CÁCHDÙNGtự do, tựđộng,tựtiện,tự ý trong tiếng Việt Có thể thấy, tự do, tựđộng,tựtiện,tự ý có một số điểm tương đồng khá thú vị: Ngoài đặc điểm đều là từ Hán Việt, trong tiếng Việt, chúng đều là tính từ, có chức năng phụ nghĩa cho các động từ khác trong câu, biểu thị tính tự chủ trong các hành động của chủ thể. Thêm vào đó, dường như cả bốn từ này đều có một số nét nghĩa tương đương, như "tự mình hành động, làm theo ý mình, không chịu ai bắt buộc, không theo ai, không đợi ai cho phép". Tuy nhiên, xét theo thói quen đánh giá của cộng đồng và xã hội, ở chừng mực nào đó tuỳ những bối cảnh cụ thể mà chúng đều có thể mang nghĩa không tích cực khi được dùng trong các câu mệnh lệnh phủ định. Ví dụ: "Học sinh không được tự do nói chuyện riêng!", "Học sinh không được tự tiện bỏ học!", "Học sinh không được tự ý nghỉ học!", "Học sinh không được tự động ra ngoài!". Tuy nhiên, nghĩa của bốn từ này và cách sử dụng chúng không hoàn toàn giống nhau. Tự do, tự động có vẻ ít mang nghĩa tiêu cực nhất, hay mức độ nhẹ nhất. Vì như ở những câu kiểu "Hàng xóm tự động kéo nhau đến giúp"; "Tôi được tự do nghỉ suốt buổi" chỉ dừng ở mức độ tự làm việc gì theo ý mình mà không chờ có người bảo, không cần hỏi ý kiến ai. Thêm vào đó, tự do, tự động còn mang cả sắc thái nghĩa tích cực, vì vậy tự do, tự động chỉ có tính tiêu cực tuỳ thuộc vào bối cảnh, vào ý nghĩa của các động từ hành động không tích cực khi kết hợp với nó trong phát ngôn; khi dùng trong câu mệnh lệnh cấm đoán hay tự do trong kết hợp "tự do vô kỷ luật", đặc biệt là khi kết hợp với hay, luôn, thường, toàn, . - là những phụ từ chỉ mức độ, trái hẳn về nghĩa khi nó kết hợp với được là sự cho phép, ví dụ: "Anh (hay, luôn) tự do bỏ việc.", "Chúng (hay, thường) tự động bày chuyện nhậu nhẹt.", "Học sinh không được tự do bỏ học!". Còn tự tiện và tự ý có vẻ gần nghĩa với nhau hơn cả vì thường hay được dùng để chỉ một người nào đó làm việc tuỳ tiện, tuỳ ý thích mà không được phép hay xin phép, ở mức độ cao hơn tự do, tự động. Khác với tự do, tựđộng, hai từtựtiện,tự ý, tự thân đã mang sắc thái tiêu cực mà không cần phải có những phụ từ chỉ mức độ luôn, toàn, thường, hay, . đứng trước. Chỉ khi muốn làm tăng mức độ cho tựtiện,tự ý, các phụ từ này mới cần sử dụng. Tuy vậy, tự tiện và tự ý hiếm khi có thể thay thế cho nhau trong lời nói và chúng cũng được đánh giá khác nhau về mức độ tiêu cực. Dường như tự tiện có mức tiêu cực mạnh hơn tự ý, hay có thể tự tiện còn bao hàm tất cả các mức của tự do, tự động và tự ý, tức là có mức độ mạnh hơn cả./. Trịnh Thu Hiền . CÁCH DÙNG tự do, tự động, tự tiện, tự ý trong tiếng Việt Có thể thấy, tự do, tự động, tự tiện, tự ý có một số điểm tương đồng. được dùng để chỉ một người nào đó làm việc tuỳ tiện, tuỳ ý thích mà không được phép hay xin phép, ở mức độ cao hơn tự do, tự động. Khác với tự do, tự động,