1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi chuyên văn 10 Quốc Học Huế 2007 - 2008

3 550 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN - THPT QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ MÔN : NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2007 - 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút ------------------------------------------------------------------------------------ Câu 1: (2 điểm) Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi kể nào nhất? Phân tích ngắn gọn một ví dụ để minh họa. Câu 2: (2 điểm) Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá một trang giấy thi), hãy phân tích giá trị của tình huống bé Xi-mông hỏi bác thợ rèn Phi-lip: "Bác có muốn làm bố cháu không?" ( Bố của Xi-mông - Guy đơ Mô-pa-xăng). Lý giải tại sao tác phẩm mang tên "Bố của Xi-mông"? Câu 3: (6 điểm) Trong bài "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi có viết: "Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc ." Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam. ------------------------ Hết -------------------------- SBD thí sinh: ----------------------- Chữ ký GT 1: ---------------------- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN - THPT QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ MÔN : NGỮ VĂN - NĂM HỌC: 2007 - 2008 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần: 1.1 Lý thuyết: (1 điểm) - Trong văn bản tự sự có hai hình thức kể chuyện theo ngôi: + Ngôi thứ nhất : Người kể xưng "tôi", tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện. (0,25 điểm) + Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật. (0,25 điểm) - Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. (0,5 điểm) 1.2 Vận dụng: (1 điểm) - Xác định loại ngôi kể yêu thích. (0,25 điểm) - Phân tích ngắn gọn một ngôi kể trong một tác phẩm tự sự.(Chú ý: Nhấn mạnh lý do chọn ngôi kể, ý nghĩa và vai trò của ngôi kể ấy đối với giá trị của tác phẩm). (0,75 điểm) Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu của câu hỏi gồm hai phần: 2.1 Hình thức: ( 0,5 điểm) Văn bản nghị luận có lý lẽ và dẫn chứng; dài không quá 1 trang giấy thi. 2.2 Nội dung: (1,5 điểm) * Phân tích giá trị tình huống bé Xi-mông hỏi bác Phi-líp :"Bác có muốn làm bố cháu không?": (1 điểm) - Đây là tình tiết mang giá trị bước ngoặc đối với tác phẩm. (0,25 điểm) - Đây cũng là tình tiết góp phần thúc đẩy sự bộc lộ của các nhân vật: + Sự khát khao có được một người bố của Xi-mông. (0,25 điểm) + Sự "hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại", thể hiện nhân phẩm tốt đẹp của chị Blăng-sốt. (0,25 điểm) + Sự chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của bác Phi-líp. (0,25 điểm) * Lý giải tên tác phẩm: (0,5 điểm) - "Bố của Xi-mông" gắn với khát vọng được yêu thương của nhân vật Xi-mông. (0,25 điểm) - "Bố của Xi-mông" cũng gắn với vai trò, ý nghĩa của nhân vật bác Phi-líp, người mang thông điệp của tác giả Guy đơ Mô-pa-xăng về lòng nhân đạo và sự ứng xử đầy tình thương yêu giữa người với người. (0,25 điểm) Câu 3: (6 điểm) I. Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết đủ 3 phần : Mở - Thân - Kết. - Nắm kỹ năng làm bài nghị luận văn học: suy nghĩ về một nhận định, trình bày cảm nhận về một bài thơ. - Bố cục chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục, cảm nhận chân thành; diễn đạt trôi chảy; bài sạch, chữ rõ. II. Yêu cầu về kiến thức: Đề bài có hai yêu cầu: 1. Trình bày suy nghĩ về nhận định: - Đây là một cách hiểu về thơ hay: Thơ hay là thơ tạo được ấn tượng ngay từ khâu đọc văn bản. Và càng đọc đi đọc lại càng thấy bài thơ thực sự hay. - Tác động của bài thơ hay đối với người đọc, làm cho người đọc nghĩ suy, trăn trở. - Đối với bài thơ nói chung, bài thơ hay nói riêng, người đọc phải đem cả tâm hồn mà đọc bài thơ; đọc cho đến lúc tự bài thơ phát sáng, làm rung lên mọi cung bậc trong tâm hồn người đọc. 2. Trình bày cảm nhận về một bài thơ hay: - Bài thơ được chọn thuộc chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam (không giới hạn giai đoạn). - Bài thơ thực sự là một tác phẩm văn chương có giá trị (về nội dung, nghệ thuật). - Người viết cần trình bày cảm nhận ở cả hai phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. - Phần cảm nhận này phải gắn với ý giải thích ở trên một cách hợp lý. III. Biểu điểm: - Điểm 6: Nội dung bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu ở trên, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải thích thuyết phục, có nhiều cảm nhận tinh tế, phát hiện sâu sắc, tình cảm chân thành. Văn phong tốt. - Điểm 4: Bài làm tỏ ra nắm được yêu cầu đề về nội dung và định hướng, giải quyết khá thuyết phục hai yêu cầu. Tuy nhiên, các ý có thể chưa thật toàn diện và mạch lạc. Văn phong khá tốt, cảm xúc chân thành. - Điểm 2: Bài tỏ ra chưa thật hiểu về nội dung, giải thích chưa đạt, trình bày cảm nhận còn sơ sài, thiếu cứ liệu, ý chưa thật hợp lý. Văn lủng củng. - Điểm 1: Bài sa vào diễn xuôi thơ, thiếu giải thích xác đáng. ----------------- HẾT ------------------ . trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam. -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - Hết -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - SBD thí sinh: -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - Chữ ký. làm bài: 150 phút -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - Câu 1: (2 điểm) Trong văn bản tự sự có mấy hình thức

Ngày đăng: 08/09/2013, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w