1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP HCM

120 254 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực trạng nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG ÁP LỰC CẠNH TRANH – NGHIÊN CỨU C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- -

NGUYỄN DƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG

ÁP LỰC CẠNH TRANH - NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- -

NGUYỄN DƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG

ÁP LỰC CẠNH TRANH - NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn: TS NGUYỄN THỊ THU

TP Hồ Chí Minh - Năm 2019

Trang 3

Tôi tên là Nguyễn Dương, thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Các nhân tố

ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh – Nghiên cứu các doanh nghiệp tại TP.HCM” Tôi xin

cam đoan các nội dung trong luận văn này là do chính tôi thực hiện nghiên cứu dưới

sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Thu Các kết quả nghiên cứu được thực hiện một cách trung thực và chưa từng được công bố trong các nghiên cứu nào trước đây

TP.HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2019

Người cam đoan

Nguyễn Dương

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TÓM TẮT - ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2

3 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của luận văn 4

7 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến luận văn 5

1.1.1 Các nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu thực hiện trong nước 9

1.2 Xác định khe hổng nghiên cứu 13

1.3 Kết luận chương 1 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 15

2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 15

2.1.1 Thông tin BCTC 15

2.1.2 Chất lượng thông tin 15

2.1.3 Chất lượng thông tin BCTC 16

2.1.4 Áp lực cạnh tranh 19

2.2 Các lý thuyết khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu 20

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) 20

2.3.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependency Theory) 22

2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) 22

Trang 5

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận văn 23

2.4 Kết luận chương 2 25

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Quy trình nghiên cứu 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu 27

3.3 Kết luận chương 3 36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỔ SUNG VÀ BÀN LUẬN 37

4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 37

4.1.1 Phân tích đo lường chất lượng BCTC 37

4.1.2 Phân tích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC trong môi trường áp lực cạnh tranh 39

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 42

4.2.1 Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 42

4.2.2 Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo 44

4.2.3 Phân tích kiểm định giá trị của thang đo 52

4.2.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 56

4.2.5 Thảo luận về kết quả nghiên cứu 65

4.3 Kết luận chương 4 71

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 72

5.1 Kết quả nghiên cứu 72

5.2 Hàm ý nghiên cứu 73

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

Trang 6

Chữ viết tắt Ý nghĩa

BCTCHN Báo cáo tài chính hợp nhất

FASB Financial Accounting Standards Board

HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ

IASB International Accounting Standards Board

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

Bảng 3.1: Thang đo chất lượng Báo Cáo Tài Chính 28

Bảng 3.2: Thang đo Áp lực cạnh tranh 30

Bảng 3.3: Thang đo Năng lực nhân viên kế toán 31

Bảng 3.4: Thang đo Công nghệ thông tin 31

Bảng 3.5: Thang đo Kiểm toán độc lập 32

Bảng 3.6: Thang đo Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý 33

Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu định tính đo lường chất lượng BCTC 37

Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh 40

Bảng 4.3: Số điểm trung bình các đặc tính chất lượng BCTC 44

Bảng 4.4: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc 45

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc sau khi loại biến quan sát không phù hợp 46

Bảng 4.6: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến độc lập 48

Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến độc lập sau khi loại biến quan sát không phù hợp lần 1 49

Bảng 4.8: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến độc lập sau khi loại biến quan sát không phù hợp lần 2 51

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha biến điều tiết 52

Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhóm biến phụ thuộc 52

Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhóm biến độc lập 54

Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhóm biến điều tiết 55

Bảng 4.13: Kết quả phân tích hệ số tương quan 57

Bảng 4.14: Kết quả phân tích hệ số tương quan sau khi Centering 58

Bảng 4.15: Model Summaryc 59

Bảng 4.16: Anovaa 60

Bảng 4.17: Coefficientsa 60

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 62

Trang 8

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 25

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 26

Hình 4.1: Biểu đồ về vị trí công tác của các đối tƣợng đƣợc khảo sát 42

Hình 4.2: Biểu đồ về kinh nghiệm làm việc của các đối tƣợng đƣợc khảo sát 43

Hình 4.3: Biểu đồ về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc khảo sát 43

Hình 4.4: Biểu đồ kiểm định phân phối chuẩn 64

Hình 4.5: Biểu đồ P-P Plot 64

Hình 4.6: Biểu đồ Scatterplot 65

Trang 9

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG ÁP LỰC CẠNH TRANH – NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM

Tóm tắt

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập tích cực với nền kinh tế thế giới thông qua các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều, do đó áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thông tin kế toán đóng vai trò rất quan trọng để có thể đưa ra quyết định hữu ích Vì vậy tác giả đã lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh để thực hiện nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh và vai trò điều tiết của áp lực cạnh tranh trong mối quan hệ này Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được tác giả áp dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Kết quả phân tích hồi quy với 230 mẫu khảo sát từ các nhà quản lý cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở trong các doanh nghiệp tại TP HCM cho thấy: (1) Chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh chịu tác động tích cực từ các nhân tố năng lực nhân viên kế toán, công nghệ thông tin, kiểm toán độc lập và sự hoàn thiện của môi trường pháp lý; (2) Trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ chịu tác động càng lớn từ sự hoàn thiện môi trường pháp lý và ngược lại đối với tác động của năng lực nhân viên kế toán Bên cạnh đó, một số hàm ý về chính sách được đưa ra để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh và đóng góp vào việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế

Từ khóa: Áp lực cạnh tranh, báo cáo tài chính, IASB, FASB, khuôn mẫu khái

niệm BCTC

Trang 10

ENTERPRISES IN COMPETITIVE PRESSURE ENVIRONMENT -

RESEARCHING ENTERPRISES IN HCM CITY Abstract

In the context of Vietnam's economy increasingly integrating positively with the world economy through more and more international trade activities, the increasing competition pressure can greatly affect to the profitability of the business With increasing competition pressure in the integration process, accounting information plays a very important role in the process making useful decisions Therefore, the author has studied factors affecting the quality of financial report of enterprises in competitive pressure environment The research aims to determine the influence of current factors on the quality of financial statements of enterprises in competitive pressure environment and regulatory role of competitive pressure in this relationship The mixed method is applied to implement the research topic Results of regression analysis with 230 survey samples from senior, middle and junior managers of enterprises in HCM city showed: (1) The quality of financial statements of enterprises in competitive pressure environment is positively impacted

by accounting staff competency, information technology, independent audit and perfection of the legal environment; (2) In the context of increasing competition pressure, the quality of financial statements of enterprises in HCM city will be more influenced by perfection of the legal environment and vice versa for the influence of accounting staff competency In addition, some policy implications are provided to improve the quality of financial statements of businesses in competitive pressure environment and contribute to the completion of Vietnamese accounting standards

in the direction of harmonizing international accounting standards

Keywords: Competitive pressure, financial statements, IASB, FASB, Conceptual Framework for Financial Reporting

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc hội phê chuẩn thông qua vào ngày 12/11/2018 và chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019, qua đó cho thấy vấn đề cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh Thông tin kế toán là vấn đề quan trọng đối với chủ doanh nghiệp và các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường, vì vậy cần phải được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đáng tin cậy nhằm phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định Các nghiên cứu trước đây cho thấy thông tin kế toán được xem là thành phần chính của thông tin quản lý, đảm nhận vai trò quản lý nguồn lực thông tin tài chính cho các doanh nghiệp (James, 2011) Theo Gelinas (2012) cho biết: “Thông tin kế toán được sử dụng nhằm giúp người dùng đưa ra các quyết định hữu ích” Vì vậy, chất lượng thông tin BCTC, là cần thiết cho doanh nghiệp và các bên liên quan để tạo ra một thị trường hiệu quả (Kieso et al., 2007) Trong những năm gần đây, tình trạng gian lận trong BCTC của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, tiêu biểu có các vụ việc gây chấn động trên thế giới như: Enron, Worldcom, Health South, gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư và dẫn đến phá sản của các doanh nghiệp Và Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi mà các gian lận trên BCTC diễn ra ngày càng nhiều trong quá trình hội nhập, tiêu biểu có thể kể đến gian lận thiếu hụt giá trị hàng tồn kho khi kiểm kê trị giá khoảng 980 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã CK: TTF) vào thời điểm 30/06/2016 (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2016) Với phát hiện nêu trên BCTC hợp nhất quý 2/2016 của Công ty Cổ phần Tập đoàn

Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đã phải điều chỉnh báo cáo theo yêu cầu của kiểm toán E&Y, dẫn đến lợi nhuận hợp nhất của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2016 lỗ gần 1.073 tỷ đồng (năm 2015 lãi 189 tỷ đồng) Vì vậy vấn đề chất lượng thông tin BCTC được xem là yếu tố được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư, chủ nợ

Trang 12

và các bên liên quan Với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập thì chất lượng BCTC càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích để có thể đưa ra các quyết định kinh tế Tuy nhiên, hiện nay tác giả vẫn chưa thấy nghiên cứu nào về tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực tranh ngày càng gia tăng Xuất phát từ thực trạng nêu trên tác giả đã lựa chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG ÁP LỰC CẠNH TRANH – NGHIÊN CỨU CÁC

Nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào việc đo lường chất lượng thông tin trên BCTC theo các đặc tính chất lượng của khuôn mẫu khái niệm về BCTC của FASB & IASB như: Tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, có thể hiểu được và kịp thời Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hiện nay đến chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM trong điều kiện áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn nhằm xác định tác động của các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của luận văn:

 Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hiện nay đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

 Ảnh hưởng của áp lực cạnh tranh đến mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng hiện nay đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM

3 Câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn tương ứng với từng mục tiêu cụ thể như sau:

 Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM? Và mức độ ảnh hưởng như thế nào?

Trang 13

 Áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng hiện nay đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP HCM

4.2 Đối tượng khảo sát:

Người lập và sử dụng BCTC của các doanh nghiệp như: Nhà quản lý, kế toán tổng hợp, kiểm toán, cán bộ tín dụng

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong việc phân tích tác động của các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP HCM

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để thực nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu đặt ra với các bước thực hiện như sau:

+ Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan đến việc đo lường

chất lượng thông tin BCTC, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC

Từ đó, hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng liên quan đến áp lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC để đề xuất xuất mô hình nghiên cứu cho luận văn Ngoài ra, tác giả thực hiện thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, tài chính nhằm xác định các khái niệm dùng để đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP HCM

+ Bảng câu hỏi khảo sát sau khi hoàn chỉnh sẽ được tác giả tiến hành thực hiện

thu thập dữ liệu nghiên cứu với phương pháp chọn mẫu được áp dụng trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được sử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm định như sau: Phân

Trang 14

tích thống kê mô tả, phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua (Cronbach’s Alpha), phân tích kiểm định giá trị của thang đo (EFA), phân tích hồi quy đa biến (MMR) để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Kết quả phân tích hồi quy đa biến sẽ giúp tác giả xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

6 Đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu luận văn của tác giả sẽ cung cấp cho chúng ta biết được trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập tích cực với kinh tế quốc tế, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nào hiện nay đến chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM là mạnh nhất Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý về chính sách được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, qua đó cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách về chuẩn mực, chế độ kế toán tại Việt Nam nhằm hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo hướng hội tụ với kế toán quốc tế qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập tích cực với kinh tế quốc tế

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của Luận văn được chia thành 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu bổ sung và bàn luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến luận văn

1.1.1 Các nghiên cứu thực hiện ở nước ngoài

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố hiện nay đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh Do đó, để có thể hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan ở nước ngoài như sau:

Nghiên cứu về các đặc tính chất lượng của BCTC

Nghiên cứu của Jonas and Blanchet (2000) cho thấy chất lượng BCTC được tạo nên bởi 11 thuộc tính chất lượng đó là: Thích hợp, đầy đủ, kịp thời, so sánh, Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá các ưu nhược điểm của khuôn mẫu và các quy định về chất lượng BCTC của FASB Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính thảo luận với các chuyên gia như: Kiểm toán viên, ủy ban kiểm toán và nhà quản lý để xây dựng các thang đo nhằm giúp cải thiện việc đánh giá chất lượng BCTC Nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc xây dựng thang đo chất lượng BCTC, tác giả chưa tiến hành kiểm định thang đo và thực hiện nghiên cứu định lượng để đo lường chất lượng BCTC bằng con số cụ thể

Nghiên cứu của Maines (2003) về đặc tính chất lượng của thông tin BCTC

đó là tính đáng tin cậy (Reliability) Nghiên cứu sử dụng các phương pháp để đánh giá đặc tính đáng tin cậy của thông tin BCTC bao gồm: So sánh số liệu kế toán với chuẩn mực kế toán, vấn đề công bố lại thông tin kế toán, các ước tính kế toán và dự đoán dòng tiền tương lai Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra các hàm ý góp phần làm tăng tính “đáng tin cậy” của BCTC trên cơ sở các khuôn mẫu khái niệm nên được xây dựng dựa trên bản chất kinh tế không dựa vào hình thức, có các mô tả giao dịch kinh tế và hướng dẫn cụ thể ở dạng ví dụ điển hình,…

Nghiên cứu của Obaidat (2007) về sự ảnh hưởng của kiểm toán viên và nhà đầu tư đến các đặc tính chất lượng thông tin BCTC Nghiên cứu được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 30 nhà đầu tư và 40 kiểm toán viên Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích bằng phương pháp Independent Samples T-Test Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính chất lượng thông tin trên BCTC đều

có ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng, đồng thời tồn tại sự khác nhau

Trang 16

trong ý kiến của kiểm toán viên và nhà đầu tư về mức độ quan trọng của các đặc tính chất lượng thông tin BCTC Đối với các nhà đầu tư mức độ quan trọng của các đặc tính chất lượng giảm dần như sau: Tính kịp thời, tính tin cậy, trình bày trung thực, có thể hiểu được,… Trong khi đó đối với các kiểm toán viên mức độ quan trọng của các đặc tính chất lượng giảm dần như sau: Tính trung thực, có thể hiểu được, tính tinh cậy, trình bày trung thực,…

Nghiên cứu của Beest and Braam (2009) về việc đo lường chất lượng thông tin BCTC Nghiên cứu được thực hiện đối với các doanh nghiệp niêm yết tại Anh,

Mỹ và Hà Lan trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007 Kết quả nghiên cứu

đã xây dựng được các thang đo để đo lường chất lượng BCTC theo dự án hội tụ giữa FASB & IASB năm 2008, với các đặc tính chất lượng gồm: Tính thích hợp, kịp thời, trình bày trung thực, có thể so sánh và có thể hiểu được

Nghiên cứu của Davood (2012) dựa trên thông tin BCTC của 49 Ngân hàng tại Ấn Độ để xác định đặc tính chất lượng tính thích hợp (Relevance) của thông tin trên BCTC Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với thang đo likert 5 điểm để

đo lường 14 thuộc tính của đặc tính chất lượng tính thích hợp Kết quả nghiên cứu cho thấy có 14 thuộc tính có ảnh hưởng đến tính thích hợp của thông tin BCTC, trong đó có 10 thuộc tính liên quan đến giá trị dự báo và 4 thuộc tính liên quan đến giá trị khẳng định BCTC của các Ngân hàng tư nhân có đặc tính chất lượng tính thích hợp cao hơn các Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước

Nghiên cứu của Beest and Braam (2013) về sự khác biệt của các đặc tính chất lượng của thông tin BCTC giữa IASB và FASB Nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu khảo sát 140 BCTC của các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ với 33 nhân

tố đặc điểm chất lượng Kết quả cho thấy BCTC được trình bày theo IASB có tính thích hợp, trình bày trung thực và dễ hiểu hơn so với BCTC được trình bày theo FASB Ngược lại BCTC được trình bày theo FASB lại có khả năng so sánh cao hơn

so với BCTC được trình bày theo IASB

Nghiên cứu của Gaynor et al (2016) về mối quan hệ giữa chất lượng BCTC

và chất lượng báo cáo kiểm toán Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc tóm tắt các khuôn mẫu để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và chất lượng báo cáo kiểm toán Kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC có chất lượng cao là

Trang 17

các BCTC được lập một cách đầy đủ, trung thực, không có sai sót trọng yếu, cung cấp các thông tin mang giá trị dự đoán và giá trị xác nhận hữu ích về tình hình tài chính của Công ty theo khuôn mẫu khái niệm về BCTC của FASB năm 2010

Dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu, tác giả nhận thấy việc đo lường chất lượng thông tin trên BCTC chủ yếu được thực hiện dựa trên các đặc tính chất lượng của khuôn mẫu khái niệm về BCTC Tùy theo phạm vi nghiên cứu của đề tài

mà các khuôn mẫu khái niệm về BCTC của IASB, FASB hoặc nước sở tại được áp dụng Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề hội tụ kế toán được xem là một xu hướng tất yếu trong tương lai, nhiều quốc gia trên thế giới đã chủ động áp dụng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Do đó việc đánh giá chất lượng thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp nên được thực hiện dựa

theo các đặc tính chất lượng của dự án hội tụ giữa IASB và FASB năm 2010

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC

Nhiên cứu của Byrd and Tuner (2000) về việc đo lường tính linh hoạt của

hạ tầng công nghệ thông tin Nghiên cứu xác định cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được xem mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý nhằm phát triển một lợi thế cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, dựa trên các thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác và đáng tin cậy Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm hai thành phần chính là yếu tố công nghệ (khả năng kết nối, tính ứng dụng, tính tương thích,…) và yếu tố con người (năng lực, tính cạnh tranh,…) Nghiên cứu của tác giả được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhà quản lý cấp cao về CNTT của các doanh nghiệp lớn Kết quả nghiên cứu giúp hình thành nên các thang

đo để đo lường CNTT trong các doanh nghiệp

Nghiên cứu của Xu et al (2003) về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp tại Úc Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống đối với các đối tượng như: Sản xuất thông tin, quản lý hệ thống, sử dụng thông tin,… Dữ liệu nghiên cứu định tính sau khi thu thập được tác giả tổng hợp, tham chiếu với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng để chất lượng BCTC Kết quả nghiên cứu giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC đó là: Con

Trang 18

người, hệ thống và tổ chức Chất lượng BCTC được đo lường dựa trên các đặc tính chất lượng như: Chính xác, nhất quán, kịp thời và đầy đủ

Nghiên cứu của Bakar et al (2005) về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên Mục tiêu nghiên cứu nhằm cung cấp thêm sự hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên dưới góc nhìn của cán

bộ tín dụng ngân hàng Những người được xem là đối tượng sử dụng BCTC của các doanh nghiệp nhiều nhất và hiểu được tầm quan trọng của báo cáo kiểm toán Tính độc lập của kiểm toán viên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các BCTC của doanh nghiệp được lập một cách trụng thực, khách quan Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các cán bộ tín dụng của 12 ngân hàng thương mại tại Malaysia Kết quả nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên gồm: Quy mô công ty kiểm toán, phí kiểm toán, dịch vụ tư vấn quản lý, ủy ban kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán, mức độ cạnh tranh của các công ty kiểm toán,… Trong đó nhân tố quy mô công ty kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán và mức độ cạnh tranh là các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tính độc lập của kiểm toán viên

Nghiên cứu của Stoderstom and Sun (2007) về việc đánh giá chất lượng BCTC khi áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước đây về việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán là: Hệ thống pháp luật và chính trị, chuẩn mực kế toán trình bày BCTC Trong đó, hệ thống pháp luật và chính trị chi phối các chuẩn mực kế toán được ban hành Các đặc tính chất lượng của thông tin kế toán theo chuẩn mực gồm có: Tính thích hợp, tính khách quan, đáng tin cậy và có thể hiểu được

Nghiên cứu của Lyle et al (2008) về việc đánh giá chất lượng thông tin BCTC thông qua chuỗi giá trị của BCTC Nghiên cứu được thực hiện dựa trên bảng khảo sát đối với 341 người và phỏng vấn sâu 25 chuyên gia Chuỗi giá trị của BCTC được thực hiện thông qua nhiều giai đoạn với nhiều người, nhiều quy trình xác nhận, kiểm tra Nghiên cứu đã xem xét bốn yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC bao gồm: Quản trị công ty, quy trình lập BCTC, báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập và tính hữu ích của BCTC Kết quả cho thấy chất lượng

Trang 19

BCTC tốt hơn khi có các đặc tính chất lượng sau: Khả năng so sánh, tính đáng tin cậy, có thể hiểu được

Trên cơ sở các nghiên cứu được tổng hợp tác giả nhận thấy chất lượng BCTC của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân

tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: Kiểm toán độc lập, chuẩn mực kế toán, hệ thống pháp luật, quản trị Công ty,… Do đó để nâng cao chất lượng BCTC phục vụ cho việc ra quyết định cần phải có các giải pháp phù hợp đối với từng doanh nghiệp Bởi vì mỗi doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh và môi trường hoạt động khác nhau dẫn đến mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC cũng có nhiều sự khác biệt

Nghiên cứu liên quan đến áp lực cạnh tranh

Nghiên cứu của Mia and Clarke (1999) cho thấy cường độ của áp lực cạnh tranh là yếu tố quyết định việc sử dụng thông tin Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu khảo sát với 90 doanh nghiệp sản xuất có doanh thu trên 50 triệu USD/năm Việc sử dụng thông tin đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa áp lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy khi áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường gia tăng, doanh nghiệp sẽ sử dụng thông tin nhiều hơn để cải thiện hiệu quả hoạt động của mình

Nghiên cứu của Guilding and McManus (2002) cho rằng dưới áp lực cạnh tranh các doanh nghiệp có nguy cơ sụt giảm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp cần phải

có các thông tin với mức độ chính xác cao Nghiên cứu được thực hiện thông qua một cuộc khảo sát với 300 doanh nghiệp hàng đầu được niêm yết tại Úc Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng tích cực đến thông tin kế toán của khách hàng

Các nghiên cứu được tổng hợp về áp lực cạnh tranh cho thấy đây là một nhân tố có vai trò thúc đẩy việc sử dụng thông tin tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Do đó có khả năng được xem xét với vai trò điều tiết ảnh hưởng của các nhân tố khác đến kết quả hoạt động (một quá trình) của doanh nghiệp

1.1.2 Các nghiên cứu thực hiện trong nước

Tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để đo lường chất

Trang 20

lượng BCTC của các doanh nghiệp, tác giả tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến luận văn như sau:

Nghiên cứu về các đặc tính chất lượng BCTC

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cường và Đỗ Thị Lý (2017) về việc đo lường và đánh giá chất lượng BCTC của các doanh nghiệp thủy hải sản trên sàn chứng khoán Việt Nam cho thấy các thông tin BCTC đóng vai trò quan trọng đối với người sử dụng do ảnh hưởng đến chất lượng của các quyết định kinh tế được đưa ra Việc đo lường chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập hiện nay được thực hiện chủ yếu dựa trên các đặc tính chất lượng theo khuôn mẫu khái niệm của FASB & IASB năm 2010 như: Tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, có thể hiểu được, kịp thời và có thể kiểm tra Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn và khảo sát các nhóm đối tượng như: Các chuyên gia, người sử dụng BCTC và đánh giá BCTC Kết quả nghiên cứu giúp hình thành nên các thang đo để đo lường chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam với 33 biến quan sát được đưa ra, phù hợp theo 5 đặc tính chất lượng của FASB & IASB năm 2010 gồm: Tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, có thể hiểu được và kịp thời

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC

Nghiên cứu bài báo của Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013) về một

số ý kiến về chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho thấy có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp bao gồm nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm: Công tác quản lý, nhân viên kế toán Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: Hoàn thiện quy định pháp lý về kế toán, đối tượng có nhu cầu và sử dụng thông tin Dựa trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, bài báo đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng BCTC như: Hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, tăng cường công tác tổ chức, quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên kế toán, đầu tư công nghệ thông tin cho công tác kế toán

Nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của Trần Quốc Định (2014) về định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán cho thấy hệ thống

Trang 21

chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với chuẩn mực kế toán quốc tế Các vấn đề liên quan đến nội hàm chuẩn mực, khả năng áp dụng vào thực tiễn, tính tuân thủ và mức độ hài hòa vẫn chưa cao Vì vậy vấn đề về chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập vẫn còn nhiều khác biệt so với thế giới do ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng để thực hiện đề tài nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được áp dụng nhằm đánh giá mức độ khác biệt trung bình giữa các nhóm được khảo sát Sau đó nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để xác định các khác biệt nổi bật cần điều chỉnh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế dựa trên quá trình phân tích tổng hợp các dữ liệu từ phỏng vấn chuyên gia Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đề xuất về cách thức hội tụ

kế toán cho Việt Nam là cách thức hội tụ từng phần, theo đó trong giai đoạn đầu hội

tụ về kế toán chỉ có các công ty đại chúng tại Việt Nam sẽ áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế

Nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thanh Trung (2016) về việc đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chất lượng thông tin BCTC được đo lường dựa trên các đặc tính chất lượng là: Tính thích hợp, trung thực, kịp thời, dễ hiễu và có thể so sánh được Ngoài ra tác giả đã thực hiện kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vửa tại TP.HCM bằng phương pháp phân tích hồi quy Việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC được thực hiện với mẫu khảo sát là các đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình lập BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp Kết quả nghiên cứu đã khẳng định các nhân tố như: Nhà quản lý, bộ máy kế toán, hình thức kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, mục tiêu lập BCTC, hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán đều được chấp nhận Tuy nhiên, các nhân tố mà tác giả đề xuất đều là các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nghiên cứu Luận án Tiến sĩ của Phạm Quốc Thuần (2016) về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC gồm: Hành vi quản trị lợi nhuận, hỗ trợ từ phía

Trang 22

nhà quản trị, năng lực nhân viên kế toán, chất lượng phần mềm kế toán, hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, áp lực từ thuế, đào tạo và bồi dưỡng, kiểm toán độc lập, niêm yết và quy mô doanh nghiệp Trong đó, hai nhân tố niêm yết và quy mô doanh nghiệp đóng vai trò là biến điều tiết Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng thang đo dựa trên các đặc tính chất lượng của FASB & IASB năm 2010 Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát với các đối tượng là những phụ trách kế toán tại các doanh nghiệp nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề ra Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 8 nhân tố thuộc biến độc lập có 2 nhân tố có tác động tiêu cực đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp gồm: Áp lực từ thuế và hành vi quản trị lợi nhuận

Nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của Vũ Thị Phương Mai (2017) về các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán xác định chất lượng thông tin BCTC được đo lường dựa trên 5 đặc tính chất lượng theo khuôn mẫu về BCTC của IASB đó là: Tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, kịp thời và có thể hiểu được Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp với nghiên cứu định tính được áp dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng và điều chỉnh thang đo Nghiên cứu định lượng được áp dụng nhằm phân tích thực trạng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC dựa trên các

số liệu được tác giả tiến hành khảo sát từ 350 nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán bao gồm: Hành vi quản trị lợi nhuận, vai trò của Hội đồng quản trị, hiệu quả HTKSNB, công nghệ thông tin, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, đào tạo và bồi dưỡng, kiểm toán độc lập và sự hoàn thiện của môi trường pháp lý

Nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Hải Yến (2017) về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC hợp nhất của các công ty niêm yết là: Việc lập và trình bày BCTC hợp nhất, rủi ro

Trang 23

kiểm toán BCTCHN của công ty kiểm toán đối với công ty niêm yết, môi trường pháp lý, nhà quản trị, trình độ nhân viên kế toán, chất lượng HTKSNB, sự khác biệt

kỳ kế toán giữa công ty mẹ và công ty con Dữ liệu nghiên cứu được tác giả tiến hành khảo sát 243 đối tượng gồm các nhà đầu tư, giảng viên và những người lập BCTCHN tại TP.HCM Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC hợp nhất của các công ty niêm yết Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 10 nhân

tố ảnh hưởng ban đầu khi nghiên cứu lý thuyết chỉ có 7 nhân tố thỏa điều kiện khi phân tích hồi quy thực sự có ảnh hưởng đến chất lượng BCTCHN của các công ty niêm yết tại TP.HCM, trong đó nhân tố việc lập và trình bày BCTCHN và môi trường pháp lý là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất

Dựa trên các nghiên cứu được tổng hợp, tác giả nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp bao gồm các nhân tố bên trong

và bên ngoài doanh nghiệp Mục tiêu của các nghiên cứu chủ yếu nhằm mục đích cải thiện chất lượng BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng hòa hợp với quốc tế Vì vậy các nghiên cứu đánh giá về chất lượng BCTC của các doanh nghiệp nên được đo lường dựa trên các đặc tính chất lượng theo khuôn mẫu khái niệm về BCTC của dự án hội tụ giữa IASB và FASB năm 2010 Các nghiên cứu khi thực hiện nên áp dụng đối với nhiều doanh nghiệp khác nhau nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu tổng hợp sau này đảm bảo có tính đại diện cao Do đó việc thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM là thật sự cần thiết

1.2 Xác định khe hổng nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong

và ngoài nước, tác giả đưa ra nhận xét cơ bản cho các nghiên cứu trước đây như sau: Khái niệm về chất lượng thông tin BCTC được nghiên cứu, xem xét và thực hiện với nhiều phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau, do đó mang tính chất riêng

lẻ chưa thể đại diện cho tổng thể Các công trình nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC được thực hiện dựa trên các đặc tính chất lượng theo nhiều quan điểm như: IASB, FASB, dự án hội tụ FASB và IASB, chuẩn mực kế toán Việt Nam,… Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội và môi trường pháp lý liên quan đến kế toán của

Trang 24

Việt Nam còn nhiều khác biệt so với thế giới, do đó vẫn còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện về chất lượng thông tin trên BCTC Các nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC được thực hiện nhiều ở các doanh nghiệp niêm yết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện chất lượng thông tin BCTC Tuy nhiên, các giải pháp đó có thể hiện nay không còn phù hợp nữa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Dẫn đến các áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng

và các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng thông tin kế toán đối với BCTC của các doanh nghiệp tăng cao Khi đó chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh được xem là vấn

đề quan tâm hàng đầu nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho các nhà đầu tư

và các bên liên quan để đưa ra các quyết định kinh tế Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh là thật sự cần thiết và có ý nghĩa

1.3 Kết luận chương 1

Trong chương này tác giả đã trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước

có liên quan đến đề tài nghiên cứu luận văn của mình Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính chất lượng được ban hành bởi FASB và IASB được nhiều tác giả nghiên cứu do đó mang tính hội tụ cao Trên cơ sở đó tác giả đã xác định được khe hỏng nghiên cứu cho đề tài luận văn của mình và làm cơ sở cho việc thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo trong các chương sau

Trang 25

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả trình bày các cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu của mình bao gồm: Các khái niệm liên quan đến thông tin BCTC, chất lượng BCTC và các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu Trên cơ sở các lý thuyết đã trình bày tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM cho

luận văn của mình

2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.1.1 Thông tin BCTC

Thông tin BCTC có rất nhiều khái niệm và cách hiểu khác nhau Theo quan điểm của IASB mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện có và tiềm năng, ngân hàng và các chủ nợ khác của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp như: Mua bán hoặc nắm giữ các công cụ nợ (trái phiếu) và công cụ vốn (cổ phiếu), cung cấp tài chính cho doanh nghiệp,… Do

đó, BCTC cần được trình bày các thông tin tài chính như sau: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu), lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, các dòng tiền ra và dòng tiền vào của doanh nghiệp (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính), các thuyết minh liên quan đến các tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp Với xu hướng hội nhập ngày càng cao của các nền kinh

tế trên thế giới, nhu cầu sử dụng thông tin BCTC cho việc ra quyết định là rất cần thiết, do đó các thông tin trên BCTC cần được trình bày bao gồm cả các thông tin tài chính và phi tài chính (Beest & Braam, 2009) Tóm lại, thông tin BCTC được hiểu bao gồm các thông tin tài chính, thông tin phi tài chính và các thông tin công

bố theo yêu cầu bắt buộc hoặc tự nguyện của doanh nghiệp

2.1.2 Chất lượng thông tin

Đối với bất kỳ người sử dụng thông tin nào khi tiếp nhận thông tin đều mong muốn đó là những thông tin có chất lượng cao Tuy nhiên, để đánh giá thông tin có chất lượng cao hay không đôi khi lại phụ thuộc vào sự nhận định chủ quan của người đánh giá Vì vậy, để có thể đánh giá một cách khách quan chất lượng thông tin đòi hỏi phải xây dựng được các thước đo phù hợp Các nhà nghiên cứu

Trang 26

trước đây đã xây dựng nên các định nghĩa khác nhau về chất lượng thông tin để có thể đo lường như sau:

 Chất lượng thông tin là những thông tin thích hợp cho việc sử dụng của người sử dụng thông tin (Huang et al., 1999)

 Chất lượng thông tin được xác định khi nó có giá trị cao đối với người

sử dụng (Lesca, 1995)

 Chất lượng thông tin được đo lường dựa trên các khía cạnh như: Bản chất thông tin, tính có thể truy cập của thông tin, biểu hiện của thông tin,… (Lee et al., 2002)

 Chất lượng thông tin được xác định khi đạt được một số đặc tính như: Nhất quán, chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, có thể hiểu được, có thể truy cập, hữu ích, hiệu quả, dễ dàng tiềm kiếm… (Knight and Burn, 2005)

Tóm lại, chất lượng thông tin được hiểu là thước đo giá trị mà thông tin đó cung cấp cho người sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về nội dung, hình thức, tính tin cậy, hữu ích, có thế hiểu được, nhất quán, dễ tìm kiếm,…

2.1.3 Chất lượng thông tin BCTC

BCTC là sản phẩm đầu ra của kế toán tài chính, cung cấp thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài của doanh nghiệp Chất lượng thông tin BCTC là vấn đề rất quan trọng đối với người sử dụng BCTC trong việc ra quyết định Một BCTC có chất lượng cao sẽ giúp người sử dụng BCTC đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong suốt kỳ

kế toán, từ kết quả hoạt động kinh doanh cho đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các dòng tiền vào dòng tiền ra của doanh nghiệp và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành Tuy nhiên, để có thể đánh giá được chính xác chất lượng thông tin BCTC là rất khó do có nhiều nghiên cứu khác nhau về đo lường chất lượng thông tin BCTC Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin được tổng hợp các đặc tính chất lượng thông tin BCTC của có liên quan như sau:

Chất lượng thông tin BCTC có hai quan điểm chung được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá bao gồm: Nhu cầu của người sử dụng thông tin và quan điểm bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư (Jonas and Blanchet, 2000) Theo Salechi and Rostami (2011) cho rằng “BCTC hữu ích phải phản ánh được nó hữu ích cho ai và mục đích

Trang 27

hướng đến là gì” Tùy theo từng đối tượng sử dụng BCTC khác nhau mà đối tượng thông tin được quan tâm đến sẽ khác nhau Tuy nhiên, mục đích chung lại của BCTC vẫn là cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng để có thể ra quyết định

Theo chuẩn mực chung (VAS01) của Việt Nam, các tiêu chuẩn chất lượng

cơ bản đối với thông tin kế toán bao gồm:

+ Trình bày trung thực: Các thông tin kế toán phải được ghi nhận khi có

đầy đủ bằng chứng đáng tin cậy, khách quan và đúng với bản chất thực tế về nội dung, giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Khách quan: Các thông tin kế toán được ghi chép, báo cáo đúng với

thực tế phát sinh không bị xuyên tạc, bóp méo so với thực tế

+ Đầy đủ: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ báo

cáo phải được ghi nhận, báo cáo đầy đủ, không được bỏ sót nghiệp vụ

+ Kịp thời: Các thông tin kế toán liên quan đến kỳ báo cáo phải được ghi

nhận, báo cáo kịp thời, đúng thời hạn quy định hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ

+ Dễ hiễu: Các thông tin kế toán phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu đối

với người sử dụng BCTC Người sử dụng phải là những người có hiểu biết về kinh

tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Các vấn đề phức tạp trong BCTC phải được làm rõ trong phần thuyết minh BCTC

+ Có thể so sánh được: Các thông tin kế toán phải được tính toán và

trình bày nhất quán nhằm đảm bảo sự so sánh giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp Trường hợp thông tin kế toán không được tính toán và trình bày nhất quán thì phải làm rõ trong phần thuyết minh BCTC, để người

sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin kế toán giữa các kỳ hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau, kết quả thực hiện so với dự toán, kế hoạch được duyệt

Theo quan điểm của dự án hội tụ giữa IASB và FASB về khuôn khổ khái niệm BCTC được IASB ban hành năm 2010 đã đưa ra hai đặc tính chất lượng cơ bản là tính thích hợp và trình bày trung thực Ngoài ra, còn có bốn đặc tính chất lượng bổ sung gồm: Có thể so sánh được, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu được Dựa trên khuôn khổ khái niệm chung về BCTC tác giả đã tổng hợp các đặc

Trang 28

tính về chất lượng BCTC theo quan điểm của IASB và FASB như sau:

Đặc tính chất lượng cơ bản

+ Tính thích hợp: Thông tin BCTC được xem là thích hợp khi có khả

năng làm thay đổi quyết định của người sử dụng, được thể hiện thông qua hai giá trị

dự báo và khẳng định Giá trị dự báo cung cấp thông tin đầu vào cho người sử dụng BCTC bằng cách dự đoán kết quả tương lai Giá trị khẳng định cung cấp thông tin phản hồi về việc thừa nhận hay thay đổi các đánh giá trước đó của người sử dụng BCTC Giá trị dự báo và giá trị khẳng định của thông tin tài chính có liên quan lẫn nhau Ví dụ: Thông tin doanh thu năm hiện tại của doanh nghiệp có thể được dùng làm cơ sở cho việc dự báo doanh thu cho những năm trong tương lai, đồng thời cũng có thể được so sánh với doanh thu kế hoạch của năm hiện hành

+ Trình bày trung thực: Thông tin trên BCTC phải được trình bày đúng

với bản chất thực tế của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà nó muốn thể hiện Khi đó thông tin mới thật sự hữu ích cho người sử dụng để có thể đưa ra quyết định Thông tin được trình bày trung thực khi thỏa mãn ba yêu cầu cơ bản sau: Đầy đủ (bao gồm tất cả các thông tin cần thiết muốn trình bày về hiện tượng kinh tế trên BCTC), trung lập (thông tin được trình bày theo hướng khách quan, không bị chi phối để bóp méo thông tin nhằm đạt được các kết quả mong muốn), không có sai sót trọng yếu

Đặc tính chất lượng bổ sung

+ Có thể so sánh: Thông tin BCTC giúp người sử dụng nhận ra được sự

tương đồng hoặc khác biệt giữa hai hiện tượng kinh tế được xem là thông tin có thể

so sánh Các thông tin trên BCTC để có thể so sánh được cần phải có tính nhất quán, nghĩa là các chính sách kế toán và ước tính kế toán của doanh nghiệp phải được áp dụng thống nhất trong các kỳ kế toán Khi đó, thông tin BCTC sẽ hữu ích cho người sử dụng để có thể tiến hành so sánh BCTC của các đơn vị khác nhau hay

so sánh nội dung BCTC của đơn vị qua các thời kỳ

+ Có thể kiểm tra: Thông tin BCTC được xem là có thể kiểm tra khi đạt

được sự đồng thuận cao giữa những người sử dụng BCTC và những người kiểm tra độc lập với các quan điểm, kiến thức khác nhau về những thông tin đã được trình bày trên BCTC

Trang 29

+ Kịp thời: Thông tin BCTC được xem là kịp thời khi cung cấp thông tin

có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng Tuy nhiên, trong một số trường hợp thông tin vẫn kịp thời sau một thời gian dài sau khi kết thúc kỳ báo cáo,

do người sử dụng thông tin có nhu cầu cần phải xác định và đánh giá các xu hướng phát triển trong tương lai

+ Có thể hiểu được: Thông tin BCTC được xem là có thể hiểu được khi

trình bày rõ ràng và xúc tích, để cho người sử dụng thông tin BCTC với các kiến thức, hiểu biết nhất định về kinh tế, tài chính, kế toán đều có thể hiểu được các thông tin đã trình bày trên BCTC

Tóm lại, một BCTC được công bố có chất lượng cao khi thỏa mãn các đặc tính về chất lượng như: Tính thích hợp và trình bày trung thực nhằm đảm bảo sự hữu ích cho người sử dụng để có thể ra các quyết định kinh tế Ngoài ra, các thông tin trình bày trên BCTC phải được lập một cách đầy đủ, kịp thời, không có sai sót trọng yếu, thông tin thể hiện trên BCTC phải trình bày đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo dễ hiểu, có thể kiểm tra và có thể so sánh, để có thể đánh giá một cách chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất để đưa ra các quyết định có hiệu quả

2.1.4 Áp lực cạnh tranh

Các doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường trong bất kỳ một ngành kinh doanh cụ thể nào cũng đều chịu tác động từ năm lực lượng cạnh tranh đó là: Sức mạnh từ khách hàng, sức mạnh từ nhà cung cấp, nguy cơ về các sản phẩm thay thế, mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng và sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành (Porter, 1979) Mỗi lực lượng cạnh tranh đều có khả năng và mức độ ảnh hưởng nhất định để có thể tạo nên áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp như sau:

+ Sức mạnh từ khách hàng có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp thông qua việc gây áp lực đối với các doanh nghiệp về giá cả và quyết định mua hàng Nếu sức mạnh của khách hàng càng lớn thì áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán hàng phải giảm giá càng cao dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm

+ Sức mạnh từ nhà cung cấp được thể hiện thông qua các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung

Trang 30

cấp có quy mô lớn thì khả năng thay thế các nguyên liệu dùng trong sản xuất là rất khó Do đó các nguyên liệu dùng trong sản xuất thường được các nhà cung cấp có quy mô lớn áp đặt về giá Sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn khả năng tạo ra áp lực cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp càng cao

+ Nguy cơ về các sản phẩm thay thế có thể xảy ra khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá của một hàng hóa thay thế Vì vậy, việc tồn tại các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá bán của sản phẩm

+ Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm năng trên thị trường là các doanh nghiệp hiện chưa tham gia vào ngành nhưng có khả năng ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Số lượng các đối thủ tiềm năng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Sức hấp dẫn của ngành (tỷ suất lợi nhuận, số lượng khách hàng,…) và các rào cảng khi tham gia vào ngành (công nghệ sản xuất, kênh phân phối,…) Đối với các ngành có số lượng đối thủ tiềm năng lớn áp lực cạnh tranh về sự sụt giảm lợi nhuận trong tương lai cho các doanh nghiệp càng cao

+ Sức ép cạnh tranh giữa các đối thủ cùng ngành được tạo nên bởi sự cạnh tranh trực tiếp trong hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau Đối với các ngành có thị phần được phân tán đồng đều giữa các doanh nghiệp và không có doanh nghiệp nào chiếm thị phần đáng kể thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành sẽ càng lớn, áp lực cạnh tranh được tạo ra cho các doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm sẽ càng cao

Tóm lại, áp lực cạnh tranh được định nghĩa là mức độ ảnh hưởng của các lực lượng cạnh tranh đến doanh nghiệp trong nền kinh tế Mức độ ảnh hưởng của các lực lượng cạnh tranh đến doanh nghiệp càng lớn thì áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế càng cao và ngược lại

2.2 Các lý thuyết khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Lý thuyết ủy nhiệm hay còn được gọi là lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố được đưa ra vào năm 1976 Nội dung lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên

Trang 31

được ủy nhiệm (agent) Bên được ủy nhiệm sẽ thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm theo hợp đồng Ví dụ: Trong hợp đồng giữa chủ sở hữu (người ủy nhiệm) và nhà quản lý (người được ủy nhiệm), chủ sở hữu sẽ ủy nhiệm cho nhà quản lý thay mình để điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và ra các quyết định liên quan đến định đoạt tài sản, sử dụng vốn để kinh doanh Theo lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm) đều tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích của mình Thông thường, bên được ủy nhiệm sẽ hành

xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm theo hợp đồng Tuy nhiên, bản thân của bên được ủy nhiệm cũng theo đuổi các lợi ích cá nhân của riêng mình Do

sự khác nhau về lợi ích nên trong mối quan hệ này luôn tồn tại sự xung đột về lợi ích Ví dụ: Nhà quản lý thường có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn cho việc mua sắm xe, thiết bị máy móc phục vụ cho công việc cá nhân, điều này dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng lên do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủ sở hữu Để khắc phục vấn đề nêu trên, bên ủy nhiệm thông thường phải chấp nhận phát sinh các chi phí ủy nhiệm như: Chi phí giám sát, chi phí liên kết, chi phí khác,…

- Chi phí giám sát: Là các khoản chi phí nhằm mục đích kiểm soát hành

vi của người được ủy nhiệm nhằm đảm bảo họ phục vụ cho lợi ích của người ủy nhiệm Ví dụ: Chi phí kiểm toán, chi phí duy trì hoạt động kiểm soát,…

- Chi phí liên kết: Là các khoản chi phí được thiết lập nhằm duy trì một

cơ chế nhằm đảm bảo người được ủy nhiệm đại diện cho quyền lợi của người ủy nhiệm Ví dụ: Người quản lý (bên được ủy nhiệm) tự nguyện cung cấp BCTC hàng quý cho chủ sở hữu của doanh nghiệp (bên ủy nhiệm)

- Chi phí khác: Là các khoản chi phí nhằm làm giảm ảnh hưởng lợi ích

của bên được ủy nhiệm ngay cả khi đã có chi phí giám sát và chi phí liên kết nhưng hành vi của người được ủy nhiệm cũng không hoàn toàn vì lợi ích của người ủy nhiệm

Nghiên cứu lý thuyết ủy nhiệm cho thấy, các chủ sở hữu doanh nghiệp thường đưa ra yêu cầu đối với nhà quản lý là phải cung cấp các thông tin BCTC trung thực, khách quan để có thể đưa quyết định Tuy nhiên, không phải lúc nào BCTC cũng được trình bày trung thực, khách quan do các vấn đề về lợi ích cá nhân của người quản lý Do đó, các doanh nghiệp phải thuê kiểm toán độc lập để kiểm

Trang 32

soát chất lượng BCTC của mình Vì vậy, có thể thấy lý thuyết ủy nhiệm được dùng

để giải thích cho ảnh hưởng của nhân tố kiểm toán độc lập đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực trạnh tranh

2.3.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource Dependency Theory)

Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực được phát triển đầu tiên bởi Pfeffer và Salancik vào năm 1978 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho biết cách thức các nguồn lực của tổ chức bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài của tổ chức tác động đến hành vi và hoạt động của tổ chức Lý thuyết này cho rằng các tổ chức bị ảnh hưởng đáng kể bởi áp lực từ bên ngoài của môi trường hoạt động

Nghiên cứu lý thuyết phụ thuộc nguồn lực cho thấy trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề về chất lượng lao động ngày càng được nâng cao

do áp lực cạnh tranh ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp Sự chuyển dịch lao động giữa các nước diễn ra ngày một nhiều, do đó để có thể cạnh tranh về nghề nghiệp đòi hỏi các lao động phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân

Áp lực cạnh tranh càng lớn sẽ dẫn đến trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán càng cao Tuy nhiên, để có thể nâng cao chất lượng BCTC đòi hỏi công nghệ thông tin cũng phải được cải thiện Theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực có thể thấy chất lượng BCTC phụ thuộc vào 2 nhân tố là năng lực của nhân viên kế toán và công nghệ thông tin

2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)

Lý thuyết tín hiệu được phát triển dựa trên đóng góp của Ross vào năm

1979 Lý thuyết này giải thích các vấn đề về bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư Theo lý thuyết này các doanh nghiệp phải tự nguyện công

bố thông tin ra thị trường để các nhà đầu tư có thể tiếp cận, nhằm tạo ra sự khác biệt trong chất lượng hoạt động của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác trên thị trường Lý thuyết tín hiệu góp phần vào việc giải thích việc lựa chọn các chính sách kế toán nhằm tạo ra chất lượng thông tin cao hơn đối với các doanh nghiệp có chất lượng cao Bên cạnh đó, lý thuyết cũng giải thích việc các doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, lợi nhuận cao, có triển vọng phát triển và được kiểm toán bởi Big 4 thì chất lượng BCTC cũng sẽ tốt hơn so với các đơn vị kiểm toán khác

Trang 33

2.3.4 Lý thuyết bất định (Contingency Theory)

Lý thuyết bất định cho rằng không có cách nào tốt nhất để tổ chức, điều hành một doanh nghiệp hoặc đưa ra quyết định Thay vào đó hành động tối ưu phụ thuộc vào tình trạng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp Theo William (1992) cho rằng: “Cách tốt nhất để tổ chức phụ thuộc vào bản chất của môi trường mà tổ chức đó liên quan” Lý thuyết này giúp giải thích rằng chất lượng BCTC có tốt hay không phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài liên quan đến doanh nghiệp

Theo lý thuyết bất định không có thông tin trên BCTC nào được trình bày là tốt nhất cho doanh nghiệp Việc trình bày thông tin BCTC phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đặc thù của doanh nghiệp như: Năng lực của nhân viên kế toán, công nghệ thông tin,… Trong khi đó các yếu tố như: Kiểm toán độc lập, sự hoàn thiện về môi trường pháp lý và áp lực cạnh tranh là các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, do đó có thể được xem xét để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận văn

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây có thể thấy chất lượng BCTC đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập tích cực với nền kinh tế thế giới thông qua các hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng nhiều, do đó áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng có thể ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Để đảm bảo lợi nhuận và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp cần xác định được chính xác các nguồn lực của mình và các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh và đầu tư phù hợp Một BCTC có chất lượng cao sẽ giúp người sử dụng BCTC đánh giá chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong suốt kỳ kế toán, từ kết quả hoạt động kinh doanh cho đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các dòng tiền vào dòng tiền ra của doanh nghiệp và so với các đối thủ cạnh tranh trong

và ngoài ngành Theo lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết bất định và lý thuyết tín hiệu có thể thấy chất lượng BCTC của các doanh nghiệp

Trang 34

chịu ảnh hưởng của các nhân tố gồm: Năng lực của nhân viên kế toán, công nghệ thông tin, kiểm toán độc lập và sự hoàn thiện của môi trường pháp lý (Võ Văn Nhị

và Trần Thanh Hải, 2013; Phạm Quốc Thuần, 2016; Đỗ Thị Hải Yến, 2017; Vũ Thị Phương Mai, 2017) Trong điều kiện hội nhập hiện nay áp lực cạnh tranh với thuộc tính là một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài theo lý thuyết bất định, do

đó có khả năng điều tiết mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động (một quá trình) của doanh nghiệp (Mia and Clarke, 1999; Guilding and McManus, 2002) Vì vậy, tác giả đã đề xuất đưa mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM vào nghiên cứu Mô hình nghiên cứu đo lường biến phụ thuộc là chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh theo 5 đặc tính chất lượng của IASB và FASB bao gồm: Tính thích hợp, trình bày trung thực,

có thể so sánh, kịp thời và có thể hiểu được Biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng như: Năng lực nhân viên kế toán, công nghệ thông tin, kiểm toán độc lập và sự hoàn thiện của môi trường pháp lý Ngoài ra, tác giả xem xét ảnh hưởng của áp lực cạnh tranh đối với mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp tại TP.HCM Các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng như sau:

H1: Năng lực nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông

tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

H2: Công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin

BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

H3: Kiểm toán độc lập có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin BCTC

của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

H4: Sự hoàn thiện về môi trường pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến chất

lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

H5: Áp lực cạnh tranh có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa năng lực nhân

viên kế toán và chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường

áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

H6: Áp lực cạnh tranh có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa công nghệ thông

tin và chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực

Trang 35

cạnh tranh tại TP.HCM

H7: Áp lực cạnh tranh có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập

và chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh

tranh tại TP.HCM

H8: Áp lực cạnh tranh có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa sự hoàn thiện của

môi trường pháp lý và chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp trong môi

trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.4 Kết luận chương 2

Nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong phần mở đầu và để chuẩn bị cho việc thiết kế nghiên cứu, thực hiện các bước phân tích tiếp theo trong các chương sau tác giả đã trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng như: Áp lực cạnh tranh, Năng lực nhân viên kế toán, Công nghệ thông tin, Kiểm toán độc lập và Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý trong chương này

để tạo tiền đề cho việc đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng các giả

thuyết nghiên cứu cho đề tài luận văn của tác giả

Áp lực cạnh tranh

Trang 36

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày thiết kế nghiên cứu của luận văn để đo lường các nhân

tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM và ảnh hưởng của áp lực cạnh tranh lên mối quan hệ này Nội dung của chương 3 gồm có hai phần chính là: Quy trình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được thực hiện thông qua sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Xác định khe

hổng nghiên cứu

Xây dựng mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất mô hình nghiên cứu và

thang đo nháp 1

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết

Phỏng vấn thử (n=20)

Nghiên cứu định lượng

Thang đo chính thức

hình nghiên cứu

Thảo luận kết quả & kiến nghị

Trang 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) xác định có 3 phương pháp nghiên cứu khoa học được áp dụng đó là phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative approach), phương pháp nghiên cứu định lượng (quantitative approach) và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed methods approach) Phương pháp nghiên cứu định tính thường được dùng để xây dựng một lý thuyết khoa học mới dựa vào quá trình quy nạp Phương pháp nghiên cứu định lượng thường được dùng để kiểm định các lý thuyết khoa học dựa vào quá trình suy diễn từ lý thuyết đến mô hình nghiên cứu Tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để sử dụng trong bài nghiên cứu luận văn của mình được xem là thích hợp để giải quyết các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài đặt ra Cụ thể, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM và điều chỉnh thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam Tiếp theo nghiên cứu định tính tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm định lại các giả thiết trong mô hình nghiên cứu đề xuất Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được tác giả tiến hành như sau:

3.2.1 Nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận tay đôi với các chuyên gia, những người lập và sử dụng BCTC của các doanh nghiệp dựa trên dàn bài thảo luận đã được xây dựng, nhằm xác định mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả là phù hợp và được thống nhất cao bao gồm 4 nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM Quá trình thảo luận tay đôi giúp tác giả khám phá, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng cho mô hình nghiên cứu của mình Cụ thể tác giả thăm dò ý kiến bằng một số câu hỏi có tính chất khám phá, dựa trên mô hình nghiên cứu của mình với bốn nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM và vai trò điều tiết của áp lực cạnh tranh đối với mối quan hệ này, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về sự hiểu biết của những

người tham gia thảo luận đối với các khái niệm nghiên cứu Tiếp theo tác giả thực

hiện thảo luận tay đôi về nội dung thang đo do tác giả tổng hợp trên cơ sở kế thừa

Trang 38

của các nghiên cứu trước đây nhằm mục đích điều chỉnh lại từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và văn hóa của Việt Nam Kết quả thảo luận giúp tác giả đánh giá được mức độ hiểu của người đọc đối với các biến quan sát trong bảng câu hỏi từ

đó điều chỉnh cho phù hợp hơn Sau khi bảng câu hỏi được tác giả hiệu chỉnh lại được thực hiện để tiến hành khảo sát thử 20 nhân viên kế toán tổng hợp tại TP.HCM Kết quả khảo sát thử giúp tác giả hình thành thang đo chính thức cho đề

tài nghiên cứu của mình như sau:

 Thang đo chất lượng báo cáo tài chính: Được xây dựng dựa trên cơ

sở tác giả kế thừa từ thang đo của Jonas and Blanchet (2000), Beest and Braam (2009, 2013), Nguyễn Thanh Cường và Đỗ Thị Lý (2017) để đo lường chất lượng BCTC theo quan điểm hội tụ giữa FASB và IASB năm 2010 phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thang đo chất lượng BCTC được đo lường bởi 5 đặc tích chất lượng gồm: Tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể hiểu được, có thể so

sánh và kịp thời Tính thích hợp được đo lường thông qua hai giá trị là giá trị dự báo

và giá trị khẳng định Trình bày trung thực được đo lường dựa trên tính đầy đủ, khách quan và không có sai sót trọng yếu Có thể so sánh được đo lường dựa trên

tính nhất quán và so sánh Kết quả 21 biến quan sát được tổng hợp dùng để đo lường 5 đặc tính chất lượng của BCTC được trình bày như sau:

Bảng 3.1: Thang đo chất lượng Báo Cáo Tài Chính

Tính thích hợp

R01 BCTC cung cấp các thông tin hữu ích giúp định hướng triển vọng phát

triển của Công ty

R02 Các thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của Công ty được

trình bày đầy đủ trên BCTC

R03 BCTC của Công ty được trình bày dựa trên cơ sở giá trị hợp lý

R04 BCTC hằng năm giúp cung cấp các thông tin phản hồi về những giao

dịch, sự kiện quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến Công ty

Trình bày trung thực

Trang 39

Ký hiệu Biến quan sát

F01 Các giả định và ước tính kế toán được trình bày rõ ràng trên BCTC F02 BCTC giải thích rõ ràng sự lựa chọn các nguyên tắc kế toán

F03 BCTC trình bày rõ các sự kiện và kết quả hằng năm ảnh hưởng đáng kể

đến Công ty

F04 BCTC cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề quản trị của Công ty F05 BCTC hằng năm của Công ty luôn được kiểm toán

Có thể hiểu được

U01 BCTC được trình bày theo một bố cục rõ ràng, dễ hiểu

U02 Thuyết minh BCTC đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh

doanh rõ ràng

U03 Các bảng biểu giúp làm rõ thông tin cần trình bày trên BCTC

U04 BCTC sử dụng các ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên ngành giúp người đọc

dễ theo dõi

U05 BCTC được trình bày đảm bảo có thể hiểu được đầy đủ các thông tin

Có thể so sánh

C01 Những thay đổi trong chính sách kế toán được giải thích rõ và trình bày

những tác động của sự thay đổi trên BCTC

C02 Những thay đổi trong ước tính và xét đoán kế toán được giải thích rõ và

trình bày hợp lý trên BCTC

C03 Số liệu kế toán trên BCTC của các kỳ trước phải được điều chỉnh theo

những thay đổi của các chính sách kế toán và ước tính kế toán

C04 Các kết quả trên BCTC của kỳ hiện tại được so sánh với các kỳ trước

C05 Các thông tin bằng số liệu trong BCTC hằng năm được so sánh với các

thông tin được cung cấp bởi các tổ chức khác

Kịp thời

Trang 40

Ký hiệu Biến quan sát

T01 BCTC của Công ty luôn được lập và phát hành nhanh hơn so với các đối

thủ cạnh tranh

T02 BCTC của Công ty luôn được lập kịp thời cho người sử dụng để ra quyết

định

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo áp lực cạnh tranh: Được dùng để đo lường mức độ cạnh

tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới Thang đo áp lực cạnh tranh được xem là nhân tố có vai trò điều tiết ảnh hưởng của các nhân tố (Công nghệ thông tin, Kiểm toán độc lập, Sự hoàn thiện của môi trường pháp lý, Năng lực nhân viên kế toán) đến chất lượng BCTC của các doanh nghiệp trong môi trường áp lực cạnh tranh tại TP.HCM Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở tác giả kế thừa từ thang đo của Guilding and McManus (2002) với 5 biến quan sát được trình bày như sau:

Bảng 3.2: Thang đo Áp lực cạnh tranh

IC1 Bán hàng và phân phối sản phẩm, dịch vụ

IC2 Chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm, dịch vụ

IC3 Giá cả của sản phẩm, dịch vụ

IC4 Thị phần

IC5 Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

 Thang đo năng lực nhân viên kế toán: Được tác giả xây dựng dựa

trên một tập hợp các yếu tố liên quan đến kỹ năng, kiến thức của nhân viên kế toán, đảm bảo cho phép hoàn thành công việc kế toán của mình Thang đo này được tác giả kế thừa từ thang đo của Xu (2003) và Phạm Quốc Thuần (2016) gồm có 4 biến quan sát liên quan đến năng lực của nhân viên về kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ chuyên môn được trình bày như sau:

Ngày đăng: 12/08/2019, 23:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính, 2002. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung
2. Đỗ Thị Hải Yến, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức
4. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
6. Phạm Thanh Trung, 2016. Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh
7. Phạm Quốc Thuần, 2016. Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam
8. Trần Quốc Định, 2014. Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án Tiến sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế
9. Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải, 2013. Một số ý kiến về chất lƣợng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế - kỹ thuật, 6, 03-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kinh tế - kỹ thuật
10. Vũ Thị Phương Mai, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán. Luận văn Thạc sĩ.Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính đối với các công ty niêm yết có giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán
1. Bakar, N., Rahman, A., and Rashid, H., 2005. Factors Influencing Auditor Independence: Malaysian Loan Officers' Perceptions. Managerial Auditing, 20, 804-822 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managerial Auditing
2. Byrd, T.A., and Turner, D.E., 2000. Measuring the flexibility of information technology infrastructure: Exploratory analysis of a construct. Journal of Management Information Systems, 17, 1, 167–208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Management Information Systems
3. Gaynor et al., 2016. Understanding the relation between financial reporting quality and audit quality. Auditing: A Journal of Practice and Theory, 35, 1–22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auditing: A Journal of Practice and Theory
4. Gelinas et al., 2012. Accounting Information Systems. South Western: Cengage Learning Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting Information Systems
5. Gerbing, D.W., and Anderson, J.C., 1988. Structural equation modeling in practice: A review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103, 411–423 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological Bulletin
6. Giroux, G., 2008. What went wrong? Accounting fraud and lessons from the recent scandals. Social Research, 75, 1205-1238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Research
7. Guilding, C., and McManus, L., 2002. The incidence, perceived merit and antecedents of customer accounting: An exploratory note. Accounting, Organizations and Society, 27, 45-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accounting, Organizations and Society
8. Hair et al., 1998. Multivariate data Analysis. Pretince-Hall International, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate data Analysis
9. Huang, K., Lee, Y., and Wang, R., 1999. Quality Information and Knowledge. Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality Information and Knowledge
10. FASB, 2010. The Conceptual Framework for Financial Reporting. Norwalk Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Conceptual Framework for Financial Reporting
13. IASB, 2010. The Conceptual Framework for Financial Reporting. London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Conceptual Framework for Financial Reporting

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w