Vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các hợp chất tự nhiên từ cây cỏ để chữa bệnh béo phì và đái tháo đường mà ít gây tác dụng phụ, đồng thời tác dụn
Trang 1Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
====== ======
ĐỒNG THỊ NHÂM
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CỦA CAO CHIẾT NƯỚC LÁ CÂY XẤU HỔ
(MIMOSA PUDICA LINN.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Hà Nội - 2019
Trang 2Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
====== ======
ĐỒNG THỊ NHÂM
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
CỦA CAO CHIẾT NƯỚC LÁ CÂY XẤU HỔ
(MIMOSA PUDICA LINN.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Trang 3Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ tận tình, những lời động viên, khích lệ của nhiều tập thể, quí thầy cô giáo, bạn bè
và gia đình
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thanh Tùng đã định hướng và hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận Tiếp theo, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Dược lý- Dược lâm sàng – khoa Y Dược, ĐHQGHN đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị thí nghiệm để tiến hành thực hiện đề tài
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ths Nguyễn Thị Huyền đã tạo cơ hội cho tôi thực hiện đề tài này, đề tài được tài trợ bởi khoa Y Dược, ĐHQGHN, mã số đề tài CS.18.03, do cô làm chủ nghiệm Cảm ơn cô đã luôn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng, là lời tri ân sâu sắc nhất tôi xin được gửi tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2019
Sinh viên Đồng Thị Nhâm
Trang 4Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 2
1.1 Bệnh đái tháo đường 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại 2
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 3
1.1.4. Dịch tễ học 3
1.1.5. Các biến chứng bệnh đái tháo đường 3
1.1.6. Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường 4
1.2 Bệnh béo phì 4
1.2.1. Vài nét về béo phì 4
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh béo phì 5
1.2.3. Mối quan hệ giữa béo phì và kháng insulin trong đái tháo đường týp 2 ………… 5
1.3 Mô hình gây đái tháo đường 6
Trang 5Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1.3.1. Streptozotocin 6
1.3.2. Mô hình gây đái tháo đường trên chuột 6
1.4 Enzym α-glucosidase và các chất ức chế enzym α-glucosidase 7
1.4.1. Enzym α-glucosidase 7
1.4.2. Các chất ức chế enzym α-glucosidase 7
1.5 Gốc tự do và phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa 8
1.5.1. Gốc tự do 8
1.5.2. Cơ chế chống oxy hóa 9
1.5.3. Các chất chống oxy hóa 9
1.5.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro 9
1.6 Quan niệm về đái tháo đường (ĐTĐ) theo thuyết của Đông Y 10
1.7. Cây xấu hổ (Mimosa pudica Linn.) 11
1.7.1. Cây xấu hổ 11
1.7.2. Đặc điểm thực vật và phân bố 11
1.7.3. Thành phần hóa học 11
1.7.4. Tác dụng dược lý 13
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.1 Mẫu nghiên cứu 16
2.1.2 Chuẩn bị mẫu nghiên cứu 16
Trang 6Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
2.2 Phương tiện nghiên cứu 17
2.2.1 Hóa chất và thuốc thử 17
2.2.2 Thiết bị và dụng cụ 17
2.3 Nội dung nghiên cứu 18
2.4 Phương pháp nghiên cứu 18
2.4.1 Xây dựng mô hình chuột ĐTĐ týp 2 19
2.4.2 Đánh giá tác dụng tác dụng hạ glucose của dịch chiết lá cây Xấu hổ 19 2.4.3 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết lá cây Xấu hổ theo phương pháp DPPH 21
2.4.4 Đánh giá tác dụng ức chế enzym α – glucosidase in vitro của dịch chiết lá cây Xấu hổ 23
2.5 Phương pháp xử lí số liệu 24
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Kết quả 25
3.1.1 Qui trình chiết, tách lá cây Xấu hổ bằng nước tinh khiết 25
3.1.2 Xây dựng mô hình ĐTĐ týp 2 thực nghiệm 25
3.1.3 Tác dụng của cao nước lá cây Xấu hổ lên chuột béo phì thực nghiệm. 26
3.1.3 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa của dịch chiết lá cây Xấu hổ theo phương pháp DPPH 28
3.1.4 Đánh giá tác dụng ức chế enzym α – glucosidase in vitro của dịch chiết lá cây Xấu hổ 29
Trang 7Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
3.2 Bàn luận 30 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 32 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Khối lượng trung bình của các lô chuột ban đầu và sau 8 tuần nuôi theo
Bảng 3.2.Nồng độ đường huyết của chuột béo phì sau khi tiêm STZ 26
Bảng 3.3 Tác dụng của dịch chiết cây Xấu hổ đối với trọng lượng chuột bị tiểu
Bảng 3.4 Chỉ số glucose ở chuột ĐTĐ do STZ gây ra trước và sau 22 ngày điều trị
Bảng 3.6 Tác động ức chế alpha-glucosidase của cao nước lá cây Xấu hổ 30
Trang 10Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn khả năng quét gốc tự do DDPH của acid ascorbic và cao
Trang 11Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
1
MỞ ĐẦU
Ngày nay, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường ngày càng phổ biến, là một trong những nguyên nhân gây tử vong, gây ra các biến chứng bệnh trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh Hơn nữa, việc điều trị bệnh bằng thuốc tân dược chi phí cao kèm theo nhiều tác dụng phụ gây khó khăn cho người bệnh
Ở Việt Nam, các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường có xu hướng sử dụng thuốc Đông Y hoặc thuốc Y học cổ truyền do chúng độc tính thấp, rẻ tiền và sẵn có
Vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các hợp chất tự nhiên từ cây cỏ để chữa bệnh béo phì và đái tháo đường mà ít gây tác dụng phụ, đồng thời tác dụng của thuốc có hiệu quả trong thời gian kéo dài Các nghiên cứu này đã cho thấy kết quả khá khả quan, có thể dần dần đưa vào sử dụng
lâm sàng [6]
Cây Xấu hổ (Mimosa pudica Linn.) mọc ở nhiều nơi, đặc biệt là các vị trí ẩm
ướt, mọc hoang nhiều ở khắp các tỉnh thành trên cả nước Là một cây cỏ bình thường nhưng lại có nhiều tác dụng quí và điều trị về mặt y học Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy cây Xấu hổ có tác dụng hạ đường huyết, hạ lipid máu, chống viêm, kháng khuẩn Nhưng qua tìm hiểu thì tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác dụng chống oxy hóa, hạ đường huyết của cây Xấu hổ để phát triển thành các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa
học: “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường của cao chiết nước lá cây
Xấu hổ (Mimosa pudica Linn)” với những mục tiêu sau:
1 Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của cao chiết nước lá cây Xấu hổ trên
mô hình in vivo chuột béo phì bị gây đái tháo đường do Streptozotocin
2 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro theo phương pháp DPPH
3 Đánh giá tác dụng ức chế enzym α-glucosidase in vitro
Trang 12Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
2
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN 1.1 Bệnh đái tháo đường
1.1.1 Khái niệm
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [5]
1.1.2 Phân loại
Đái tháo đường nguyên phát [5, 3, 2]
Đái tháo đường týp 1: do phá hủy tế bào bêta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối
Đái tháo đường týp 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin
Bảng 1.1: Nguyên nhân ĐTĐ nguyên phát
Nhiễm độc
Yếu tố khởi phát Nhiễm virus
Stress chuyển hóa/ yêu cầu quá mức
Giảm receptor insulin
Đái tháo đường thai kỳ: ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ týp1, týp 2 trước đó
Đái tháo đường thứ phát
Trang 13Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
3
Thể bệnh chuyên biệt của ĐTĐ do các nguyên nhân khác, như ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ do sử dụng thuốc và hoá chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô
1.1.3 Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Hai yếu tố cơ bản trong cơ chế bệnh sinh là kháng insulin và rối loạn tiết insulin kết hợp với nhau Kháng insulin: Giảm tác dụng của insulin trong việc sử dụng glucose do giảm số lượng receptor insulin ở tế bào hoặc giảm khả năng kết dính của insulin vào receptor (thụ thể) Rối loạn tiết insulin: Tăng insulin máu bù trừ, tăng tiền chất không có hoạt tính proinsulin, mất tính chất tiết insulin theo từng đợt Ngoài
ra béo phì và hoạt động thể lực có liên quan chặt chẽ với tình trạng kháng insulin [3]
1.1.4 Dịch tễ học
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa hay gặp ở các nước phát triển và đang phát triển; đang trở thành gánh nặng về tài chính, y tế, xã hội nghiêm trọng Bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan mật thiết với nhau, là nguyên nhân hàng đầu về các bệnh tim mạch, cụt chi, mù lòa, suy thận
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có
415 triệu người (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), tương đương cứ
11 người có 1 người bị ĐTĐ, đến năm 2040 con số này sẽ là 642 triệu, tương đương
cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ[5] Theo công bố của WHO thì có khoảng hơn 215,6 triệu người mắc bệnh đái tháo đường năm 2010 Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, nước ta hiện có hơn 3,16 triệu người mắc bệnh tiểu đường Tỷ lệ này đang chiếm hơn 5% dân số trưởng thành trong độ tuổi 20-79 Và ngày càng tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hoá hơn Nhưng một điều đáng khả quan, có tới 70% trường hợp ĐTĐ týp 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý
và tăng cường luyện tập thể lực [5]
1.1.5 Các biến chứng bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường nếu không được điều trị tốt và quá trình điều trị không chặt chẽ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và các bệnh mạn tính, cấp tính kèm theo Một số biến chứng cấp tính giai đoạn đầu của ĐTĐ như: Nhiễm toan ceton – thường xảy ra với ĐTĐ týp 2, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu, hạ đường huyết – thường gặp bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc dùng thuốc trong lúc đói bỏ bữa Một số biến chứng mãn tính như: Biến chứng mạch máu lớn
Trang 14Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
4
(bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, ), các bệnh lý mạch máu nhỏ (bệnh lý võng mạc, bệnh lý thận, bệnh lý thần kinh,.).[2,3]
1.1.6 Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường
1.1.6.1 Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường týp 1[2,4]
Do tế bào β tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch nên cơ thể không có khả năng tạo ra hormon insulin, do đó, bệnh nhân phải tiêm insulin thường xuyên trong suốt cuộc đời
1.1.6.2 Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 [2,4]
Thuốc điều trị đối với nhóm đối tượng này được chia làm 3 nhóm chính:
- Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin như nhóm sulphonylurea: gliclazid, glibenclamid, glimepirid,
- Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin như nhóm biguanide: metformin (thuốc duy nhất được sử dụng thuộc nhóm này); nhóm thiazolidinedion
- Thuốc ức chế enzym α-glucosidase như: acarbose, voglibose, miglitol làm hấp thu chậm đường glucose từ ruột vào máu
Đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, ngoài uống thuốc điều trị cần phải kết hợp với chế độ ăn, vận động thể lực hợp lí để điều trị đạt hiệu quả tốt Hơn nữa, mỗi đối tượng cụ thể sẽ có bệnh lí kèm theo cũng như thể trạng khác nhau nên kết hợp các thuốc trong nhóm với nhau nhằm giảm đường huyết hữu hiệu
1.2 Bệnh béo phì
1.2.1 Vài nét về béo phì
Theo vi.wipedia, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe Ngày nay, Tổ chức Y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận biết tình trạng gầy béo của cơ thể giữa cân nặng và chiều cao Công thức BMI [49]
BMI = W/(H) 2
Trong đó: W cân nặng (kg)
H chiều cao (m) Đối với người Châu Âu và Châu Mỹ, BMI từ 20 - 25 là bình thường; trên 25
là thừa cân và trên 30 là béo phì Với người Châu Á, chỉ số bình thường của BMI là 18,5 đến 23 [35]
Trang 15Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
5
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân và béo phì là những yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư Thường gia tăng đáng kể ở các nước thu nhập cao nhưng ngày nay lại có dấu hiệu gia tăng ở nước thu nhập trung bình và thấp, nhất ở các thành thị
1.2.2 Nguyên nhân gây bệnh béo phì
Theo WHO, thừa cân và béo phì là kết quả của việc mất cân bằng năng lượng do ăn quá nhiều calo hoặc hoạt động thể lực không đủ để tiêu tốn hết lượng calo Béo phì chia làm hai loại [13]
- Béo phì đơn thuần: Năng lượng hấp thụ vào cơ thể thừa nhiều so với mức tiêu thụ năng lượng dẫn tới tích lũy mỡ
- Béo phì bệnh lý: Do một số bệnh lý về nội tiết như hội chứng Cushing (do lượng corticosteroids trong cơ thể cao), suy tuyến giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang,
1.2.3 Mối quan hệ giữa béo phì và kháng insulin trong đái tháo đường týp 2
Insulin là hormone protein có bản chất acid, tan trong nước, không qua được màng tế bào mà gắn vào các receptor (thụ thể) đặc hiệu ở màng (glucoprotein) Sau khi thụ thể insulin kết hợp với insulin có tác dụng như protein kinase, tự phosphoryl hóa và làm tăng tốc độ vận chuyển glucose qua màng tế bào
Các lipid và acid béo tự do thúc đẩy kháng insulin theo 3 con đường chính: Hoạt hóa con đường mTOR, tăng acid béo tự do và các adipokin (do các tế bào của
mô mỡ tiết ra)
Hoạt hóa con đường mTOR (mammalian target of the rapamycin) thúc đẩy kháng insulin và ĐTĐ týp 2 [9]: mTOR làm phosphoryl hóa serine của các insulin
receptor substrates (các chất thụ thể insulin) bằng cách hoạt hóa S6 Kinase 1 (S6K1) làm IRS không có khả năng hoạt hóa PI3K (phosphatidyl – inositol 3 -kinase) và protein Akt (là mục tiêu của con đường chuyển hóa insulin) Các chất dinh dưỡng dư thừa làm thúc đẩy kháng insulin bằng cách hoạt hóa protein kinase của con đường mTOR Con đường mTOR/S6K1 được hoạt hóa, ức chế gen PGC1 (proliferator- activated receptor γ coactivator- 1) biểu hiện, làm năng lượng ti thể giảm tiêu thụ dẫn đến béo phì
Tăng acid béo tự do gây kháng insulin [9]: Nồng độ glucose trong mức bình
thường thì acid béo tự do được vận chuyển trong ti thể qua enzym palmytoyl transferase-1 (CPT-1) và được β oxy hóa một phần nhỏ Nhưng với bệnh nhân béo phì khi nồng độ glucose và acid béo đều tăng cao, tế bào sẽ sử dụng năng lượng của acid béo tự do, vì vậy tăng tạo thành LC-CoA (long chair-CoA) trong bào
Trang 16carnitine-Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
được phát hiện có trong một chủng vi khuẩn có tên là Streptomyces achromogenes
vào những năm 50 của thế kỷ 20, hiện nay STZ đang được sử dụng trong y tế để điều trị một số ung thư trên đảo tụy Langerhan và là chất gây ĐTĐ hữu hiệu trên các mô hình động vật thực nghiệm, nhằm phục vụ cho các nghiên cứu y học [48]
Cơ chế gây độc: STZ nhận biết và xâm nhập vào các tế bào β qua kênh vận chuyển glucose GLUT2, alkyl hóa và làm tổn thương ADN, cuối cùng dẫn đến hoại
tử tế bào Hoạt tính alkyl hóa được cho là do hoạt động của nhóm nitrosourea, đặc biệt là vị trí O6 của guanine
Tùy vào liều lượng STZ và cách thức tiến hành tiêm thuốc mà có thể gây mô hình động vật ĐTĐ type 1 hay ĐTĐ type 2 Liều trên chuột nhắt dao động từ 100-
150 mg/kg [29], trên chuột cống dao động từ 40-100 mg/kg [21]
1.3.2 Mô hình gây đái tháo đường trên chuột
Chuột được nuôi béo phì trong khoảng thời gian nhất định, chọn lọc những con chuột đủ tiêu chuẩn để chia làm 2 nhóm và cho nhịn đói khoảng 8 giờ Tiếp theo, chuột được tiêm màng bụng một liều duy nhất: nhóm 1 tiêm streptozotocin pha trong đệm citrat, nhóm 2 tiêm đệm citrat Sau khi tiêm 1 giờ, chuột được bổ
Hình 1.1 Công thức hóa học của STZ
Trang 17Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
7
sung thức ăn theo chế độ dinh dưỡng ban đầu và theo dõi đường huyết của chuột trong 10 ngày [13,21,24,27]
1.4 Enzym α-glucosidase và các chất ức chế enzym α-glucosidase
Enzym là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein và có trong mọi tế bào sinh vật Nhờ có enzym mà nhiều phản ứng hóa học xảy ra với hiệu suất cao mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH Các phân tử tham gia vào ngay lúc đầu của quá trình phản ứng được gọi là chất nền và enzym biến đổi chất nền thành các phân tử khác Enzym có tính đặc hiệu và chọn lọc rất cao đối với các chất nền của nó[14]
1.4.1 Enzym α-glucosidase
Enzym α-glucosidase có những tên gọi khác như maltase, glucoinvertase, glucosidosucrase, maltase-glucoamylase, α-glucopyranosidase, glucosidoinvertase, α-D-glucosidase, α-glucosidase hydrolase, thuộc nhóm hydrolase (nhóm enzym làm gẫy các liên kết bằng thủy phân)
Nguồn gốc, phân bố: Enzym α-glucosidase được tìm thấy trong màng bề mặt đường
ruột, tham gia vào bước cuối của quá trình tiêu hóa [17]
Cơ chế hoạt động của enzym α-glucosidase: Glucose được cung cấp bởi
carbohydrat chứa trong thức ăn Nguồn carbohydrat sau khi vào cơ thể được các enzym ở tụy (α-amylase) và ruột non (α-glucosidase) tiết ra, thủy phân thành những phân tử đường đơn rồi thẩm thấu vào máu Enzym α-glucosidase có chức năng xúc tác việc cắt đứt liên kết 1,4-α-D-glucosid của cơ chất để giải phóng α-D-glucose
1.4.2 Các chất ức chế enzym α-glucosidase
Các chất ức chế enzym có thể là ion kim loại, hợp chất hữu cơ phân tử nhỏ hoặc protein; và làm hoạt tính enzym bị thay đổi Chất ức chế enzym có 2 loại chính: chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh Đối với chất ức chế cạnh tranh: Chất kìm hãm có cấu trúc tương tự như cơ chất, gắn thuận nghịch vào trung tâm phản ứng của enzym, làm chức năng xúc tác của enzym chậm lại Đối với chất ức chế không cạnh tranh: chất kìm hãm gắn thuận nghịch vào vị trí khác trên enzym (gọi là vị trí dị lập thể) chứ không gắn vào vị trí xúc tác và làm thay đổi cấu hình vị trí hoạt động của enzym khiến không phù hợp để cơ chất gắn vào Dù theo hình thức ức chế nào thì khi chất kìm hãm được giải phóng, hoạt động xúc tác của enzym bình thường trở lại [14]
Trang 18Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
8
Thuốc tân dược ức chế enzym α-glucosidase làm giảm hấp thu glucose:
Nhóm thuốc này làm giảm đường huyết sau ăn như: Acarbose, Voglibose, Miglitol [2] Acarbose là một tetrasaccharid, ít hấp thu ở đường tiêu hóa và ức chế cạnh tranh với enzmy α-glucosidase ở ruột non [4] có tác dụng chống tăng đường huyết sau ăn và không làm tăng tiết insulin, không làm hạ đường huyết Tuy nhiên, acarbose có tác dụng phụ thường gặp trên đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… nhất là khi ăn đường mía và thực phẩm có đường do cacbohydrat không được hấp thu và lên men ở đại tràng [4] Vì vậy, việc nghiên cứu các dược liệu có các chất ức chế enzym α-glucosidase rất cần thiết và quá trình điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 có nhiều lựa chọn hơn
1.5 Gốc tự do và phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
Đái tháo đường là một trong những rối loạn chuyển hóa do sản xuất quá mức các loại oxy phản ứng (ROS) so với mức bình thường hoặc rối loạn chức năng trong
cơ chế bảo vệ chống oxy hóa hoặc cả hai xảy ra đồng thời ROS dư thừa được quét bởi các chất chống oxy hóa Chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do thông qua một số cơ chế: suy thoái gốc tự do; nhặt các gốc tự do;… Theo nghiên cứu, bệnh nhân bị tiểu đường mức độ chống oxy hóa giảm Điều đó góp phần gây ra các biến chứng bệnh tiểu đường như chấn thương mô, tổn thương tế bào, dây thần kinh, [16,51]
1.5.1 Gốc tự do
Là các hạt với một điện tử tự do (chưa tạo cặp) quay quanh hạt nhân (có thể
là nguyên tử, ion hoặc phân tử) có xu hướng đạt cân bằng là lấy một electron từ một phân tử mà nó tiếp xúc Phần lớn các phân tử sinh học không phải là các gốc
Gốc tự do trong cơ thể có hai nguồn gốc chính: nguồn gốc nội sinh và nguồn gốc ngoại sinh
- Gốc tự do nội sinh: Các gốc tự do được chính cơ thể tạo ra trong những quá trình chuyển hóa tự nhiên như hô hấp tế bào (chủ yếu là superoxide sau đó
H2O2), lưới nội chất (tạo thành superoxide – bởi cytochrome P450), quá trình trao đổi chất của tế bào,… Trong cơ thể, ti thể là nguồn tạo ra nhiều gốc tự
do nội bào
- Gốc tự do ngoại sinh: Do tác động bởi các yếu tố ngoại lai như tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời, thuốc lá, ô nhiễm môi trường,…
Gốc tự do có chức năng sinh lý sau:
- ROS (Oxy hoạt tính) và RNS (nitrogen hoạt tính) chống lại vi sinh vật
Trang 19Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
9
- Tính miễn dịch và điều hòa: Sự sản xuất lượng lớn ROS là một công cụ của miễn dịch; sự cảm ứng thay đổi nồng độ ROS thấp có thể là một cơ chế điều hòa
Quá trình tạo ra và loại thải ROS, RNS mất cân bằng sẽ dẫn đến stress oxy hóa Quá trình đó ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
- Tổn hại tới lipid do bị oxy hóa: làm mất các dây nội chưa bão hòa (hậu quả: thay đổi trong tính lưu chảy và tính thấm của màng), tạo ra các chất có hoạt tính mạnh (hậu quả: ảnh hưởng tới tính đồng nhất của enzym màng)
- Tổn hại tới protein do bị oxy hóa: làm kết tập, phân mảnh, phân tách protein; phản ứng với ion sắt của hem; biến đổi nhóm chức năng Hậu quả: thay đổi hoạt tính enzyms và phân giải protein
- Tổn hại tới DNA: bị oxy hóa làm đứt, gẫy chuỗi; tách vòng saccharide dẫn đến đột biến, lỗi di truyền hoặc ức chế tổng hợp protein
- Các bệnh lý rối loạn: già hóa, béo phì, viêm nhiễm, các bệnh nội tiết (như tiểu đường), viêm tụy cấp, các bệnh thoái hóa thần kinh: bệnh Parkinson và bệnh Alzheimers
1.5.2 Cơ chế chống oxy hóa
Phòng thủ chống oxy hóa gồm 3 cấp độ:
- Ức chế sản xuất lượng lớn ROS, RNS (các nitrogen và oxygen hoạt tính)
- Bắt giữ các gốc tự do như: khóa, bẫy, dập tắt lan truyền
- Sửa đổi: cơ chế của các phân tử sinh học bị phá hủy
1.5.3 Các chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các chất khử đi các gốc tự do, kìm hãm sự oxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng, vì vậy người ta hay dùng các chất khử để chống oxy hóa Một số chất chống oxy hóa nội sinh phân tử nhỏ: vitamin C; vitamin E; β-caroten, vitamin A (loại bỏ các gốc khỏi lipids); coenzyme Q; glutathione; flavonoids;…
Một số sản phẩm chống oxy hóa như: súp lơ xanh, óc chó, quả việt quất, cà rốt, socala đen, lúa mạch,
1.5.4 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxy hóa in vitro
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazy (DDPH) có khả năng tạo các gốc tự do bền trong MeOH bão hòa Các chất chống oxy hóa sẽ trung hòa gốc DDPH qua cho hydrogen, làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng (OD) của DDPH và màu dung dịch
Trang 20Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
10
nhạt dần (màu tím chuyển dần màu vàng) Giá trị của OD càng nhỏ thì khả năng bắt gốc oxy hóa của chất chống oxy hóa càng cao [25]
1.6 Quan niệm về đái tháo đường (ĐTĐ) theo thuyết của Đông Y
Bệnh ĐTĐ trong y học cổ truyền gọi là chứng tiêu khát mà nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không điều độ, ăn nhiều các chất cay nóng, béo, ngọt, do lao lực,
do căng thẳng thần kinh tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiết làm phần âm của các phủ tạng: phế, vị, thận bị hao tổn Hải Thượng Lãn Ông trong cuốn Y Trung Quan Kiện
có viết: chứng bệnh tiêu khát phần nhiều do hỏa làm tiêu hao chân âm 5 chất dịch bị khô cạn mà sinh ra [6] Muốn chữa bệnh phải trị cả gốc và ngọn: trị ngọn là trị chứng khát nước, đói, tiểu nhiều Bệnh ĐTĐ trong y học cổ truyền chia ra làm ba mức độ khác nhau: Nếu bệnh nhân thích uống nước nhiều thì bệnh chủ yếu ở thượng tiêu do phế âm hư; nếu thích ăn nhiều bệnh chủ yếu ở trung tiêu do vị âm hư gây đói và gầy; nếu bị đi tiểu nhiều thì bệnh chủ yếu ở phần hạ tiêu do thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, không làm chủ được thủy gây tiểu nhiều
và nước tiểu có đường [6]
Muốn chữa bệnh phải trị cả gốc và ngọn: trị ngọn là trị chứng khát nước, đói, tiểu nhiều Trị gốc là trị phế, tỳ, thận là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và điều tiết trong cơ thể
Các thuốc Đông y sử dụng trong điều trị ĐTĐ: Sử dụng thuốc có nguồn gốc
thực vật trong phòng và chữa bệnh là thói quen, kinh nghiệm và truyền thống của người dân Việt Nam và một số nước trên thế giới Một nghiên cứu về vấn đề sử dụng thảo dược thường xuyên cho bệnh nhân ĐTĐ đã cho thấy liệu pháp thực vật là kinh tế nhất và hiệu quả hơn thuốc hiện đại [28] Có rất nhiều loài cây đã được dùng theo kinh nghiệm dân gian để làm giảm nhẹ triệu chứng cũng như biến chứng của
bệnh ĐTĐ: Cải xoong (Nasturium officinale Brassicaceae); Mướp đắng (Mormordica charantia Cucurbitaceae); Bồ công anh (Taraxacum officinale Asteraceae); Dứa (Ananas sativus); Ổi (Psidium guajava); Rau má (Celltela
asiatica); Ngò tàu (Eryngium foetidum Apiaceae); Quỉ trâm thảo (Bidens pilosa
Asteraceae); Củ cải trắng (Ravanus sativus); Bạch truật (Atractiloides macrocephala Asteraceae); Cam thảo nam (Scoparia ducis Scrophulariaceae); Dừa cạn (Catharanthus roseus Apocynaceae); Hoài sơn (Dioscorea persimilis Dioscoreaceae); Ngọc trúc (Polygotanum officinale Liliaceae), Chuối hột (Musra
barjoo Sieb) [22]
Trang 21Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
11
1.7 Cây xấu hổ (Mimosa pudica Linn.)
1.7.1 Cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay được gọi là Trinh nữ, cây mắc cỡ, cây thẹn, Hàm thu thảo
[15]và có tên khoa học là Mimosa pudica Linn., họ Trinh nữ (Mimosaceae)
Vị trí phân loại trong giới thực vật như sau [7,18]:
Phân họ: Trinh nữ (Mimosaceae)
Chi: Trinh nữ (Mimosa) Loài: Mimosa pudica L
1.7.2 Đặc điểm thực vật và phân bố
Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ mọc hoang lòa xòa ở ven đường Thân thảo, có gai hình móc dài tới 1,5 m Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi chạm nhẹ hoặc và buổi tối, lá sẽ cụp xuống; lá chét nhỏ gồm 15 – 20 đôi, gần như không
có cuống [15] Hoa màu tím đỏ, tụ thành hình đầu trái xoan và nở khoảng tháng 6-8 Quả giáp dài khoảng 2 mm, nhỏ, rộng 2 -3 mm, hợp lại thành hình ngôi sao, có lông cứng; hạt nhỏ, dẹt, dài 2mm, rộng 1 – 1,5 mm [15]
Thu hái và chế biến
Người ta đào rễ quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy [15]
1.7.3 Thành phần hóa học
Trang 22Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
- Các vùng đất chua (Hải Phòng, Vĩnh Phúc) hàm lượng Selen ít, các mẫu thu tại Đà Nẵng hàm lượng cao, còn tại Đồng Nai thì không thấy Selen
Như vậy, lá cây xấu hổ có hàm lượng rất cao vào mùa hè rồi giảm nhanh, trong khi hàm lượng Selen ở quả lại tăng [1]
Chất hữu cơ
Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, có thể phân tích và sàng lọc sơ bộ thành
phần hóa học trong dịch chiết từ lá và rễ cây M pudica L., một số thành phần có
hoạt tính là [30]: phytosterol, amino acid, alkaloid, flavonoid, tannins, glycosides và acid béo
- Alkaloid chính được phân lập là mimosin – là chất có độc tính với cơ thể, được tìm thấy trong rễ, lá và cành của cây Tên gọi khác của mimosin là leucenon, là một amimo acid thực vật, có tính chất hóa học như Tyrosine, có công thức C8H10O4N2, t0nc= 2310C, αD= -210 (H2O), thường tồn tại dạng phức đồng C8H8O4N2Cu Phương pháp HPTLC pha đảo – phương pháp có độ
nhạy cao, đơn giản, dùng để định tính và định lượng mimosine trong bột M
pudica L [33] Ngoài ra, dùng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) để định
sự kích hoạt các chất tiền gây ung thư làm giảm tăng sinh các tế bào ung thư,
sẽ chọn lọc các tế bào ung thư bằng apoptosis, đáp ứng miễn dịch kháng tế bào ung thư được kích hoạt, quá trình viêm và kháng thuốc được điều tiết [34]
Trang 23Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
13
- Steroids chiết suất M pudica L bao gồm: β –sitosterol, stigmastanol,
D-galactosyl-β-sitosterol, stigmasterol có liên quan mật thiết đến các hormon chuyển hóa, bao gồm cả hormon giới tính [43]
- Tanin có nhiều trong rể cây M pudica L được phân tách và tinh chế bằng
sắc ký cột với nhựa hấp phụ macropor Diaion HP-20, Sephadex LH-20 và silicagel pha thường Cấu trúc được xác định bởi quang phổ Tannins giúp ức chế sự tổng hợp protein tế bào do khả năng hình thành phức hợp với các protein kích thước lớn [44]
- Các chất khác: hoocmon turgotin được tách chiết - có vai trò như một yếu tố làm lá hoạt động đóng mở theo chu kỳ; β-tubulin và α- tubulin giúp điều hòa
hạ huyết áp, lợi tiểu,… [11,7,18]
- Cành và lá của cây Xấu hổ có vị ngọt đắng, tính bình, hơi độc, có tác dụng
an thần, được điều trị mất ngủ, sưng tấy, mưng mủ [12,46]
- Rễ của cây Xấu hổ có vị chát, hơi đắng, giúp thông kinh được dùng đề phòng
và điều trị các bệnh về phong thấp, viêm dạ dày, hen suyễn [11,18,42,36,40]
- Lá và hạt cây Xấu hổ có thể điều trị các bệnh về da liễu [19]
Theo y học hiện đại
Tác dụng chống oxi hóa: dịch chiết bằng ethanol của M.pudica L cho thấy
khả năng chống lại các gốc tự do như DDPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl), Nitric Oxide (NO) Hoạt tính chống oxi hóa giữa các chất có thể khác nhau do liên quan đến cấu trúc hóa học và việc sử dụng các gốc tự do khác nhau
Tác dụng kháng nọc rắn: dịch chiết từ rễ khô cây Xấu hổ có khả năng ức chế
nọc độc của rắn Naja kaouthia, ức chế hoạt động hyaluronidase và protease trong nọc độc của Naja naja, Vipera russelii và Echis carinatus [40]
- Với LD50 = 0,6 ± 0,08 mg/kg trọng lượng cơ thể nọc độc của N.kaouthia gây
chết cho chuột Khoảng 200 μg dịch chiết từ nước thường và nước nóng của
rễ có thể trung hoà lần lượt 35 μg và 20 μg nọc độc thô Tuy nhiên, khi chiết