1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nước của lá cây khôi đốm

49 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hình ảnh hoa và lá của cây Khôi đốm 4 Hình 1.6 Công thức cấu tạo các hợp chất phân lập được từ Khôi đốm 12 Hì

Trang 1

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

(Sanchezia nobilis Hook.f)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI – 2019

Trang 2

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

(Sanchezia nobilis Hook.f)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

KHÓA: QH 2014.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ ĐỨC LỢI

ThS BÙI THỊ XUÂN

HÀ NỘI – 2019

Trang 3

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn TS Vũ Đức Lợi – Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu – Dược học cổ truyền, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và ThS

Bùi Thị Xuân, Giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, là những

người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp

đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn đề tài khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số: QG.18.20 đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện cho

em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền của Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy cô trong Khoa Y Dược

đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, những người

đã luôn theo sát động viên, quan tâm và tạo điều kiện giúp con có thể hoàn thành khóa luận này

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2019 Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

Trang 4

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT STT Kí hiệu, viết tắt Tên đầy đủ

1 1H -NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton

7 ESI-MS Phổ khối ion hóa phun mù điện tử

8 HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation

9 HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation

Trang 5

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hình ảnh hoa và lá của cây Khôi đốm 4

Hình 1.6 Công thức cấu tạo các hợp chất phân lập được từ Khôi đốm 12

Hình 3.1 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá cây Khôi đốm 21 Hình 3.2 Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nước 22

Trang 6

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Tên bảng biểu Trang

Bảng 3.1 Khối lượng các cắn phân đoạn dịch chiết ethanol

Bảng 3.2 Dữ liệu phổ NMR của NX1 và chất tham khảo 23 Bảng 3.3 Dữ liệu phổ NMR của NX2 và chất tham khảo 25 Bảng 3.4 Dữ liệu phổ NMR của NX3 và chất tham khảo 27

Trang 7

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Sanchezia 3

1.1.1 Vị trí phân loại 3

1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Sanchezia 3

1.2 Tổng quan về loài Khôi đốm 4

1.2.1 Đặc điểm về loài Khôi đốm 4

1.2.2 Đặc điểm vi phẫu 5

1.2.3 Đặc điểm bột 6

1.2.4 Phân bố 8

1.2.5 Thành phần hóa học 9

1.2.6 Tác dụng sinh học 12

1.2.7 Công dụng 15

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

2.1 Đối tượng nghiên cứu 17

2.1.1 Nguyên vật liệu 17

2.1.2 Trang thiết bị, dụng cụ 17

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất 18

Trang 8

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

2.2.2 Phương pháp xác định cấu trúc hợp chất 19

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20

3.1 Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất 20

3.1.1 Chiết xuất cao toàn phần và phân đoạn 20

3.1.2 Phân lập hợp chất 21

3.2 Kết quả xác định cấu trúc hợp chất 23

3.2.1 Hợp chất NX1: 4',5,7-Trihydroxy-3',5'-dimethoxyflavon 23

3.2.2 Hợp chất NX2: Kaempferol-3-O--L-arabinofuranosid 24

3.2.3 Hợp chất NX3: Kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid 26

3.3 Bàn luận 29

3.3.1 Về chiết xuất cao toàn phần và phân đoạn từ lá Khôi đốm 29

3.3.2 Về phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất 29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

MỞ ĐẦU

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm nên Việt Nam có hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, đi cùng với đó là tiềm năng to lớn về tài nguyên dược liệu (thực vật, động vật, khoáng vật) nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng Bên cạnh đó, Việt Nam có nền y học dân tộc lâu đời với tri thức sử dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông thường và nan y

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng, ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể hơn Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên Từ đó, định hướng cho việc nghiên cứu, chiết xuất

để tìm ra các loại thuốc mới hay bằng con đường tổng hợp để tạo ra những chất có hoạt tính trong việc chữa trị nhiều loại bệnh

Cây Khôi đốm có tên khoa học là Sanchezia nobilis Hook.f hay

Sanchezia speciosa Leonard, ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác nhau Xăng

sê, Ngũ sắc, thuộc chi Sanchezia (họ Ô Rô Acanthaceae) [1] Trên thế giới

cây này đã được nghiên cứu về tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống

tăng sinh tế bào in vitro, tác dụng kháng khuẩn [37,39] Ở Việt Nam, dân gian

ta đã truyền nhau sử dụng cây Khôi đốm như một vị thuốc quý để chữa bệnh viêm dạ dày, cách chữa bệnh chỉ cần lấy vài lá tươi rửa sạch ăn với chút muối

là cắt cơn đau ngay lập tức, dùng một thời gian là khỏi hẳn hoặc có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày [3] Tuy nhiên, những nghiên cứu thành phần hóa học về loài cây này ở cả Việt Nam và thế giới còn khá ít, mới có một số công bố cho thấy cây có chứa một số nhóm chất như: flavonoid, glycosid, carbohydrat, alcaloid, steroid, phenolic, saponin và tannin [36] Việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Khôi đốm sẽ chứng minh kinh nghiệm sử dụng của loài cây này trong dân gian, hướng đến việc tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, xây dựng

Trang 10

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

phương pháp phân tích các hợp chất có trong dược liệu và góp phần nâng cao giá trị tiềm năng của cây Khôi đốm trong kho tàng cây thuốc Việt Nam Vì

vậy, đề tài: “Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ phân

đoạn dịch chiết nước của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)”

được thực hiện với mục tiêu:

1 Chiết xuất, phân lập được một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết nước của lá cây Khôi Đốm

2 Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được

Trang 11

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Sanchezia

1.1.1 Vị trí phân loại

Theo “Hệ thống phân loại về ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)” của tác

giả A.Takhtajan (1997), chi Sanchezia có vị trí phân loại như sau [48]:

Giới Thực vật: Plantae

Ngành Ngọc lan: Magnolipphyta

Lớp Cỏ tháp bút: Equisetopsida C Agardh

Phân lớp Mộc lan: Magnoliidae Novák ex Takht

Bộ Hoa môi: Lamiales

Họ Ô rô: Acanthaceae

Chi: Sanchezia

1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Sanchezia

Cây bụi hay cây cỏ, rễ không có lông Thân cây trơn nhẵn, màu xanh lá cây Lá dài, lớn đến 26cm, màu xanh đậm có vân trắng kem hoặc vàng, hình mác Hoa mọc đơn độc hoặc hợp lại thành chùm, thường lớn, có màu cam, vàng, đỏ hoặc tím, mọc ở ngọn, lá bắc thường có màu, đài 5 thùy, tràng 5, dính nhau thành hình ống, nhị 4, nhị 2 lép nhị 2 thò ra, bao phấn 2 ô Quả nang, 6-8 hạt, hạt hình cầu [4,25]

Sanchezia được đặt theo tên của Jose Sanchez, một giáo sư về thực vật

học ở Cadiz, Tây Ban Nha vào thế kỷ XIX [26] Trên thế giới, chi Sanchezia

(họ Acanthaceae) bao gồm gần 60 loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Chi này phân bố ở khu vực châu Phi, châu Úc, Mỹ, một số nước Đông Nam Á và nhiều hòn đảo ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như Quần đảo Cook,

Hawaii, Fiji và New Caledonia Chi Sanchezia tập trung, đa dạng nhất ở Peru

và Ecuador [15,19,24] Với sự đa dạng về mặt hình thái nên nhiều loài thuộc

chi Sanchezia được trồng làm cây cảnh và hàng rào [19,39,45] Tuy nhiên, chỉ

có loài S speciosa hay S nobilis được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới

Trang 12

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Ở Việt Nam, chi này có 1 loài có tên khoa học là Sanchezia speciosa hay Sanchezia nobilis, được gọi là cây Xăng sê, Ngũ sắc hay Khối đốm Phân

bố chủ yếu ở miền núi Tây Giang - Quảng Nam, Hòa Vang - tỉnh Đà Nẵng, miền núi Chiêm Hóa, Na Hang - Tuyên Quang và một số tỉnh khác (Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên) [1,2,5]

1.2 Tổng quan về loài Khôi đốm

1.2.1 Đặc điểm về loài Khôi đốm

Tên khoa học: Sanchezia speciosa Leonard hay Sanchezia nobilis

Hook.f [1]

Tên Việt Nam: Xăng sê, Khôi đốm, Lá ngũ sắc [1]

Cây bụi, cao 0,5-1,5 m, thân và gân chính của lá có màu lục, đỏ hoặc vàng, gân bên màu trắng [4] Lá đơn mọc đối hình chữ thập; cuống lá ngắn, hình trụ; phiến lá hình mũi mác, dài 10-25 cm, rộng 3-7 cm, nhẵn, mép lá hơi lượn sóng, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt; hệ gân lông chim,

có 9-12 đôi gân bên [9,44] Hoa mọc thành cụm hoa bông gồm 3 bông nhỏ trở lên, ở ngọn; cuống ngắn; có lá bắc màu lục hay đỏ, hình trứng, đỉnh tù, nhẵn,

ôm lấy 1 cụm hoa [4,9,44] Hoa lưỡng tính, màu xanh lục mờ, mùi nhạt đặc trưng [10] Đài nhiều, hình vảy, dài 1,5-1,8 cm, rộng 3-5 mm, tròn ở đỉnh [43] Tràng hình ống tròn, màu vàng có sáp, cao 4-5 cm, rộng 7-8 cm ở phía trên, thu hẹp dần xuống dưới đến 3 mm, nhẵn, các thùy dài 3-4 mm, tròn, có khía; chỉ nhị dài, nhị 4 trong đó có 2 nhị phát triển dài 4-4,5 cm, có lông và 2 nhị tiêu giảm [44] Quả nang có 8 hạt [4]

Hình 1.1 Hình ảnh hoa và lá của cây Khôi đốm

Trang 13

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

1.2.2 Đặc điểm vi phẫu

1.2.2.1 Thân

Thân non vi phẫu hình tròn Cấu tạo từ ngoài vào trong gồm: ngoài cùng là lớp biểu bì cấu tạo bởi một hàng tế bào, có lông che chở đơn bào; tiếp theo là mô dày gồm 6-8 hàng tế bào xếp thành hình tròn khép kín; mô mềm gồm 5-7 lớp tế bào, bên trong có chứa tinh thể calcioxalat hình kim và các hạt tinh bột đơn; libe gần như hình tròn khép kín, libe ở ngoài, gỗ ở trong, thỉnh thoảng bị gián đoạn bởi một số tế bào mô mềm; mô mềm ruột cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào, các tế bào thành mỏng, to, hình đa giác xếp lộn với nhau [9]

Thân già vi phẫu hình vuông Cấu tạo tương tự thân non, ngoại trừ có thêm lớp bần bên ngoài cùng [9]

Hình 1.2 Đặc điểm vi phẫu thân [6]

1: Biểu bì; 2: Mô dày; 3: Mô mềm; 4: Sợi; 5: Libe;

6: Gỗ; 7: Tinh thể calci oxalat hình kim; 8: Mô mềm ruột

1.2.2.2 Lá

Vi phẫu gân lá lồi lên ở 2 mặt trên và dưới Biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi 1 hàng tế bào đa giác xếp đều đặn nhau Mô dày trên và mô dày dưới cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào thành dày lên ở các góc Mô mềm cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, gần tròn bên trong có chứa các tinh thể canxi

Trang 14

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

oxalat và các hạt tinh bột, rải rác có các bó mạch phụ Libe gỗ xếp thành hình vòng cung gồm libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong Một số tế bào biểu bì thành lông che chở, lông tiết

Vi phẫu phiến lá: Gồm biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi 1 hàng tế bào đa giác sắp xếp đều đặn nhau Mô giậu ngay dưới biểu bì trên cấu tạo bởi

2 hàng tế bào hình chữ nhật sắp xếp đều đặn nhau Mô khuyết cấu tạo bởi các

tế bào hình gần tròn xếp lộn xộn

Vi phẫu cuống lá hình chén, có các đặc điểm tương tự gân lá, tuy nhiên

có thêm lớp mô dày sát lớp biểu bì [10]

Hình 1.3 Đặc điểm vi phẫu lá [6]

1: Biểu bì trên; 2: Mô dày trên; 3: Gỗ; 4: Libe; 5: Mô mềm;

6: Mô dày dưới; 7: Biểu bì dưới; 8: Mô giậu; 9: Mô khuyết

1.2.3 Đặc điểm bột

1.2.3.1 Bột thân

Bột có màu xanh lá hơi vàng, vị đắng Soi dưới kính hiển vi thấy có các đặc điểm sau: Mảnh bần màu nâu, mảnh biểu bì mang lông che chở, mảnh mạch xoắn, mạch điểm, tinh thể calci oxalat hình kim, sợi, tinh bột, lông che chở [9]

Trang 15

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Hình 1.4 Đặc điểm bột thân [9]

1.2.3.2 Bột lá

Bột lá có màu xanh nhạt, vị hơi đắng, soi dưới kính hiển vi thấy có các đặc điểm: Mảnh biểu bì, mảnh biểu bì mang lông tiết, mảnh biểu bì mang lỗ khí, lông che chở, mảnh mô mềm, mảnh mô khuyết, mảnh mô giậu, mảnh mô dày, mảnh mạch xoắn, mảnh mạch điểm, sợi, tinh thể calci oxalat hình kim, lông che chở, lông tiết, tinh bột [9]

Mảnh mô mềm

Hạt tinh bột Mạch xoắn

Mô dày Sợi

Tinh thể calci oxalat

Mạch điểm Lông

Trang 16

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Hình 1.5 Đặc điểm vi phẫu bột lá [9] 1.2.4 Phân bố Trên thế giới, cây Khôi đốm đã có từ lâu năm ở rừng mưa nhiệt đới miền Trung và Nam Mỹ (Ecuador) và được tìm thấy trên nhiều hòn đảo ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như Quần đảo Cook, Hawaii, Fiji và New Caledonia Loài này được trồng ở rất nhiều nơi làm cây cảnh và hàng rào [15,19,39] Cây phát triển mạnh ở nơi có khí hậu mát mẻ và trong lành Vì Sợi Mạch điểm Tinh bột Mô giậu Mạch xoắn Mô khuyết Lớp biểu bì dưới Tinh thể calci oxalate

Lông Lớp biểu bì trên

Mô mềm

Trang 17

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

vậy, ở Việt Nam cây Khôi đốm được tìm thấy ở các huyện miền núi cao như Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và ở một

số huyện miền núi Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang [1,4] Ngoài ra, cây được trồng ở Hà Nội, Thừa Thiên Huế [2]

1.2.5 Thành phần hóa học

Qua các tài liệu thu thập được, thành phần hóa học của loài Khôi đốm mới có một số công bố cho thấy, cây chứa một số nhóm chất như: flavonoid, glycosid, carbohydrat, alcaloid, steroid, phenolic, saponin và tannin [36].Các hợp chất hóa học được phân lập từ các bộ phận khác nhau của loài này và một

số hợp chất tự nhiên lần đầu được phân lập

Năm 2013, từ phần trên mặt đất của cây Khôi đốm thu hái tại vườn bách thảo Aswan ở Ai Cập, Ahmed E Abd Ellah và cộng sự đã phân lập và xác định được 5 hợp chất matsutake bao gồm [15]:

- Ba hợp chất cinnamyl alcohol glycosid: 9-O-β -glucopyranosyl

trans-cinnamyl alcohol (6), (1→6)-O-β glucopyranosyltrans-cinnamyl alcohol (7), Syringin (8)

9-O-β-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl Một hợp chất neolignan glucosid: 4-O-β-glucopyranosyl

dehydrodiconiferyl alcohol (9)

- Hai hợp chất benzyl alcohol glycosid: 7-O-β-glucopyranosyl benzyl

alcohol (10) và 7-O-β-apiofuranosyl-(1→6)-O-β-glucopyranosyl benzyl

alcohol (11)

Trang 18

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

- Ba hợp chất flavonoid: apigenin-7-O-β–glucopyranoside (12), apigenin-7-Ogentiobioside (13), apigenin-7-O- β–glucuronopyranoside (14)

Hợp chất 7 lần đầu tiên phân lập từ tự nhiên, bốn hợp chất 6, 8, 9 và 13 lần đầu phân lập từ họ Acathanceae và các hợp chất 10-12 và 14 lần đầu tiên

được phân lập từ chi Sanchezia [9]

Theo [31], tiến sĩ Vũ Đức Lợi và cộng sự đã tìm thấy được 4 hợp chất

trong lá cây Khôi đốm: Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid (quercitrin) (15), Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (hyperosid) (16), Sitosterol-3-O-β-D-

glucopyranosid (daucosterol) (17), 3-Metyl-1H-benz[f]indolo-4,9-dion (18)

Năm 2018, từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm thu hái ở tỉnh Nam Định, thạc sĩ Bùi Thị Xuân và cộng sự đã phân lập được 3 hợp

chất: 9-methoxycanthin-6-on (19), 9-hydroxyheterogorgiolid (20), O-methyl furodysinin lacton (21) Các hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây

Khôi đốm [7]

Một số công thức hóa học của các hợp chất có trong các bộ phận của cây Khôi đốm được trình bày ở hình 1.6

Trang 19

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

15 16

Trang 20

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

1.2.6 Tác dụng sinh học

1.2.6.1 Thử nghiệm độc tính Brine Shrimp

Năm 2015, Abu Shuaib Rafshanjani và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm

độc tính Brine Shrimp trên các phân đoạn dịch chiết n-hexan và ethyl acetat

của lá Khôi đốm với ấu trùng thử nghiệm là Artemia salina Leach, các mẫu

chứng là vincristine sulphate và dung dịch DMSO, mỗi mẫu thử 3 lần và thử với nhiều nồng độ khác nhau (5, 10, 20, 40, 80 µg/ml) Kết quả cho thấy cả hai phân đoạn n-hexan và ethyl acetat đều dương tính với thử nghiệm với

LC50 lần lượt là 19,95 µg/ml và 12,88 µg/ml, cao hơn liều chết LC50 của

17 18

19 20

21

Hình 1.6 Công thức cấu tạo các hợp chất phân lập được từ Khôi đốm

Trang 21

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

vincristine sulphate (10,96 µg/ml) Như vậy, cả 2 phân đoạn đều an toàn hơn vincristine sulphate, trong đó phân đoạn ethyl acetat có hoạt tính mạnh hơn phân đoạn n-hexan [36]

1.2.6.2 Tác dụng gây độc tế bào ung thư

Paydar và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào in vitro của

dịch chiết methanol từ lá Khôi đốm bằng phương pháp MTT trên các dòng tế bào: tế bào ung thư vú MCF-7, tế bào ung thư da SK-MEL-5 và tế bào nội mô mạch máu rốn của người HUVEC Kết quả cho thấy dịch chiết methanol có tác dụng ức chế tốt sự tăng trưởng của dòng tế bào MCF-7 với IC50 là 23,20 ± 1,18 µg/ml; có tác dụng ức chế vừa phải trên dòng tế bào SK-MEL-5 với IC50

là 62,56 ± 5,32 µg/ml và có tác dụng ức chế yếu trên dòng tế bào HUVEC với

IC50 là 91,15 ± 2,8 µg/ml Trong khi doxorubicin có tác dụng ức chế mạnh trên cả 3 dòng tế bào với IC50 lần lượt là 1,93 ± 0,12; 7,95 ± 0,92; 8,29 ± 1,37 µg/ml Như vậy, dịch chiết methanol có tác dụng gây độc tế bào chọn lọc hơn

so với doxorubicin [37]

Năm 2017, Từ dịch chiết dichloromethan và methanol của vỏ và rễ loài

Sanchezia speciosa, Nusrat Shaheen và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm độc

tính Brine Shrimp và khả năng gây độc tế bào trên dòng tế bào Hela ở người bằng phương pháp MTT Kết quả cho thấy, đối với thử nghiệm độc tính Brine Shrimp, dịch chiết dichloromethan của rễ cây có tác dụng gây độc đáng kể với

IC50 là 2,52 µg/ml so với chất đối chứng etoposide có IC50 là 7,46 µg/ml và có khả năng gây độc tế bào Hela với IC50 là 46,7 ± 1,7 µg/ml trong khi chất đối chứng doxorubicin có IC50 là 0,1 ± 0,02 µg/ml Đánh giá hiệu quả khả năng

ức chế dòng tế bào Hela, nồng độ của rễ S speciosa cho thấy sự ức chế tăng

sinh tế bào tối ưu ở 100 µg/ml Như vậy, dịch chiết dichloromethan của rễ

Sanchezia speciosa có tiềm năng chống ung thư trên tế bào Hela ở người [35]

1.2.6.3 Tác dụng chống oxy hóa

Năm 2013, Paydar và cộng sự đã tiến hành đánh giá tác dụng chống oxy hóa của lá cây Khôi đốm bằng phương pháp ORAC để xác định khả năng hấp thụ gốc oxy hóa tự do Kết quả là dịch chiết methanol của lá có chỉ số ORAC

là 55,77 ± 1,73 µg/ml, trong khi đó chỉ số ORAC của quercetin là 63,07 ± 0,93 µg/ml Như vậy, khả năng chống oxy hóa của dịch chiết methanol của lá

Trang 22

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Khôi đốm gần tương đương như quercetin Điều này cho thấy lá Khôi đốm có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả [37]

Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Bùi Thanh Tùng và cộng sự năm 2016 đánh giá tác dụng chống oxy hóa của các hợp chất phân lập được trong dịch chiết ethanol từ lá Khôi đốm qua khả năng quét gốc DPPH Bốn chất đã được

cô lập từ lá của cây Khôi đốm bao gồm: Quercetin 3-O-α-L-rhamnopyranosid

(quercitrin) (1), quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (hyperosid) (2), sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (daucosterol) (3), 3-metyl-1H-benz [f] indolo-4,9-dion (4) được đem thử nghiệm, kết quả là các hoạt động chống oxy hoá theo thứ tự sau: hợp chất 2 > hợp chất 1 > hợp chất 4 > hợp chất 3 Giá trị

IC50 của gốc tự do cho hai hợp chất 2 và 1 là 20,83 ± 1,29 mg/ml và 25,79 ±

2,57 mg/ml Điều này cho thấy hai hợp chất Quercetin rhamnopyranosid (quercitrin) và Quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (hyperosid) có tính chống oxy hóa mạnh và góp phần vào nguồn chất chống oxy hóa trong tự nhiên [49]

3-O-α-L-1.2.6.4 Tác dụng chống viêm

Tác dụng chống viêm của dịch chiết ethanol từ lá Khôi đốm được tiến

sĩ Vũ Đức Lợi và cộng sự đánh giá trên mô hình gây phù chân chuột bởi dung dịch muối natri carrageenan 1% với liều dùng của dịch chiết là 3 g/kg và 1,5 g/kg theo trọng lượng cơ thể chuột Kết quả cho thấy ở cả hai liều 3 g/kg và 1,5 g/kg của dịch chiết ethanol từ lá Khôi đốm đều có tác dụng giảm phù nề trong 24h và có ý nghĩa về mặt thống kê (p<0,01, p<0,05) [31]

Năm 2016, tiến sĩ Bùi Thanh Tùng và cộng sự đã tiến hành đánh giá tác

dụng kháng viêm in vitro của bốn hợp chất phân lập được trong dịch chiết

ethanol từ lá Khôi đốm bằng thử nghiệm ức chế biến tính albumin do nhiệt Bốn chất đã được phân lập từ lá của cây Khôi đốm bao gồm: Quercetin 3-O-

α-L-rhamnopyranosid (quercitrin) (1), quercetin 3-O-β-D-galactopyranosid (hyperosid) (2), sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (daucosterol) (3), 3- Metyl-1H-benz [f] indolo-4,9-dion (4) được đem thử nghiệm, kết quả là hợp chất 4 có tác dụng chống viêm mạnh nhất với IC50 là 193,70   5,24 µg/ml,

hợp chất 3 có tác dụng chống viêm trung bình với IC50 là 245,592   3,17

Trang 23

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

µg/ml, hợp chất 1 và 2 có tác dụng chống viêm yếu Điều này cho thấy, hai hợp chất sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (daucosterol) (3), 3-metyl-1H- benz [f] indolo-4,9-dion (4) là các hợp chất tự nhiên có tiềm năng trong điều

trị các bệnh liên quan đến viêm [49]

1.2.6.5 Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Năm 2014, Abu Shuaib và cộng sự đã đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và diệt côn trùng của cây Xăng sê bằng phương pháp khuếch tán đĩa, trên 15 chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), 6 chủng nấm và một

Tribolium castaneum Kết quả cho thấy trong 3 phân đoạn thu được từ dịch

chiết ethanol của lá Khôi đốm, phân đoạn chloroform thể hiện tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt hơn hai phân đoạn ether dầu hỏa và ethyl acetat [39]

Giá trị MIC của các phân đoạn chloroform, ethyl acetat, ether dầu hỏa đối với 15 chủng vi khuẩn lần lượt nằm trong khoảng 16-64, 32-128 và 64-

128 µg/ml Phân đoạn chloroform có tác dụng kháng khuẩn mạnh trên các

chủng Escherichia coli, Salmonella paratyphi, Bacillus megaterium, Shigella

flexneri, Pseudomonas aeruginosa và Shigella shiga Phân đoạn ethyl acetat

có tác dụng tốt trên chủng vi khuẩn Shigella sonnei và Shigella dysenteriae

[39]

Vùng ức chế đối với các chủng nấm của các phân đoạn nằm trong khoảng 8 ± 0,01 cho tới 18 ± 0,41 mm với nồng độ 50 µg/đĩa Phân đoạn

chloroform có tác dụng tốt trên các chủng Candida albicans, Rizopus oryzae,

Aspergillus niger và Trycophyton rubrum Phân đoạn ethyl acetat có tác dụng

ức chế vừa phải trên chủng Rizopus oryzae và Trycophytonrubrum trong khi

phân đoạn ether dầu hỏa hầu như không có tác dụng [39]

Thí nghiệm diệt côn trùng Tribolium Castaleum (Herbst) cho thấy tỷ lệ

tử vong của côn trùng là 60%, 40%, 20% ở liều lượng 50 mg/ml trong 48h tương ứng với phân đoạn chloroform, ethyl acetat và ether dầu hỏa [39]

1.2.7 Công dụng

Trị viêm loét dạ dày tá tràng

Trang 24

Copyright @ School of Medicine and Pharmacy, VNU

Cách dùng: lấy vài lá tươi rửa sạch và nhai sống với một hạt muối là cắt cơn đau lập tức, dùng một thời gian thì khỏi hẳn Ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày [3]

Ngày đăng: 06/08/2019, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w