MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ, HUFLIT SOME SOLUTIONS FOR IMPROVING SCIENTIFIC RESEARCH QUALITY OF DIR’S STUDENT, HUFLI
Trang 1MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ, HUFLIT SOME SOLUTIONS FOR IMPROVING SCIENTIFIC RESEARCH
QUALITY OF DIR’S STUDENT, HUFLIT
Th.S Ngô Thị Bích Lan, Khoa Quan hệ Quốc tế, HUFLIT
Tóm tắt
Bài nghiên cứu cung cấp thông tin tổng quan về số lượng sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế (QHQT) đã tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) những năm gần đây và nội dung các đề tài đã được thực hiện Đề tài còn thực hiện khảo sát ngẫu nhiên 100 sinh viên khoa QHQT từ năm 1 đến năm 4, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên khoa QHQT nói riêng và HUFLIT nói chung
Từ khóa: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên, sinh viên khoa QHQT – HUFLIT
Abstract
This study provides overview of the number of DIR students who participated in scientific research and their topics in recent years The researcher also conducted a survey of 100 DIR students from the first-year to four-year After survey results were analyzed, this study showed the summary review of student’s opinions and gave some suggestions to improve scientific research quality of DIR’s student, HUFLIT
Keywords: scientific research, scientific research of student, DIR’s student, Huflit’s student
1 Đặt vấn đề
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo bậc đại học Đối với mỗi sinh viên (SV), bên cạnh việc học tập các môn theo chương trình đào tạo đại học, tham gia NCKH giúp SV có cơ hội tiếp cận và mở rộng kiến thức chuyên ngành, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, học tập các phương pháp nghiên cứu và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tiếp cận từ nhiều phía, qua đó hình thành tư duy khoa học, tích lũy kinh nghiệm cho quá trình học tập và làm việc sau này
Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, với phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và NCKH”,
Trang 2các khóa tham gia NCKH Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ, thực trạng NCKH của SV khoa QHQT cũng còn những mặt hạn chế nhất định
Vậy làm thế nào để có thể phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo và nâng chất lượng NCKH của SV? Đây là một vấn đề cần được xem xét trên nhiều phương diện Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng NCKH của SV khoa QHQT nói riêng và HUFLIT nói chung
2 Nội dung nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: SV khoa QHQT đã từng tham gia NCKH và chưa từng
tham gia NCKH
2.2 Tiến trình thực hiện:
- Thống kê số lượng SV tham gia NCKH và các đề tài đã thực hiện từ năm 2012
- Khảo sát ngẫu nhiên 100 SV khoa QHQT từ SV năm 1 đến năm 4
- Thống kê kết quả khảo sát, xử lý số liệu và đưa ra đề xuất
3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Kết quả nghiên cứu
Kết quả thống kê
Bảng 1: Số lượng SV khoa QHQT tham gia NCKH và các đề tài đã thực hiện
BC SV
1 4.2012 Các lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, PR, văn hóa tổ
chức, chăm sóc khách hàng, luật, quan hệ quốc tế
34 44
2 9.2012 Tiếp thị, giao tế ứng xử, văn hoá, các vấn đề xã hội,
quan hệ quốc tế
30 43
3 5.2013 Lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, PR, văn hóa tổ chức,
chăm sóc khách hàng, quan hệ quốc tế
30 44
4 11.2013 Tiếp thị, giao tế ứng xử, văn hoá, các vấn đề xã hội 30 51
5 11.2014 Các chiến lược tiếp thị, quảng bá hình ảnh của
doanh nghiệp, các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, phong cách lãnh đạo, giao tiếp trong kinh doanh, việc ứng dụng bản đồ tư duy Mind-map
17 26
6 3.2015 Chiến lược quảng bá HUFLIT: hoạt động ngoại
khóa, kết hợp lý thuyết thực hành, các kế hoạch truyền thông, kỹ năng mềm…
25 47
(Nguồn: Khoa QHQT-HUFLIT)
Trang 3Kết quả khảo sát
Câu 2: Anh/chị đã được học môn phương pháp nghiên cứu khoa học (PP NCKH) tại
trường đại học chưa? Nếu câu trả lời là “Chưa” thì tiếp tục từ câu hỏi số 6
hoàn chỉnh không?
30%
21%
16%
33%
Câu 1
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
45%
55%
Câu 2
Rồi Chưa
27%
73%
Câu 3
Có Không
Trang 4Câu 4: Lý do anh/chị lựa chọn hoàn thành một đề tài NCKH hoàn chỉnh là?
Bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm
Học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu
Để có giấy chứng nhận
Câu 5: Lý do anh/chị không lựa chọn hoàn thành một đề tài NCKH hoàn chỉnh là?
Không tìm được đề tài yêu thích
Không đủ năng lực
Mất nhiều thời gian
Nặng: có nhiều bài phải làm trong 1 học kì
Tốn nhiều thời gian, công sức
Thời gian nghiên cứu khoa học quá ngắn
Câu 6: Anh/chị có mong muốn được tham gia NCKH khi là sinh viên tại trường đại
học không?
Câu 7: Lý do anh/chị muốn tham gia NCKH khi là sinh viên tại trường đại học là?
Tôn trọng khoảng thời gian khi còn là sinh viên
Tìm hiểu những kiến thức mới
Học hỏi thêm được những kiến thức cho việc NCKH
Thử thách mình
Nâng cao hiểu biết về kĩ năng lẫn kiến thức
Trải nghiệm thực tế và tìm hiểu sâu về các đề tài yêu thích
Học hỏi thêm kinh nghiệm, mở rộng kiến thức
Thể hiện khả năng của bản thân
Tạo ưu điểm khi ra trường
80%
20%
Câu 8
Có Không
Trang 5 Tiền đề làm khóa luận
Câu 8: Lý do anh/chị không muốn tham gia NCKH khi là sinh viên tại trường đại học
là?
Không liên quan đến công việc sau này
Không hứng thú
Thấy không cần thiết
NCKH mang tầm vĩ mô cao
Không phù hợp với chuyên ngành
Không nhìn ra được tầm quan trọng của việc NCKH ở trường đại học
Tốn thời gian, kinh phí
Câu 9: Theo anh/chị, những yếu tố nào sau đây có thể khuyến khích sinh viên tham
gia NCKH? (Có thể chọn nhiều phương án)
3.2 Đề xuất
3.2.1 Theo kết quả nghiên cứu, bình quân mỗi năm khoa QHQT thực hiện 2
hội thảo NCKH dành cho SV Trên thực tế, mỗi năm SV 2 ngành IR và PR sẽ được học môn phương pháp NCKH, một số SV sẽ tự nguyện đăng ký đề tài để làm hoàn chỉnh hoặc giảng viên sẽ lựa chọn những SV có khả năng thực hiện các đề tài NCKH hoàn chỉnh Khi cho SV đang học môn phương pháp NCKH và thực hiện đề tài hoàn chỉnh trong cùng 1 học kỳ (sau khi kết thúc môn) có 2 mặt như sau:
Ý kiến khác Trao giấy chứng nhận
Hỗ trợ kinh phí NCKH
Giải thưởng hấp dẫn
Cộng điểm cho môn học
Câu 10
Trang 6Thứ nhất, SV vừa được học phương pháp nghiên cứu, sẽ có nhiều tò mò và
hứng thú để thử sức mình trong quá trình hoàn thành một đề tài NCKH hoàn chỉnh và báo cáo tại Hội nghị NCKH sinh viên do khoa tổ chức
Thứ hai, việc phải hoàn thành gấp gáp một đề tài NCKH hoàn chỉnh trong
khoảng thời gian 3 – 5 tháng khiến SV chịu khá nhiều áp lực khi vừa phải hoàn thành bài NCKH để kịp báo cáo đảm bảo điểm thi kết thúc môn đồng thời phải đảm bảo chất lượng bài nghiên cứu Như vậy, khi SV thực hiện báo cáo một đề tài NCKH hoàn chỉnh tức là đang thực hiện bài thi của mình, hội thảo NCKH sinh viên vô tình mang tính chất thi cử nhiều hơn là tính chất NCKH
Dựa theo tình hình đó, nên chăng chúng ta nên tách việc hoàn thành bài thi kết thúc môn và việc cho SV đăng ký NCKH thành hoạt động riêng để SV có thể dành nhiều thời gian hơn nghiên cứu các đề tài, nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, nghiên cứu tài liệu và tiến hành đăng ký tham gia NCKH theo hình thức một hội thảo NCKH thực sự chứ không phải là hoàn thành một bài thi học kỳ
3.2.2 Theo kết quả khảo sát ý kiến từ sinh viên và trên cơ sở nghiên cứu tình
hình thực tế NCKH của SV khoa QHQT, HUFLIT, tác giả đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng NCKH của SV khoa QHQT nói riêng và HUFLIT nói chung khi tách hoạt động NCKH thành 1 hoạt động riêng dành cho SV như sau:
- Nhà trường nên hỗ trợ nguồn kinh phí NCKH dành cho SV Khi hoạt động NCKH không còn gắn liền với việc thi kết thúc môn sẽ rất khó để SV chủ động đăng
ký các đề tài nghiên cứu khi việc hoàn thành một đề tài NCKH đòi hỏi SV phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và tâm huyết Khoa QHQT có cấp giấy chứng nhận cho SV thực hiện đề tài NCKH hoàn chỉnh, đây cũng là một động lực thúc đẩy SV tích cực tham gia NCKH để được chứng nhận thành tích Tuy nhiên, chỉ cấp giấy chứng nhận là chưa đủ để có thể khuyến khích đông đảo SV có khả năng tham gia NCKH Theo tìm hiểu của tác giả, rất nhiều trường ĐH ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đều hỗ trợ kinh phí cho SV khi tham gia NCKH, mức độ nhiều ít khác nhau tùy tình hình thực tế và khả năng của từng trường
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo NCKH cấp trường Để nâng cao chất lượng NCKH của SV và khuyến khích SV tích cực tham gia NCKH, nhà trường nên tổ chức thường xuyên các hội thảo NCKH cấp trường để SV có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau và nâng cao tầm hiểu biết cũng như hứng thú trong NCKH khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như công tác có liên quan sau này
- Nên đưa ra những chủ đề NCKH đặc trưng cho từng hội thảo Trong năm 2015, theo kế hoạch, khoa QHQT sẽ thực hiện 2 hội thảo NCKH dành cho SV với 2 chủ đề
đặc trưng: “Chiến lược quảng bá HUFLIT” và “Văn hóa tổ chức” Hội thảo đầu tiên
Trang 7do đặc thù ngành học cũng như để đảm bảo SV có thể NCKH phù hợp với khả năng khoa QHQT linh động tạo điều kiện cho SV chọn các chủ đề về chính trị - ngoại giao (nếu có) Theo đó, tác giả đề xuất ở phạm vi nhà trường, các hội thảo NCKH cấp trường có thể tổ chức theo dạng các chủ đề đặc trưng cho từng hội thảo, phù hợp với yêu cầu học tập cũng như các vấn đề thực tiễn xã hội, như vậy SV các khoa khác nhau, chuyên ngành khác nhau cũng có thể đăng ký tham gia theo hiểu biết và năng lực của
SV
- Thành lập Hội đồng khoa học (cấp khoa/trường) để duyệt đề cương cho SV trước khi tiến hành thực hiện một đề tài NCKH hoàn chỉnh Trong quá trình đề ra ý tưởng và kế hoạch cho đề tài NCKH, có thể SV còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức và
kỹ năng cần thiết để thực hiện một đề tài hoàn chỉnh, thông qua quá trình hội đồng khoa học duyệt đề cương sẽ giúp SV hoàn thiện những mảng kiến thức còn thiếu, phương pháp luận, tiến trình thực hiện… phù hợp với khả năng thực tế và năng lực của
SV cũng như tính khả thi của đề tài Khi đề cương NCKH của SV được sự góp ý và thông qua của hội đồng khoa học cấp khoa/trường sẽ hạn chế được tình trạng SV bế tắc trong quá trình thực hiện đề tài của mình dẫn đến việc bỏ dở hoặc hủy đề tài
4 Kết luận
NCKH luôn là một trong những hoạt động quan trọng của SV tại các trường đại học, cao đẳng Tuy nhiên, việc tổ chức một cách hiệu quả hoạt động NCKH cho SV là vấn đề không hề đơn giản Bên cạnh những khó khăn chủ quan từ phía SV như chưa nhiệt tình, đam mê với NCKH, chưa chủ động học tập, tìm tòi NCKH… còn có những
lý do khách quan cần sự hỗ trợ từ phía nhà trường như tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất, kinh phí, tạo môi trường NCKH thực sự cho SV nhằm thúc đẩy sự hăng say, sáng tạo, tìm tòi NCKH trong SV Để hoạt động NCKH của SV thật sự hiệu quả và có chất lượng cần sự nỗ lực và thay đổi cả từ phía SV cũng như thầy cô, lãnh đạo nhà trường Với vai trò hỗ trợ, dẫn dắt và khuyến khích SV tham gia NCKH, tôi hy vọng những đề xuất trên đây có thể góp phần nâng cao chất lượng NCKH của SV khoa QHQT nói riêng và trường HUFLIT nói chung trong những năm tiếp theo
5 Tài liệu tham khảo
1 “Chia sẻ kinh nghiệm NCKH của sinh viên”,
http://kttc.tdt.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/sinh/266-chia-se-kinh-nghiem-nghien-cuu-khoa-hoc-sinh-vien.html’
2 “Nghiên cứu khoa học – những điều sinh viên cần biết”,
http://kttc.tdt.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/sinh/264-nghien-cuu-khoa-hoc-nhung-dieu-sinh-vien-can-biet.html
3 “Những khó khăn của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học”,
http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/22501902-nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-khi-tham-gia-nghien-cuu-khoa-hoc.html
Trang 84 Đinh Thị Hà (2011), “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên”,
http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=131&articlei d=1214
5 ĐH Quốc gia Hà Nội, Quy định về nghiên cứu khoa học của sinh viên,
https://www.vnu.edu.vn/home/?C2041/N136/To-chuc-quan-ly-hoat-dong-NCKH-cua-SV.htm
6 Thống kê số lượng SV nghiên cứu khoa học, khoa QHQT, HUFLIT
Trang 9BẢNG KHẢO SÁT
Bảng khảo sát được dành cho sinh viên khoa Quan hệ quốc tế, HUFLIT nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NCKH CỦA SINH VIÊN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ, HUFLIT”
1 Anh/chị là sinh viên năm thứ?
1
2
3
4
2 Anh/chị đã được học môn phương pháp nghiên cứu khoa học (PP NCKH) tại
trường đại học chưa? Nếu câu trả lời là “Chưa” thì tiếp tục từ câu hỏi số 6
Rồi
Chưa
3 Sau khi kết thúc môn PP NCKH, anh/chị có từng hoàn thành một đề tài NCKH hoàn chỉnh không?
Có
Không
4 Lý do anh/chị lựa chọn hoàn thành một đề tài NCKH hoàn chỉnh là?
………
5 Lý do anh/chị không lựa chọn hoàn thành một đề tài NCKH hoàn chỉnh là?
………
6 Anh/chị có mong muốn được tham gia NCKH khi là sinh viên tại trường đại học không?
Có
Không
7 Lý do anh/chị muốn tham gia NCKH khi là sinh viên tại trường đại học là?
………
8 Lý do anh/chị không muốn tham gia NCKH khi là sinh viên tại trường đại học là?
………
9 Theo anh/chị, những yếu tố nào sau đây có thể khuyến khích sinh viên tham gia
NCKH? (có thể chọn nhiều phương án)
Giải thưởng hấp dẫn
Hỗ trợ kinh phí NCKH
Trao giấy chứng nhận
Cộng điểm cho môn học
Ý kiến khác