1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

nhân trắc học kiến trúc

32 2K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

tài liệu

Trang 1

Nhân trắc học trong thiết kế nội thất

Đăng bởi arch.ONE vào lúc 14/06/2011 – 01:433 Phản hồi

Bất kể công trình lớn nhỏ, được thiết kế theo kiểu nào cũng phải căn cứ vào nhân trắc, đặc biệt trong nội thất Kích thước của đồ nội thất gắn với một khái niệm “tỷ xích” (mối tương quan giữakiến trúc và người), đó là yếu tố hết sức quan trọng bởi nội thất mục đích chính không phải

là làm đẹp cho ngôi nhà mà là phục vụ cuộc sống của con người, chính vì thế nó phải phù hợp với người sử dụng, mang lại cảm giác thuận tiện và thoải mái nhất.

Trang 2

Các đơn vị kích thước cơ bản:

Chiều với tay: (=2000~2100)

Để xác định chiều cao các tủ kệ, chiều cao phòng,kích thước xuất phát của Modulor Xanh của Le Corbusier

Trang 6

Chiều cao: (=1500~1650)

Để xác định chiều cao cửa, chiều cao phòng, cơ sở xuất phát của thước modulor đỏ…

Trang 8

Nửa chiều cao (750~850)

Để xác định bề rộng của những nơi có thao tác chồm, với, cúi xuống, thay đồ…Ví dụ: bề rộng tối thiểu nơi đứng tắm là 850, khoảng cách các trục lavabo rửa mặt là 850…

Trang 9

Luồng người hay bề ngang vai, tầm tay, bước đi (550~600):

Để xác định bề rộng các lối đi, hành lang, các vị trí dãy ghế ngồi, tay vịn lan can, bề rộng đan bếp, hiên, bậccấp, cầu thang…

Ví dụ: Để xác định kích thước các bậc, người ta dựa vào công thức bước đi của Blondel như sau: Bước +2 bậc = Bước đi tức 550~600, Bậc cao 150 thì bước rộng 250~300, Bậc cao 180 thì bước rộng 260…

(Bước là mặt phẳng của bậc thang mà ta đặt chân lên.Bậc hay Đối Bậc là mặt phẳng của bậc

thang đối diện với mũi chân)

Trang 13

Nửa luồng người (250~300):

Để xác định kích thước các nơi chật hẹp, các khoảng cách tối thiểu bố trí trang thiết bị…

Ví dụ: Bề rộng tối thiểu hành lang vào khu vệ sinh là 800~900 (tức bằng 1 luồng người rưỡi =550+250), bề rộng các cầu thang công cộng là 1350~1500 (tức bằng 2 luồng người rưỡi)= 1100+250 hoặc 1200+300)…

Trang 14

Tầm mắt ngồi (1100~1200):

Để xác định chiều cao các bệ cửa sổ, độ dốc của khán đài…

TỔNG QUÁT:

Trang 15

4, Quy luật về thị giác

4.1 Thụ cảm đạc biểu kiến trúc

Những quy luật đặc biệt về thị giác bao gồm hai khía cạnh là những cảm giác sai lệnh khi nhìn một công trình, thứ hai là sự biến hình phối cảnh thu nhận trong không gian, không đúng như thực tế

4.2 Sửa đổi ấn tượng

Khi nhận thức một đạc biểu kiến trúc sẽ phiến diện nếu chỉ đánh giá riêng lẻ mà không đưa vào thựchiện, hoàn cảnh ở đây rất quan trọng nếu công trình rộng lớn thì khung cảnh nhỏ đi và ngược lại

- Vấn đề biến hình phối cảnh: hiệu quả phối cảnh có nghĩa là nhìn, chiêm ngưỡng công trình dưới các góc độ khác nhau

Cách vẽ phối cảnh trong kiến trúc cho phép ta thu nhận các hình tượng cụ thể hay một góc kiến trúctrong chừng mực nào đó

Giải pháp xử lý một tác phẩm trong đạc biểu kiến trúc để làm nền cho sự kết hợp hài hoà chung củahình thể cho khái niệm trồng nền và phụ trợ rất quan trọng trong đạc biểu kiến trúc

5 Qui luật về đối chiếu và liên tưởng

Đạc biểu kiến trúc có xu hướng vươn tới nắm bắt cái đẹp, vì vậy tạo nên những ấn tượng bay bổng trong sáng, tươi vui rất quan trọng trong sáng tác và thụ cảm đạc biểu kiến trúc Hiệu quả trên đạt được từ tác phẩm bằng cách toát lên trong nội dung tư tưởng, tính cách và phong thái của kiến trúc đó

Đối chiều và liên tưởng được hình thành trước hết từ sự so sánh với các hiện Stượng tự nhiên VD: - Kiến trúc tạo ấn tượng nam tính với những vóc cột khoẻ chắc của Doric

- Kiến trúc tạo ấn tượng nữ tính với ấn tượng của Ionic

- Hay kiến trúc tạo ấn tượng hài hoà, phong nhã với những thước cột của Corinth

Sự liên tưởng trong đạc biểu kiến trúc cho phép sức sáng tạo của người nghệ thuật làm cho cuộc sống phong phú hơn, sinh động hơn, đáng yêu hơn

- Sự đối chiếu, sẻ và liên tưởng gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm hình thành của con người, của một thực tế xã hội Điều này có thể giải thích bằng cách đối với những thủ pháp nhất định như đối xứng, không đối xứng, gò bó, tự do, đồ sộ, thăng bằng đều gây ra những cảm giác khác nhau Những cảm giác

đó chính là sự trang trọng thiêng liêng hay hoạt bát cởi mở, ấn tượng hay trầm lặng, dịu dàng

Trong xã hội sự bền vững của chính trị, triều đại cũng đưa đến những khái niệm bền vững trong đạcbiểu kiến trúc Điều này ta có thể thấy qua các triều đại lịch sử Việt Nam, từ đông sang tây

Cuối cùng đối chiếu, so sánh, liên tưởng gắn bó khá nhiều với đặc điểm hình tượng hình thành do công năng kiến trúc quyết định Vì vậy có câu châm ngôn là hình thức theo đuổi công năng Còn thời gian trôi qua khoa học kỹ thuật tiến bộ lên những liên tưởng đã gắn bó với một số loại hình có khi được thay thế

I - Điều kiện cảm nhận thị giác

- Ánh sáng được chiếu vào vật thể, vật thể ánh sáng đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể, ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác.

- Màu sắc: sử dụng màu sắc mang lại hiệu quả cảm nhận thị giác thẩm mỹ, giá trị của tạo hình kiến trúc.

II - Lực thị giác

1 Khái niệm:

Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý của mắt đến một đối tượng nào đó trong một không gian bất kỳ.

Trang 16

3 Yếu tố tác động

Trọng lượng thị giác và hướng là yếu tố tạo hình cường độ thị giác trong tương quan với không gian chứa chúng Hướng của hình cũng tác động đến cân bằng thị giác.

Màu của hình cũng tác động đến cân bằng thị giác.

Vị trí cũng là một hệ quan trọng để gây ra lực thị giác.

Trang 17

4 Cân bằng trên dưới

Định luật: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trên có trọng lượng thị giác lớn hơn khi xuất hiện ở phía dưới.

VD: chữ B ở vị trí thông thường các chữ số này có phần trên nhỏ hơn phần dưới vậy mà lại được coi là cân bằng.

5 Cân bằng phải trái

Định luật: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trái có trọng lượng thị giác nhỏ hơn khi xuất hiện ở phía phải

6 Cân bằng trước sau

- Định luật: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở độ sâu không gian càng lớn thì trọng lượng thị giác của ní càng lớn và càng xa càng nặng.

- Hệ quả: Khi các yếu tố tạo hình có cùng một độ sâu trong không gian như nhau yếu tố nào có kích thước thị giác lớn hơn sẽ nặng hơn Càng màu sáng thường cho ta kích thước lớn hơn kích thước thật.

V - Hình dạng thị giác

1 Khái niệm:

Thực tế khi ta nhìn một vật con mắt không cần phải thấy tất cả hình thể của vật ấy mà vẫn có thông tin đầy đủ về hình thể của nó Hình dạng thị giác của mỗi người tồn tại song song với hình dạng thật của vật thể Hai hình này không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.

Hình dạng thị giác là hình dạng vật lý được nhìn thấy có thông tin, có ý nghĩa.

- Định luật: Con mắt nhìn hình một cách rất khái quát và rất cơ bản.

- Hệ quả: Muốn tiếp cận nhanh và khái quát được tạo hình phải tuân theo các luật nhìn đơn giản.

Tính đơn giản trong nhận biết các hình dạng thị giác phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố tạo nên hình, vào số lượng và các qui luật tập hợp của các yếu tố đó.

- Định luật: giữa hai hay nhiều yếu tố trong tập hợp và lực thị giác của các yếu

tố đã thắng được khoảng cách giữa chúng ta có một tập hợp thị giác.

Trang 18

2 Nguyên lý:

- Tạo nên trường hấp dẫn của vật thể

- Tạo hiệu ứng nhóm trong trường hấp dẫn

- Tạo hiệu ứng hấp dẫn bằng khoảng cách

Tóm lại: tập hợp không phải một nguyên lý bắt buộc phải tuân theo khi sáng tác tạo hình để tập hợp có tính thống nhất chúng ta nghiên cứu tổ hợp thông qua các tập tổ hợp (cần đến sức liên tưởng của người xem)

VII - Chuyển động thị giác

VII - Hiệu quả liên tưởng trong nhận thức thị giác

Sự đối chiếu, so sánh và liên tưởng gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, với những quan niệm và nhận thức được hình thành của con người từ một thực tế

xã hội nhất định, các yếu tố tạo hình hoặc bố cục hình có đặc điểm khái quát hay chi tiết bao trùm tương đồng với hình và liên tưởng.

Chương 7 Thiết kế thị giác trong đạc biểu kiến trúc

I - Nhắc lại những ngôn ngữ trong đạc biểu kiến trúc

Điểm, tuyến, diện và khối là những yếu tố hình học có khả năng taọ ra sức biểu hiện cao trong nghệ thuật tạo hình đạc biểu kiến trúc.

Tất cả những hình thái nghệ thuật tạo hình nội dung đều được tạo thành bởi điểm, tuyến, diện và khối Đó là những yếu tố cơ bản là cội nguồn của hình thức.

II - Khả năng tạo hình của điểm và nét qua các hiệu quả thị giác

1 Hiệu quả rung

- Hiện tượng: giữa các điểm, các đường có một sức căng thị giác Mỗi điểm hình thành một trường lực riêng của mình Nếu chúng ở gần nhau chúng sẽ tạo ra giao thoa đấy chính là hiệu quả rung.

Khi mình điểm đen hay nhiều luồng nét đen đặt trên một nền phông trắng thì sẽ xuất hiện hiệu quả rung Hiệu quả thị giác ở đây có hai tính đó là tính rung và tính trượt.

2 Hiệu quả ảo

Trang 19

Các hiệu quả thẩm mỹ không phải lúc nào cũng là cái thật các giá trị thẩm mỹ mà ta tiếp nhận

sẽ được cao hơn nếu như nó mở cho ta một nội dung mới vượt ra ngoài khuôn khổ thật đó là chức năng quan trọng từ xưa đến nay.

VD: Một số thiết kế thị giác

Khi đảo lộn vị trí của các nét, các mặt, các khối trong không gian ba chiều để tạo nên cái không thật trong cái thật, tạo nên tính lập lờ, đa nghoã trong hình Đó là hiệu quả ảo của đường nét Cần phân biệt giữa cái ảo và cái vẽ sai, cái ảo là cái cố tình tạo ra những hình ảnh không thật Tuy nhiên ở góc nhìn này thì đúng, góc nhìn khác thì phải sai, đúng một phần ở hình này và hình khác thì sai Dẫu vậy thoáng nhìn hình ảnh thật của vật thể được trình bày một cách đúng ta hoàn toàn cảm nhận hình ảnh thật của vật thể.

Hiệu quả ảo không chỉ ứng dụng trong đạc biểu kiến trúc mà ứng dụng trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.

3 Nghĩa của nét

Đặc tính lập lờ, hai mặt, đa nghĩa của đường nét khi tạo nên hình đã làm cho ta liên tưởng, đồng thời nhiều hình ảnh thị giác khác nhau Trong thế giới của đường nét không phải nét nào cũng có giá trị ngữ nghĩa như nhau Có nét mang nghĩa mà nếu vắng nó hình sẽ không có nghĩa mong muốn, tín hiệu cần thông tin sẽ mất Có nét chỉ mang tính cấu tạo, có khi đầy đủ mà vắng

nó thì người ta vẫn nhận ra hình một cách trọn vẹn thông qua liên tưởng.

Tính cô đọng của đường nét, tính đa nghĩa của đường nét tính thông tin trực tiếp có lẽ là ngôn ngữ chủ yếu của áp phích hiện đại và các biểu tượng mới thông qua các thiết kế chữ kết hợp với những hình tượng về chữ cho ta thấy dồi dào sức biểu tượng của điểm, đường, nét Nắm được đặc tính ngữ nghĩa khác nhau của đường nét không chỉ giúp ta tiếp nhận một cách mau chóng các thông tin đồ hoạ mà còn giúp ta tạo ra môi trường thị giác có nghĩa và rõ ràng Trong một áp phích, trong một hoành tráng đô thị sẽ không có những nét rườm rà bởi lúc này chức năng của áp phích của hoành tráng ấy là thông tin Các nét có nghĩa, nét liên tưởng, nét cấu tạo là công cụ quan trọng trong đạc biểu kiến trúc.

III - Khả năng biểu hiện của diện trong nghệ thuật tạo hình

- Hình tròn là hình "khiêm tốn" nhất nhưng lại đòi hỏi ngặt nghèo nghiêm khắc nhất, chính xác nhất nhưng biến hoá vô cùng, vừa ổn định vừa bất định là sức cong hợp bởi vô số sức cong Hình tròn là thế giới tinh thần của không khí đang vận độnh của dòng nước chảy.

- Hình vuông là thế giới vật chất của lực trọng trường của sự yên tĩnh

- Hình tam giác là thế giới của tú thức, của logic, của sự tập chung ánh sáng và lửa

- Diện trở thành một yếu tố then chốt của trang trí bố cục đạc biểu kiến trúc vì tạo hình có những diện phục vụ với tư cách là yếu tố giới hạn về một không gian.

KẾT LUẬN:

Ngày nay chúng ta bó vào thời kỳ kiến trúc hiện đại, chắc chắn tương lai sẽ có một nền nghệ thuật tạo hình tương ứng Tuy vậy hình phẳng mang tính thông tin phong phú vẫn có vai trò đáng kể ở nền nghệ thuật tạo hình trong thời đại thông tin đó.

IV - Hình khối và không gian

Trong quá trình phát triển khái niệm đạc biểu kiến trúc, khái niệm hình khối đã tiếp cận vào khái niệm không gian, chẳng hạn ta nói về khối đặc, khối rỗng, khối âm, khối dương, khối thật, khối ảo.

Những khối rỗng, khối âm, khối ảo là những không gian có giới hạn Chúng không có trọng lượng, chỉ có một khối tích xác định.

Có 5 loại không gian:

- Không gian tuyến tính

- Không gian tập trung

Trang 20

- Hình khối lồi và lõm (âm và dương) nhờ ánh sáng mà mang lại hiệu quả cảm thụ thị giác cao.

- Hình cầu, hình lập phương, hình côn, hình trụ, hình tháp là những khối hình cơ bản Hình khối không gian có đầy đủ tính chất như đường, nét và diện Ngoài ra nó còn có kha năng biểu hiện ở ba chiều không gian.

Khả năng nhận thức của mắt trong không gian đô thị:

Mắt người chỉ có thể nhìn thấy một phạm vi nhất định theo một hướng Ranh giới của nó không hòan tòan là ranh giới cứng, vì vậy ta có thể gọi phạm vi nhìn thấy của mắt là trường nhìn

Trường nhìn:

Là phạm vi nhìn thấy của mắt theo một hướng nhất định

Trường nhìn theo phương ngang: Mắt người nhìn sang hai bên được một góc là 130° (mỗi bên 65°), không kể việc quay đầu

Trường nhìn theo phương đứng: So với đường nằm ngang, mắt người nhìn lên được một góc là30°, nhìn xuống một góc là 45°

Trường nhìn tập trung: Là phạm vi nhìn trong một hình nón có góc ở đỉnh là 30°, thẳng với hướng nhìn

Vì trường nhìn không có ranh giới cứng nên có thể có nhiều ý kiến về phạm vi chính xác này Những xê dịch một vài độ vẫn có thể được chấp nhận

Trang 21

Ngưỡng nhìn xa , khả năng phân biệt của

mắt:

Mắt người có khả năng nhận biết, phân biệt các vật thể ở các khoảng cách khác nhau tùy thuộc kích thước, độ chi tiết của các vật thể Làm kim hòan hay thêu ren đương nhiên khỏang

cách nhìn là phải rất gần, nhưng đối với các vật thể trong đô thị như công trình và các chi tiết

kiến trúc, những khoảng cách sau được coi là những ngưỡng nhìn thấy theo các cấp độ:

+ Khoảng cách 3 m: Nhận biết được những chi tiết nhỏ của công trình (hoa sắt, phù điêu…)

+ Khoảng cách 25 m: Nhận biết được những chi tiết lớn cuả công trình (cửa sổ, lan can)

+ Khoảng cách 140m: Phân biệt những mảng khối của công trình

+ Khoảng cách 140-1200m: Bóng dáng, hình khối cơ bản của công trình

Trang 22

+ Ngoài 1200 m, công trình trở thành phông, nền cho các vật thể đứng trước Với sự ảnh

hưởng của khí hậu, ánh sáng, mắt người chỉ nhìn thấy được những bóng dáng mờ của các công trình lớn, bóng dáng núi đồi Vì vậy có thể coi đó là giới hạn nhìn

Chúng ta nhận biết được hoạt động của một người ở khoảng cách tối đa là 130m, nhận ra một khuôn mặt ở khoảng cách tối đa 24 m và những cử động của nét mặt tối đa ở khoảng cách 12m (1)

Đây là những giới hạn sinh học rất cơ bản của con người, qua 2 yếu tố này chúng ta cần lưu ý:

+ Những vật thể đặt trên cao không nên thiết kế nhỏ hoặc nhiều chi tiết bởi góc quan sát

phải từ rất xa và như vậy không thể cảm thụ được tác phẩm có kích thước nhỏ

+ Sự cảm thụ của phần lớn con người trong đô thị là cảm nhận “vô thức” tức không có chủ

định nhìn ngắm một vật thể nào Vì thế công trình chủ đạo phải được đặt trong trường nhìn

chính, là những hướng nhìn thẳng theo các trục giao thông, tuyến đi lại chính trong đô thị

Những công trình nằm ngoài trường nhìn chính do bị che lấp bởi vật thể khác thường bị thiệt thòi bởi khó nhận biết và cảm thụ

Thời gian cảm thụ – Cảm thụ không gian trong sự chuyển động

Mắt người cần có một khoảng thời gian nhất định để có thể quan sát và cảm thụ được vật thể Thời gian để cảm thụ vật thể phụ thuộc vào mức độ đơn giản hay phức tạp của vật thể, khối lượng thông tin mà vật thể đó muốn biểu đạt Những công trình càng quan trọng trong không gian càng cần nhiều thời gian để có thể quan sát, nhìn rõ và cảm thụ chúng

Ngày đăng: 06/09/2013, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mỗi vật có thể có nhiều góc nhìn khác nhau dẫn đến sự thay đổi tơng ứng về hình dạng vật thể  - nhân trắc học kiến trúc
i vật có thể có nhiều góc nhìn khác nhau dẫn đến sự thay đổi tơng ứng về hình dạng vật thể (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w