LICH SU LOAI NGUOI

24 687 1
LICH SU LOAI NGUOI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẦY NGƯỜI NGUYÊN THUỶ Dựng lại bức tranh về giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của xã hội loài người là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Vì không có nguồn sử liệu trực tiếp nói về cuốc sống của con người ở thời đại quá xa xôi này, các nhà khoa học phải dựa vào các tài liệu gián tiếp khác như các tài liệu khảo cổ học, cổ nhân học, dân tộc học và kết quả nghiên cứu của các nhà động vật học về cuộc sống tự nhiên của một số loài động vật cấp cao. Sự phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu này sẽ giúp ta hiểu biết khái quát về đời sống kinh tế - xã hội của con người thời nguyên thuỷ. Niên đại của thời kì bầy người nguyên thuỷ có thể bắt đầu từ khi con người thoát thai hỏi giới động vật, tức là khi con người biết lao động và chế tạo công cụ. Về mặt khảo cổ học, giai đoạn bầy người nguyên thuỷ kéo dài suốt từ thời sơ kì đến hết thời trung kì đá cũ, còn về mặt nhân chủng học thì đây là thời kì tồn tại của những dạng người vượn trung gian đang trong quá trình chuyển biến thành Người hiện đại. Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể, nhưng những dạng Người tối cổ này đã là người. Họ sống lang thang trong các khu rừng rậm nhiệt đới, ngủ trong hang động, mái đá . Do trình độ thấp kém, công cụ thô sơ, lại trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, người nguyên thuỷ không thể sống đơn lẻ mà đã biết tập hợp lại với nhau thành từng bầy, cùng lao động tìm kiếm thức ăn và chống các thú dữ để tự vệ. Nhưng khác với các bầy động vật chỉ có quan hệ hợp đoàn được hình thành một cách tự nhiên, trong bầy người nguyên thuỷ đã có quan hệ hợp quần xã hội. Mỗi bầy người đều có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, mọi người đều có nghĩa vụ đi săn bắt, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và trông nom con cái . Bầy người nguyên thuỷ là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Ở thời kì bầy người, con người đã biết chế tạo công cụ lao động. Từ chỗ chỉ biết dùng những cành cây, hòn đá nhặt để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những viên cuội hay hai hòn đá ghè vào nhau tạo nên cạnh sắc và vừa tay cầm, gọi là những chiếc rìu tay. Với những rìu đá đó, Người tối cổ dùng để chặt cây, làm vũ khí tự vệ và tấn công các con thú khi săn bắt, dùng để đào bới cây củ kiếm ăn. Đồng thời, họ còn biết dùng cả những mảnh tước được tách từ hạch đá thành những chiếc dao nạo gỗ. Vào cuối thời kì bầy người nguyên thuỷ, loài người đã có một bước tiến lớn lao, một phát minh quan trọng, đó là việc dùng lửa và lấy lửa. Trong buổi bình minh của lịch sử loài người , con người sống không khác động vật là mấy, họ chỉ biết ăn sống nuốt tươi. Dần dần, họ biết giữ lửa tự nhiên và dùng lửa để sưởi ấm, để đuổi thú dữ và nướng chín thức ăn. Về sau, con người biết tự làm ra lửa bằng cách cọ xát mạnh hai cành cây khô hay hai hòn đá. Việc tìm ra lửa bằng cách cọ xát đã đánh dấu một bước nhảy vọt trong lịch sử loài người. Ph.Ăng-ghen viết: "Mặc dầu máy hơi nước đã thực hiện trong thế giới xã hội một cuộc giải phóng vĩ đại, cuộc cách mạng này chưa hoàn thành một nửa, nhưng chắc chắn là tác dụng giải phóng loài người (trên ý nghĩa lịch sử thế giới) của việc lấy lửa bằng cọ xát còn vượt xa máy hơi nước. Vì rằng lửa do cọ xát làm ra khiến con người lần đầu tiên chi phối được tự nhiên, và do đó đã tách con người ra khỏi giới động vật". Công cụ đá - nền công nghiệp nặng đầu tiên của loài người. Những công cụ đầu tiên do con người chế tạo có thể có nhiều loại, bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như đá, gậy gộc, sừng trâu bò, hươu nai, xương các loại động vật v.v . Nhưng công cụ đá có thể là căn bản, là công cụ gốc để từ đó sản xuất ra công cụ bằng đá là nền công nghiệp nặng đầu tiên của loài người. Đá lại là công cụ bền vững với thời gian hơn so với xương hoặc tre, gỗ. Do đó nó là cơ sở để ta xếp loại các nền văn minh của những thời kì xa xăm nhất của lịch sử tiến hoá loài người. Công cụ đá cổ nhất tìm được cho tới nay thuộc giai đoạn đầu của sơ kỳ thời đại đá cũ cách đây khoảng hơn hai triệu năm. Chủ nhân của những công cụ này có thể là Ôtstralôpite ở Châu Phi. Người ta đã tìm thấy những công cụ đá rất thô sơ, những hòn đá cuội có dấu vết gia công nhân tạo, bên cạnh các di cốt Ôtstralôpite mà các nhà khảo cổ đặt tên cho nó là nền văn minh đá cuội (pebble culture). Tiếp đó là những công cụ đá cũng vẫn còn thô sơ như những hòn ghè hoặc mảnh tước, tức là những mảnh đá làm được do đạp vỡ trực tiếp một hòn đá to hơn. Tiến bộ hơn một chút là mảnh đá được đẽo thêm hai mặt mà các nhà khảo cổ gọi là rìu tay. Ở nước ta những công cụ loại này đã tìm thấy với số lượng rất nhiều (hàng ngìn chiếc) ở núi Đọ gần thị xã Thanh Hoá, tìm thấy năm 1960, về sau đó là ở Sơn vi (Lâm Thao, Phú Thọ) tìm thấy năm 1958. Đó là những công cụ đá thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ mà điển hình là hai nền văn hoá Sen và Asơn là hai địa điểm ở Pháp, nơi tìm thấy những loại công cụ đá này đầu tiên. Chủ nhân của nền văn minh này có thể là những người tối cổ đứng thẳng (Pitêcăngtrôp) sống cách đây từ 20 đến 70 vạn năm) Đến trung kỳ thời đại đá cũ cách đây khoảng hơn 10 vạn năm (thời đại các băng hà ở Châu Âu) khi xuất hiện những người thượng cổ Nêăngđectan thì kỹ nghệ đá đã tiến bộ hơn nhiều. Đó là những công cụ đá đẽo ra từ một nhân xilic rồi sang sữa kỹ dọc theo một mặt thành các rìu tay, dao hoặc mũi nhọn. Đó là nền văn minh Mutsơtiê (Mutsơtiê là một tỉnh ở Bỉ, nơi tìm thấy công cụ đá loại này đầu tiên). Ở thời đại này người ta còn tìm thấy cả các gậy gỗ vót nhọn, lao gỗ dài tới 2,4 mét đâm vào xương sườn một con voi mamút (tìm thấy ở Lêringhen, Đức). Đến giai đoạn hậu kỳ đá cũ, cách đây hơn ba vạn năm, thì đã xuất hiện những công cụ đá rất đa dạng và đẽo tinh vi thành những lưỡi mỏng như mủi nhọn, bàn cào, dao đá v.v . Ngoài ra còn có những dụng cụ bằng xương rất tinh xảo như giá uốn gậy, mũi giáo, kim v.v . Chủ nhân của các công cụ đó là những người về hình thái đã giống chúng ta ngày nay. Đó là những người tân cổ là đại diện là người Crômanhông (tìm thấy ở Pháp). Đây chính là những nền văn hoá Orinăc, Pêrigoóc, Xôluytrê và Mađơlen đều là các địa điểm ở nước Pháp. Tiếp đó đến thời đại đá giữa và đá mới tương ứng với một thời kỳ mà khí hậu ấm áp hơn trên trái đất, thời kỳ sau băng hà, cách đây khoảng một vạn năm. Con người khôn ngoan (Homosapiens) như chúng ta ngày nay xuất hiện với cả một nền kỹ nghệ đá mới rất phong phú và điêu luyện tìm thấy khắp nơi trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam với hai nền văn hoá nổi tiếng thế giới: Văn hoá Hoà bình và văn hoá Bắc Sơn. Các công cụ đá điển hình của thời kỳ này gồm các vòng tay, lưỡi câu, vòng khuyên, trâm cài v.v . đủ hình, đủ kiểu mài nhẵn rất tinh xảo. Thời đại đá này mở màn một giai đoạn phát triển mới của đồ gốm, đồ kim khí như đồng, sắt ở những thời kỳ cách đây vài nghìn năm khi loài người đã có sử. Kim tử tháp Ai Cập Nói đến nghệ thuật Ai Cập phải kể đến Kim tử tháp là một loại công trình kiến trúc có ngồn gốc hoàn toàn Ai Cập, xuất hiện từ thời Cổ vương quốc (khoảng 2740 đến 2200 TCN), chủ yếu là lăng mộ của một vị vua hay hoàng hậu. Hình thức kim tử tháp bắt nguồn từ những công trình kiến trúc lên cao có bậc, xây dựng từ đời vua thứ III. Kiểu kim tử tháp này, theo lời giảng các văn bia trong kim tử tháp là tượng trưng cho cái thang dựng lên để tạo linh hồn vua có thể dễ dàng leo lên với cha đẻ là thần Ra, tức thần mặt trời. Việc chuyển từ hình thức kim tử tháp cũ có bậc sang hình thức kim tử tháp mặt phẳng, bắt đầu từ thời Xnê-phơ-ru, người sáng lập ra Vương triều IV. Lúc đó, các kiến trúc cổ đại Ai Cập muốn cụ thể hoá, vật chất hoá vào đá các hình tam giác chỉ mới phác ra trong loại hình kim tử tháp có bậc. Hình thức mới này phảng phất giống hòn đá thần ở Hê-li-ô-pô-lit, giúp cho linh hồn nhà vua lần theo suờn mà leo lên trời, gặp nhau ở đỉnh cao. Ngoài ra, lại có những nhà thần học giảng thêm rằng, các hình tam giác của kim tử tháp giống như hình tia mặt trời chiếu toả từ một đám mây, loé ra ánh sáng tốt lành, đã được hoá đá để bảo vệ mãi mãi cho toà lãng vua được bền vững. Kim tử tháp không đứng tách riêng một mình, mà là một bộ phận nổi bật nhất trong cả một tổng thể quan trọng các công trình kiến trúc gồm hai ngôi đền, có một lối đi nối liền, thường được xây che kín và có trang trí những bức phù điêu. Đó là đền thượng, nơi diễn ra những lễ tang, thường đătj ở phía đông kim tử tháp; đền hạ nơi đón tiếp những đám rước, thường đặt ở phía đông kim tử tháp; đền hạ, nơi đón tiếp những đám rước, thường đặt ở ngay bên bờ thung lũng và có một bể nước cho thuyền bè cập bến. Đời Kê-ốp, con vua Xnê-phơ-ru, cho xây dựng một công trình to lớn, đó là Kim tử tháp Kê-ốp ở Gi-da, được coi là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Kim tử tháp này cao 146,6m và cạnh đáy dài 230 m. Trong khoảng thời gian gần 4000 năm, chưa có một công trình nào đạt được chiều cao như nó. Chỉ mãi đến cuối thời trung cổ mới một vài ngọn tháp nhà thờ là vượt cao hơn một chút. Khối lượng của tháp này là 2600.000 m 3 , tính ra phải 6 triệu tấn, bao gồm các phiến đá khổng lồ lấy từ núi đá chuyên chở về nới xây dựng, được đẽo, gọt rồi nâng lên cao, ghép lại thành từng lớp làm cốt, trước khi có thể tiến hành việc lát đá quanh 4 mặt tháp. Đứng về mặt chất lượng công trình mà nói cũng thật đáng phục: việc xếp đá mặt bên trong các phòng, các hành lang cũng như mặt ngoài kim tử tháp phải dùng đến những phiến đá nặng đến hai, ba tấn, gắn với nhau bằng những đệm nối rất khít. Thật là một kì công bất hũ về kĩ thuật. Ngọn hải đăng cao nhất thế giới và thư viện đầu tiên của nhân loại ở A- Lếch-Xan-Đria A-Lếch-Xan-Đria, vua của Vương quốc Ma-xê-đoan, một quốc gia ở bắc bán đảo Hi Lạp, đã mang quân xâm lược Ai Cập năm 332 TCN. Trong thời gian ở Ai Cập, ông tự xung là con của thần mặt trời và có ý đồ xây dựng ở Ai Cập một thành phố lớn và sẽ lấy tên ông đặt tên cho thành phố. Sau khi A-Lếch-Xan-Đrơ mất (323 TCN), một bộ tướng người HiLạp của ông Ptô-lê-mê đã đặt quyền cai trị của mình ở Ai Cập và cho xây dựng thành phố A-lếch- xan-đria. Thành phố này sau đó trở thành một đô thị quốc tế. Dân cư ở đây, ngoài người Ma-xê-đoan, người Ai Cập, người HiLạp, còn có người Do Thái, người Ba Tư. Kiến trúc A-lếch-xan-đria hùng vĩ lạ thường với những cung điện nguy nga, trải dài trên bờ cát mịn. Mỗi ông vua lên ngôi lại xây dựng cho mình một cung điện ở đấy, khiến cho A-lếch-xan-đria trở thành thành phố của cung điện. Đường phố A-lếch-xan- đria rộng rãi, có trường đấu xảo, có rạp hát mĩ lệ, có hải cảng rộng lớn với những vườn hoa đẹp. Ở A-lếch-xan-đria có hai công trình kiến trúc khiến nhân loại khâm phục là hải đăng và thư viện A-lếch-xan-đria. Hải đăng được xây dựng trên đảo Pha-rốt, để hướng dẫn tàu bè cập bến hải cảng A-lếch-xan-đria. Đó là một cái tháp cao 3 tầng, xây dựng trên một diện tích vuông, mỗi cạnh dài khoảng 170-180m. Trên diện tích này, người ta xây dựng một cung điện rất lớn, khối vuông, mỗi cạnh dài 30m, bốn cạnh trùng với bốn hướng đông, tây, nam, bắc, được xây dựng bằng đá vôi, là tầng thứ nhất của hải đăng. Tầng thứ hai được xây dựng theo kiểu bát giác, tám mặt theo hướng tám chiều gió chính. Tường được xây dựng bằng đá hoa. Tầng thứ ba là một khối trụ, trên có một cái vòm, do những cột đá chống đỡ, trông rất thoáng và không có tường bao quanh. Đèn để dưới vòm mây, toả ánh sáng khắp bốn phía. Một pho tượng thần biển (Pô-xây-đông - thần biển trong thần thoại HiLạp) bằng đồng, tay cầm đinh ba, cao 7 m được dựng trên nóc của tháp. Thời bấy giờ, hải đăng A-lếch-xan-đria còn có một cơ quan khoa học lấy tên là Muy-dê, nghĩa là các thần bảo vệ khoa học và nghệ thuật. Vua Ptô-lê-mê I và những người kế tục có ý muốn bảo vệ và nâng đỡ cho khoa học, văn học, nghệ thuậtphát triển nên đã thành lập ở đây một thư viện công cộng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Thư viện là một toà nhà hình chữ nhật, bốn hàng cột đẹp có tượng trang trí bốn mặt và giữa các cột có tạc tượng các nhà văn, nghệ sĩ, các nhà khoa học. Lối vào phòng làm bằng đá hoa trắng. Ở đây, người ta kê bàn để đọc và viết. Phía sau phòng là kho chứa sách và một số phòng phụ cho người thủ thư, người phiên dịch v.v . Từ thế kỉ III TCN, khối lượng tác phẩm viết bằng chữ Hilạp đã khá nhiều. Tất cả các tác phẩm này đều là những bản viết tay, thường thuộc quyền của cá nhân. Ptô- lê-mê đã cử người đi mua các tác phẩm đó. Các thuyền bè đến A-lếch-xan-đria đều phải trình báo số tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có trên tàu và thường phải bán cho thư viện. Do vậy, thư viện đã có một số lượng sách lớn. Đầu thế kỉ I TCN, số sách ở đây lên tới khoảng 700.000 cuốn. Ở đây có các tuyển tập kịch của các nhà soạn kịch vĩ đại như Xô-phốc-lơ, Ơ-ri-pit, A-ri-xtô-phan và thơ ca của nhiều thi sĩ xuất sắc thời cổ đaị. Một số tác phẩm của các học giả cổ đại, đặc biệt là A-ri-xtốt, Hi-pô-crát và học trò của ông còn tồn tại cũng nhờ thư viện này. Ở thư viện A-lếch-xan-đria chỉ tồn tại khoảng 200 năm. Năm 48 - 47 TCN, khi quân đội Rô-ma do Xê-da lần đầu tiên đột nhập vào A-lếch-xan-đria , một trận chiến xảy ra, A-lếch-xan-đria bị đốt cháy, thư viện cũng thoát khỏi sự tàn phá này. Một số sách bị đốt thành tro bụi; một số khác, theo lệnh của Xê-da, được đưa về La Mã như những chiến phẩm lợi phẩm. Nhưng rất tiếc, trên cuộc hành trình tàu bị đắm và sách cũng không còn. Cuối thế kỉ IV, các tín đồ đạo Thiên Chúa đấu tranh ác liệt chống lại những người khác đạo ở A-lếch-xan-đria, thư viện lại bị tàn phá một lần nữa. Tai hoạ lớn nhất là vào năm 641, sau khi đánh chiếm A-lếch-xan-đria , quân đội A-rập đã lấy tất cả sách của thư viện đưa vào nhà tắm của thành phố đốt để đun nước tắm. Sáu tháng sau, thư viện A-lếch-xan-đria hoàn toàn bị thiêu huỷ. Thµnh phố Ba-bi-lon một thời tr¸ng lệ Ở miền bắc Lưỡng Hà vào đầu thế kỉ XIX TCN đã xuất hiện một quốc gia mới của người A - mô - rít là Ba - bi - lon. Vương quốc Ba-bi-lon dần dần hưng thịnh và thống nhất được Lưỡng Hà Nằm ở trung tâm Lưỡng Hà, Ba-bi-lon còn là nơi tiếp cận của hai con sông Ti- gơ-rơ và Ơ-phơ-rát. Do vậy, đây là nơi gặp gỡ của những con đường thương mại quan trọng nhất chạy từ vịnh Ba Tư tới Tiểu Á và ngoại Cáp-ca-dơ, và từ Xi-ri đến cao nguyên I-ran. Ba-bi-lon trở thành thủ đô của một quốc hùng mạnh, là trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá quan trọng nhất của Lưỡng Hà. Trong suốt thời gian dài nó vẫn luôn là trung tâm của khu vực Cận Đông Vào thời Tân Ba-bi-lon (605-539 TCN), Lưỡng Hà đã đạt tới một sự phát triển rực rỡ chưa từng thấy, làm cho nó có một vị trí vinh quang ở Tây Á. Sự vinh quang của thời kì Tân Ba-bi-lon được biểu hiện rõ nhất ở sự sầm uất chưa từng có trước đó của chính thành phố Ba-bi-lon. Sự vinh quang đó đã từng bước được các sử gia Hi Lạp cổ đại như Hê-rô-đốt, Đi-ô-đô-rơ, Stra-bon nói tới trong các tác phẩm của mình. Nhiều truyền thuyết của người Hi Lạp cũng nói đến sự vĩ đại của thành phố Ba-bi-lon. Theo những ghi chép của Hê-rô-đốt, thành phố Ba-bi-lon có chu vi 90Km, có những bức tường dày 50m, cao 100m. Dọc theo những bức tường đó, người ta dựng 50 tháp canh và xây dựng 100 cửa. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, những cuộc khai quật khảo cổ học thành phố Tân Ba-bi-lon đã cho phép khẳng định những ghi chép của các sử gia Hi Lạp cơ bản là đúng, tuy còn thiếu chính xác. Rất tiếc những di tích của thành phố đã không còn nguyên vẹn. Các công trình kiến trúc bằng ghạch vốn không bền, lại bị nhiều tác nhân như lụt lội, cát lấp . tàn phá. Nhưng những gì còn lại đã cho phép các nhà nghiên cứu hình dung được những nét bao quát nhất của thành phố này. Theo di tích của các cuộc khai quật, thành phố Ba-bi-lon có chu vi là 16Km, có tường ghạch cao 30m, dày 8,5m. Người ta mới tìm thấy dấu tích của 7 cửa, trong đó đáng chú ý là cửa I-sta-rơ nằm ở phía bắc thành phố, cao tới 12m, được xây kép qua 2 bức tường thành. Trên mỗi lớp thành đều có tháp canh. Thành phố nhìn chung được xây dựng rất kiên cố, được trang trí rất tỉ mỉ và rực rỡ bằng nhiều màu sắc và các bức phù điêu nổi hay các tượng lấy đề tài thú vật như tử, bò mộng . để miêu tả. Các cánh cửa thành đều được làm bằng đồng rất vững chắc. Các đường phố của thành Ba-bi-lon đều được xây dựng thẳng tắp và vuông góc với nhau. Lâu đài, cung điện thì được xây dựng trên những nền móng cao hơn và được xây bằng ghạch tốt hạơc đá làm tăng độ kiên cố cho công trình. Trong số các loại hình kiến trúc ở Ba-bi-lon, nổi bật hơn cả là các đền thờ. Phần lớn các đền thờ này được xây dựng trước thời Tân Ba-bi-lon, nhưng bị thời gian và chiến tranh tàn phá nên đã được kiến tạo lại dưới thời Tân Ba-bi-lon. Dưới thời thống trị của mình, Na-bu-cô-đô-nô-sơ đã cho xây dựng lại tất cả 8 ngôi đền, lớn nhất là đền thờ thần Mác-đúc. Bên cạnh ngôi đền, Na-bu-cô-đô-nô-sơ đã cho xây dựng một cái tháp vĩ đại mang tên Ba-hen. Tháp này có đáy vuông chu vi 91m, chiều cao tháp cũng khoảng 90 m, gồm cả thảy 7 tầng chồng lên nhau. Theo Đi-ô-đô-rơ, sử giả HiLạp cổ đại, thì người Ba-bi-lon dựng tháp Ba-ben để cho các nhà chiêm tinh quan sát. Còn theo sử giả HiLạp khác là Stra-bon thì tháp này là lăng của thần Bê-lút (tên Hi Lạp của thần Mác-đúc), và theo ghi chép của Hê-rô-đô thì ở những tầng trên cùng cuat tháp, nơi được gọi là nhà nguyện có một cái giường rất rộng, được trang hoàng lộng lẫy và có một cái bàn bằng vàng. Giường này được coi là thiêng liêng, không ai được ngủ trên đó trừ một vị nữ tu sĩ do các tu sĩ cũ đền thờ Mác-đúc chỉ định. Do vậy, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng, pháp được xây dựng được biểu tượng cho cuộc hôn nhân thần thánh giữa thần Mác-đúc và vợ là nữ thần Xác-pa-nít được tượng trưng bởi nữ tu sĩ kể trên. Trong tháp còn có một pho tượng thần Mác-đúc mạ vàng rực rỡ. Theo Hê-rô-đốt, tượng thần Mác-đúc nặng tới 24 tấn. Điều lí thú khi nhìn nhận tổng thể kiến trúc Ba-bi-lon là ở chỗ nó được kết hợp hài hoà với cảnh sắc tự nhiên. Sông Ơ-phơ-rát chảy ngang qua thành phố. Hai bên của nó được xây bằng ghạch rất đẹp và có nối với nhau bằng một cái cầu, đã làm cho cảnh quan thành phố thêm thơ mộng. Đế quốc Ba-bi-lon không tồn tại lâu dài. Năm 539 TCN, Ba-bi-lon bị Ba Tư xâm lược. Từ đó về sau, Ba-bi-lon không hồi phục được độc lập của mình. Rất may mắn là người BaTư không phá huỷ thành phố Ba-bi-lon, nhờ đó trong một thời gian khá lâu, thành phố Ba-bi-lon vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, vẫn là trung tâm văn hoá và thương nghiệp quan trọng nhất của khu vực Tây Á. A-Sô-Ca - vị vua Phật giáo A-sô-ca (273-235 TCN) là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử cổ đại Ấn Độ. Ngay từ thuở niên thiếu, A-sô-ca đã được vua cha giao cho cai trị vùng đất A-van-ti (Tấy Bắc Ấn Độ); sau đó, ông lại được phái đến Ta-xi-la để dẹp yên một cuộc nổi dậy của các thổ hào địa phương và được phong làm Phó Vương ở tỉnh Tây Bắc, mà Ta-xi-la là thủ phủ. Khi nghe tin vua cha mất, ông đã kéo quân về kinh đô Pa-ta-li- pu-tra, giết người anh cả và cướp lấy ngôi vua. Trong những năm đầu làm vua, A-sô-ca từng là một hoàng đế khắc nghiệt, thậm chí tàn bạo. Theo truyền thuyết, A-sô-ca đã lập ra một nhà tù nổi tiếng, giết hại nhiều người bằng cực hình tàn khốc, trong đó, có rất nhiều anh em hoàng tộc và triều thần của nhà vua. Theo ghi chép của nhà Trung Quốc Huyền Trang thì đến thế kỉ VII, mọi người vẫn nhớ đến nhà tù đó và gọi là "địa ngục A-sô-ca". Giấc mơ thống trị toàn bộ Ấn Độ với một chính quyền tối cao dưới tay mình đã nung nấu trong lòng A- sô-ca. Đến năm thứ 9 trong cuộc đời trị vì của mình, ông đã tiến hành chinh phục Vương quốc Ca-lin-ga nằm trên bờ biển phía đông. Một trong những sắc dụ của A-sô- ca được tạc trên đá có ghi lại:"Ngay sau khi thôn tính Ca-lin-ga, vì việc chinh phục xứ này, một xứ chưa hề bị chinh phục, đã đưa đến giết chóc, tử vong và giam cầm bao nhiêu sinh linh. Điều đó khiến cho Đức Thánh thượng vô cùng xót thương và hối tiếc". Chánh pháp, hay luật về nghĩa vụ và mộ đạo mà A-sô-ca sử dụng để chinh phục trái tim con người là luật của phật giáo hay phật luật. A-sô-ca thực hiện những lời khuyên của Phật, sống thanh đạm, khuyên răn đạo đức, bố trí cho các chùa chiền Phật giáo, làm việc bác ái (lập viện tế bần nuôi người già yếu, lập bệnh viện đặc biệt chữa chạy cho súc vật và cấm giết hại súc vật, đào giếng, trồng cây hai bên đường, trồng cây thuốc .). Dưới thời A-sô-ca, nhiều cột đồng, bia đá dựng lên để ghi những sắc lệnh của ông, nhiều chùa chiền, tháp mộ, trường Đại học Phật giáo được xây dựng do A-sô-ca trợ giúp. Năm 253 TCN, A-sô-ca triệu tập Đại hội phật giáo lần đầu tiên có tính chất quốc gia ở kinh thành Pa-ta-li-pu-tra. Hội nghị này đã xác định những bộ kinh của phật giáo, quy định những lễ nghi tôn giáo, cũng như những tổ chức vật chất của nó. Năm 240 TCN, A-sô-ca công nhận đạo phật và quốc giáo trong đế quốc của mình. Ít lâu sau, ông cử hai phái bộ do em trai (hoàng tử Ma-hen-đra) và em gái (công chúa Sang-ha-mi-tra) của mình sang Xây-lan (ngày nay là Sri-lan-ca) cảm hoá được nhà vua và nhân dân theo đạo phật, mang một cây bồ đề sang trồng (cây bồ đề linh thiêng ở Gay-a) làm lưu niệm. Đạo phật từ đó chiếm ưu thế ở đảo này. Nơi này sau trở thành nơi phát nguyên của đạo phật và truyền được truyền bá sang các nước Đông Nam Á. A-sô-ca cũng gửi một bộ phật giáo sang các nước HiLạp hoá (Xi-ri, Ai Cập .) nhưng việc truyền bá đạo phật ở các nước này không thu được kết quả. A-sô-ca cũng tỏ lòng khoan dung rộng rãi đối với các tôn giáo khác. Ông cho khắc lên trên cột đá một câu nói biểu hiện quan điểm của mình:"Không người nào được coi là tôn kính tôn giáo của chính mình nếu họ không biết tôn kính tôn giáo của người khác". Vào thời gian cuối đời, A-sô-ca đã dần dần bị tước mất quyền lực, cuối cùng chết trong cảnh cô đơn và bất hạnh. Đường lối cai trị trên đạo phật của A-sô-ca tuy mang lại cho dân chúng cuộc sống bình yên và hạnh phúc, nhưng đã vấp phải sự chống đỡ của các triều thần theo Bà La Môn và các tăng nữ Bà La Môn. Sau khi A- sô-ca chết (226 TCN), Vương triều Mô-ri-a đã suy yếu nhanh chóng vì những âm mưu thoán đoạt ngôi vua và những tranh chấp trong nội bộ cung đình. Năm 176 TCN, viên đại tướng tổng chỉ huy quân đội vương quốc Ma-ga-đa là Pu-ti-a-mi-tra theo đạo Bà La Môn đã ám sát nhà vua cuối cùng của triều đại Mô-ri-a và chiếm lấy ngai vàng, thành lập triều đại Sun-ga (176-64 TCN). Đạo Bà La Môn lại trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. Đường Huyền Tông - Người đưa nhà đường tới đỉnh cao của sự phát triển. Lý Long Cơ (865-761), con thứ ba của Đường Duệ Tông, là người đa tài đa nghệ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, đọc nhiều sách vở, giỏi cả âm nhạc, vũ đạo. Năm 712, Lý Long Cơ lên ngôi gọi là Đường Huyền Tông hay đường Minh Hoàng (712-756). Thời kì đầu cầm quân, đường Huyền Tông chăm lo chính sự, cử những bậc trung thần có tài, có đức làm Tể tướng (như Diêu Siêu, Tống Cảnh .), đề xướng tiết kiệm, khuyến khích phát triển kinh tế, khoan thuế sưu, bớt hình phạt, lựa chọn quan lại có tài năng nhờ đó chính trị vững vàng, xã hội ổn định, kinh tế phồn vinh. Về mặt văn hoá, Huyền Tông cho lập một học viện quốc lập về ca múa, nhạc kịch gọi là Lê Viên; tập hợp nhiều học giả về triều đình để thu thập thư tịch, biên soạn sách, sao chép sách . Các nhà thơ ở đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ . sống ở thời kì này. Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của đời Đường, mà lịch sử gọi là thời "Khai Nguyên hưng thịnh" (Khai Nguyên là niên đại đầu tiên của Đường Huyền Tông 713-741). Cũng như các đời vua khác ở Trung Quốc, Huyền Tông có hơn 3000 cung nữ. Cung phi họ Vương xin đẹp và hiền hậu được Huyền Tông phong cho làm Hoàng hậu. Nhưng hiềm nỗi, Hoàng hậu không có con và sắc đẹp ngày càng tàn phai, nên Huyền Tông không để ý đến nữa. Vương hậu buồn rầu và chết trong đau khổ. Huyền [...]... buồn chán vì không còn cung phi nào hợp ý mình Từ năm 735 (năm Khai Nguyên thứ 22), Huyền Tông không quan tâm gì đến việc triều chính, để gian thần Lý Lâm Phủ chuyên quyền su t 19 năm và hoạn quan Cao Lực Sĩ cũng được trọng dụng, chỉ su t ngày tổ chức vui chơi, ca múa Khi nghe tin Thọ Vương Lý Mạo (con trai thứ 18 của Huyền Tông, do Huệ Phi sinh) có một quý phi họ Dương là một tuyệt sắc giai nhân, Huyền... cho nàng Sự thiên vị quá đáng đối với nhà họ Dương khiến nhiều người đem lòng ghen ghét Năm 755, Tiết độ sứ An Lộc Sơn, vốn là người Hồ, nắm quân chính cả vùng Hà Bắc, thấy triều đình Đường thối nát, suy nhược đã dấy binh làm phản ở Phạm Dương Bô-Rô-Bu-Đua - Ngôi đền núi quyến rũ Ở trung tâm đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), ngay ở giữa đồng bằng Ke-du phì nhiêu, có núi non bao bọc, nổi lên một hòn núi nhân... làm thay đổi được Sỡ dỉ số phận của con người được định sẵn như vậy là vì khi sáng tạo thế giới, Chua trời đã chia loài người ra làm hai loại là "dân chọn lọc" và "dân vứt bỏ" Dân chọn lọc thì được sống sung sướng và sau khi chết thì được lên thiên đàng, còn dân vứt bỏ thì khổ cực và sẽ bị đày đoạ nơi địa ngục Quyết định của Chúa lựa chọn ai, vứt bỏ ai, con người không thể biết được, nhưng mỗi người có... vậy có người gọi văn hoá Hoà Bình là văn hoá hang động Người nguyên thuỷ thường chọn những hang động, những mái đá cao ráo, khoáng đãng, nhiều ánh sáng, cửa thường quay hướng nam và phân bố gần sông, su i để ở Cạnh núi đá vôi là những núi đá cứng như đá vân ban, hoa cương, lưu văn, đá kết tinh, mica phiến thạch Người nguyên thuỷ thường chọn hòn cuội hình dáng và quy mô thích hợp để ghẽo đẽo công cụ... nạo, bay Người nguyên thuỷ - chủ nhân văn hoá Hoà Bình sống trong miền rừng rậm nhiệt đới, sống chủ yếu bằng hái lượm những sản phẩm của rừng: rễ củ, hoa quả dại, mật ong, trứng chim; những sản phẩm của su i như cá, trai, ốc, hến Bên cạnh nghề hái lượ, người nguyên thuỷ thuộc văn hoá Hào Bình đã bắt những loài thú nhỏ như dúi, nhím, cầy, chồn Họ cũng đã săn bắn được những thú lớn như trâu, bò rừng, gấu,... cho thần Cha con nối nhau xây dựng nền tự chủ Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên,quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn ở đất Hồng Châu Khúc Thừa Dụ tính khoan hoà, hay thương người, được dân chúng suy tôn Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là tiết độ xứ" Khi đã nắm được quyền lực thức tế trên đất nước ta, ông vẫn giữ danh nghĩa "xin... Trưng Nhị Ngô Quyền sinh năm 898, ha là Ngô Mân, một hào trưởng địa phương Được truyền thống địa phương hun đúc, được cha dạy bảo từ bé, Ngô Quyền đã tỏ ra có chí lớn Thân thể cường tráng, trí tuệ sáng su t, chăm rèn võ nghệ Sử cũ miêu tả ông "vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọ, có trí dũng, sức có thể nhấc vạc giơ cao" Ngô Quyền đã từng tham gia xây dựng chính quyền họ Khúc, đã từng . chính, để gian thần Lý Lâm Phủ chuyên quyền su t 19 năm và hoạn quan Cao Lực Sĩ cũng được trọng dụng, chỉ su t ngày tổ chức vui chơi, ca múa. Khi nghe. phất giống hòn đá thần ở Hê-li-ô-pô-lit, giúp cho linh hồn nhà vua lần theo su n mà leo lên trời, gặp nhau ở đỉnh cao. Ngoài ra, lại có những nhà thần học

Ngày đăng: 07/09/2013, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan