1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪNLẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỔ BIẾN THEO HỆ THỐNG HARVARD

16 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP • Cách trích dẫn trực tiếp là cách trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình … của tác giả tài liệu tham khảo vào báo cáo t

Trang 1

HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỔ BIẾN THEO HỆ THỐNG HARVARD

Trang 2

1 TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP

• Cách trích dẫn trực tiếp là cách trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình … của tác giả tài liệu tham khảo vào báo cáo thực tập hay khóa luận tốt nghiệp Trích dẫn nguyên văn đòi hỏi phải chính xác từng từ ngữ hay từng định dạng của tác giả tài liệu tham khảo Phần trích dẫn phải được đặt

trong dấu ngoặc kép Tên tác giả, năm xuất bản và số trang được đặt

trong dấu ngoặc đơn

• “Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo” (Trần Kim Dung, 2009, 141)

• “Điều then chốt để hiểu kinh tế học vi mô là phải nhận biết rằng tiêu

Trang 3

2 TRÍCH DẪN GIÁN TIẾP

• Trích dẫn gián tiếp là việc sử dụng một ý tưởng, một đoạn văn, kết quả hay đại ý của tài liệu tham khảo theo cách diễn giải bằng từ ngữ của sinh viên

trong báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp của mình Trong nghiên

cứu, đây là cách trích dẫn được khuyến khích Khi thực hiện cách trích

dẫn này, sau câu hay đoạn văn diễn tả lại ý tưởng/kết quả của tài liệu tham khảo là tên của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo đó nằm trong ngoặc đơn, cách nhau bởi dấu phẩy.

• Ví dụ:

Trong tuyển dụng, phỏng vấn được xem là khâu quan trọng nhất trong việc làm sáng tỏ những thông tin của ứng viên (Trần Kim Dung, 2009).

Trang 4

NGUYÊN TẮC TRÍCH DẪN

• Tác giả của tài liệu tham khảo có thể là cá nhân (một tác giả), tập thể (nhiều tác giả), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Chính phủ, Quốc hội, Liên hiệp quốc, công ty X)

• Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả.

Trang 5

• Tác giả là người Việt Nam, tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Việt, thì ghi họ tên theo ngữ pháp Tiếng Việt

Ví dụ, Trần Kim Dung (2009)

• Tác giả là người nước ngoài, hay tài liệu tham khảo được viết bằng

tiếng Anh, thì ghi họ của tác giả bằng tiếng Anh

Ví dụ, tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản là Andrew Mathews

(2005) thì ghi là Mathews (2005)

NGUYÊN TẮC TRÍCH DẪN

Trang 6

TÁC GIẢ LÀ TẬP THỂ THÌ CÁCH TRÍCH DẪN

NHƯ SAU

• Nếu tập thể là hai tác giả thì tên hai tác giả nối với nhau bởi chữ

Ví dụ, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)

• Nếu tác giả từ ba tác giả trở lên thì ghi tên một tác giả và cộng sự

Ví dụ, Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2009)

• Tác giả là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp: nếu tổ chức có tên viết tắt thì ghi tên viết tắt (ví dụ World Bank là WB (2011), Asian Development Bank là ADB (2014)) còn không có tên viết tắt thì ghi đầy đủ (ví dụ Quốc hội Việt Nam (2012)

Trang 7

LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

• TLTK Tiếng Việt ghi thành 1 nhóm Ngoại ngữ khác ghi thành một nhóm

Ví dụ: Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh sẽ được ghi thành nhóm tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh.

• Tài liệu được trích dẫn trong bài viết nhất định phải được ghi trong tài liệu tham khảo Hạn chế tối đa tình trạng không có trích dẫn mà lại ghi tài liệu tham khảo.

• Tất cả tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài phải được viết nguyên văn, không phiên

âm thành tiếng Việt.

• Tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp vào tài liệu tham khảo tiếng Việt Tác giả là người Việt Nam nhưng tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được ghi vào tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài.

• Tất cả các tài liệu tham khảo đều phải được xếp theo thứ tự ABC xếp theo tên của tác giả

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO LÀ SÁCH ĐƯỢC IN,

CÔNG BỐ VÀ IN RIÊNG BIỆT

• Định dạng và trình tự:

• Tên tác giả hoặc tổ chức (Nguyễn Quang Hưng, Ngân hàng Thế giới, ),

(dấu phẩy)

• Năm xuất bản, công bố: 1995, 2003, 2010 (dấu chấm)

• Tên sách (in nghiêng) (dấu chấm cuối tên sách)

• Lần xuất bản (chỉ ghi mục này nếu không phải xuất bản lần thứ 1) (dấu

chấm)

• Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia): (dấu hai

chấm)

• Nhà xuất bản (dấu chấm kết thúc)

Trang 9

• Sách một tác giả:

• Ví dụ: Trần Kim Dung, 2009 Quản trị nguồn nhân lực Hà Nội: NXB Thống Kê.

• Tổng cục Thống kê, 2010 Niên giám thống kê 2010 Hà Nội: Nhà xuất bản Thống

kê.

• Sách hai tác giả:

• Ví dụ: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 Thống kê ứng dụng Hà Nội:

NXB Thống Kê.

• Sách ba tác giả trở lên:

• Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2009 Dự báo và phân tích dữ liệu Hà Nội: NXB

Thống Kê.

• Grace, B et al., 1988 A history of the world Princeton, NJ: Princeton University

Press.

TÀI LIỆU THAM KHẢO LÀ SÁCH ĐƯỢC IN,

CÔNG BỐ VÀ IN RIÊNG BIỆT

Trang 10

SÁCH DỊCH SANG TIẾNG VIỆT

Định dạng và trình tự: Tên tác giả, năm xuất bản sách gốc Dịch từ tiếng (Anh/Pháp, …) Tên của người dịch, năm dịch Nơi xuất bản: Nhà xuất bản

• Ví dụ:

• Sterner, T., 2002 Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi

trường Dịch từ tiếng Anh Người dịch Đặng Minh Phương, 2008 Hồ

Chí minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 11

CÁC SÁCH ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI DẠNG ĐIỆN TỬ

(ELECTRONIC BOOKS), TÀI LIỆU DẠNG PDF TRONG

CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN INTERNET

• Định dạng và trình tự: Tên tác giả, năm công bố Tên sách [dạng thức]

Truy cập tại:<đường link địa chỉ mang> [Ngày truy cập]

• Ví dụ:

Donahoe, T., 1993 Finding the Way: Structure, Time, and Culture in

School Improvemen [pdf] Available at:

<hBBp://www.schoolsmovingup.net/cs/smu/view/rs/485> [Accessed

17 November 2013]

Trang 12

BÀI ĐĂNG TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC

• Định dạng và trình tự:

• Tên tác giả, năm Tựa đề bài báo Tên tạp chí, số xuất bản, số thứ tự

trang của bài báo.

• Ví dụ: Trần Kim Dung, 2006 Thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức

Tạp chí kinh tế phát triển, số 184, trang 50-52.

Trang 13

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC, LUẬN VĂN

THẠC SĨ, LUẬN ÁN TIẾN SĨ

• Định dạng và trình tự:

• Tên tác giả, năm Tên luận văn Bậc học Tên chính thức của trường.

Ví dụ:

• Nguyễn Thị Bích Trâm, 2012 Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ

việc của nhân viên khối văn phòng tại TP HCM Luận văn thạc sĩ kinh

tế Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

• Trần Thanh Toàn, 2009 Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

tỉnh Bình Định trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận án

Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

CÁC GIÁO TRÌNH, BÀI GIẢNG, TÀI LIỆU HỌC TẬP

• Định dạng và trình tự:

• Các giáo trình, bài giảng là những tài liệu chính thức đã được hội đồng khoa học trường thẩm định và cho phép sử dụng Đây là các tài liệu thường được trích dẫn

• Ví dụ:

• Võ Văn Nhị, 2009 Bài tập nguyên lý kế toán Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh

• Thái Trí Dũng, 2009 Bài giảng Hành vi tổ chức Đại học Kinh Tế Thành

phố Hồ Chí Minh

Trang 15

CÁC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ (BÁO CÁO

TÀI CHÍNH, BÁO CÁO TỔNG KẾT, …)

• Cung cấp thông tin cơ bản nhất về tài liệu: cơ quan/doanh nghiệp,

năm, tên tài liệu, …

• Ví dụ:

Hội đồng chức danh nhà nước, 2011 Văn bản pháp quy và tài liệu

hướng dẫn việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2011 Hà Nội, tháng 5 năm 2011.

Trang 16

CÁC THÔNG TIN ĐĂNG TẢI TRÊN INTERNET

• Các thông tin đăng tải trên mạng internet có nhiều sự khác biệt về chất lượng và nội dung Nên sinh viên cần cân nhắc trước khi trích dẫn những tài liệu thuộc nguồn này.

• Định dạng và trình tự:

• Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có) Tên của tài liệu tham khảo Truy cập tại:

<đường link địa chỉ truy cập> [Ngày truy cập]

• Ví dụ:

• Phan Xuân Dũng, 2013 Một số biện pháp xây dựng nền nếp ứng xử trong

<hBBp://trungtamgdqphanoi2.edu.vn/nghien-cuu-khoa-

hoc/mot-so-bien-phap-xay-dung-nen-nep-van-hoa-ung-xu-trong-nha-truong260.html#.Uoiy48Sl7T8> [Ngày truy cập: 17 tháng 11 năm 2013].

Ngày đăng: 05/09/2019, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w