KinhdoanhBảoHiểmởViệt Nam: thực trạng và giải pháp Bảohiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với ViệtNam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảohiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinhdoanhbảohiểm thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảohiểm và nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường bảohiểmViệtNam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Ngành bảohiểmViệtNam sẽ phải làm gì để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập? Kinhdoanhbảohiểm là kinhdoanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng, sản phẩm bảohiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảohiểm được thực thi kịp thời, hiệu quả. Đối với khách hàng, đóng phí bảohiểm là để mua lấy sự yên tâm trong công việc, chia sẻ lo ngại về những mầm mống rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Đối với cộng đồng, bảohiểm góp phần to lớn trong việc điều hòa cán cân thu nhập, điều tiết lợi ích và ổn định xã hội…. Thị trường bảohiểmở nước ta trong những năm gần đây đã rất sôi động, đa dạng. Số lượng công ty hoạt động kinhdoanhbảohiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảohiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảohiểm con người, bảohiểm tài sản và bảohiểm trách nhiệm dân sự; tính cạnh tranh của các công ty đã và đang từng bước thoả mãn tốt hơn nhu cầu của các khách hàng. Trên thị trường bảohiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc đáo trên cơ sở kết hợp giữa các yếu tố tiết kiệm - đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao như sản phẩm bảohiểm tai nạn cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảohiểm trách nhiệm sản phẩm của người chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia cầm, bảohiểm bệnh hiểm nghèo… Tốc độ tăng doanh thu phí của bảohiểmViệtNamở mức khá cao so với thế giới và khu vực. Một số công ty bảohiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO… Vốn đầu tư cho hoạt động kinhdoanhbảohiểm tăng lên và theo đó khả năng giữ lại phí bảohiểm trong nước cũng được nâng lên tương ứng. Qui định của nhà nước về tái bảohiểm bắt buộc qua VINARE đã giúp mức phí giữ lại của toàn thị trường tăng đều qua các năm. Tổng mức phí giữ lại chiếm khoảng 70% tổng phí bảohiểm gốc, giảm được một lượng không nhỏ phí bảohiểm chảy ra nước ngoài. Theo đánh giá của HHBHVN, hiện nay doanh thu phí bảohiểm của thị trường mới đạt mức trên 2% GDP trong khi các nước phát triển trong khu vực thường đạt mức 8-10% GDP (bình quân thế giới khoảng 8%) do đó, tiềm năng phát triển của các DN bảohiểm vẫn còn rất lớn. Các doanh nghiệp bảohiểmViệtNam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế, các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới hàng tỷ USD như bảohiểm trong các lĩnh vực hàng không; dầu khí; Nhà máy xi măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các toà nhà, khách sạn lớn cùng với hàng nghìn nhà xưởng, văn phòng… Hoạt động đầu tư của các công ty đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho xã hội. Các công ty bảohiểmViệtNam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các công ty bảohiểm đã có được bản đồng thoả thuận về khai thác bảohiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảohiểmViệtNam đại diện cho các doanh nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảohiểmViệt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảohiểmViệtNam vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảohiểm và môi giới bảohiểm còn khá nhiều hạn chế. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảohiểm đang ở tình trạnh báo động. Do cạnh tranh gay gắt, các DN bảohiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bồi thường chưa được thực hiện tốt, chưa đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm bảohiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán… Bảohiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Bên cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của ngành bảo hiểm. Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành bảohiểmViệtNam nói chung và bản thân các công ty bảohiểm trong nước nói riêng. Bắt đầu từ ngày 1/1/2008, theo cam kết WTO, thị trường bảohiểm của ViệtNam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn, với việc cho phép công ty bảohiểm có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ bảohiểm bắt buộc. Lúc đó, các doanh nghiệp bảohiểm trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường bảohiểmViệtNam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ rất nhiều phía: các cơ quan Nhà nước, các công ty bảohiểm trên thị trường, cũng như những cá nhân, tổ chức khác có lên quan. 1. Về phía Nhà nước Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành bảohiểm có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng; tạo lập và duy trì một môi trường kinhdoanh an toàn, ổn định, bình đẳng và thuận lợi, trước hết ở việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, đồng thời đổi mới phương thức và nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinhdoanhbảo hiểm, tiến dần tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quản lý bảohiểm quốc tế. Trong bối cảnh ViệtNam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước phải mở cửa thị trường theo các hiệp định và cam kết quốc tế, ngành bảohiểm đang đứng trước thách thức và vận hội mới, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước phải có những cải cách phù hợp. Do vậy, việc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảohiểm là rất cấp thiết. Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinhdoanhbảohiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinhdoanhbảo hiểm. Một chính sách phù hợp để khuyến khích việc tham gia bảohiểm của các cá nhân, tổ chức, khuyến khích việc mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động của các công ty bảohiểm là rất cần thiết. 2. Về phía các công ty bảohiểm Đối với một công ty bảo hiểm, năng lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh… là những yếu tố rất quan trọng tạo nên sức mạnh. Nếu không tự hoàn thiện và nâng cao năng lực, các công ty bảohiểm trong nước sẽ khó có thể đứng vững và thành công trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay. Ngay từ bây giờ, các công ty bảohiểm trong nước cần tự tạo cho mình một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng thị phần, tạo niềm tin ở khách hàng. Các công ty bảohiểm không chỉ phải đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, mà còn phải chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảohiểm cũng rất cần thiết. Các công ty bảohiểm cần nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và quản lý hoạt động kinhdoanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảohiểm một cách hợp lý. Hoạt động đầu tư cũng cần được đẩy mạnh một cách có hiệu quả, bằng cách tận dụng tối đa các công cụ đầu tư tài chính, tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán. Khi tham gia đầu tư vào các công trình, các dự án có vốn lớn, các công ty cần chú trọng công tác thẩm định để đảm bảo mức độ an toàn, tính thanh khoản cũng như khả năng sinh lời cho đồng vốn. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công của một doanh nghiệp. Trong lĩnh vực bảo hiểm, yếu tố này có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là ởViệtNam hiện nay, khi mà nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảohiểm đối với nền kinh tế, cũng như đối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế. Đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp bảohiểm nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm, đồng thời xây dựng được hình ảnh của công ty mình trong những khách hàng tiềm năng. Các công ty cũng cần nhanh chóng đa dạng hoá các kênh phân phối thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong các phương pháp thường gặp hiện nay ở các công ty bảohiểm là tiến hành qua hệ thống ngân hàng, qua các tổ chức tài chính. Qua đây, các công ty bảohiểm sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo các khách hàng giàu tiềm năng với khả năng tài chính cao và nhu cầu lớn. Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc Internet cũng có thể mang lại hiệu quả cao. Trong xu thế thương mại điện tử đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc bán bảohiểm qua mạng đang ngày càng phổ biến. Hầu hết các công ty bảohiểm trên thị trường ViệtNam đều đã có website riêng, song mới chỉ có một vài công ty cho phép khách hàng đăng ký mua bảo hiểm, cũng như thanh toán trực tuyến. Việc triển khai hình thức này còn nhiều khó khăn, do hạ tầng thông tin nước ta còn yếu kém, thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến… Tuy nhiên, đó cũng là một phương thức hiệu quả mà các công ty bảohiểm cần quan tâm triển khai nhằm đón trước thời cơ trong tương lai. Bên cạnh việc phát huy nội lực, các công ty bảohiểm rất cần hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Thông qua Hiệp hội bảo hiểm, các thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng, định hướng cho thị trường, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi bảo hiểm… tạo điều kiện phát triển có lợi cho toàn ngành. Không chỉ tăng cường hợp tác trong nước, các công ty bảohiểmViệtNam cũng phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Cần nhanh chóng tạo lập, củng cố mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảohiểm có kinh nghiệm, uy tín trong khu vực và quốc tế nhằm hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ, trao đổi thông tin… Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ mở ra những cơ hội kinhdoanh mới cho cả hai phía, tạo thuận lợi cho ngành bảohiểmViệtNam vươn ra với thế giới. 3. Về phía các tổ chức khác Bên cạnh các việc những nỗ lực từ phía Nhà nước, từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm, sự tham gia của các tổ chức khác có liên quan sẽ có vai trò rất to lớn. Các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế đều cần có nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm, đồng thời, tích cực chủ động tham gia mua bảohiểm cho tài sản, con người, cũng như trách nhiệm dân sự. Nhiều lĩnh vực bảohiểm thiết yếu như bảohiểm cháy nổ, bảohiểm trong nông nghiệp… chưa được các cá nhân, đơn vị quan tâm một cách đúng mức. Đặc biệt, với những lĩnh vực có tiềm năng lớn như bảohiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảohiểm hàng không… các công ty bảohiểm rất cần sự hợp tác của các bên liên quan. Các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu cần nhận thức ý nghĩa của việc giành quyền mua bảo hiểm, để chuyển từ tập quán bán FOB, mua CIF sang bán CIF, mua FOB. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng nên chú trọng mua bảohiểmở những công ty trong nước, vừa tiết kiệm ngoại tệ, vừa thuận tiện trong giao dịch, trong giải quyết bồi thường, lại góp phần vào việc phát triển nền bảohiểmViệt Nam. TS. Hoàng văn Oanh – Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 1 SOURCE: NHAQUANLY.VN Hỏi: Tàu X do ông Trần Văn làm chủ tàu, tham gia bảohiểm thân tàu điều kiện bảohiểm “tổn thất toàn bộ” theo Quy tắc bảohiểm thân tàu sông, tàu ven biển. Trong thời hạn bảo hiểm, tàu X đến cảng A kéo sà lan. Trong lúc hành hải, thuyền trưởng nghe đài khí tượng thủy văn báo ngày 24/3/2010 có bộ phận không khí lạnh tràn vào vịnh Bắc Bộ. Ngày 24/3/2010, Trung tâm khí tượng thủy văn báo: vịnh Bắc Bộ có gió Đông - Bắc cấp 7, cấp 8, đêm 24-25/3/2010 từ cảng A đến cảng C có gió Đông Nam cấp 4, cấp 5. Lúc này tàu X đã đi qua khỏi cửa B, thuyền trưởng quyết định cho tàu về vịnh C trú gió. Lúc 00h35’ ngày 25/3/2010, thời tiết thay đổi, gió giật mạnh, nước tràn vào tàu. Đến 13h20’ ngày 25/3/2010, trong cơn gió giật cấp 7, cấp 8, tàu lắc mạnh và bị chìm hẳn tại khu vực tọa độ 16 0 39’500N- 107 0 45’500E. Ngay sau đó, ông Minh thông báo yêu cầu Công ty bảohiểm Y bồi thường. Theo Giấy chứng nhận khả năng đi biển do Cục Đăng kiểm ViệtNam cấp chứng nhận tàu X có trạng thái kỹ thuật hoàn toàn đảm bảo hoạt động an toàn trong vùng biển và điều kiện thời tiết: “Biển hạn chế III - Vùng biển Việtnam cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 12 hải lý, gió không quá cấp 4 Beaufort. Tàu kéo phục vụ lai dắt lực kéo lớn nhất tại móc 806 kg” . Theo Biên bản phỏng vấn thuyền viên: “Tàu X luôn cập nhật thông tin về dự báo thời tiết từ Đài Khí tượng thuỷ văn” và “Khi gặp sự cố tàu X không có ý định ghé vào cảng B mà cố gắng hành trình về cảng C với lý do các cảng này nhỏ, hẹp tàu không vào được, dễ bị mắc cạn”. Theo Công văn của cơ quan giám định: “Tàu X bị chìm tại vị trí 16 0 39’500N- 107 0 45’500E, vị trí cách cảng C khoảng 23 hải lý và cách cảng B khoảng 09 hải lý. Như vậy, tàu X chọn cảng B là hợp lý và an toàn hơn (vì xuôi gió Đông Bắc) là chọn cảng C (chạy ngang gió Đông Bắc). Theo thông tin từ Công ty bảo đảm an toàn hàng hải thì luồng B có chiều rộng là 60m và độ sâu -4.0m là phù hợp với mớn nước tàu X” và “Cảng B có thể tiếp nhận tàu 500 DWT hoàn toàn phù hợp với X”. Việc ông Văn biết thời tiết không thuận lợi vượt quá cấp tàu X, nhưng không có ý định ghé vào cảng B vì cho rằng cảng B không phù hợp với mớn nước của tàu mà cố gắng đến cảng C dẫn đến chìm tàu X có thể coi là hành vi cố ý hay không? Trả lời: - Theo quy định tại Khoản 2, Điều 244 Bộ Luật Hàng hải: “Người bảohiểm không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất xảy do hành động cố ý hoặc quá cẩu thả của người được bảo hiểm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh do sơ suất hoặc sai lầm của thuyền trưởng đồng thời cũng là người được bảohiểm trong việc điều khiển, quản trị tàu và các tổn thất do lỗi của thuyền bộ, hoa tiêu hàng hải”. - Theo quy định tại Khoản 2 Điều 308 Bộ Luật dân sự: “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”. Việc ông Văn biết thời tiết không thuận lợi vượt quá cấp tàu X nhưng không có ý định ghé vào cảng B vì cho rằng cảng B không phù hợp với mớn nước của tàu mà cố gắng đến cảng C dẫn đến chìm tàu X chưa đủ căn cứ để xác định là hành vi cố ý vì: + Thứ nhất: Tàu X do ông Văn làm chủ sở hữu đồng thời là thuyền trưởng (không phải là gây thiệt hại cho người khác); + Thứ hai: Khi tàu chìm, thuyền trưởng đã tìm mọi cách để khắc phục, hạn chế thiệt hại về người, tài sản và ô nhiễm môi trường (không để mặc cho thiệt hại xảy ra). Như vậy, nguyên nhân tổn thất không thể cho rằng đó là hành động cố ý. http://irt.mof.gov.vn/portal/page/portal/irt/37682279?m_action=4&p_id=112 Hỏi: Tàu X, trọng tải toàn phần 550 tấn do ông Nguyễn Văn A làm chủ tàu, tham gia bảohiểm thân tàu - điều kiện bảohiểm “Tổn thất toàn bộ” theo Quy tắc bảohiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu, thuyền hoạt động trên sông, hồ, vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam. Trong thời hạn bảo hiểm, tàu X bị đâm mũi vào chướng ngại vật dưới lòng sông và chìm tàu. Ngay sau đó, ông A thông báo yêu cầu Công ty bảohiểm Y bồi thường. Theo Biên bản vụ tai nạn giao thông do Công an lập và Báo cáo cuối cùng giám định của Công ty Giám định Z, nguyên nhân xảy ra tổn thất đắm tàu “…do mực nước sông xuống thấp, dải đá ngầm nằm dưới lòng sông (không có phao tiêu cảnh báo) nên Tàu X đã đâm vào dải đá ngầm làm cho mũi tàu bị thủng, nước sông tràn vào hầm hàng gây ra tổn thất chìm tàu…”. - Cũng theo Báo cáo giám định, số thuyền viên trên Tàu X tại thời điểm xảy ra tai nạn gồm 05 người, trong đó: + Chủ tàu kiêm thuyền trưởng: 01 người + Máy trưởng: 01 người + Thuỷ thủ: 02 người + Cấp dưỡng: 01 người Tổn thất chìm tàu nói trên có thuộc trách nhiệm bảohiểm của Công ty bảohiểm Y hay không? Trả lời - Theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, hành vi bị cấm: “Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp”. - Theo quy định tại Tiết c Khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, điều kiện hoạt động của phương tiện là “Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên”. - Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu đối với phương tiện thuỷ nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 7/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Quy định 28), Tàu X trọng tải toàn phần 550 tấn của ông Nguyễn Văn A thuộc nhóm I phương tiện chở hàng, số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc là 04 người, trong đó: + 01 thuyền trưởng (hoặc 1 trong các thuyền phó) + 01 máy trưởng (hoặc 1 trong các máy phó) + 01 thuỷ thủ + 01 thợ máy - Theo quy định tại Quy tắc bảohiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu, thuyền hoạt động trên sông, hồ, vùng nội thuỷ và lãnh hải ViệtNam của Công ty bảohiểm Y, Công ty sẽ không bồi thường nếu những tổn thất xảy ra do nguyên nhân “… tàu thuyền không đủ khả năng hoạt động…” và “… vi phạm luật lệ giao thông…”. Căn cứ Báo cáo giám định thì tại thời điểm xảy ra tổn thất, trên Tàu X không có thợ máy, như vậy không đủ điều kiện về định biên để tàu hoạt động theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy định 28, vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện thuỷ địa tại Tiết c Khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa. Tuy nhiên, theo kết quả giám định thì nguyên nhân xảy ra tổn thất là “…do mực nước sông xuống thấp, dải đá ngầm nằm dưới lòng sông (không có phao tiêu cảnh báo) nên Tàu X đã đâm vào dải đá ngầm làm cho mũi tàu bị thủng, nước sông tràn vào hầm hàng gây ra tổn thất chìm tàu…”. Như vậy, giữa Quy tắc bảohiểm của Công ty Y và kết luận của giám định có sự không đồng nhất về nguyên nhân xảy ra tổn thất. Đây là vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ. http://luanvan.co/luan-van/de-tai-thuc-trang-ve-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau-bang-duong- bien-o-viet-nam-11215/# . kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các loại hình sở hữu đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lĩnh vực bảo hiểm con người, bảo hiểm. Kinh doanh Bảo Hiểm ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói