vững

2.1.4 Bộ tiêu chí phát triển bền vững

Hiện nay, lý thuyết phát triển bền vững đang được các quốc gia, các tổ chứcquốc tế và khu vực quan tâm nghiên cứu, phát triển thành hệ thống lý luận vừa có tínhtoàn cầu, tính quốc gia, vừa mang tính địa phương Các chương trình phát triển bềnvững đã được thực hiện từ cấp độ cộng đồng ở hầu hết các nước đang phát triển trênthế giới với những chỉ tiêu và mục tiêu định lượng để đánh giá chất lượng cuộc sống

và tiến bộ vươn tới cấp độ bền vững Tuy nhiên việc đưa ra được bộ tiêu chí để “đolường” sự phát triển bền vững trên phạm vi cả nước cũng như tại các địa phương vẫnchưa đạt được sự thống nhất và đang được nghiên cứu ở trong và ngoài nước

Bộ tiêu chí phát triển bền vững có thể phản ánh các khía cạnh khác nhau như:(1) Các chỉ tiêu trạng thái (phản ánh trạng thái của hệ thống kinh tế xã hội tạimột thời điểm nào đó);

(2) Các chỉ tiêu mục tiêu (bao gồm các chỉ tiêu phản ánh trạng thái mong muốntrong tương lai);

(3) Các chỉ tiêu áp lực (bao gồm các chỉ tiêu phản ánh áp lực trực tiếp tới cácvấn đề môi trường như tiếng ồn, khí thải CO2);

(4) Các chỉ tiêu động lực (phản ánh các áp lực lên môi trường do phát triểncông nghiệp, tăng dân số,…)

(5) Các chỉ tiêu ảnh hưởng (phản ánh các tác động đến sự thay đổi trạng thái) vàcác chỉ tiêu hưởng ứng (phản ánh nỗ lực của xã hội cũng giải quyết các vấn đề đặt ra)

Đến nay đã có nhiều hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu được đề xuất, bảo đảm phản ánhtổng hòa nhiều tiêu chí thành phần Xét về mặt nội dung, bộ tiêu chí cần bao gồm ítnhất 5 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa (bao gồm cả các vấn đề pháttriển con người) và thể chế làm “thước đo” cho phát triển bền vững Điều quan trọng

là các khía cạnh này phải liên kết với nhau như một thể thống nhất mới bảo đảm pháttriển bền vững Khâu gắn kết đó được bảo đảm chính là hệ thống thể chế được xâydựng mang tính hệ thống và thực thi nghiêm chỉnh, nhất là khi nhiều tác động đến pháttriển bền vững khó mà đánh giá trong một thời gian ngắn

Trang 22

Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc xác định theo các chủ đềtrên bốn lĩnh vực, hình thành nên 58 chỉ tiêu cụ thể:

Bền vững về mặt xã hội: bao gồm 6 chủ đề về công bằng, y tế, giáo dục, nhà ở,

an ninh và dân số với 19 chỉ tiêu cụ thể: (1) Phần trăm dân số sống dưới ngưỡngnghèo; (2) Chỉ số bất bình đẳng GINI; (3) Tỷ lệ thất nghiệp; (4) Tỷ lệ lương trung bìnhcủa nữ so với nam giới; (5) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em; (6) Tỷ lệ tử vong của trẻdưới 5 tuổi; (7) Tuổi thọ; (8) Phần trăm dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp; (9) Phầntrăm dân số được sử dụng nước sạch; (10) Phần trăm dân số tiếp cận với các dịch vụ y

tế cơ bản; (11) Tiêm chủng phòng ngữa các bệnh lây nhiễm cho trẻ em; (12) Tỷ lệ phổbiến về phòng tránh thai; (13) Phổ cập tiểu học đối với trẻ em; (14) Tỷ lệ người trưởngthành học hết cấp hai; (15) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành; (16) Diện tích nhà ở(sàn) bình quân đầu người; (17) Số tội phạm trên 100.000 dân; (18) Tốc độ tăng dânsố; (19) Dân số thành thị chính thức và cư trú không chính thức

Bền vững về môi trường: bao gồm 7 chủ đề về không khí, đất, đại dương biển

và bờ biển, nước sạch và đa dạng sinh học với 19 tiêu chí cụ thể: (20) Phát thải khí nhàkính; (21) Mức độ tiêu thụ các chất gây hại ở tầng ozon; (22) Nồng độ các chất gây ônhiễm không khí ở khu vực đô thị; (23) Đất canh tác và diện tích cây lâu năm; (24) Sửdụng phân hóa học; (25) Sử dụng thuốc trừ sâu; (26) Tỷ lệ che phủ rừng; (27) Cường

độ khai thác gỗ; (28) Đất bị sa mạc hó; (29) Diện tích thành thị chính thức và khốngchính thức; (30) Mật độ tảo trong biển; (31) Phần trăm dân số sống ở vùng duyên hải;(32) Sản lượng đánh bắt hàng năm; (33) Mức khai thác nguồn nước ngầm và nước mặttrên tổng trữ lượng nước; (34) Hàm lượng BOD trong nước; (35) Nồng độ coliformtrong nước sạch; (36) Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn; (37) Diện tích khubảo tồn so với tổng diện tích; (38) Sự đa dạng của giống loài được lựa chọn

Bền vững kinh tế bao gồm 2 chủ đề về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, xu hướng

sản xuất và tiêu thụ với 14 chỉ tiêu cụ thể: (39) GDP bình quân đầu người; (40) Tỷ lệđầu tư trong GDP; (41) Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ; (42) Tỷ lệ nợ trongGNI; (43) Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNI; (44) Mức độ sửdụng nguyên vật liệu; (45) Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người hàng năm; (46)

Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh; (47) Mức độ sử dụng năng lượng;(48) Chất thải rắn của công nghiệp và đô thị; (49) Chất thải độc hại; (50) Chất thảiphóng xạ; (51) Chất thải tái sinh; (52) Khoảng cách đi lại tính trên đầu người theophương tiện vận tải

Thể chế phát triển bền vững gồm 2 chủ đề khung thể chế và năng lực thể chế,

được cụ thể hóa thành 6 chỉ tiêu: (53) Chiến lược phát triển bền vững quốc gia; (54)Thực thi các công ước quốc tế đã ký; (55) Số lượng người truy cập internet/1000 dân;

Trang 23

(56) Đường điện thoại chính/1000 dân; (57) Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tinhtheo % GDP; (58) Thiệt hại về người và của do các thảm họa thiên nhiên.

du lịch đầu tiên trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay “du lịch thương mại” hay

“du lịch ồ ạt” (mass tourism)

Đầu 1980, xuất hiện thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” (alternativetourism) (alternative tourism), để chỉ các loại hình du lịch có quan tâm đến môi trườngbao gồm “du lịch xanh”, “du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm” Từ năm 1975 đếnnăm 1980, Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên cảnh báo về nhữngsuy thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra Họ đã đưa ra khái niệm “du lịch rắn”(hard tourism) để chỉ loại hình du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” (soft tourism) để chỉ mộtchiến lược mới tôn trọng môi trường Đến năm 1995, Becker tổng kết và đưa ra đặctrưng của hai loại hình du lịch rắn và mềm như sau:

Bảng 2.1: Du lịch rắn và du lịch mềm

Du lịch rắn (hard tourism) Du lịch mềm (soft tourism)

1 Phát triển không có qui hoạch

2 Mỗi cộng đồng du lịch tự qui hoạch

cho họ

3 Xây dựng tràn lan và manh mún

4 Xây dựng cho một nhu cầu riêng biệt

5 Du lịch nằm trong tay các nhà kinh

doanh du lịch bên ngoài

du lịch

Nguồn: Becker (1995)

Trang 24

Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” (sustainabletourism), ủng hộ và chủ trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi trườngtrên cơ sở cải tiến và nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf và Jungk.

Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việcđáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khảnăng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”

Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững làmột quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khảnăng của những thế hệ mai sau”

Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: “Du lịch bền vững là sự phát triển

du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thờigiảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa- xãhội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làmphương hại đến nhu cầu của tương lai”

Du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhucầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việcbảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trongtương lai…(Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001) Du lịch bềnvững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hộiđều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái,

sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống

Như vậy, du lịch bền vững là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cảithiện các mặt môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội Vì vậy, du lịch bền vững cần:

- Sử dụng tài nguyên môi trường một cách tối ưu để những tài nguyên này hìnhthành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì những quá trình sinh tháithiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

Trang 25

- Tôn trọng bản sắc văn hóa- xã hội của các cộng đồng ở cấc điểm đến, bảo tồn

di sản văn hóa và những giá trị truyền thống trong cuộc sống của họ và tham gia vàoquá trình hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác

- Bảo đảm những hoạt động kinh tế sống động lâu dài, đem lại lợi ích kinh tế,

xã hội cho tất cả mọi thành viên bao gồm những công nhân viên chức có thu nhập caohay những người có thu nhập và góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo

2.2.2 Phát triển du lịch bền vững

Các vấn đề về phát triển bền vững được đưa ra từ những năm 1980, tiến hànhnghiên cứu về vấn đề này, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra cáckhía cạnh liên quan đến phát triển bền vững Từ những năm 1990, các nhà khoa họctrên thế giới đã đề cập nhiều đến việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần vềkinh tế đang đe dọa hủy hoại môi trường sinh thái, đến nền văn hóa bản địa Hậuquả của các tác động ấy sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâu dài củangành du lịch Nhưng định nghĩa phát triển du lịch bền vững không chỉ tập trungvào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa củađịa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho cácnhóm đối tượng tham gia Phát triển du lịch bền vững được coi là một nhánh củaPhát triển bền vững, có nhiều định nghĩa đã được đưa ra và nhóm nghiên cứu đưa

ra một số khái niệm đã đưa ra:

Theo Hội nghị ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Ủy banBrundtland) xác định năm 1987: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt độngphát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp vàbền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khảnăng hỗ trợ.”

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai” Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ

nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng,điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai

Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực

liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ

Trang 26

môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” Đây cũng là

khái niệm mà nhóm tác giả sử dụng để làm căn cứ thực hiện nghiên cứu

2.2.3 Vai trò và ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững

Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước Dulich có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục Tiêu Pháttriển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hợp Quốc đã đề ra từnăm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính, bền vữngmôi trường và liên doanh quốc tế để phát triển

Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan trọngcủa phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của Địnhhướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư)

Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hộinghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới Mục đích chính của phát triển bền vững là

để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được pháttriển một cách đồng đều và hài hòa

Những lí do đi sâu vào chi tiết để giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bềnvững thì có nhiều, nhưng có thể thấy rất rõ ở 3 yếu tố từ định nghĩa trên:

Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Vì bảo vệ

môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm sốngtrong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống mà con người đượchưởng lợi từ đó: Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất Đảm bảo sự hàihòa về môi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp chomôi trường sống của con người được đảm bảo

Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ việc

khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nâng cao đờisống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch và sản phẩmđặc trưng của vùng miền, của vùng Phát triển du lịch bền vững cũng giúp người làm

du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức du lịch được hưởng lợi, vàngười dân địa phương có công ăn việc làm

Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như việc

giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân trongvùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thác nguồn tài nguyênmột cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các nguồn tài nguyên này sinh sôi vàphát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếp nối và tận dụng

Trang 27

Với ba lí do được đề cập đến ở bên trên, ta có thể thấy rõ vai trò và tầm quantrọng của phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở ViệtNam cũng như trên thế giới Phát triển du lịch bền vững để có thể đạt được 3 yếu tố

đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự làm việc nghiêm chỉnh trong lúc thực hiện, đặcbiệt đối với một nước nền kinh tế còn nghèo và còn nhiều phụ thuộc như Việt Nam,cùng với việc phát triển dân số, hệ thống luật lệ chồng chéo, và hệ thống hànhchánh còn nhiều yếu kếm

2.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững toàn cầu

Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới 4 mục tiêu chính: hoạch địnhphát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địaphương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môitrường Những tiêu chuẩn này là một phần trong các nỗ lực của cộng đồng kinh doanh

du lịch trước những thách thức toàn cầu hướng đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.Xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường – bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu – lànhững vấn đề chính được đề cập trong bộ tiêu chuẩn này

Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững – mộtliên minh với 27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng nhau pháttriển bộ tiêu chuẩn du lịch bền vững Trong vòng 15 tháng Hiệp hội này đã trao đổi,thảo luận với các chuyên gia về tính bền vững của ngành du lịch và phân tích 4.500tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với sự tham gia của hơn 80.000 người baogồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ quan chức năng của chính phủ

và Liên hợp quốc

Theo các chuyên gia, những tiêu chuẩn này chỉ là bước khởi đầu trong tiến trìnhhướng đến một tiêu chuẩn chung áp dụng trong tất cả các hình thức hoạt động của dulịch Bộ tiêu chuẩn này chỉ đưa ra những việc nên làm, song không chỉ ra cách thứcthực hiện hay xác định tính khả thi của mục tiêu Vì vậy, vai trò bổ sung của việc quản

lý giám sát cùng với công cụ giáo dục truyền thông và các cách tiếp cận sẽ là nhữngyếu tố không thể thiếu để góp phần hoàn thiện

(1) Quản lý hiệu quả và bền vững

- Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp vớiquy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội,chất lượng, sức khỏe và an toàn

- Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế

- Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môitrường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn

Trang 28

- Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnhphù hợp.

- Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chươngtrình kinh doanh

- Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn

di sản tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phươngtrong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được;(iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; (iv) Đápứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt

- Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địaphương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vithích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm disản văn hóa

(2) Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương

- Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội

và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước

- Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đốivới vị trí quản lý

- Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi

ở bất kỳ nơi nào có thể

- Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địaphương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiênnhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủcông, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản)

- Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hayđịa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng

- Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối vớitrẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục

- Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộcthiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em

- Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lươngđầy đủ

- Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơbản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận

Trang 29

(3) Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

- Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan cácđiểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách

- Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừkhi được pháp luật cho phép

- Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo

cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếpxúc của cư dân địa phương

- Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệthuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh,thiết kế, trang trí, ẩm thực

(4) Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thânthiện môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc khibuôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng cácsản phẩm này; (iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác,cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng táisinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện pháp hạn chếlượng nước sử dụng

- Giảm ô nhiễm: (i) Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dâychuyền sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii)Nước thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; (iii)Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sửdụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn,thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chấtđược sử dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nướcthải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm khôngkhí, đất

- Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinhvật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuântheo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ cácloài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái Tất cả những sinh vậtsống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng,chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trangtrí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại

Trang 30

lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồmviệc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh họccao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đốivới khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cựclên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.

Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm

vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó

Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.

Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở nênphức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất Các cộng đồng có thể bao gồmnhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo, người định cưlâu và người mới định cư Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồngdường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau Cácnhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phụ thuộc vào mối quan hệ họhàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa cácthành viên qua nhiều thế hệ Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn kếthay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation Food and AgricultureOrganisation, 1990)

Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội học,bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấutrúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chungtrong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng,khán giả, đám đông, Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng

Trang 31

như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhaunhờ những lợi ích chung.

Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu vàogiữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnhphía Nam, trong lĩnh vực giáo dục Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng chuyểnsang lĩnh vực công tác xã hội Đến những năm 1960 - 1970, hoạt động phát triển cộngđồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh viênhay của phong trào Phật giáo

Từ thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biếtđến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước

ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một nhân tố quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững Các đường lối và phương

pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thực tiễn ở Việt Nam,bằng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thất bại Bộ môn “phát triểncộng đồng và tổ chức cộng đồng” được giảng dạy trong một số trường đại học ở phíaNam với giáo trình được biên soạn như một môn cơ bản

2.3.1.2 Du lịch dựa vào cộng đồng.

Xuất phát từ những nghiên cứu về lý thuyết cộng đồng, cùng với những nỗ lựcnhằm phát triển cộng đồng, nâng cao đời sống cộng đồng,các lý thuyết về du lịch cộngđồng hay du lịch dựa vào cộng đồng đã được nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng

Thuật ngữ du lịch cộng đồng (DLCĐ) xuất phát từ hình thức du lịch làng bảnngay từ những năm 1970 ở các nước thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ và châu Úc.Mục đích khái niệm này đầu tiên do du khách đưa ra Khách du lịch tham quan cáclàng bản, tìm hiểu về đời sống sinh hoạt, phong tục, tập quán, khám phá hệ sinh tháicủa vùng núi non, các cuộc du ngoạn này thường được tổ chức tại các vùng rừng núi.Phần lớn còn mang tính chất hoang dã, địa hình hiểm trở, nhưng lại rất thưa dân cư,các điều kiện đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn Những lúc như vậy, du kháchcần tới sự giúp đỡ của những người dân bản địa như dẫn đường khỏi bị lạc, nơi nghỉqua đêm… Khách du lịch thường gọi những chuyến đi đó là những chuyến đi có sự hỗtrợ của người dân địa phương Đây chính là tiền đề cho sự phát triển các loại hìnhDLCĐ như hiện nay DLCĐ chính thức được hình thành và phát triển mạnh mẽ tại cácnước Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc những năm 80 –90 của thế kỷ trước Sau

đó lan rộng sang khu vực châu Á trong đó có các nước khu vực ASEAN nhưInđônêxia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam

Trang 32

Ngày nay, DLCĐ được hiểu là cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạtđộng kinh doanh mang tính tự phát tại những nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên vànhân văn hấp dẫn, các tuyến, điểm du lịch sẵn có của địa phương chứ chưa chú trọngtới quyền lợi cộng đồng địa phương và thu hút họ tham gia vào hoạt động dulịch.Trong nhiều trường hợp quyền lợi của các bên tham gia du lịch xấu đi và làmgiảm sức hấp dẫn cho du khách.

Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tại nhiều quốcgia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:

Theo Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas “Du lịch cộng đồng là một hình thái

du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and

Wolfgang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000)

Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng đồng

được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).

Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổchức xã hội trên thế giới Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồnvăn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về Community-

Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”

Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy độngnguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn chocác quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội dung

của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn) Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng

Trang 33

các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về

tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”

Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu:

“DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên.”

Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập Tác giả Trần Thị

Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như sau: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.”

Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐ trongcông tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn

nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.”

Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩymạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập

đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.”

Từ những khái niệm đã nêu đi đến kết luận: du lịch dựa vào cộng đồng là loạihình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong

đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu đượccác loại ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương

Trang 34

Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng:

- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism)

- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism)

- (Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – BasedEcotourism)

- Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation inTourism)

2.3.1.3 Các loại hình du lịch cộng đồng.

Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúng được sởhữu và quản lý bởi cộng đồng: du lịch sinh thái, nông thôn du lịch, du lịch làng, dulịch nông nghiệp, du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa Ngoài ra, việc thúcđẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trongcác dự án Du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch

Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu

vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung quanhnó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đếnvấn đề môi trường Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trìnhquản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan

Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng

nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thuhút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa baogồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệmcuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số

Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp

như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trạiđộng vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch Khách du lịch xem hoặc thamgia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặcthu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đìnhchủ nhà Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách

có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùngthuốc trừ sâu

Du lịch bản địa: Du lịch bản địa/Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi đồng

bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch,nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch

Trang 35

Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản, và

các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch Dân làng cungcấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhà trọ chính chính là cácđiểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng,cùng với một gia đình Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này đượchoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gianriêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà

Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ ở

địa phương có một lịch sử lâu dài Nó không phải là một hình thức độc lập của du lịch,

mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch Du lịch khôngchỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệcủa khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp ngườidân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú và độcđáo của họ

2.3.2 Tính bền vững của du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác.

Để xác định tính bền vững của một mô hình du lịch, nhiều nghiên cứu chỉ rarằng cần phụ thuộc vào ba yếu tố: Kinh tế bền vững, môi trường bền vững và văn hóa

xã hội bền vững Du lịch cộng đồng là mô hình có được sự tổng hợp của ba yêu cầutrên và được xếp là một loại hình du lịch bền vững Theo một cách phân chia các môhình du lịch, du lịch được đề cập tới với hai mô hình du lịch tổng quát và du lịch lựachọn Du lịch tổng quát thường được đánh giá là không bền vững, đặc trưng chủ yếucủa khái niệm du lịch này là quy mô lớn, các gói du lịch do các thành phần tư nhânngoài địa phương điều hành và nhằm vào những điểm đến đã được thương mại hóa ởmức cao, thường chỉ tập trung vào vấn đề kinh tế bền vững Để bù đắp lại yếu kém vàtính không bền vững của du lịch tổng quát, một khái niệm mới về du lịch bền vững lựachọn được đưa ra đáp ứng xu hướng về nhóm du khách “mới” và có trách nhiệm Dulịch chọn lựa được coi là sự lựa chọn tốt hơn cho chiến lược phát triển do nó có đặcthù về tổ chức riêng lẻ, quy mô nhỏ tại các vùng nhỏ và có mức độ thương mại vừaphải, đồng thời do chính cộng đồng địa phương quản lý, và thiên hướng áp dụng của

du lịch chọn lựa thường là vì mục đích bảo vệ môi trường và bảo vệ văn hóa-xã hội.Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu được quản lý tốt, du lịch tổng quát cũng có thể bềnvững Mặt khác, du lịch lựa chọn cũng có thể mất đi tính bền vững nếu quá triệt để.Trên hết, cả hai mô hình du lịch này đều có thể là du lịch cộng đồng nếu chúng cùngthỏa mãn được tiêu chí quan trọng nhất là đặt cộng đồng ở vị trí trung tâm Vì vậy, các

mô hình du lịch cộng đồng tốt nhất thứ nhất là đảm bảo nhận các đặc điểm của cộngđồng dân cư là thành tố cốt lõi, thứ hai là thỏa mãn một cách công bằng các khía cạnh

Trang 36

bền vững về kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường Tuy vậy, ba khía cạnh bàn luận sauđược đưa ra để thể hiện quan điểm và sự nhấn mạnh của chúng em về tính khác biệt vàbền vững của mô hình du lịch dựa vào cộng đồng so với các mô hình du lịch khác.

2.3.2.1 Du lịch dựa vào cộng đồng quan tâm đến môi trường sinh thái và bảo tồn tài nguyên du lịch.

Không giống như các mô hình du lịch sinh thái hay du lịch khác khai thác dulịch từ những tài nguyên tự nhiên có sẵn khác, các mô hình du lịch cộng đồng quantâm nhiều hơn đến việc bảo vệ tính chất tự nhiên của các tài nguyên du lịch, khai thác

đi cùng với tôn tạo và bảo vệ môi trường, giảm thiểu và ít gây tác động xấu đến môitrường tự nhiên và các khu vực sinh thái được sử dụng để làm du lịch

Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng được quan tâm một cách đúng mực, khi cácphong tục tập quán và bản sắc địa phương là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành côngcủa du lịch cộng đồng, cộng đồng địa phương và những người làm du lịch khác bêncạnh việc khai thác hiệu quả từ những phong tục tập quán đó phải có trách nhiệm giữgìn, bảo vệ để chúng không bị lai tạp hay mất dần các điểm hay, đep trong nét sống vàphong tục địa phương, các di tích lịch sử, địa điểm truyền thống có sức thu hút khách

ở (khách sạn, nhà nghỉ…) cho khách du lịch, tổ chức các tour du lịch có sẵn dựa trênmột số các địa điểm lịch sử, nét văn hóa đặc trưng của vùng miền đó,… Tuy nhiên họkhông thể đem đến cho khách du lịch trải nghiệm xác thực nhất và mới lạ về cuộcsống và những bản sắc văn hóa sâu xa của cộng đồng địa phương, những thứ mà chỉcộng đồng dân cư nơi đó có thể cung cấp cho khách du lịch một cách dễ dàng nhất.Càng ngày xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm thực tế và mới lạ càng mạnh mẽ,khách du lịch muốn có những trải nghiệm đích thực hơn chỉ là những chuyến thamquan và kỳ nghỉ đơn thuần Những yếu tố sâu xa trong văn hóa dân cư và giá trị truyềnthống địa phương sẽ là nguồn thu hút đặc biệt đối với du khách

2.3.2.3 Du lịch dựa vào cộng đồng gắn lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương.

Trang 37

Du lịch cộng đồng có được sự ủng hộ của chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội củacác nước, trên phạm vi thế giới các tổ chức du lịch và kinh tế đều cho rằng du lịchcộng đồng là hướng phát triển bền vững cho du lịch Bên cạnh đó, các tổ chức phichính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xãhội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn viên làng bản trở thành nhữngtác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịchđến tham quan, người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục

vụ khách tham quan nên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến

và có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộngđồng Lợi ích kinh tế giờ đây không chỉ thuộc về phần lớn các công ty du lịch mà đượcchia sẻ một cách bình đẳng và hợp lý cho cộng đồng địa phương Đây là động lực quantrọng khiến cho mỗi cá nhân trong cộng đồng ngày càng quan tâm và ý thức về các giátrị văn hóa và thiên nhiên mình có, các tầng lớp dân cư sẽ tham gia vào du lịch cộngđồng một cách tích cực hơn và giúp nó ngày càng phát triển và bền vững

ăn uống, vận chuyển, sản xuất hàng hóa, hướng dẫn, kinh doanh lữ hành, kinh doanhcác dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí), sản xuất, cung ứng nông phẩm và các hànghóa khác CĐĐP giữ vai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh doanh du lịch và hoạtđộng KT-XH có liên quan đến du lịch và du khách

Phát triển DLCĐ là công nhận quyền sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khaithác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường vì sự phát triển của cộngđồng Phát triên DLCĐ là thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch gắn liền với việcthực hiện các mục tiêu phát triển cộng đồng vì sự nghiệp của cộng đồng

Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trúcủa CĐĐP Đây là những khu vực có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân vănphong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, vănhóa và xã hội hiện đã, đang và có thể bị tác động bởi con người

Trang 38

Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểmtài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham giakhai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển du lịch bền vữngnhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng tài nguyên

du lịch (TNDL) từ chính các hoạt động kinh doanh du lịch, KT-XH của cộng đồng,hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động du lịch nói chung

Phát tiển DLCĐ vừa góp phần da dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môitrường du lịch, các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngànhnghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự đa dạng về các ngành kinh tế.Phát triển DLCĐ phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạtđộng du lịch Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộngđồng Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về KT-XH, môi trường, và chịu sựđiều tiết của các quy luật KT-XH, đặc biệt là quy luật cung-cầu

DLCĐ cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của các bêntham gia du lịch, gồm các cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phichính phủ, các cấp quản lý nhà nước

DLCĐ còn bao gồm cả cơ thể, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước cáccấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh doanh các sản phẩm dulịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi du lịch, được hưởng ngày càngnhiều sản phẩm du lịch

Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững,

có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng Chủ thể củacác hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác chính cho phát triển

du lịch là các cộng đồng địa phương Nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch cũngnhư mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển cộng đồng Các loại hình DLCĐ

do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân

Phát triển DLCĐ, một mặt, giúp phát huy lợi thế các nguồn lực phát triển dulịch tại nơi hoặc gần noi cộng đồng sinh sống nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, chất lượng cao và hợp lýcủa du khách Mặt khác, phát triển DLCĐ còn bao hàm cả gốc độ cầu du lịch nhằmxây dựng, thực thi các chính sách, cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch, nhằm xã hộihóa cầu du lịch để cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người nghèo có thể đi du lịch

và hưởng thụ các sản phẩm du lịch ngày càng nhiều, tạo ra sụ công bằng xã hội và tạo

ra thị trường cho phát triển các loại hình du lịch này

Trang 39

Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình DLCĐ đòi hỏi nhiềuthời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cầnđược thực hiện có nguyên tắc.

2.3.4 Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng

Các chuyên gia đều cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phụ thuộcvào các điều kiện cơ bản là:

Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và mang tính đặc trưng cao

Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộngđồng Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏamãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịchnhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999)

Như vậy ngay trong định nghĩa của tài nguyên du lịch đã cho thấy tầm quantrọng của nó Nó được xem như tiền đề phát triển của bất cứ loại hình du lịch nào.Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú hấp dẫn bao nhiêu, càng đặc sắcbao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu Nó baogồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch tựnhiên bao gồm các yếu tố hợp phần tự nhiên, các hiện tương tự nhiên và quá trình biếnđổi của chúng, tạo nên các điều kiện thường xuyên tác động đến sự sống và hoạt độngcủa con người được sử dụng vào mục đích du lịch Tài nguyên du lịch nhân văn lànhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra; baogồm toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con ngườisang tạo ra có giá trị phục vụ du lịch Các giá trị đó lại được phân ra thành các giá trịvăn hóa vật thể như các di tích văn hóa, lịch sử, các sản phẩm truyền thống hay cácgiá trị văn hóa phi vật thể như các phong tục, tập quán, các lễ hội của cộng đồng Dulịch cộng đồng được xác lập trên một địa điểm xác định gắn với các giá trị tài nguyênsẵn có của nó, là sự hòa quyện của các giá trị tự nhiên và nhân văn Có thể nói nếukhông có tài nguyên du lịch thì không thể phát triển du lịch.Vì vậy, đứng trên góc độđịa lý thì việc nghiên cứu tài nguyên du lịch luôn là nền tảng cho sự phát triển du lịchđịa phương

Điều kiện về yếu tố cộng đồng là sự tham gia rộng rãi và hiệu quả

Điều này được đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc,phong tục tập quán, trình độ học vấn và nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và pháttriển du lịch Xác định phạm vi cộng đồng là những dân cư sinh hoạt và lao động cốđịnh, lâu dài trong hoặc liền kề vùng có tài nguyên thiên nhiên

Trang 40

Cộng đồng dân cư đóng vai trò xuyên suốt trong hoạt động du lịch, chủ thểtham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, vừa là người quản lý, có trách nhiệm bảo tồntài nguyên du lịch Các yếu tố cộng đồng quyết định tới sựphát triển du lịch cộng đồng

là sự ý thức về tầm quan trọng cũng như tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp mộtsản phẩm du lịch đúng nghĩa; điều đó phải bắt nguồn từ việc nhận thức về lợi ích của

du lịch cộng đồng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa và môi trường củacộng đồng

Ý thức tự hào về cộng đồng tức là tự hào về truyền thống văn hóa bản địa Cộngđồng phải có một trình độ văn hóa nhất định để hiểu được các giá trị văn hóa bản địa,tiếp thu và ứng dụng các kiến thức văn hóa và kỹ thuật phù hơp vào hoạt động du lịch.Cộng đồng phải có trình độhiểu biết về hoạt động du lịch để từ đó cân bằng giữa lợiích kinh tế và văn hóa, môi trường, giữa văn hóa bản địa và nhu cầu của khách; đó là

cơ sở để không làm mai một các giá trị văn hóa bản địa dẫn tới sự xuống cấp của cácsản phẩm du lịch đặc trưng

Điều kiện về cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch

và sự tham gia của cộng đồng.

Trước tiên ta phải kể đến chủ trương của Đảng và Nhà nước Chủ trương củaNhà nước thể hiện ở mục tiêu phát triển và chiến lược phát triên du lịch quốc gia đếncác văn bản pháp luật có tính pháp lý với việc quản lý hoạt động du lịch Nếu Nhànước có chủ trương phát triển du lịch thì có các chính sách thuận lợi thu hút khách dulịch và đầu tư cho du lịch.Từ đó, Nhà nước sẽ có những đầu tư cho địa phương như hỗtrợvốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật làm du lịch

Chính quyền địa phương có vai trò quan trọng trong điều kiện phát triển du lịchcông đồng Bằng quyền lực của mình, họ có thể bác bỏ, cấm đoán hay khuyến khíchviệc xây dựng điểm du lịch cũng như phát triển du lịch Sự yểm trợ cũng như ủng hộ củachính quyền địa phương thể hiện ở các mặt: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đếntham quan như việc cấp thủ tục hành chính, các quy định không quá khắt khe đối với khách

du lịch

Khuyến khích và hỗ trợ địa phương tham gia hoạt động du lịch: Hỗ trợ đầu tư

về vốn, kỹ thuật cho cộng đồng, có những chính sách thông thoáng, mở cửa đối vớicác tổ chức, đoàn thể tham gia phát triển du lịch Tham gia định hướng chỉ đạo vàquản lý các hoạt động du lịch Tạo môi trường an toàn cho khách du lịch bằng các biệnpháp an ninh cần thiết

Nguồn cầu của du lịch là động lực để phát triển du lịch cộng đồng của địa phương

Ngày đăng: 12/09/2019, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w