1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO BỘ PHẬN

31 623 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 261,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO BỘ PHẬN IPSAS 18 – BÁO CÁO BỘ PHẬN Lời nói đầu Chuẩn mực kế toán công quốc tế này được soạn thảo chủ yếu từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 14 (năm 2000) “Báo cáo bộ phận” do Uỷ ban chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IASC) ban hành. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF) được thành lập năm 2001 để thay thế IASC. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do IASC phát hành vẫn còn hiệu lực cho đến khi nó được sửa đổi hoặc hủy bỏ. Các đoạn trích từ IAS 14 được sao chép lại trong lần xuất bản này của Ủy ban lĩnh vực công thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế với sự cho phép của IASB. Cuốn sách về IASs được IASB xuất bản bằng tiếng Anh và các bản copy có thể nhận được trực tiếp từ Bộ phận xuất bản của IASB theo địa chỉ: tầng 7, 166 Fleet Street, London EC4A 2DY, Anh quốc. Địa chỉ email: publication@iasb.org Trang website: http://www.iasb.org IASs, các bản thảo và những công bố khác của IASC và IASB là bản quyền của IASCF. “IAS”, “IASB”, “IASC”, “IASCF” và “Chuẩn mực kế toán quốc tế” là những nhãn hiệu của IASCF và không được sử dụng nếu không được sự nhất trí của IASCF. IPSAS 18 176 BÁO CÁO BỘ PHẬN Tháng 6 năm 2000 IPSAS 18 –BÁO CÁO BỘ PHẬN NỘI DUNG Đoạn Mục đích Phạm vi……………………………………………………………… 1-7 Các khái niệm .……………………………………………… . 8-11 Các khái niệm từ những chuẩn mực kế toán công quốc tế khác . 11 Báo cáo bộ phận ……………………………………………… . 12-13 Cấu trúc báo cáo …………………………………………………. 14-16 Bộ phận theo ngành dịch vụ và bộ phận theo khu vực địa lý.……. 17-22 Bộ phận đa chức năng 23 Cấu trúc báo cáo không phù hợp 24-26 Khái niệm doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả và chính sách kế toán bộ phận 27 Phân bổ các khoản mục vào bộ phận……………. ……………… 28-32 Tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí bộ phận…………….…. 33-42 Chính sách kế toán bộ phận…………….…………………………… 43-46 Tài sản chung………………………………………………… ……. 47-48 Các bộ phận mới được nhận diện.………… . 49-50 Giải trình ……………………………………………………………. 51-64 Thông tin bộ phận bổ sung…… ………………………………… 65-66 Giải trình khác………………………………………… . 67-73 Mục tiêu hoạt động của bộ phận …………………………… . 74-75 Ngày hiệu lực…………………………………………………… 76-77 Phụ lục 1 - Giải trình bộ phận minh họa Phụ lục 2 - Tóm tắt những trình bày được yêu cầu Phụ lục 3 - Đặc điểm chất lượng của báo cáo So sánh với IAS 14 IPSAS 18 177 BÁO CÁO BỘ PHẬN Những chuẩn mực viết bằng kiểu chữ in đậm, phải được đọc trong ngữ cảnh của các đoạn dẫn giải viết bằng chữ thường trong Chuẩn mực này, và trong ngữ cảnh của “Lời tựa cho chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế không áp dụng cho những khoản mục không trọng yếu. Mục đích Mục đích của chuẩn mực này là đưa ra các nguyên tắc cho việc báo cáo thông tin tài chính theo bộ phận. Việc trình bày các thông tin này sẽ: (a) Giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về hoạt động trong quá khứ của đơn vị và xác định các nguồn lực được phân bổ để thực hiện các hoạt động chính của đơn vị; và (b) Làm tăng tính minh bạch của việc báo cáo tài chính và giúp đơn vị có khả năng hoàn thành tốt hơn nghĩa vụ giải trình. Phạm vi 1. Đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích phải tuân thủ chuẩn mực này khi trình bày thông tin bộ phận. 2. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị công trừ đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước. 3. Các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước được yêu cầu tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành. Hướng dẫn số 1 của Uỷ ban lĩnh vực công “Báo cáo tài chính của đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước” quy định rằng IAS phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp bất kể chúng thuộc khu vực tư nhân hay Nhà nước. Theo đó, hướng dẫn số 1 quy định các doanh nghiệp Nhà nước phải trình bày báo cáo tài chính tuân thủ theo IAS trên mọi khía cạnh trọng yếu. 4. Chuẩn mực này phải được áp dụng đối với bộ báo cáo tài chính đầy đủ được lập tuân thủ các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASs). 5. Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo phản ánh sự thay đổi tài sản thuần/vốn chủ sở hữu và bản giải trình BCTC như quy định trong IPSAS 1 “Trình bày báo cáo tài chính”. 6. Nếu báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ hoặc đơn vị kinh tế khác và báo cáo tài chính riêng của đơn vị mẹ được trình bày chung, thì chỉ cần trình bày thông tin bộ phận trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất. 7. Trong một số hệ thống luật pháp, báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ hoặc đơn vị kinh tế khác và báo cáo tài chính riêng của đơn vị kiểm soát được hợp nhất và trình bày chung trên một báo cáo duy nhất. Khi điều này xảy ra, báo cáobao gồm báo cáo tài chính hợp nhất của Chính phủ hoặc của đơn vị kiểm soát chỉ cần trình bày thông tin bộ phận trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất. Các khái niệm IPSAS 18 178 BÁO CÁO BỘ PHẬN Các khái niệm từ những chuẩn mực kế toán công quốc tế khác 8. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này được định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) 2 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, IPSAS 3 “Thặng dư hoặc thâm hụt thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và những thay đổi trong chính sách kế toán” và IPSAS 9 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi”. Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở, quy định và phương pháp kế toán cụ thể được đơn vị áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Hoạt động tài chính là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị. Hoạt động đầu tư là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không phải là các khoản tương đương tiền Hoạt động kinh doanh là các hoạt động không phải là hoạt động tài đầu tư hay hoạt động tài chính. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đơn vị thu được trong kỳ báo cáo làm tăng tài sản thuần/vốn chủ sở hữu nhưng không phải là khoản vốn góp của chủ sở hữu. Các thuật ngữ định nghĩa trong các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác được sử dụng trong chuẩn mực này có nghĩa tương tự như trong các chuẩn mực khác và được sao chép lại trong Bảng chú giải thuật ngữ phát hành riêng. Khái niệm về bộ phận 9. Một bộ phận là một hoạt động hoặt một nhóm hoạt động có thể tách biệt của một đơn vị và do vậy có thể báo cáo tách biệt thông tin tài chính cho mục đích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu trong quá khứ và để đưa ra quyết định phân bổ các nguồn lực trong tương lai. 10. Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát các nguồn lực công cộng chính và hoạt động để cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau cho các cử chi tại các khu vực địa lý khác nhau và các khu vực có đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau. Những đơn vị này được mong đợi, trong một số trường hợp được yêu cầu chính thức, sử dụng những nguồn lực này một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu của đơn vị. Báo cáo tài chính cho toàn đơn vị và báo cáo tài chính hợp nhất tạo ra cái nhìn tổng thể về các tài sản được kiểm soát và các khoản nợ phải trả đã phát sinh của đơn vị báo cáo, chi phí cho các dịch vụ cung cấp và doanh thu từ thuế, nguồn ngân sách được phân bổ và các khoản thu hồi chi phí từ quỹ dự phòng cho các dịch vụ này. Tuy nhiên thông tin tổng hợp này không cung cấp thông tin về mục tiêu hoạt động cụ thể hay về các hoạt động chính của đơn vị báo cáo, các nguồn lực phân bổ và chi phí cho các mục tiêu và hoạt động này. IPSAS 18 179 BÁO CÁO BỘ PHẬN 11. Trong hầu hết các trường hợp, đơn vị có quá nhiều hoạt động và dàn trải trên phạm vi địa lý rộng hoặc các khu vực có đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau, do vậy cần phải báo cáo riêng lẻ thông tin tài chính và phi tài chính về các bộ phận cụ thể của đơn vị để cung cấp thông tin liên quan cho mục đích giải trình và ra quyết định. Báo cáo theo bộ phận 12. Đơn vị phải xác định các bộ phận tách biệt theo các yêu cầu của đoạn 9 chuẩn mực này và phải trình bày thông tin về các bộ phận theo yêu cầu từ đoạn 51 đến đoạn 75 chuẩn mực này. 13. Theo chuẩn mực này, các đơn vị công sẽ xác định các bộ phận tách biệt là từng hoạt động hay một nhóm hoạt động có thể phân biệt mà theo đó thông tin tài chính cần được báo cáo cho mục đích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu trong quá khứ và ra quyết định phân bổ các nguồn lực. Ngoài việc trình bày thông tin theo yêu cầu từ đoạn 51 đến đoạn 75 của chuẩn mực này, đơn vị được khuyến khích trình bày thông tin bổ sung về các bộ phận báo cáo như đã được xác định theo chuẩn mực này hoặc được coi là cần thiết cho mục đích giải trình và ra quyết định. Cấu trúc báo cáo 14. Trong hầu hết các trường hợp, các nhóm hoạt động chính được xác định trong kế hoạch ngân sách sẽ phản ánh các bộ phận mà theo đó thông tin được báo cáo cho cơ quan quản lý và các cán bộ quản lý cấp cao nhất của đơn vị. Trong hầu hết các trường hợp, các bộ phận được báo cáo cho cơ quan quản lý và các cán bộ quản lý cấp cao nhất sẽ phản ánh các bộ phận được báo cáo trong báo cáo tài chính. Bởi vì ban quản lý và cán bộ quản lý cấp cao nhất sẽ yêu cầu các thông tin về bộ phận để giúp họ hoàn thành trách nhiệm quản lý và để đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu trong quá khứ và để ra quyết định phân bổ nguồn lực trong tương lai của đơn vị. 15. Việc xác định các hoạt động cần được nhóm thành các bộ phận riêng biệt và được báo cáo trong báo cáo tài chính cho mục đích giải trình và ra quyết định là vấn đề có tính xét đoán. Trong quá trình xét đoán, người lập báo cáo tài chính sẽ xem xét các yếu tố sau: (a) Mục tiêu của báo cáo thông tin tài chính theo bộ phận được nêu trong đoạn 9 ở trên; (b) Mong đợi của cộng đồng và những người đại diện được lựa chọn hoặc được chỉ định liên quan đến các hoạt động chính của đơn vị; (c) Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính được nêu trong phụ lục 2 của IPSAS 1. Các đặc điểm này cũng đã được tóm tắt lại trong phụ lục 3 của chuẩn mực này. Các đặc điểm này bao gồm tính phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh qua thời gian của thông tin tài chính được báo cáo về các bộ phận khác nhau của đơn vị. (Các đặc điểm này phụ thuộc vào các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính được xác định trong IASC “Khuôn mẫu cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính”); và IPSAS 18 180 BÁO CÁO BỘ PHẬN (d) Cấu trúc theo bộ phận cụ thể đó có phản ánh cơ sở mà dựa trên đó cơ quan quản lý và cán bộ quản lý cấp cao yêu cầu thông tin tài chính để giúp họ đánh giá hoạt động trong quá khứ của đơn vị để đạt được các mục tiêu và để ra quyết định phân bổ nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị trong tương lai hay không. 16. Ở cấp Nhà nước, thông tin tài chính thường được tổng hợp và báo cáo theo cách phản ánh, ví dụ: (a) Phân nhóm hoạt động kinh tế chủ chốt của chính quyền trung ương như y tế, giáo dục, quốc phòng và phúc lợi (chúng có thể phản ánh các nhóm chức năng Thống kê tài chính Nhà nước của Nhà nước), và các hoạt động thương mại chính các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước như là nhà máy điện của Nhà nước, ngân hàng và đơn vị bảo hiểm thực hiện; hoặc (b) Phân công trách nhiệm của từng bộ trưởng hoặc thành viên Chính phủ. Điều này thường (nhưng không phải luôn luôn) phản ánh phân nhóm kinh tế trong phần (a) ở trên – sự khác biệt có thể nảy sinh vì trách nhiệm bộ trưởng có thể gộp nhiều phân nhóm kinh tế hoặc dàn trải trong các phân nhóm này. Bộ phận theo ngành dịch vụ và bộ phận theo khu vực địa lý 17. Các dạng bộ phận được báo cáo cho cơ quan quản lý và cán bộ quản lý cấp cao của đơn vị thường được coi là “bộ phận theo ngành dịch vụ” hoặc “bộ phận theo khu vực địa lý”. Những thuật ngữ này được hiểu như sau: (a) “Bộ phận theo ngành dịch vụ” là một cấu phần có thể phân biệt của một đơn vị đóng góp vào việc tạo ra sản lượng liên quan hoặc đạt được mục tiêu hoạt động cụ thể nhất quán với nhiệm vụ chung của đơn vị; và (b) “Bộ phận theo khu vực địa lý” là một cấu phần có thể phân biệt của một đơn vị đóng góp vào việc tạo ra sản lượng hoặc đạt được mục tiêu hoạt động cụ thể trong một khu vực địa lý cụ thể. 18. Các cơ quan và phòng ban của Chính phủ thường được quản lý theo các ngành dịch vụ vì nó phản ánh cách thức các sản phẩm đầu ra chính được xác định, kết quả được giám sát và nhu cầu về nguồn lực được xác định và lập kế hoạch ngân sách. Ngành giáo dục là một ví dụ về đơn vị báo cáo nội bộ trên cơ sở ngành dịch vụ hoặc bộ phận theo ngành dịch vụ và đơn vị này có cấu trúc tổ chức và hệ thống báo cáo nội bộ phản ánh hoạt động giáo dục cao đẳng đại học, trung học cơ sở và tiểu học và sản phẩm đầu ra được coi như là các bộ phận tách rời. Cơ sở phân thành bộ phận có thể được áp dụng nội bộ vì kỹ năng và cơ sở vật chất cần thiết để tạo ra sản phẩm và kết quả mong muốn cho từng hoạt động giáo dục chính này được nhìn nhận là khác nhau. Ngoài ra, các quyết định tài chính chủ chốt mà ban quản lý phải thực hiện bao gồm xác định nguồn lực để phân bổ cho mỗi một sản phẩm hoặc hoạt động. Trong những trường hợp này, báo cáo ra bên ngoài trên cơ sở bộ phận theo dịch vụ cũng sẽ thỏa mãn yêu cầu của chuẩn mực này. IPSAS 18 181 BÁO CÁO BỘ PHẬN 19. Các yếu tố cần xem xét để xác định các sản phẩm đầu ra (hàng hóa hay dịch vụ) có liên quan đến nhau hay không và có thể nhóm thành một bộ phận cho mục đích báo cáo tài chính hay không, bao gồm: (a) Các mục tiêu hoạt động chính của đơn vị, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động liên quan đến việc đạt được từng mục tiêu đó và các nguồn lực có được phân bổ và lập kế hoạch ngân sách trên cơ sở nhóm hàng hóa và dịch vụ hay không; (b) Bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp hoặc các hoạt động được thực hiện; (c) Bản chất của quy trình sản xuất và/hoặc phân phối dịch vụ và quy trình hoặc cơ chế phân phối; (d) Loại khách hàng hoặc người sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ; (e) Cách thức đơn vị được quản lý và thông tin tài chính được báo cáo cho cán bộ quản lý cấp cao và ban quản lý; và (f) Bản chất của môi trường pháp lý, (ví dụ, cấp bộ hoặc thẩm quyền pháp định) hoặc ngành thuộc Chính phủ, (ví dụ ngành tài chính, ngành phục vụ công cộng hoặc chính quyền trung ương) (nếu có). 20. Một đơn vị được tổ chức và báo cáo nội bộ cho cơ quan quản lý và quản lý cấp cao trên cơ sở khu vực – trong phạm vi hoặc vượt ra ngoài phạm vi quốc gia, bang, địa phương hoặc ranh giới luật pháp khác. Khi điều này xảy ra hệ thống báo cáo nội bộ phản ánh cơ cấu bộ phận theo khu vực địa lý. 21. Cơ cấu bộ phận theo khu vực địa lý có thể được áp dụng khi, ví dụ, cơ cấu tổ chức và hệ thống báo cáo nội bộ của bộ giáo dục và đào tạo được cơ cấu trên cơ sở kết quả giáo dục theo khu vực bởi vì việc đánh giá kết quả thực hiện và các quyết định phân bổ nguồn lực chủ yếu của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý cấp cao được xác định bằng cách tham khảo các thành tựu của khu vực và nhu cầu của khu vực. Cơ cấu này có thể được áp dụng để duy trì quyền tự quyết về nhu cầu giáo dục và phân phối dịch vụ giáo dục của khu vực, hoặc vì các điều kiện hoạt động hoặc mục tiêu giáo dục giữa các khu vực khác nhau một cách đáng kể. Cơ cấu này cũng có thể được áp dụng, đơn giản vì ban quản lý tin tưởng rằng cơ cấu tổ chức dựa trên phân quyền trách nhiệm theo khu vực sẽ phục vụ tốt hơn mục tiêu của tổ chức. Trong những trường hợp này, cơ quan quản lý và các bộ quản lý cấp cao quyết định phân bổ nguồn lực đầu tiên, sau đó là giám sát, trên cơ sở khu vực. Các quyết định chi tiết về việc phân bổ nguồn lực đến các hoạt động chức năng cụ thể trong cùng một khu vực địa lý được thực hiện bởi ban quản lý khu vực, nhất quán với nhu cầu giáo dục của khu vực. Trong những trường hợp này, có thể các thông tin bộ phận theo khu vực địa lý trong báo cáo tài chính cũng sẽ thỏa mãn các yêu cầu của chuẩn mực này. 22. Các yếu tố cần phải được xem xét khi xác định các thông tin tài chính có nên được báo cáo trên cơ sở địa lý hay không, bao gồm: IPSAS 18 182 BÁO CÁO BỘ PHẬN (a) Tính tương đồng về điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị trong các vùng khác nhau; (b) Mối quan hệ giữa mục tiêu chính của đơn vị và của các vùng khác nhau; (c) Các đặc điểm về cung cấp dịch vụ và điều kiện hoạt động có khác nhau giữa các vùng hay không; (d) Có phản ánh cách thức trong đó đơn vị được quản lý và thông tin tài chính được báo cáo cho các cán bộ quản lý cấp cao và ban quản lý hay không; và (e) Nhu cầu, kỹ năng hoặc rủi ro đặc biệt gắn liền với khu vực cụ thể. Bộ phận đa chức năng 23. Trong một số trường hợp, một đơn vị có thể báo cáo cho cơ quan quản lý và cán bộ quản lý cấp cao doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả của bộ phận trên cơ sở nhiều hơn một cơ cấu bộ phận, ví dụ báo cáo bộ phận cả theo khu vực địa lý và cả theo ngành dịch vụ. Báo cáo bộ phận cả theo ngành dịch vụ và cả theo khu vực địa lý trong báo cáo tài chính phát hành ra bên ngoài thường sẽ cung cấp thông tin hữu ích nếu việc đạt được các mục tiêu của đơn vị bị ảnh hưởng mạnh bởi cả các dịch vụ và sản phẩm khác nhau đơn vị cung cấp và các khu vực địa lý khác nhau mà ở đó các sản phẩm và dịch vụ này được cung cấp. Tương tự như vậy, ở cấp trung ương, Chính phủ có thể áp dụng cơ sở trình bày theo khu vực trung ương, ngành tài chính công và ngành thương mại, và trình bày phân tích bổ sung về khu vực Nhà nước trung ương, ví dụ, trình bày thông tin bộ phận theo mục đích chính hoặc tiểu bộ phận chức năng. Trong những trường hợp như vậy, các thông tin bộ phận có thể được trình bày riêng rẽ hoặc được trình bày theo dạng ma trận. Ngoài ra, cấu trúc báo cáo bộ phận chính yếu và thứ yêú có thể được áp dụng với trình bày hạn chế cho bộ phận thứ yếu. Cấu trúc báo cáo không phù hợp 24. Như nêu trên, trong hầu hết các trường hợp các bộ phận mà thông tin theo đó được báo cáo nội bộ cho cơ quan quản lý và cán bộ quản lý cấp cao của đơn vị cho mục đính đánh giá hoạt động trong quá khứ và để ra quyết định phân bổ nguồn lực trong tương lại, sẽ phản ánh những gì đã được xác định trong kế hoạch ngân sách và cũng sẽ được áp dụng cho mục đích báo cáo ra bên ngoài phù hợp với quy định trong chuẩn mực này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, báo cáo nội bộ của một đơn vị lên cơ quan quản lý và cán bộ cấp cao có thể được cơ cấu để tổng hợp và báo cáo trên cơ sở phân biệt doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả liên quan đến hoạt động phụ thuộc vào ngân sách với doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả của các hoạt động thương mại, hoặc phân biệt các đơn vị phụ thuộc vào ngân sách với các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước. Việc trình bày thông tin bộ phận trong báo cáo tài chính trên cơ sở các bộ phận này có thể sẽ không đáp ứng mục tiêu được cụ thể hóa trong chuẩn mực này bởi vì những bộ phận này có thể sẽ không cung cấp thông tin IPSAS 18 183 BÁO CÁO BỘ PHẬN phù hợp cho người sử dụng báo cáo về, ví dụ, tình hình hoạt động của đơn vị để đạt được mục tiêu hoạt động chính. 25. Trong một số trường hợp, thông tin tài chính riêng lẻ được báo cáo cho cơ quan quản lý và cán bộ quản lý cấp cao có thể không báo cáo về chi phí, doanh thu, tài sản và nợ phải trả theo bộ phận dịch vụ, theo khu vực địa lý hoặc bằng cách tham khảo các hoạt động khác. Các báo cáo như vậy được lập chỉ để phản ánh chi tiêu theo yếu tố (ví dụ lương, thuê mướn, mua hàng và đầu tư vốn) của một số khoản mục, nhất quán với việc phân bổ ngân sách hoặc khoản tài trợ khác hoặc nhất quán với mô hình phê duyệt chi tiêu mà đơn vị áp dụng. Trường hợp này xảy ra khi mục đích báo cáo thông tin tài chính cho cơ quan quản lý và ban quản lý cấp cao là để làm bằng chứng về việc tuân thủ nhiệm vụ chi tiêu hơn là cho mục đích đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động chính của đơn vị để đạt được các mục tiêu và để ra quyết định phân bổ các nguồn lực trong tương lai. Khi việc báo cáo nội bộ cho cơ quan quản lý và cán bộ cấp cao được cơ cấu chỉ để báo cáo thông tin tuân thủ, việc báo cáo ra bên ngoài trên cùng cơ sở như báo cáo nội bộ cho các cơ quan quản lý và cán bộ cấp cao sẽ không đáp ứng các yêu cầu của chuẩn mực này. 26. Khi cấu trúc báo cáo nội bộ của một đơn vị không tương ứng với những yêu cầu của chuẩn mực này, đơn vị cần phải xác định các bộ phận thỏa mãn định nghĩa bộ phận trong đoạn 9 và trình bày thông tin được yêu cầu trong các đoạn từ 51 đến 75 cho mục đích báo cáo công bố ra bên ngoài. Khái niệm doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả và chính sách kế toán bộ phận 27. Các thuật ngữ bổ sung được sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Doanh thu bộ phận là doanh thu trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị được tính trực tiếp hoặc phần doanh thu của đơn vị phân bổ cho bộ phận một cách hợp lý, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các bộ phận khác của một đơn vị. Doanh thu bộ phận không bao gồm: (a) Các khoản mục bất thường; (b) Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức, kể cả tiền lãi thu được trên các khoản nhận trước hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay, trừ khi hoạt động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính; hoặc (c) Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xóa nợ trừ khi hoạt động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính. Doanh thu bộ phận bao gồm: phần thặng dư hoặc thâm hụt của đơn vị trong đơn vị liên kết, đơn vị liên doanh, hoặc các khoản đầu tư khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi các khoản doanh thu đó nằm trong doanh thu hợp nhất hoặc tổng doanh thu của đơn vị IPSAS 18 184 BÁO CÁO BỘ PHẬN Doanh thu bộ phận bao gồm cả phần doanh thu của đơn vịbị kiểm soát chung được kế toán phù hợp với IPSAS 8 “Báo cáo tài chính đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh”. Chi phí bộ phận là chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh bộ phận được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí liên quan được phân bổ một cách hợp lý cho bộ phận đó, bao gồm chi phí bán hàng ra bên ngoài và chi phí liên quan tới các giao dịch với các bộ phận khác của đơn vị. Chi phí bộ phận không bao gồm: (a) Các khoản mục bất thường; (b) Chi phí lãi vay, kể cả tiền lãi phải trả phát sinh từ những khoản tiền ứng trước hoặc tiền vay từ các bộ phận khác, trừ khi hoạt động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính; (c) Lỗ từ việc bán các khoản đầu tư lỗ do xóa nợ trừ khi hoạt động của đơn vị chủ yếu là hoạt động tài chính. (d) Phần sở hữu của đơn vị trong khoản thâm hụt thuần hoặc lỗ do đầu tư vào các đơn vị liên kết, đơn vị liên doanh, hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu. (e) Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc chi phí tương đương thuế thu nhập doanh nghiệp được hạch toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán hướng dẫn kế toán ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp; hoặc (f) Chi phí quản lý hành chính chung, và các chi phí khác phát sinh ở cấp độ đơn vị có liên quan đến tất cả các bộ phận. Tuy nhiên, chi phí đôi khi phát sinh ở cấp độ đơn vị nhưng chỉ là các khoản chi hộ bộ phận và được coi là chi phí bộ phận nếu chi phí đó liên quan đến hoạt động kinh doanh của bộ phận và những chi phí này có thể được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào bộ phận đó một cách hợp lý. Chi phí bộ phận bao gồm cả phần chi phí của bên góp vốn liên doanh được kế toán theo phương pháp hợp nhất theo tỷ lệ quy định trong IPSAS 8. Đối với các bộ phận mà hoạt động chủ yếu là hoạt động tài chính, doanh thu tiền lãi và chi phí lãi vay có thể được báo cáo bù trừ thành một khoản duy nhất cho mục đích báo cáo bộ phận nếu các khoản này cũng được bù trừ trong báo cáo tài chính của đơn vị hay báo cáo tài chính hợp nhất. Tài sản bộ phận là các tài sản do bộ phận sử dụng trong các hoạt động kinh doanh và được tính trực tiếp vào bộ phận hoặc được phân bổ vào bộ phận một cách hợp lý. Nếu doanh thu bộ phận bao gồm doanh thu tiền lãi hay cổ tức, thì tài sản bộ phận sẽ bao gồm các khoản phải thu, các khoản vay, đầu tư hoặc tài sản tạo doanh thu khác có liên quan. IPSAS 18 185 . lập báo cáo bộ phận. Phân bổ các khoản mục vào bộ phận 28. Theo định nghĩa, doanh thu bộ phận, chi phí bộ phận, tài sản bộ phận và nợ phải trả bộ phận. Đồng thời định nghĩa về doanh thu bộ phận, chi phí bộ phận, tài sản bộ phận và nợ phải trả bộ IPSAS 18 190 BÁO CÁO BỘ PHẬN phận có tác động qua lại đến nhau,

Ngày đăng: 09/09/2013, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG A– THÔNG TIN BỘ PHẬN (đơn vị tiền tệ triệu) Tiểu học/trung  - BÁO CÁO BỘ PHẬN
n vị tiền tệ triệu) Tiểu học/trung (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w