LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn củaPGS.TS Ngô Thị Thanh Vân - Trường Đại học Thủy Lợi Các số liệu, kết quả trongluận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Đình
Lập, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân - Trường Đại học ThủyLợi, cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo nhà trường Quađây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Ngô Thị ThanhVân và các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND UBMTTQViệt Nam, các phòng, ban của huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; Ủy ban MTTQ ViệtNam tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh… cùng các bạnbè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tậpvà thực hiện luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do kinh nghiệm thực tiễn còn thiếu, thời gian thu thậptài liệu, tìm hiểu nghiên cứu còn hạn chế, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếusót nhất định.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn học viênđể luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO 5
1.1 Khái niệm về nghèo đói và giảm nghèo 5
1.1.1 Quan niệm về nghèo đói 5
1.1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo 10
1.1.3 Vai trò của các cấp chính quyền trong giảm nghèo 14
1.2 Nội dung công tác giảm nghèo ở địa phương cấp huyện 16
1.2.1 Kế hoạch tổ chức giám sát của chính quyền huyện trong giảm nghèo 16
1.2.2 Phát huy sức mạnh của cộng đồng trong giảm nghèo 18
1.2.3 Giám sát công tác giảm nghèo ở cấp huyện 19
1.3 Các chỉ tiêu (tiêu chí ) đánh giá công tác giảm nghèo 20
1.4 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm nghèo ở cấp huyện 21
1.4.1 Nguyên nhân chủ quan 21
1.4.2 Nguyên nhân khách quan 22
1.5 Bài học kinh nghiệm về giảm nghèo của một số địa phương 24
1.5.1 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương 24
1.5.2 Những bài học rút ra cho công tác giảm nghèo của huyện Đình Lập 27
1.6 Tổng quan các công trình đã được công bố có liên quan đến đề tài 28
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội của huyện Đình Lập 31
2.1.3 Đặc điểm về văn hóa – xã hội của huyện Đình Lập 33
2.2 Tình trạng nghèo trên địa bàn Đình Lập giai đoạn 2011 – 2015 35
2.2.1 Thực trạng nghèo 35
Trang 42.2.2 Nguyên nhân nghèo 402.3 Thực trạng công tác giảm nghèo của huyện Đình Lập 42
Trang 52.3.1 Tổ chức bộ phận phụ trách công tác xóa đói, giảm nghèo 42
2.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch, xây dựng mô hình chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo 43
2.3.3 Thực trạng tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảmnghèo 44
2.3.4 Thực trạng tăng cường nguồn lực và khả năng tiếp cận nguồn lực sinh kế của hộ nghèo 53
2.3.5 Thực trạng giảm nghèo bằng các nguồn lực của huyện 54
2.3.6 Giảm nghèo từ các nguồn lực của hội, đoàn thể và cộng đồng 55
2.3.7 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo dõi, giám sát công tác giảm nghèo ở cấp huyện 56
2.3.8 Công tác kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm 60
2.4 Đánh giá chung về giảm nghèo ở huyện Đình Lập 61
3.1 Mục tiêu, quan điểm, cơ hội và thách thức trong công tác giảm nghèo ở huyệnĐình Lập 70
3.1.1 Mục tiêu giảm nghèo của huyện Đình Lập 70
3.1.2 Những cơ hội và thách thức đối với công tác giảm nghèo ở huyện Đình Lập723.1.3 Quan điểm giảm nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập 74
3.2 Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập 753.2.1 Nhóm giải pháp về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảmnghèo 75
3.2.2 Nhóm giải pháp của chính quyền địa phương về giảm nghèo 84
3.2.3 Nhóm giải pháp phát huy vai trò của các hội, đoàn thể và của cộng đồng trong
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dân số theo độ tuổi lao động 33
Biểu đồ 2.2 Trình độ của lao động đã được đào tạo 33
Biểu đồ 2.3 Phân bổ lao động trong các ngành kinh tế 34
Bảng 2.1: Tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập năm 2015 36
Bảng 2.2: Hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn huyện Đình Lậpnăm 2015 37
Bảng 2.3: Kết quả giảm nghèo của huyện Đình Lập, giai đoạn 2011 - 2015 38
Bảng 2.4: Nguyên nhân nghèo của hộ nghèo huyện Đình Lập 41
Bảng 2.5: Chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo giai đoạn 2011 -2015 44
Bảng 2.6: Kết quả thu Quỹ "Vì người nghèo" giai đoạn 2011 - 2015 53
Bảng 2.7: Kết quả số hộ nghèo thoát nghèo huyện Đình Lập giai đoạn 2011 – 2015 56
Bảng 2.8: Mức thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập, giaiđoạn 2011 – 2015 57
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định của Nhà nước trên địabàn huyện Đình Lập giai đoạn 2005-2015 57
Bảng 2.10: Kết quả hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nướcsạch của huyện Đình Lập giai đoạn 2005-2015 59
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
BHYT : Bảo hiểm y tế
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaDN : Doanh nghiệp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nộiGN : Giảm nghèo
GNBV : Giảm nghèo bền vữngHĐND : Hội đồng nhân dân KCHT : Kết cấu hạ tầngKT-XH : Kinh tế - xã hội
LĐTB&XH : Lao động Thương binh và Xã hộiNĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
QĐ-TTg : Quyết định - Thủ tướng
QĐ-UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dânHĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban Mặt trận Tổ quốcUSD : Đô la Mỹ
WB : Ngân hàng thế giới
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình giảm nghèo đã trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đếnchất lượng cuộc sống của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Bấtkể một quốc gia nào kể cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng luôn luôn tồntại một bộ phận dân cư có mức sống thấp hơn các bộ phận dân cư khác và được coi lànghèo đói trong xã hội Đối mặt với vấn đề nghèo đói, mỗi quốc gia có chiến lược,chính sách riêng, song đều có chung một mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sốngcon người, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, phát triển xã hội toàn diện, gia tăng sựbình đẳng xã hội và khả năng đáp ứng những nhu cầu của con người.
Ở Việt Nam, công tác giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm Nóđược xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và làmột trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa Công tác giảm nghèo được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủyĐảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tíchcực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Trên cơ sở huy động nguồn lựccủa Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thếcủa từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp nhằm xóa đói giảmnghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững Đất nước ta sau hơn ba mươi năm đổi mớivà phát triển đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng tình trạng nghèo đói vẫncòn tồn tại ở diện rộng, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Đình Lập là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía đông nam tỉnh Lạng Sơn, huyệngồm 02 thị trấn và 10 xã Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác giảmnghèo Nhưng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện bình quân còn cao 61,8% (hộnghèo 41,94 %; hộ cận nghèo 19,82%) cao nhất trong toàn tỉnh Công tác giảm nghèocủa huyện đang đối đầu với thách thức như: giảm nghèo chưa bền vững, vẫn có hộphát sinh nghèo mới; biện pháp xóa nghèo đối với hộ già cả, cô đơn gặp nhiều khó
Trang 10đỡ của các tổ chức, các ngành, đoàn thể chưa thường xuyên; chính sách hỗ trợ hộnghèo xóa nhà tạm chưa có trọng tâm; công tác rà soát hộ nghèo ở một số đơn vị xã,thị trấn còn thiếu chính xác ; Nguyên nhân chính của những tồn tại hạn chế nêu trênlà: Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tácgiảm nghèo chưa sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân nên một số hộ nghèochưa nỗ lực tự vươn lên thoát nghèo mà vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cácchính sách của Nhà nước, thậm chí có hộ nghèo không muốn thoát nghèo Các giảipháp giảm nghèo chủ yếu dừng lại ở tuyên truyền, động viên, cho vay vốn, tập huấn,chuyển giao khoa học kỹ thuật Việc bình xét hộ nghèo còn nể nang, thiếu chính xác,còn tách người già cả ra khỏi hộ con cháu để xác định hộ nghèo Trình độ chuyên mônnghiệp vụ của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, xã còn hạn chế, phần lớnchưa được đào tạo bài bản về chuyên môn Công tác huy động các nguồn lực tại cộngđồng của một số đơn vị còn yếu, do vậy biện pháp giúp đỡ hộ nghèo chủ yếu trông chờvào các nguồn lực từ trên đưa xuống Phần lớn các xã, thị trấn còn chưa coi trọng việcphân tích nguyên nhân nghèo để có những giải pháp tác động vào hộ nghèo, ngườinghèo một cách hiệu quả Một số xã, thị trấn còn thụ động trong việc xây dựng kếhoạch giảm nghèo, còn trông chờ vào sự hướng dẫn của huyện Công tác theo dõi,quản lý số liệu giảm nghèo ở một số đơn vị còn chưa tốt Vì vậy việc nghiên cứu lýgiải một cách có hệ thống, đánh giá đúng thực trạng về nghèo đói, đề xuất những giảipháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo ở huyện Đình Lập vừacó ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện
nay Xuất phát từ lý do nêu trên, học viên chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo trên
địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản
lý kinh tế để tiếp tục nghiên cứu với hy vọng sẽ đưa ra được những giải pháp thực hiệnkhả thi, đạt hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn trong giaiđoạn tới.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, luận văn phân tích vàđánh giá thực trạng công tác giảm nghèo ở huyện, để từ đó đề xuất kiến nghị một số
Trang 113 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp điều tra khảo sát; thu thập thông tin- Phương pháp thống kê
- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Kết hợp một số phương pháp khác
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Là các biện pháp giảm nghèo của các chủ thể (Nhà nước; địa phương; các đoàn thể, cộng đồng) nhằm giảm nghèo ở huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
Trang 126 Kết quả dự kiến đạt được
Kết quả dự kiến đạt được bao gồm:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về nghèo đói và giảmnghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở huyện Đình Lập, tỉnhLạng Sơn giai đoạn 2011-2015, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyênnhân.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
7 Nội dung của luậnvăn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 nội dungchính sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo.
Chương 2 Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn
Chương 3 Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo trên địa bàn huyện ĐìnhLập, tỉnh Lạng Sơn
Trang 13CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO
1.1 Khái niệm về nghèo đói và giảm nghèo
1.1.1 Quan niệm về nghèo đói
1.1.1.1 Quan niệm của thế giới
Đã có nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm khác nhau về đóinghèo, nhưng nhìn chung, chúng không có sự khác biệt đáng kể Tiêu chí chung nhấtđể xác định đói nghèo trong các khái niệm này là mức thu nhập hay chi tiêu để thoảmãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, vănhoá, đi lại và giao tiếp xã hội Sự khác nhau giữa các khái niệm là mức đo lường độthoả mãn cao hay thấp, mà mức đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế- xã hộicũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia Đáng chú ý là nhiều côngtrình nghiên cứu và nhiều quốc gia đã sử dụng khái niệm người nghèo của Tổ chứcLiên Hợp quốc.
Theo quan điểm của Liên Hợp quốc (UN): Người nghèo là những người có thu nhậpdưới đường ranh giới nghèo, được xác định bằng số tiền cho nhu cầu thiết yếu về ăn,mặc, ở,…mà trước mắt là lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống với mức tiêu dùngnhiệt lượng 2.100 - 2.300 Calo/người/ngày.
Khái niệm về đói nghèo được nêu ra tại Hội nghị bàn về xoá đói, giảm nghèo ở khuvực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 cũngđáng được chú ý Hội nghị này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cưkhông có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầuấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng
và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận"[6, tr.10].
Có thể xem đây là khái niệm chung nhất về đói nghèo, một khái niệm có tính chấthướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ quát về đói nghèo.Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn tính đến sự khác biệt giữa các vùng, các điềukiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi quốc gia Quan niệm hạt nhân có
Trang 14trong khái niệm này là nhu cầu cơ bản của con người Căn cứ xác định đói hay nghèolà ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản mà con người không được hưởng và thoả mãn.
Trang 15Nhu cầu cơ bản nói ở đây chính là cái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của conngười như: ăn, ở, mặc, Theo đó, sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện làđói, là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cầnthiết, sự đứt đoạn trong nhu cầu ăn Nói cách khác, đói là tình trạng con người ănkhông đủ no, không đủ năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày vàkhông đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động.
Nghèo là tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành để chi tiêu cho nhucầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có Các nhu cầu tốithiểu khác như: ở, mặc, văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ được đáp ứng mộtphần rất ít, không đáng kể Nghèo và giảm nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu củacác quốc gia trên thế giới, bởi lẽ: giảm ngèo thành công sẽ làm cho mỗi quốc gia thêmhưng thịnh; nghèo đói là nguyên nhân gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, làmcho xã hội bất ổn đối khi còn dẫn tới bất ổn về chính trị, xung đột sắc tộc, tình trạng didân tự do ồ ạt trên phạm vi một quốc gia nói riêng và quốc tế nói chung Mọi dân tộctuy có khác nhau về chế độ chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào đểquốc gia mình, dân tộc mình giàu có; song thực tế ở một số nước lại cho thấy khi kinhtế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt,tình trạng nghèo đói càng bức xúc Khoảng cách giàu – nghèo có xu hướng nới rộng rađang là vấn đề có tính toàn cầu Để thống nhất về nhận thức, cách tiếp cận và phươngthức giải quyết giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ thì cầnphân biệt hai dạng nghèo: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và không có khảnăng thoả mãn nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống Nhu cầu cơ bản, tối thiểu là mứcbảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môitrường Nhu cầu cơ bản này cũng có sự thay đổi, khác biệt ở từng quốc gia Trên thựctế, một bộ phận dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu đói.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bìnhcủa cộng đồng ở một thời kỳ nhất định Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính
Trang 16chất tương đối cả về không gian và thời gian Nghèo tương đối gắn liền với sự chênhlệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương
Trang 17ở một thời kỳ nhất định Cái ý nghĩa thực sự của nghèo tương đối là ở chỗ phân phốithu nhập không đều hay chính xác là sự bất bình đẳng Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứucho rằng: việc xóa dần nghèo tuyệt đối là việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiệntượng thường có trong xã hội và vấn đề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênhlệch giàu – nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷlệ nghèo tương đối Khái niệm nghèo tuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèokhổ giữa các quốc gia [5, tr.37].
1.1.1.2 Quan niệm của Việt Nam
Căn cứ trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và hiện trạng đời sống trung bìnhphổ biến của dân cư hiện nay, có thể đánh giá đói nghèo theo 04 chỉ tiêu chính: thunhập; nhà ở và tiện nghi sinh hoạt; tư liệu sản xuất; vốn liếng để dành Ngoài ra, ở nướcta, do nền văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam, nên quan niệm về đói nghèo không chỉđơn thuần đề cập đến vấn đề thu nhập vật chất mà còn liên quan đến khía cạnh bản sắcvăn hoá, đạo đức, nhân văn…Trong các tiêu chí như thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinhhoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ văn hoá,…thì tiêu chí thu nhập về kinh tế là đáng chúý hơn cả Ở nước ta chỉ tiêu đánh giá hộ giàu, nghèo, đói, có thể dựa trên chỉ tiêu chínhlà thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng (hoặc năm) được đo lường bằng chỉ tiêu giátrị qui đổi hoặc hiện vật qui đổi Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuầntuý Đối với hộ dân cư ở nông thôn, thu nhập được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đichi phí bỏ ra Chỉ tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất đểxác định mức đói nghèo Ngoài ra, còn căn cứ vào chỉ tiêu phụ là dinh dưỡng bữa ăn,mặc, nhà ở và các điều kiện học tập, chữa bệnh, đi lại.
Trên cơ sở các khái niệm của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã đưa ra các khái niệmvề nghèo, đói cụ thể hơn và được nghiên cứu ở các cấp độ: cá nhân, hộ gia đình vàcộng đồng Khái niệm thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập thuần túy Đối với hộ dâncư ở nông thôn, thu nhập được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí Chỉ tiêu thunhập bình quân nhân khẩu/tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo.Ngoài ra, còn căn cứ vào chỉ tiêu phụ là dinh dưỡng bữa ăn, mặc, nhà ở và các điềukiện học tập, chữa bệnh, đi lại.
Trang 18Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra khái niệm nghèo ở Việt Namnhư sau:
+ Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
+ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện, khả năng thỏa mãn những
nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sốngcủa cộng đồng xét trên mọi phương diện.
+ Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm,
không có khả năng phát triển sản xuất.
+ Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc rất thiếu những cơ
sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao.
+ Vùng nghèo là chỉ những địa bàn rộng, nằm ở những khu vực khó khăn, hiểm trở,
giao thông không thuận lợi, có tỷ trọng xã nghèo, hộ nghèo cao.
Trong luận văn sẽ sử dụng khái niệm nghèo sau đây: Nghèo (theo hộ) là bộ phận hộdân cư có thu nhập dưới mức thu nhập trung bình và không tiếp cận được với các dịch
vụ xã hội cơ bản (theo quy định của Chính phủ cho từng vùng, từng thời điểm).1.1.1.3 Khái niệm về giảm nghèo
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoátkhỏi tình trạng nghèo Biểu hiện ở tỷ lệ % và số lượng người nghèo giảm Nói mộtcách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mức sốngcao hơn Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọnsang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt củamỗi người [3, tr.20]
Giảm nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử Bởi vì nghèo vẫn còn tồn tại khi nềnkinh tế thị trường vẫn còn chi phối và tồn tại sự khác biệt về năng lực, thể chất, địa vịxã hội… giữa các cá nhân Do đó, chỉ có thể từng bước giảm nghèo Việc đánh giá và
Trang 19cách nhìn nguồn gốc dẫn đến nghèo khác nhau, nên cũng có nhiều quan niệm khácnhau về giảm nghèo:
Nếu hiểu nghèo là tình trạng đình đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu song vẫncòn tồn tại thì giảm nghèo chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức sản xuấtmới, tiến bộ hơn (nghèo ở các nước đang phát triển).
Nếu hiểu nghèo là do tình trạng phân phối thặng dư trong xã hội một cách bất công đốivới người lao động, do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì giảm nghèo chínhlà quá trình xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Nếu hiểu nghèo là hậu quả của tình trạng chủ nghĩa thực dân đế quốc kìm hãm sự pháttriển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình các nước thuộc địa,phụ thuộc giành lấy độc lập dân tộc để trên cơ sở đó phát triển kinh tế - xã hội.
Nếu hiểu nghèo là do sự bùng nổ gia tăng về dân số vượt quá tốc độ phát triển kinh tếthì cũng có thể dẫn đến kết luận khác nhau về giảm nghèo Điển hình là quan điểm củaMalthus cho rằng: dân số cứ tăng gấp đôi mãi, trái đất cứ nhỏ đi một nửa mãi trong khíđó qui luật thu nhập giảm dần… do đó lương thực và phương tiện sinh hoạt tụt xuốngdưới mức cần thiết cho cuộc sống Giải pháp mà Malthus đưa ra nhằm giảm nghèo làdùng chiến tranh, bệnh dịch và nạn đói Quan điểm này đã bị thực tế bác bỏ và chứngminh sự phát triển đi lên của xã hội loài người Sau này Malthus cũng nhận thấy sai lầmtrong quan điểm của mình khi không tính đến tác động của khoa học kỹ thuật, và cácgiai đoạn quá độ về nhân khẩu học Tuy nhiên quan điểm này vẫn có hạt nhân hợp lýđó là mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế nhất là đối với các nước đang pháttriển.
Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc xã hội rơi vào khủnghoảng kinh tế thì giảm nghèo chính là tạo ra nhiều việc làm, xã hội ổn định và pháttriển.
Ở góc độ nước nghèo: Giảm nghèo ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình
chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độsản xuất mới, cao hơn Mục tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại.
Trang 20Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có
khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đóhọ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo.
Có nhiều khái niệm về giảm nghèo, song tác giả thống nhất, đồng tình với khái niệmgiảm nghèo của Bộ LĐ-TB&XH đó là: Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèonâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo; biểu hiện ở tỷ lệ % và sốlượng người nghèo giảm.
1.1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
1.1.2.1 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo thế giới
Theo Ngân hàng thế giới (WB), khi đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giàu nghèocủa các quốc gia, nên căn cứ vào bình quân thu nhập đầu người theo hai cách tính:Phương pháp tỷ giá hối đoái và tính theo USD và Phương pháp sức mua tương đươngtính theo USD.
Tuy nhiên, theo phương pháp tỷ giá hối đoái và tính theo USD, việc chuyển đổithường bị sai lệch, không phản ánh được tính ngang giá của sức mua Do đó, từ đầuthập niên 90 của thế kỷ XX, Liên Hợp quốc (LHQ) đã đề ra phương pháp tính bìnhquân thu nhập mỗi nước theo sức mua tương đương (phương pháp sức mua tươngđương tính theo USD) Đây là phương pháp so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân đầungười giữa các nước, nhằm đưa ra chỉ tiêu định lượng so sánh giữa các nước bằngcách đưa đồng tiền của mỗi nước về một đơn vị đo lường thống nhất là USD Với mụctiêu hàng đầu là đấu tranh chống nạn nghèo khổ ở các nước đang phát triển, Ngânhàng thế giới (WB) đưa ra chuẩn nghèo, đói tính theo số calo tối thiểu cần thiết chomột người để sống là 2.100 calo/người/ngày, những hộ gia đình không đảm bảo đượcmức này là những hộ nghèo khổ Tiêu chuẩn này được tính chung cho các nước trên thếgiới, do đó nghèo khổ theo tiêu chuẩn này chính là nghèo tuyệt đối Theo mức đánh giáchung của thế giới, để đảm bảo mức 2.100 calo/người/ngày thì cần ít nhất là 1USD/người/ngày, do đó một người có thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem lànghèo.
Trang 21Mặc dù vậy, chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo mứcthu nhập trung bình của quốc gia đó Trong quá trình nghiên cứu đói nghèo và thực
Trang 22hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, WB đã đưa ra hai mức chuẩnnghèo đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng với lượng 2.100calo/người/ngày, gọi là chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm
1.1.2.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam
Theo phương pháp đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH thì chuẩn nghèo được dùng đánh giámức độ nghèo đói ở Việt Nam là tính theo thu nhập nhân khẩu một tháng hoặc mộtnăm và được đo bằng giá trị hoặc hiện vật quy đổi Việt Nam đã áp dụng chuẩn nghèotheo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn 2001 - 2005, tính theo thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từngvùng (Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTB&XH, ngày 01/11/2000 của Bộ LĐTBXH).- Giai đoạn 2006 - 2010 tính theo khu vực (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày08/7/2005),
- Giai đoạn 2011 - 2015 (theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 củaThủ tướng Chính phủ).
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống;
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng(6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống;
Trang 23+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến520.000 đồng/người/ tháng;
+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến650.000 đồng/người/tháng.
- Giai đoạn 2016 – 2020, Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng (theo Quyết định số59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ): Các tiêu chí tiếp cận đolường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
+ Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): Y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh;thông tin; các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số):Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đihọc của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nướcsinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếpcận thông tin.
* Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn2016-2020
- Hộ nghèo
+ Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trởxuống;
Trang 24Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng vàthiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trởlên.
+ Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trởxuống;
Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng vàthiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trởlên.
- Hộ cận nghèo
+ Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồngđến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận cácdịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồngđến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận cácdịch vụ xã hội cơ bản.
Trang 25Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ LĐTB&XH đưa ra, chính quyềncác
Trang 26thôn, ấp, bản, tổ dân cư sẽ tổ chức đánh giá, bình chọn những hộ nào trong thôn, ấp,bản, tổ là hộ nghèo, sau đó lập danh sách và gửi cho chính quyền cấp xã xem xét vàtrình lên Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộđó Thông tin này được sử dụng để xác định những hộ nghèo nhất được hưởng cácchương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí, hỗtrợ sử dụng nước sạch, điện sinh hoạt, hỗ trợ nhà ở,… Vì nguồn lực hỗ trợ có hạn, sốtiền trợ cấp phân bổ về từng địa phương ít, không đáp ứng nhu cầu, nên mỗi lần nhưvậy, các thôn, tổ, ấp, bản phải tổ chức bình chọn người đáng được hưởng trợ cấp, dovậy danh sách các hộ nghèo thụ hưởng có thể được thay đổi mỗi khi có chương trìnhtrợ cấp mới.
1.1.3 Vai trò của các cấp chính quyền trong giảm nghèo
1.1.3.1 Tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảmnghèo
Thực hiện Quyết định 1489/QĐ-TTg, ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015;Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng hướng giảmnghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày22/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Chương trình giảmnghèo giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Các cấp chính quyền trongtỉnh tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo như:
- Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: tạo điều kiệnthuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làmăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thựchiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có ngườikhuyết tật, chủ hộ là phụ nữ; Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nôngthôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị,đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo.Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèotrên cả nước.
Trang 27- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí,hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các
Trang 28cấp học, nhất là bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với họcsinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo; Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối vớigiáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹkhuyến học"; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo,thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tếcho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xâydựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo Nghiên cứuchính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo;Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bànnghèo Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xãnghèo.
- Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vựcnông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, ngườikhuyết tật Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với ngườinghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ.
- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quảchính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèohiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhànước, vươn lên thoát nghèo.
- Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hoá, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt chương trìnhđưa văn hoá, thông tin về cơ sở; đa dạng hoá các hoạt động truyền thông, giúp ngườinghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệuquả, gương thoát nghèo.
1.1.3.2 Tổ chức thực hiện các chủ trương, biện pháp của tỉnh về giảmnghèo
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, cấp tỉnh xâydựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn
Trang 29tỉnh với quan điểm công tác giảm nghèo phù hợp với tình hình mới như: từ chỗ chỉgiải quyết cho hộ nghèo vay vốn làm ăn chuyển sang giúp phương tiện mưu sinh, dạy
Trang 30nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người nghèo biết cách tự tạo việc làm để họ tự lực nâng dần mức thu nhập cho bản thân và gia đình Đối với cấp huyện, từnhững chủ trương của Trung ương, của tỉnh, cụ thể hóa bằng chương trình hành độngcủa các cấp ủy Đảng, chính quyền Xác định biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực như:- Việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo cấp huyện và cấpxã, thị trấn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện,cấp xã, thị trấn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên,chính quyền các cấp, các hội, đoàn thể, người dân đặc biệt là người nghèo trong côngtác giảm nghèo.
- Giới thiệu những kinh nghiệm sản xuất giỏi, những mô hình tổ chức tốt, tổ chức phổbiến trao đổi kinh nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo hàng năm của địaphương.
- Chỉ đạo xây dựng mô hình điển hình trong công tác giảm nghèo.
- Sơ tổng kết, biểu dương, khen thưởng trong công tác giảm nghèo; quan tâm đề ra cácchính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo của địa phương
1.2 Nội dung công tác giảm nghèo ở địa phương cấp huyện
1.2.1 Kế hoạch tổ chức giám sát của chính quyền huyện trong giảm nghèo
Căn cứ vào chiến lược giảm nghèo bền vững quốc gia, của tỉnh và tình hình thực tếở địa phương, Chính quyền huyện xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững củahuyện Trong đó, xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững dài hạn của địa phương,nguồn lực thực hiện giảm nghèo và các lực lượng tham gia giảm nghèo Chiến lượcgiảm nghèo bền vững được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp có liên quan trựctiếp đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là các chínhsách liên quan trực tiếp đến đầu tư kết cấu hạ tầng (KCHT), vay vốn phát triển sản
Trang 31các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinhhoạt,… tạo tiền đề để hộ nghèo, người nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo,góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa khu vực nông thôn vàthành thị Chính quyền huyện cần xác định rõ mục tiêu thực hiện chiến lược giảmnghèo bền vững trong từng giai đoạn cụ thể như: Mục tiêu về thu nhập bình quân đầungười của hộ nghèo; mục tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo ở những nơi có đông đồng bàongười dân tộc, các xã vùng sâu và mục tiêu giảm tỷ lệ tái nghèo theo chuẩn nghèohàng năm; việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo, hộnghèo; phát triển KCHT nông thôn
Cùng với việc xây dựng chiến lược giảm nghèo bền vững, Chính quyền huyện còn cóthể xây dựng các kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo
bền vững giai đoạn, kế hoạch giảm nghèo từng năm,…Các chương trình, kế hoạch này
được xây dựng và thực hiện để bảo đảm thực hiện các mục tiêu trong chiến lược giảmnghèo ở địa phương Hàng năm đều xây dựng kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộcận nghèo, chỉ đạo các cơ quan quản lý về lĩnh vực thực hiện Đồng thời, giao tráchnhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện những công việccụ thể, như:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực theo dõi, tổnghợp, tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) huyện chỉ đạo công tác giảm nghèo trongtoàn huyện; trực tiếp thực hiện công tác truyền thông giảm nghèo; hướng dẫn, chỉ đạothực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo.- Phòng Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp các phòng, ban, ngành liên quan xây dựng trìnhban hành tiêu chí phân bổ nguồn lực giảm nghèo; xây dựng, hướng dẫn cơ chế quản lýchương trình giảm nghèo; kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện mục tiêu giảmnghèo.
- Phòng Tài Chính: Hướng dẫn và bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chínhsách giảm nghèo; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Trang 32Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Thực hiện Chương trình khuyến nông lâm - ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuấtchuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo dễ tiếp cận vàtham gia.
Phòng Y tế: Chủ trì, phối hợp các cơ quan ban hành văn bản thực hiện chính sách hỗtrợ người nghèo, người cận nghèo trong khám, chữa bệnh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo;ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã khókhăn.
- Phòng Xây dựng: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà đối với hộ nghèo.
- Phòng Văn hóa: Thực hiện chính sách đưa văn hóa về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ ngườinghèo tiếp cận văn hóa; Chủ trì trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,chính sách của Nhà nước, của tỉnh về công tác giảm nghèo
- Phòng Tư pháp: Chủ trì, thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.- Ngân hàng Chính sách xã hội: Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộnghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng ưu đãi khác theo quy định.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện: Hướng dẫn cơ sở tổ chức tốt công táctuyên truyền, vận động các thành viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia cuộc vận động“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; vận động xây dựng“Quỹ vì người nghèo”
1.2.2 Phát huy sức mạnh của cộng đồng trong giảm nghèo
Huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thànhcông hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu giảm nghèo Để thực hiện các mục tiêugiảm nghèo trên quy mô diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì nhà nước và bảnthân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực Nhà nước phải có nguồn lực đủ mạnh đểhình thành và thực hiện các chương trình hỗ trợ như: Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
Trang 33dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đờisống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chương trìnhkhuyến nông, đào tạo Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũngcần có nguồn lực để tự mình phấn đấu vươn lên Nguồn lực họ có thể có được là từ cácnguồn hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tíchlũy của bản thân.
Ngoài ra việc phát huy sức mạnh của cộng đồng trong giảm nghèo là hết sức quantrọng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện chương trình, mỗitổ chức trực tiếp tham gia vào một hoặc hai vấn đề cụ thể, Nhà nước có cơ chế để tổchức, đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục thực hiện vận động xây dựngQuỹ “Vì người nghèo”, xây dựng mạng lưới “Tổ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ tương trợ”;quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp huyệnvà cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
Tăng tính liên kết cộng đồng trong chương trình giảm nghèo thông qua mô hình do cácđoàn thể tổ chức như nhóm tương trợ tiết kiệm, tự nguyện góp vốn, tích luỹ nguồn quỹđể dành hỗ trợ giúp đỡ những hội viên khó khăn, những tổ nhóm giúp vốn, kỹ thuật, tựhướng dẫn nhau kinh nghiệm sản xuất Sự tác động của cộng đồng hướng đích baogồm Nhà nước - doanh nghiệp - cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân ngườinghèo, hộ nghèo vươn lên hòa nhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực trí tuệ,nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ giảm nghèo trong hiện tại, làm giàu bền vữngtrong tương lai.
1.2.3 Giám sát công tác giảm nghèo ở cấp huyện
Tổ chức giám sát việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù theo Nghị quyết30a/2008/NQ-CP của Chính phủ như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách giaokhoán, bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo, chính sáchvay vốn ưu đãi… đã thúc đẩy địa phương phát triển và đáp ứng nhu cầu đời sống hộnghèo Các chính sách giảm nghèo hiện hành khác trên địa bàn như: Chương trình 134
Trang 34hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào thiểu số; Chươngtrình 135 về đầu tư cơ sở hạ tầng xã, thôn đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ trực
Trang 35tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTG; chính sách định canh định cư theo Quyếtđịnh 33/2007/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách hỗ trợ về giảm nghèo, hỗtrợ tiền điện, hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa cho học sinhnghèo, hỗ trợ y tế, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ nước sạch, chuyền giao khoa học kỹthuật… Qua giám sát, phát hiện ra hạn chế, tồn tại để kioj thời lãnh đạo chỉ đạo thựchiện có hiện quả các chính sách hỗ trợ cho người nghèo trên địa bàn huyện, giúp ngườinghèo vươn lên thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống.
1.3 Các chỉ tiêu (tiêu chí ) đánh giá công tác giảm nghèo
Thứ nhất, giảm nghèo đánh giá qua các tiêu chí chung như mức giảm tỷ lệ hộ nghèo,
hộ thoát nghèo nhờ tổ chức sản xuất - kinh doanh tốt nên có thu nhập vượt ngưỡngnghèo.
Thứ hai, giảm nghèo thông qua thu nhập được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Sự thay
đổi mức thu nhập bằng tiền theo tháng, năm của một nhân khẩu trong gia đình hộnghèo; so sánh thu nhập thực tế với chuẩn nghèo…
Thứ ba, giảm nghèo thông qua sự hỗ trợ của chính quyền, của cộng đồng xã hội.
Thứ tư, tiêu chí về điều kiện sống Các tiêu chí này thường được xem xét dưới các
chiều cạnh sau ví dự như: Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh; số hộ được sửdụng điện lưới; số bác sĩ trên 1 vạn dân… Nếu các tiêu chí này được giữ vững và liêntục được cải thiện thì độ bền vững của giảm nghèo (GN) tăng lên; tiêu chí cải thiện đờisống tinh thần cho người nghèo Các tiêu chí đo mức độ GNBV về phương diện đờisống văn hóa như: Số trẻ em ở xã đi học đúng độ tuổi; Tỷ lệ lao động trong các hộ giađình nghèo được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động của xã đã qua đào tạo nghề; Số trườnghọc, nhà văn hóa, bưu điện, điện thoại, nơi vui chơi, nơi sinh hoạt cộng đồng ở xã….
Thứ năm, tiêu chí về xã hội, an ninh Đói nghèo dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội, phạm
pháp gia tăng vì người đói, nghèo cùng cực sẽ “đói ăn vụng, túng làm liều” Vì vậy,việc giảm các tệ nạn này phản ánh tình trạng đói nghèo giảm và chứng tỏ mức độ anninh, trật tự xã hội cao.
Trang 36Ngoài ra, có thể sử dụng chỉ tiêu về mức độ và số người dân tích cực tham gia các hoạtđộng quốc phòng, an ninh hoặc tình trạng trật tự trị an ở địa phương Việc không xảyra tình trạng mất trật tự trị an trên địa bàn hoặc xảy ra ở mức độ thấp cho thấy hoạtđộng giảm nghèo có tác động tốt tới xã hội.
1.4 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm nghèo ở cấp huyện
1.4.1 Nguyên nhân chủ quan
- Nghèo do gặp phải rủi ro trong sản xuất hoặc thiên tai, dịch bệnh Như chúng ta đã
biết, cơ chế thị trường tự do cạnh tranh vốn rất khắc nghiệt, cạnh tranh thường diễn ratheo nguyên tắc: mạnh được yếu thua Bởi vậy không ít người do dự báo sai hay ứngphó không kịp thời với những biến động của thị trường nên lâm vào cảnh khó khăn,thua lỗ, thậm chí phá sản Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, số người gặprủi ro ngày càng nhiều bổ sung thêm vào tầng lớp nghèo khổ Thiên tai, dịch bệnhcũng làm cho nhiều người lâm vào cảnh nghèo khổ.
- Nghèo do thiếu tri thức và kỹ năng nghề nghiệp: Những đối tượng này cần được sự
hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề để đáp ứng yêu cầu mỗi giai đoạn phát triển.
- Nghèo do sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và vùng giao thông đilại khó khăn Không có điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, tập quán phong
tục địa phương lạc hậu dễ bị lôi kéo vào việc mê tín dị đoan, dân cư thì ở rải rác, xatrường học nên con cháu đi học khó khăn, thậm chí không đi học, không được chămsóc về y tế thường xuyên.
- Nghèo do lười lao động hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo Đó là những gia đình có sức
lao động nhưng không làm việc, vấn đề sức khỏe và bệnh tật cũng ảnh hưởng trực tiếpđến thu nhập và chi tiêu, đẩy con người vào tình trạng nghèo khổ trầm trọng Họ phảigánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là phải chi phí caocho việc khám chữa bệnh, kể cả chi phí trực tiếp và gián tiếp Do vậy, chi phí khámchữa bệnh là gánh nặng lớn đối với người nghèo, đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cốtài sản để có tiền chữa bệnh và trang trải chi phí tối thiểu cho cuộc sống, dẫn đến
Trang 371.4.2 Nguyên nhân khách quan
Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động giảm nghèo bao gồm: dânsố và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tậpquán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
- Dân số, tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân
cư Thông thường thì bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của cáchộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu Như vậy, phải chăng nghèo đói, dân trí thấp dẫnđến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khănhơn Nếu cơ cấu dân số trẻ cao thì áp lực đầu tư cho giáo dục sẽ lớn, đầu tư cho pháttriển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăng trưởng chậm.
- Về lao động, nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp, một lao động chính phải nuôi
nhiều người ăn theo thì khả năng tăng trưởng kinh tế thấp, giảm nghèo sẽ khó khăn.Hoặc nếu cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu trong nông nghiệp, tỷ lệ lao động trongcông nghiệp và dịch vụ thấp, thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thunhập bình quân đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp cũng như tăng trưởng kinh tế và giảmnghèo.
- Về giáo dục, chất lượng lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược
phát triển giáo dục Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo ở Việt Nam là những nơicó trình độ dân trí thấp Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm locho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn,ít được học vấn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhậpcao Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơnghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng.
- Về y tế, người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít
có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm ảnhhưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ Họ phải gánh chịu hai gánh nặng:một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho khám chữa
Trang 38bệnh Kết quả là họ phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫnđến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi nghèo đói.
Trang 39- Tác động của môi trường chính trị, xã hội đến nghèo đói và giảm nghèo Môi trường
chính trị, xã hội và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau Khi môi trường chínhtrị, xã hội ổn định và tiến bộ sẽ là điều kiện tốt để thực hiện các chương trình phát triểnkinh tế - xã hội Các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm đầu tư pháttriển sản xuất, kinh doanh; nhờ vậy mà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, là cơ sở đểtăng nguồn lực cho giảm nghèo Ngược lại, môi trường chính trị, xã hội không ổn địnhthì môi trường đầu tư sẽ bị xấu đi, rủi ro trong đầu tư sẽ cao Mặt khác, nếu tệ nạn xãhội phát sinh không hạn chế được như: trộm cắp, mại dâm gia tăng, đạo đức bị suyđồi an ninh xã hội không được đảm bảo, xã hội rối loạn thì nghèo đói sẽ gia tăng.
- Bộ máy quản lý và cán bộ Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói
riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việcchuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn,
cho người nghèo, cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn,có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) để thực thi nhiệm vụ trên Tuy nhiên, khó khăn
hiện nay là ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, trình độ cán bộ cơ sở xã, thôn còn hạnchế về trình độ, năng lực đây là nhân tố trở ngại cho công tác giảm nghèo.
- Nghèo do các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh Có những người có tri thức và
kỹ năng nghề nghiệp ở một mức độ cần thiết nhưng lại thiếu các yếu tố đầu vào nhưvốn, đất đai nên cũng không thể phát triển sản xuất hay làm dịch vụ để tăng thunhập.
- Nghèo do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước Người nghèo thường là thiếu tư liệu sản
xuất, thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất, nếu không được sự hỗ trợ từ Nhà nước, từ cộngđồng sẽ khó thoát nghèo Một số cơ chế chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, chínhsách, giải pháp hỗ trợ trực tiếp người nghèo vẫn là chính nên chỉ thích hợp trong ngắnhạn, trước mắt, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu bền vững Cơ chế hỗ trợ ngườinghèo chưa hướng vào nâng cao nhận thức, năng lực và tính làm chủ, người nghèochưa thật sự tham gia được vào thị trường để phát triển kinh tế với vai trò là người làm
Trang 40chủ Một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được chính sách, giải pháp trợ giúp củaNhà nước, chưa thật sự quyết tâm vươn lên, vượt qua ngưỡng nghèo đói Về nhận thức