Những vấn đề môi trường ven biển nổi bật ở Việt Nam và định hướng bảo vệ

21 117 0
Những vấn đề môi trường ven biển nổi bật ở Việt Nam và định hướng bảo vệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Đức Thạnh, 2007 Những vấn đề môi trường ven biển nổi bật ở Việt Nam và định hướng bảo vệ Trong: PN Hồng (Chủ biên): “Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô trong việc giảm nhẹ thiên tai và cải thiện cuộc sống ở vùng ven biển” Nxb Nông nghiệp Hà Nội Tr 119 – 134 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN NỔI BẬT Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên và Môi trường biển Mở đầu Quá trình tương tác và trao đổi vật chất giữa lục địa và đại dương ở dải ven biển (DVB) tạo nên thế cân bằng động về môi trường, sinh thái và cơ cấu tài nguyên thiên nhiên Do tác động nhân tác và biến đổi khí hậu, cân bằng này bị phá vỡ và dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực (Permetta & Milliman 1995) DVB Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nơi các con sông lớn có lưu vực nằm trên sáu nước đổ vào và vùng biển phía ngoài có quan hệ về sinh thái và môi trường với vùng biển của nhiều nước trong khu vực Đây là khu vực rất nhạy cảm và các hệ sinh thái, đặc biệt là rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển,v.v rất dễ bị tổn thương do các tác động môi trường Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, hoạt động nhân tác đã tác động lớn lên môi trường ven biển Con người, môi trường và hệ sinh thái ven biển còn chịu ảnh hưởng của những biến động bất thường về khí hậu, thủy văn có xu hướng gia tăng gần đây Đó là chưa kể nguy cơ các thiên tai, kể cả núi lửa, động đất và sóng thần chưa được đánh giá đầy đủ Áp lực môi trường và các tai biến ven biển không chỉ phát sinh tại chỗ mà còn nguồn từ lục và từ đại dương Vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường ven biển cần phải được nhìn nhận từ những mối quan hệ vĩ mô của tương tác lục địa-đại dương ở DVB Nghiên cứu này nhận được sự hỗ trợ của Hội đồng Khoa học Tự nhiên 1 Tổng quan về dải ven biển Việt Nam Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3200 km với 114 cửa sông lớn nhỏ và có thể được chia làm 4 vùng tự nhiên là Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan Hàng năm, 1 các dòng sông đổ vào DVB Việt Nam khoảng 880 tỷ m 3 nước và 200-250 triệu tấn bùn cát , chủ yếu tập trung ở cửa sông Hồng và Mê Kông Lưu vực sông Mê Kông nằm trên địa phận 6 nước, gồm Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam DVB Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình năm 22,6–27,2 0C, tăng dần về phía nam, lượng mưa trung bình năm khoảng 1000–2400 mm Hàng năm (1975 - 1994), có 2,52 cơn bão và 2,2 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Thiệt hại do bão khá lớn, ví dụ tới 600 triệu USD vào năm 1997 Mực nước biển dâng cao được ghi nhận ở một số trạm ven biển, ví dụ, 2,24mm/năm ở Hòn Dấu trong 1957–1989 (Thuỵ & Khước, 1994) Các hệ sinh thái ven biển như cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển v.v có năng suất và đa dạng sinh học cao Có tới 11 nghìn loài thủy sinh và trên 1300 loài sinh vật trên đảo có mặt ở biển và ven biển Việt Nam, trong đó có nhiều loài qúy hiếm Trữ lượng cá biển khoảng 3,0 – 3,5 triệu tấn và sản lượng đánh bắt thuỷ sản cho phép trên triệu tấn năm (Bộ thủy sản, 1996), sản lượng khai thác năm 2002 khoảng 1,2 triệu tấn (Phạm Văn Ninh và nnk, 2005 ) Tài nguyên phi sinh vật biển và ven biển khá phong phú, đặc biệt là dầu khí với trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp được xác định khoảng 1,2 tỉ tấn, sản lượng khai thác 2004 khoảng 20 triệu tấn ở vùng ven biển có tới khoảng 100 mỏ khoáng sản Mỏ than Quảng Ninh, trữ lượng 3,59 tỉ tấn và sản lượng khai thác năm 2003 đạt 18,3 triệu tấn Mỏ sắt Thạch Khê, Hà Tĩnh có chất lượng tốt , đủ cho sản lượng 5–6 triệu tấn gang mỗi năm DVB là nơi phát triển kinh tế năng động, có mật độ, tốc độ phát triển dân số cao Năm 2003, dải ven biển (tính đến huyện, quận) có dân số 21,4 triệu người, bằng 26,7% của cả nước Tốc độ tăng dân số dải ven biển trung bình 1,8-2%, tốc độ tăng trưởng GDP 9,9%/năm , gấp 1,4 lần tăng trưởng GDP cả nước trong 1996 - 2003 Dọc bờ biển có tới 12 đô thị lớn, 90 cảng và bến, hàng trăm bến cá, khoảng 238.600 cơ sở sản xuất công nghiệp Hoạt động du lịch, dịch vụ và quá trình đô thị hoá đang tăng mạnh (Vịnh & Tuyên, 2004) 2 ảnh hưởng của nhân tác và biến động khí hậu đến môi trường bờ 2.1 Hoạt động nhân tác Hàng năm, có hơn 1 triệu tấn sản lượng cá biển đã được khai thác (1,5 triệu tấn năm 2003), vượt số lượng khai thác cho phép từ năm 1996 và đáng chú ý đến 80% sản lượng khai thác từ vùng nước ven biển Nuôi trồng thuỷ sản tăng rất nhanh diện tích từ 230 nghìn ha đầm nuôi mặn lợ vào năm 1998 đến 592 nghìn ha năm 2003, phần lớn được xây dựng trên vùng rừng ngập mặn Một diện tích đáng kể là bãi bồi ngập triều, kể cả các bãi sú vẹt đã được khai hoang làm đất nông nghiệp Riêng ở ven biển châu thổ sông Hồng, có đến 24 nghìn ha 2 đất bồi ven biển được khai hoang trong thời gian 1958–1995 Hoạt động nuôi trồng và chế biến thuỷ sản đã thải ra một lượng lớn các chất gây ô nhiễm (Lý và nnk, 2005) Sản lượng dầu khai thác trên biển không ngừng tăng, từ năm 2000 vượt trên 15 triệu tấn mỗi năm Tính toán cho thấy vào năm 1995 có 47 nghìn tấn dầu thải xuống vùng biển Việt Nam, trong đó, từ dàn khoan dầu 3%, từ lục địa 12,8%, tràn dầu 1,2 %, từ tuyến hàng hải quốc tế 81,9 % và hoạt động tàu thuyền trong nước 1,1% (Minh, 1996) Khai thác khoáng sản ven biển, ví dụ than, vật liệu xây dựng, sa khoáng làm biến dạng cảnh quan bờ, đổ thải các chất thải rắn, lỏng, làm tăng xói lở bờ biển Mỏ than Quảng Ninh có sản lượng khai thác 10 15 triệu tấn than/ năm, mỗi năm cũng đổ thải ra khoảng 13 -19 triệu m3 đất đá và khoảng 3060 triệu m3 chất thải lỏng Rừng bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, làm nương rẫy, cháy rừng và khai thác gỗ, để lại hậu quả lâu dài Độ phủ rừng 43% vào năm 1943 chỉ còn 28% vào năm 1995 (Cuong, 1997) Gần đây do tích cực trồng rừng và đóng cửa rừng, diện tích rừng có tăng nhưng chưa nhiều (30% vào năm 1999) Cháy rừng thường xảy ra, đặc biệt vào những năm El-Nino khô nóng Vào năm El-Nino 1998, gần 20 nghìn ha rừng bị huỷ hoại trong 1.685 vụ cháy rừng Trong thời gian 1998-2000 có 2.035 vụ cháy thiêu mất 22.400 ha rừng (Hưng, 2001) Suốt nghìn năm qua, một hệ thống đê điều được xây dựng để bảo vệ đồng bằng và các khu dân cư khỏi ngập nước biển và sông Cả nước có tới 5700 km đê sông và 2100 km đê biển, trong đó riêng châu thổ sông Hồng có 3000km đê sông và 1500 km đê biển Mấy chục năm qua, ở ĐBSCL đã hình thành 12 nghìn km đê bao kín 1.200 vùng với 1,3 triệu ha lúa Hệ thống đập chứa trên lưu vực làm thay đổi sâu sắc lượng tải, phân bố nước và trầm tích ven biển, gây xói lở, sa bồi và xâm nhập mặn (WCD, 2000) ở Việt Nam có trên trên 650 hồ, đập chứa cỡ lớn và vừa hơn 3500 hồ, đập chứa cỡ nhỏ (ADB, 1993.; WB et all, 1996) Tổng khối của 5 đập thủy điện lớn nhất về sức chứa gồm Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Thác Mơ và Đa Nhim là 18,5km3 Đập Hoà Bình trên sông Đà lớn nhất cả nước khởi công năm 1979, bắt đầu vận hành từ ngày 30/12/1988 Khi đập Sơn La phía trên Hoà Bình và đập Đại Thị trên sông Gâm được hoàn thành thì tổng sức chứa các đập thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng bằng 20% tổng lượng chảy năm của hệ thống này Hiện nay, trên thượng lưu sông Mê Kông, Trung Quốc đang phát triển mạnh các đập chứa, trong đó có đập Xiaowan (khởi công từ năm 2001) lớn thứ hai ở Trung Quốc Dự kiến đến 2010, sẽ có 8 đập của Trung Quốc trên thượng lưu sông Mê Kông với tổng lượng chứa trên 40km3 và các công trình này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ven biển châu thổ của Vệt Nam (Kumma M et al., 2004) 3 Mỗi năm có 57,3 triệu m3 bùn cát sa lắng dưới đáy đập Hoà Bình (Dũng, 1999) Trước đắp đập Hoà Bình, tổng lượng bùn cát lơ lửng của sông Hồng tại Sơn Tây là 114 triệu tấn, sau đắp đập chỉ còn 79,4 triệu tấn/năm (HM Hùng, 2001) Thiệt hại và tác động tiêu cực của các đập lớn trên lưu vực rất lớn (NT Hùng và nnk, 1995; Niêm và nnk 1995), nhưng tác động của chúng đến vùng biển cũng rất đáng kể (Thạnh & Chiến, 2002) Sự mất đi một lượng lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng do sông đưa ra DVB gây ra những hậu quả môi trường sinh thái và tai biến nghiêm trọng như xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy giảm dinh dưỡng và sức sản xuất của vùng biển ven biển, gây thiệt hại về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản đánh bắt và nuôi trồng Thiệt hại lớn về tài nguyên và môi trường ven biển châu thổ Hoàng Hà (Trung Quốc) liên quan tới tải lượng nước và bùn cát sông giảm mạnh từ mhững năm 50 (Yang et al., 2001) Đập Tam Hiệp làm dòng chảy Trường Giang giảm 10% thì sản lượng cá vùng biển ven biển giảm 9% (Chen , 2000) Việt Nam có diện tích nông nghiệp trên 7 triệu ha, trong đó 60 % là đất lúa Hàng năm, một khối lượng lớn nước cần cho nông nghiệp, ví dụ, 7 tỉ m 3 nước vào năm 1990 Tải lượng nước sông giảm đi, lượng phân bón và hoá chất tăng lên làm tăng nồng độ chất thải ở nước sông đổ ra biển Năm 1993, có 2,1 triệu tấn phân hoá học, trong đó có 1,2 triệu tấn U rê, 793 nghìn tấn phốt phát và 22 nghìn tấn lân được dùng cho nông nghiệp Lượng thuốc bảo vệ thực vật, có cả DDT, Lindan, Monitor, Wafatox v.v dùng cho nông nghiệp không ngừng tăng, 20 nghìn tấn vào năm 1988, tăng lên 30 nghìn tấn vào năm 1994 (Sandoz, 1996) Một phần đáng kể dư lượng các loại hoá chất này được nước sông tải ra ven biển Tăng dân số, đô thị hoá, hoạt động công nghiệp và giao thông đã phát thải lượng lớn các chất gây ô nhiễm ra vùng ven biển, chủ yếu chưa được xử lý (Diệu và nnk, 2001) Hàng năm, lượng nước cần cho sinh hoạt và công nghiệp cũng cần đến trên 4 tỉ m 3 Khu công nghiệp Hà Nội -Việt Trì - Hải Phòng đổ ra 657-820 nghìn m 3 nước thải mỗi ngày và khu vực thành phố Hồ Chí Minh đổ ra 550 nghìn m3 mỗi ngày Tính toán cho thấy vào năm 1995 có 47 nghìn tấn dầu thải xuống vùng biển Việt Nam, trong đó từ lục địa 12,8% (Minh, 1996) Hoạt động du lịch cũng phát thải một lượng lớn chất thải Năm 2003 có 4,2 triệu lượt khách Quốc tế và 11,4 triệu khách nội địa, với ước tính 70% tổng lượng khách cả nước đến du lịch ven biển Năm 2003, toàn bộ các hoạt động du lich toàn DVB đã thải ra 32.273 tấn rác và 4.817.000 m3 nước thải (Ninh và nnk, 2005) 2.2 Biến động khí hậu và hải văn 4 Trái đất ấm lên và mực nước biển dâng cao là một nguy cơ đối với các vùng đất thấp đông dân ven biển như ở Việt Nam, dẫn tới ngập lụt, nhiễm mặn, xói lở, sa bồi, đảo lộn cân bằng tự nhiên và sinh thái ven biển Mực biển dâng cao được ghi nhận ở một số trạm ven biển, ví dụ, tốc độ 2,24mm/năm ở Hòn Dấu trong 1957–1989 (Thuỵ & Khước, 1994) El-Nino xuất hiện khoảng 4-10 năm một lần, làm tăng xâm nhập mặn, nghèo dinh dưỡng, bồi lấp các cửa sông, cửa đầm phá, làm nhiệt độ nước biển dâng cao, gây chết nhiều loài sinh vật trong đó có san hô Trong El-Nino 1997-1998, nhiệt độ nước biển tăng trung bình 1,8oC (Diệu và nnk, 2000) Kể từ năm 1982 đến nay, có 12 năm El- Nino, trong đó ElNino 1982-1983 và 1997-1998 được coi là mạnh nhất thế kỷ La Nina, thường xảy ra ngay sau El Nino, gây mưa lũ lớn làm ngập lụt, đục hoá, ngọt hoá nước ven biển, xói sạt bờ biển và cửa sông mạnh Từ đầu thập kỷ 70 đến nay, La Nina xuất hiện 5 lần (Hiền, 2001), thường kèm theo nhiều bão hơn, đổ bộ nhiều vào Nam Trung Bộ vào các tháng cuối năm Xu thế chung số lượng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ vào vùng bờ Việt Nam tăng theo thời gian Trong thời gian 1975-1994, trung bình mỗi năm có 2,5 cơn bão và 2,2 ATNĐ đổ bộ vào, năm 1996 có tới 6 cơn bão, 4 ATNĐ đổ bộ vào Phân bố mưa bão thay đổi và tính bất thường tăng lên Hơn mười năm qua, bão đổ bộ vào ven biển Bắc Bộ giảm hẳn, bão ở Trung Bộ tăng lên và dịch về phía nam Bão Linda đổ bộ vào Nam Bộ vào cuối năm 1997 lớn bất thường và hiếm gặp trong thế kỷ 20 Riêng tháng 11 năm 1999, có tới 3 cơn bão đổ bộ liên tiếp vào ven biển Trung Bộ Lượng mưa ven biển được đánh giá chung là suy giảm , nhưng lượng mưa ngày ở nhiều khu vực tăng đáng kể Ví dụ, lượng mưa trung bình nhiều năm ở Thừa Thiên-Huế 3000mm, riêng năm 1999 là 5642mm, trong đó có lượng mưa 24 giờ ở Huế đạt 1384mm (Việt & Hùng, 2001) 3 Những vấn đề môi trường bờ nổi bật 3.1 Ô nhiễm môi trường Chất lượng nước ven biển Việt Nam còn khá tốt, mặc dù nhiễm bẩn một số chất ở mức khác nhau đã được ghi nhận ở một số nơi (Hồi và nnk, 2001) Ô nhiễm dầu nghiêm trọng nhất ở các vùng nước sát bờ, hàm lượng thường vượt mức cho phép 0,05 mg/l đối với thủy sản và không ít nơi vượt mức cho phép 0,3 mg/l cho tắm biển ở vùng ngoài khơi, hàm lượng dầu trên 0,05 mg/l, cực đại 0,4 mg/l ghi nhận được ở 10% số trạm vào trước năm 1996, cao nhất ở khu vực khai thác dầu và trên tuyến hàng hải quốc tế Hàm lượng dầu trong nước biển trung bình 0,34 mg/l vào các năm 1997–1998 (Diệu và nnk, 2000), gần đây tiếp tục tăng Nhiễm bẩn kim loại nặng như Fe, Cu, Zn, Cd, As, Pb chưa rộng nhưng biểu hiện tập trung và tăng trong nước, trầm tích và cơ thể sinh vật Ô nhiễm Fe, Zn, Cu rõ ràng ở một số 5 nơi Ô nhiễm kẽm khá phổ biến ở vùng biển Việt Nam (Ninh và nnk, 2005), hàm lượng 5,30– 53,80 µg/l vào 1996–1998, (Diệu và nnk, 2000) Nước và trầm tích các khu khai mỏ và chế biến khoáng sản thường ô nhiễm đồng, thuỷ ngân và chất phóng xạ Cyanua trong môi trường biển rất nguy hại do có độc tính rất cao, có thể do tách chiết vàng ở các mỏ sa khoáng và sử dụng gây mê đánh bắt hải sản Năm 1999, hàm lượng cyanua (CN-) trung bình ở các trạm quan trắc ven biển miền Bắc vượt quá giới hạn cho phép 1,1 lần, ở miền Trung 1,4 lần và ở miền Nam 1,5 lần Hàm lượng cyanua trong nước biển rất cao với 50% số mẫu ở Cồn Cỏ, 100% số mẫu ở Côn Đảo vượt giới hạn cho phép Đặc biệt ở Bạch Long Vỹ, 100% số mẫu vượt giới hạn cho phép từ 8 - 22 lần Những năm gần đây, hàm lượng Cyanua trong môi trường ven biển giảm hẳn, phần lớn dưới mức độ cho phép Nói chung, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật còn dưới mức cho phép, mặc dù biểu hiện tích lũy khá phổ biến và đã vượt qúa giới hạn cho phép tại một số điểm, ví dụ ven biển châu thổ sông Hồng (Cự, 1998) ở các trạm quan trắc ven biển miền Bắc, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật năm 1999, tuy chưa quá giới hạn cho phép nhưng tăng 25 lần so với năm 1998 Ô nhiễm chất hữu cơ cục bộ, nhưng tập trung khá cao ở một số điểm Chỉ số Coliform trong nước ven biển thường cao và vượt mức cho phép ở gần các khu đông dân cư, du lịch như Cửa Lục, Sầm Sơn, Nha Trang và Vũng Tàu Hàm lượng các chất dinh dưỡng - phôtphát (PO4-3 ), amonium ( NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-) đã vượt quá giới hạn cho phép từ một vài đến vài chục phần trăm số trạm quan trắc Phú dưỡng là một vấn đề môi trường nổi bật ở phía nam do chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ phát thải từ nguồn sinh hoạt, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Đã xuất hiện các rủi ro nuôi nước lợ ở phía nam liên quan đến phú dưỡng và thủy triều đỏ Năm 1996, nghề nuôi tôm nước lợ ở ven biển châu thổ sông Mê Kông thiệt hại đến hàng nghìn tỉ đồng do dịch bệnh Hiện tượng “nở hoa” của loài tảo Silic Skeletonema costatum ở Đồ Sơn vào tháng 8/1999 là dấu hiệu của hiện tượng phú dưỡng - dư thừa dinh dưỡng trong nước Gần đây nhất, vào tháng 11 năm 2002, thuỷ triều đỏ đã bùng phát tại vùng ven biển Nam Trung Bộ (Khánh Hoà, Bình Thuận) trên diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường 3.2 Mất haibitat và suy giảm tài nguyên sinh học Các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái do ngọt hoá, đục, phú dưỡng, nhiễm bẩn, mất haibitat, làm giảm năng xuất sinh học và đa dạng sinh học Biến động khí hậu và nhân tác làm mất haibitat ven biển như các bãi triều, đầm lầy sú vẹt, bãi biển, thảm cỏ biển và rạn san hô Rừng ngập mặn bị hủy hoại nặng nề do chiến tranh, khai hoang nông nghiệp, nuôi trồng 6 thủy sản, xây dựng các khu định cư và do cả xói lở bờ biển như ở Đông bắc Bắc Bộ và Đông nam bán đảo Cà Mâu Năm 1943, cả nước có khoảng 400 nghìn ha rừng ngập mặn, riêng ở châu thổ Mê Kông 250 nghìn ha (Hong and San, 1993), năm 2000 chỉ còn khoảng 155 nghìn ha (P V Ninh và nnk, 2005) Diện tích bãi triều giảm mạnh do xói lở và khai thác cát Các rạn san hô và thảm cỏ biển bị hủy hoại do bùn đục, ngọt hoá, sóng bão, nhiễm bẩn và các hoạt động khai thác huỷ diệt như cào xới nền đáy, dùng thuốc nổ, hoá chất khai thác thuỷ sản Cả nước hiện có khoảng trên 1000 km2 rạn san hô, tập trung ở ven biển Trung Bộ và vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa Thời gian qua độ phủ các rạn giảm rất nhanh Trong El–Nino 1997– 1998, san hô chết trắng đã xuất hiện ở một số nơi, điển hình ở Bạch Long Vỹ Tại đây, độ phủ san hô lớn nhất giảm từ 90% xuống 50% trong thời gian 1993-1998 Thảm cỏ biển năm 2003 giảm mất 6774ha (63%) so với 1997 DVB, đặc biệt là các cửa sông, vũng vịnh, đầm phá có mặt các bãi giống, bãi đẻ duy trì sản lượng nghề cá, nhiễm bẩn và mất haibitat đã làm giảm tài nguyên sinh học, ảnh hưởng đến cả nghề cá ven biển và ngoài khơi (Bộ thủy sản, 1996) Tác động của hiện tượng ENSO ở Việt Nam còn ít hiểu biết đối với môi trường biển Chẳng hạn, san hô chết trắng hàng loạt ở Bạch Long Vỹ vào năm 1997-1998 do El Nino hay do ô nhiễm Cyanua? Có thể san hô vùng Cát Bà - Hạ Long chết nhiều vào năm 1998-1999 do cả đục hoá và ngọt hoá vào thời gian La Nina sau El Nino Khoảng 14% san hô ở Côn Đảo bị chết trẵng có thể cũng liên quan đến El Nino năm 1998 Khi có El Nino khô nóng và mưa ít, dòng nước ngọt từ sông ra giảm hẳn và lượng cá đánh bắt cũng giảm theo ở biển Đông Trung Hoa, sau El- Nino 1982-1983, sản lượng cá thương phẩm Navodon sepient giảm trên 60%, tương ứng lượng mưa ven biển giảm 50% (Chen , 2000) Nguồn lợi nghề cá vùng biển ven biển có xu hướng giảm rõ rệt do khai thác quá mức và huỷ diệt, mất nơi cư trú, bãi giống, bãi đẻ và ô nhiễm Năng xuất sản lượng/ cường lực khai thác (tấn/cv) liên tục giảm từ 0,92tấn/cv vào năm 1990, chỉ còn 0,35tấn/cv vào năm 2003 (Khương & Hồi, 2005) Phát triển mạnh đập chứa trên thượng nguồn cũng là một nguyên nhân quan trọng giảm nguồn lợi cá biển Đập Hoà Bình làm mất bãi đẻ và chặn đường di cư đi đẻ của nhiều loài cá kinh tế trong đó có cá mòi, cá cháy sống ở biển, mỗi năm mất 500 triệu cá bột, giảm 50% trữ lượng tôm, cua cá, nước lợ và biển nông Sản lượng cá cháy Maerura reeverssi ở sông Hồng, cửa Ba Lạt, cửa Bạch Đằng trong 1962-1964 là 8-15 nghìn tấn/ năm, nay không còn khai thác Cá mòi Clupanodon thrisa, trên sông Hồng trong 19641979 có sản lượng khai thác là 40-356 tấn /năm, nay cũng không còn Nguồn lợi mỏ tôm Cát Bà- Ba Lạt giảm 50% Tính toán cho thấy qua nhiều năm, trữ lượng cá biển ven biển vịnh Bắc Bộ phần Việt Nam giảm đi 185.500 tấn, bằng khoảng 24,6% tổng trữ lượng cá ban đầu 7 Tác động của việc xây dựng và điều tiết hồ thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần làm giảm trữ lượng 42.665 tấn (Thạnh và Chiến, 2003) Sau đắp đập cửa Hà trên sông Châu Trúc (Bình Định) cá chình, cá dày và tôm sú giảm rõ rệt ở khu vực đầm Thị Nại (Bộ Thuỷ Sản, 1996) Tình trạng tương tự xảy ra ở nhiều khu vực cửa sông ven biển Trung Bộ, nơi phổ biến các đập trữ cho nước tưới và sinh hoạt, làm giảm nguồn nước ngọt và dinh dưỡng ra biển 3.3 Gia tăng thiên tai và sự cố môi trường Hiện tượng dâng cao mực nước biển gây mất đất, tăng cường ngập lụt, gia tăng xói lở dọc bờ biển và cửa sông, gây mặn hóa và gia tăng xâm nhập mặn và làm đảo lộn cân bằng tự nhiên, sinh thái ven biển Mmực nước biển dâng cao 1m, nếu không có ứng xử hữu hiệu nào, sẽ có khoảng 40,000 km2 đất thấp ven biển Việt Nam sẽ bị ngập lụt hàng năm; hơn 17 triệu dân, trong đó có triệu 14 triệu ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu cảnh ngập lụt Lũ lụt sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ USD mỗi năm (Huan, et al 1996) Hàng năm, bão gây ra những thiệt hại đáng kể về sinh mạng, tài sản nhân dân ven biển và để lại nhiều hậu quả nặng nề về vệ sinh và môi trường Trong lịch sử, đã có những cơn bão gây hậu quả khủng khiếp Bão Kate đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Yên Ngày 26/9/1955 gây sạt lở 158 đoạn đê, hàng nghìn người thiệt mạng, 20 000 ha lúa và 1 000 ha hoa màu bị chết do nhiễm mặn Bão Cecil đổ bộ vào Trung Bộ ngày 15 – 16/10/1985 kèm theo nước dâng cao bất thường làm 910 người chết và mất tích, 47 751 ngôi nhà bị phá hủy, 3300 thuyền đánh cá bị chìm, 60 000 ha lúa và màu bị ngập úng Bão Linda vào tháng 11/1997 ở Nam Bộ gây thiệt hại lớn nhất trong số các cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển Việt Nam với 3 111 người chết và mất tích, 3 078 tàu thuyền bị chìm, 220 00 ngôi nhà, trường học bị phá hủy và hư hại nặng, v.v và tổng giá trị thiệt hại tới 7 180 tỷ đồng Trong thời gian 1999 - 6/2004, bão làm chết 924 người, 60.640 ngôi nhà bị sập, 1256 tàu thuyền bị chìm, 549215ha đất nông nghiệp bị tổn hại, thiệt hại ước tính 2000 tỷ đồng Ngập lụt ven biển tăng lên cả về cường độ và tần xuất xuất hiện Đó là hậu quả kết hợp của quá trình phá rừng đầu nguồn, mưa lớn, mực nước biển dâng cao và lấp kín các cửa sông, cửa lạch biển do sa bồi Ngập lụt ven biển đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm khi xuất hiện mưa lớn trùng nước dâng trong bão và triều cường Ngập lụt hàng năm ở châu thổ Mê Kông kéo dài 2-6 tháng, chủ yếu là tháng 8-10, trên diện rộng 1,7 trệu ha và ảnh hưởng trực tiếp đến 9 triệu dân Trong khoảng 1926-2000 có 24 trận ngập lụt lớn (Trâm, 2001) Lũ tăng cả về mức ngập, tốc độ truyền đến sớm hơn và rút chậm hơn Các trận lũ lớn gần đây xuất hiện liên tục vào 1991, 1994, 1996 và 2000 Trận lũ năm 2000 khốc liệt nhất trong 70 năm qua, phủ trên diện tích 34 nghìn km2, trong đó 2/5 diện tích trên lãnh thổ Việt Nam Lũ tháng 8 11 năm 1999 gây ngập lụt trên diện rộng từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi ở Thừa Thiên-Huế, 90% diện tích dân cư và đồng bằng ngập sâu 1,5-4m, có 379 người chết, thiệt hại trên 1.700 tỷ đồng, lớn nhất trong vòng gần một thế kỷ qua Trong thời gian 1999 - 6/2004, lũ lụt làm 2172 người chết, 689.505 ha đất nông nghiệp bị ngập hại, 2.400.242 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại ước tính 12 nghìn tỷ đồng (Ninh và nnk, 2005) Xói lở bờ biển tăng cả về qui mô và tính chất nguy hiểm Có đến 397 đoạn bờ đã và đang bị xói lở với tổng chiều dài 920 km, tốc độ phổ biến 5-10 m/năm, cá biệt 30-50 m/năm, thậm chí 100-200 m/năm ở hai châu thổ sông Hồng và Mê Kông nổi tiếng về bồi tụ, xói lở xuất hiện trên một phần tư chiều dài bờ mỗi châu thổ ở châu thổ Mê Kông, bờ Bồ Đề dài 36 km bị xói lở 30-50 m/năm trong nhiều năm ở châu thổ sông Hồng, dải bờ Giao Hải - Văn Lý dài 30km bị xói lở 10-15 m hơn nửa thế kỷ qua, mặc dù đã có đê kè ngăn chặn (Tiến và nnk, 2002) Việc xây đập Hoà Bình có thể liên quan đến gia tăng xói lở bờ biển Hải Hậu nằm giữa cửa Ba Lạt và Lạch Giang, dù hơn mười năm qua khu vực này ít bão So sánh hai giai đoạn 1991-2000 và 1965-1990, trên chiều dài gần 20km tốc độ xói lở tăng từ 8,6m/năm lên 14,5m/năm và diện tích xói sạt tăng từ 17 ha/năm lên 25ha/năm (Thanh et al., 2004) Sự thiếu hụt bùn cát ra biển do bị lưu giữ lại ở đáy các hồ chứa là một nguyên nhân quan trọng tăng cường xói lở bờ biển nước ta Sa bồi là tai biến phổ biến, có tác động tiêu cực đến cảng bến Hơn một thế kỷ, Hải Phòng đã từng là cảng lớn nhất nước, nhưng gần đây luồng cảng bị sa bồi nặng nề Một trong những nguyên nhân là việc đắp đập Đình Vũ vào năm 1981 (Thạnh, 1995) ở ven biển miền Trung, sa bồi làm lấp các cửa sông và đầm phá, làm các vực nước ven biển bị ngọt hoá, ảnh hưởng đến nuôi thủy sản mặn lợ, mất lối ra biển và tăng cường ngập lụt ven biển Việc phát triển các đập nước phục vụ nước tưới và sinh hoạt ở thượng nguồn có thể góp phần tăng cường bồi lấp cửa sông, cửa đầm phá Vào năm El Nino, nguồn nước ngọt suy giảm và được tích vào các đập dẫn đã góp phần bồi cạn cửa sông, đầm phá Vào năm La Nina có mưa lớn tiếp theo, cửa bồi cạn hoặc bị đóng kín đã góp phần gây ra ngập lụt ven biển như trường hợp trận lũ lịch sử ở Trung Bộ vào tháng 11 năm 1999 Theo áp lực triều, xâm nhập mặn vào sâu 30-40 km trên hệ thống sông Hồng và 60-70 km trên hệ thống sông Mê Kông Hơn 1,7 triệu ha châu thổ Mê Kông chịu tác động nhiễm mặn và có thể tăng lên 2,2 triệu ha, nếu không có giải pháp quản lý phù hợp Độ mặn châu thổ sông Mê Kông tăng lên vào mùa khô, cực đại khoảng tháng 3- 4 và đường đẳng mặn 4%o dịch về phía lục địa 20km trong 1978-1998 Quá trình này có quan hệ với các đập chứa thuộc địa phận Trung Quốc (Nguyen et all, 1999) Sự kết hợp giữa giảm tải lượng nước sông do đắp 9 đập, tưới tiêu và mực biển dâng cao đã dẫn đến xâm nhập mặn tăng lên, gây thiệt hại cho nông nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế khác Dọc bờ miền Trung, nhiều tỉnh thiếu nước trầm trọng cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp do xâm nhập mặn ngược sông vào mùa khô Một phần biển Việt Nam nhiễm dầu thải từ hoạt động tàu thuyền, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Tràn dầu là một tai biến gây ô nhiễm đáng kể, được biết có trên 40 vụ tràn dầu ở vùng nước ven biển và cửa sông Việt Nam Vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào ngày 3 tháng 10 năm 1994 tại cảng dầu Sài Gòn do tai nạn của tàu Neptune Aries, quốc tịch Singapore, làm tràn 1865 tấn dầu (Cầu, 1999) Từ năm 1999 đến tháng 6 năm 2004 đã xảy ra 18 vụ tràn dầu, làm tràn ước tính 1300m3 dầu (Ninh và nnk, 2005) Vụ tràn dầu lớn vào cuối năm 2001 tại vùng biển Vũng Tàu gây nhiều thiệt hại cho môi trường và hoạt động du lịch Vụ đắm tàu Mỹ Đình sát Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà vào đầu năm 2005 gây ra nỗi lo lớn ô nhiễm dầu cho khu vực 4 Quản lý và bảo vệ môi trườngven biển 4.1 Quan điểm vĩ mô Hiện nay, những vấn đề môi trường tầm vĩ mô liên quan đến sự tồn tại của con người ở DVB biển thuộc về ba nguồn động lực quan trọng nhất Thứ nhất là sự gia tăng tần xuất và cường độ các quá trình nội sinh như động đất, sóng thần và núi lửa có tiềm năng gây tai biến lớn bất thường Thứ hai là biến đổi khí hậu và trái đất nóng lên do hoạt động công nghiệp và phá rừng gây các tác động tiềm ẩn và dài lâu Thứ ba là những hoạt động nhân tác trên lưu vực và tại DVB biển gây suy thoái môi trường và các hệ sinh thái ven biển Nguồn lực thứ nhất có bản chất hoàn toàn tự nhiên, có tính khu vực, bất khả kháng, chỉ có thể giảm thiểu tác động bằng cách phòng tránh Nguồn lực thứ hai phát sinh do cả quá trình tự nhiên, có sự can thiệp của con người ở quy mô toàn cầu, có thể hạn chế và phòng tránh chủ động Nguồn lực thứ ba do nhân tác và con người có thể hạn chế chủ động nhờ các hành vi ứng xử tích cực của mình Các nguồn động lực tác động từ các hướng, tương tác với nhau tại DVB Hướng từ trên lục địa gây ra các áp lực suy giảm nghiêm trọng và thay đổi phân bố nguồn vật chất (nước, trầm tích và dinh dưỡng) do sử dụng nước trên lưu vực (đặc biệt là xây dựng các đập lớn), đồng thời gia tăng tải lượng các chất gây ô nhiễm (75% các chất gây ô nhiễm ở vùng ven biển có nguồn từ lục địa) Những vấn đề môi trường trọng yếu liên quan là ô nhiễm, xói lở, sa bồi và xâm nhập mặn Hướng từ đại dương gây ra các áp lực như mực biển dâng cao, sóng lớn, bão lốc, nước dâng trong bão và tiềm năng động đất, sóng thần Những vấn đề trọng yếu liên quan là xói lở, xâm nhập mặn, ngập lụt, những thiệt hại trực tiếp về sinh mạng, kinh tế và ô nhiễm đi kèm Nguồn phát sinh tại DVB biển tạo ra các áp lực phát 10 thải chất ô nhiễm, mất habitat, khai thác quá mức và huỷ hoại tài nguyên, mất cân bằng tự nhiên và sinh thái Nguồn tại chỗ tạo ra, tham gia hoặc tăng cường các hậu quả tiêu cực về môi trường DVB biển là nơi tương tác giữa các nguồn động lực lục địa và đại dương và các hậu quả môi trường phụ thuộc vào bản chất và tính ổn định của quá trình tương tác này Hoạt động của con người như là một hợp phần của tương tác, có thể giảm thiểu hoặc tác động tiêu cực đến môi trường DVB biển từ cả ba hướng Vùng biển và ven biển Việt Nam giữ vai trò quan trọng về môi trường sinh thái Biển Đông và khu vực (ADB, 2000), lưu giữ khí nhà kính CO2, vùng chuyển tiếp đặc biệt giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật và hàng hải DVB Việt Nam có những hệ sinh thái đặc thù với các loài đặc hữu và quý hiếm, rất nhạy cảm với các tác động của con người và biến động bất thường của tự nhiên Các hệ sinh thái biển nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển cũng dễ bị tổn thương (Thanh et al., 2004) Việt Nam là nước đang phát triển và với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa, nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh trong hơn thập kỷ qua Đương nhiên, áp lực dân số và kinh tế đến môi trường cũng tăng theo Qui mô và số lượng dự án đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục tăng vào những năm tới Hoạt động kinh tế biển như cảng và hàng hải, khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản và du lịch biển sẽ phát triển mạnh Trên lưu vực, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, các đập chứa cho mục tiêu thủy điện và nước tưới, sử dụng phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp sẽ có tác động mạnh hơn đến môi trường ven biển Mặt khác, tai biến ven biển có khả năng tăng do biến động về khí hậu và thủy văn và không loại trừ khả năng xuất hiện động đất, núi lửa và sóng thần Môi trường ven biển Việt Nam đang và tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề như gia tăng các tai biến tự nhiên và kỹ thuật, mất haibitat, suy giảm tài nguyên sinh học và nhiễm bẩn Vì vậy, bảo vệ môi trường (BVMT) ven biển và biển, bao gồm ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động nhân tác, ngăn ngừa, phòng chống thiên tai và các sự cố môi trường là một đòi hỏi cấp thiết Đó không chỉ là những hành động và nỗ lực trong phạm vi nội tại của vùng này mà là còn những nỗ lực ngăn ngừa, giảm thiểu nguồn gây tác động từ lục địa và từ đại dương BVMT cần được gắn với phòng chống thiên tai, vì thiên tai không chỉ gây các thảm hoạ trực tiếp mà còn gây ra các hậu quả môi trường nghiêm trọng đi kèm Đồng thời, BVMT, đặc biệt là gắn với bảo vệ các habitat và các hệ sinh thái như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển sẽ góp phần giảm nhẹ thiên tai ven biển như xói lở, sa bồi, bão lốc, nước dâng, sóng lớn và thậm chí cả sóng thần 4.2 Thực trạng quản lý 11 Việt Nam đã có những nỗ lực BVMT DVB thông qua thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ sở luật pháp, phát triển tiềm lực, xây dựng chiến lược và kế hoạch quốc gia, thực thi các các dự án môi trường ven biển và tăng cường quan hệ quốc tế trong lĩmh vực này (Thao, 2001) Tuy vậy, những thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu (Thanh et al 2005) Việt Nam đã tạo dựng được một hệ thống thể chế nhà nước có tổ chức chặt chẽ, đảm bảo cho thực thi quản lý và BVMT có hiệu lực (Cục Môi trường, 1995 và 1999) Hệ thống các cơ quan quản lý môi trường theo chức năng quản lý chuyên trách, đứng đầu là Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa hành các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường; quản lý theo ngành; quản lý theo lãnh thổ và quản lý kết hợp Việt Nam đã có được một hệ thống cơ sở pháp lý làm nền tảng cho quản lý và BVMT, trong đó có BVMT ven biển (Ban Biên giới chính phủ, 1995) Đó là Hiến pháp năm 1992, các tuyên bố của chính phủ về chủ quyền biển, các chiến lược và kế hoạch quốc gia BVMT, Luật BVMT (1993), nhiều bộ luật liên quan có điều khoản BVMT, nhiều văn bản dưới luật của chính phủ, Bộ KH, CN & MT, các bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố Với Luật Môi trường 1993 và Nghị định 175/CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật BVMT năm 1994, lần đầu tiên đất nước ta thực thi BVMT bằng pháp luật Việt Nam đã tích cực tham gia 20 công ước và văn kiện quốc tế về môi trường và phê chuẩn 5 công ước biển chuyên ngành khác có liên quan đến môi trường biển Hệ thống thể chế - pháp lý hiện có là nền tảng quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường ven biển một cách thống nhất, toàn diện và chặt chẽ trên cả nước từ trung ương đến cấp tỉnh thành, ở các bộ ngành và ở một số cơ quan điều phối; đã thể chế hoá hoạt động BVMT thành một nhiệm vụ chính thức trong hệ thống điều hành và quản lý đất nước với nhận thức và ý thức trách nhiệm BVMT ven biển được nâng cao rõ rệt Hệ thống quản lý môi trường được tăng cường về năng lực Đã có một hệ thống luật và chính sách khá đầy đủ và kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn Các công ước Quóc tế đã tham gia là cơ sở pháp lý quan trọng và cần thiết khi giải quyết các vấn đề liên quan với nước ngoài Tuy nhiên, để BVMT nói chung, môi trường ven biển nói riêng, hệ thống này còn có những điểm yếu cơ bản (Sinh, 1998) Trước hết là hạn chế về tiềm thức, còn xem nhẹ và chưa có một tổ chức chuyên trách BVMT biển và ven biển, chưa có một văn bản pháp lý nào về vấn đề quản lý nguồn thải lục địa ra biển, chưa có gắn kết và phối hợp giữa các trạm quan trắc môi trường đất liền và biển ven biển và chính sách đầu tư, chi phí cho BVMT ven biển còn hạn chế, dàn trải Tiềm lực BVMT biển hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng, thiếu chuyên trách, năng lực quản lí và tổ chức còn yếu, hoạt động còn nặng về hình thức, công cụ 12 kinh tế sử dụng còn yếu Còn hạn chế về trách nhiệm, nhất là quản lý theo ngành và quản lý phối hợp, phân cấp xây dựng và thực hiện các chính sách chưa rõ Hệ thống này còn thiếu tính thực tiễn, chưa cụ thể và còn ít nhiều mang tính hình thức, vì thế hiệu lực chưa cao, sự gắn kết với các công ước Quốc tế liên quan còn rất kém (Thanh et al 2005) Việc BVMT ven biển đã có những cơ hội lớn, đã được thể chế hóa và đã có những kinh nghiệm bước đầu Nhận thức BVMT ven biển ngày càng rõ, được thể hiện trong chiến lược BVMT đến 2010 Có nhiều cơ hội đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí, tăng cường, hoàn thiện cơ cấu tổ chức; sự tham gia của các hội, của cộng đồng ngày càng tích cực; quá trình toàn cầu hóa và các công ước quốc tế đã tham gia tạo khả năng hội nhập và tranh thủ sự giúp đỡ Quốc tế (Các Công ước Quốc tế về BVMT, 1995) Tuy nhiên, BVMT ven biển cũng đứng trước những thách thức lớn Sức ép dân số tăng, nền tảng kinh tế thấp và chi phí môi trường cao, nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là phân tán, khó quản lý Còn khó hòa nhập mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT ven biển Nền kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân gây khó khăn cho kế hoạch hóa công tác BVMT Nhu cầu mưu sinh và điều kiện dân trí chưa cao, ý thức xã hội BVMT còn thấp và ý thức chấp hành luật môi trường của một bộ phận lớn cộng đồng còn kém là những khó khăn lớn cho BVMT ven biển 4.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển Trước tình hình như vậy, để BVMT ven biển, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: Về thể chế, cần phân định rõ trách nhiệm quản lý và BVMT biển và ven biển của các cơ quan chức năng Thành lập các bộ phận chuyên trách BVMT ven biển ở Bộ Tài nguyên và Môi trường Phân cấp quản lý môi trường ven biển từ trung ương, tỉnh thành đến cấp huyện và xã Nâng cao vai trò quản lý theo lãnh thổ môi trường ven biển của các địa phương Xác định cơ cấu tổ chức theo các vấn đề quản lý môi trường ven biển như: quản lý các nhân tố gây tác động từ trên lưu vực, xuyên biên giới – lãnh thổ, quản lý chất lượng môi trường, quản lý và bảo vệ các habitat và các hệ sinh thái, quản lý và bảo vệ đất ngập nước ven biển, phòng chống thiên tai và ứng cứu các sự cố môi trường 13 Về chính sách, cần xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy, có văn bản về quản lý môi trường ven biển gắn với quản lý các nguồn gây tác động trên lưu vực Xây dựng chiến lược và các chương trình ưu tiên liên quan để kiểm soát tình trạng ô nhiễm, suy thoái các hệ sinh thái và mất habitat, thiên tai và sự cố môi trường v.v Xây dựng các kế hoạch hành động và các chiến lược BVMT ven biển, tạo lập các điều khoản quan trọng và đặc thù của môi trường biển trong luật môi trường sửa đổi Điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn môi trường phù hợp và xây dựng quy chế kiểm toán và đánh giá nguồn thải gây ô nhiễm Phát huy mặt mạnh của nền kinh tế thị trường đối với BVMT biển, coi chi phí BVMT thành một hạng mục quan trọng trong các dự án đầu tư và phát triển Tăng cường nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý môi trường biển Từng bước khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ về phương pháp, thiết bị quan trắc, phân tích, quy chuẩn về trình độ, nội dung và chương trình đào tạo cán bộ Kiểm tra và bảo vệ anh ninh môi trường, tăng cường thanh tra, giám sát và xử phạt hành chính vi phạm BVMT biển Phát hiện và kịp thời xử lý các vụ vi phạm môi trường như vận chuyển và đổ thải trái phép các chất gây ô nhiễm, sử dụng các hình thức khai thác huỷ hoại tài nguyên (dùng mìn, điện, hoá chất độc hại v.v), hành hải hoặc neo đậu trong các vùng bảo vệ nghiêm ngặt v.v Phối hợp tốt công tác quản lý và BVMT ven biển giữa cơ quan chuyên trách với các lực lượng phòng tránh thiên tai và cứu hộ cứu nạn trên biển, cảnh sát biển, hải quân và bộ đội biên phòng Quan trắc, giám sát và cảnh báo thiên tai, sự cố môi trường Củng cố và hoàn thiện hệ thống trạm quan trắc và giám sát môi trường ven biển, bao gồm cả các trạm cố định và di động Đảm bảo đủ các yếu tố và tần xuất quan trắc Phân tích và đánh giá tốt các dữ liệu quan trắc nhằm đánh giá đúng khách quan hiện trạng và xu thế biến động môi trường Xây dựng các trạm quan trắc cảnh báo thiên tai (động đất, sóng thần, núi lửa, nước dâng, ngập lụt, sa bồi, xói lở, xâm nhập mặn) và sự cố môi trường (tràn dầu, hoá chất, thuỷ triều đỏ v.v.), bao gồm các trạm thường xuyên và các trạm theo thời khoảng hoặc sự vụ Quan trắc và đánh giá mức độ suy thoái và tổn thương các hệ sinh thái, mất habitat Thực hiện đánh giá tác động môi trường và các dự án quản lý, BVMT Thực hiện nghiêm túc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cho các quy hoạch, dự án phát triển Thực hiện kiểm tra và giám sát nghiêm luật các yêu cầu đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường ven biển khi triển khai dự án Đầu tư thích đáng cho các dự án quản lý và BVMT như xử lý các chất thải, phục hồi habitat và các hệ sinh thái, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên biển, hỗ trợ cộng đồng trong BVMT ven biển v.v 14 Nâng cao trách nhiệm các cấp quản lý và ý thức cộng đồng Phát triển bền vững DVB gần đây được quan tâm và được đề cập đến nhiều trong các văn bản nghị quyết và chỉ thị Nhưng trên thực tế, BVMT ven biển chưa biến thành nhận thức và hành động của các cấp quản lý cơ sở Nhiều dự án đầu tư và phát triển ven biển chưa quan tâm đúng mức tới quản lý và BVMT Cần tăng cường thông tin tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm BVMT ven biển không chỉ cho các cộng đồng ven biển, mà cả trên lưu vực Xây dựng một ý thức mới “BVMT là trách nhiệm của cả nước, là hành động yêu nước” Tăng cường hợp tác quốc tế để hội nhập và thực thi các công ước Việt Nam đã ký liên quan đến môi trường ven biển, giám sát nguồn thải xuyên biên giới, tham khảo kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ, khuyến khích hòa nhập các chương trình quốc tế về môi trường ven biển Kết luận DVB Việt Nam là nơi phát triển kinh tế sôi động và có mật độ dân số cao Trong mối quan hệ tương tác lục địa và đại dương, các hoạt động nhân sinh trên cả lưu vực và tại chỗ như phá hủy rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, xây đê, đập, đào kênh, các hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp và sinh hoạt đã gây ra ảnh hưởng lớn đến môi trường bờ Ngoài ra, biến động khí hậu cũng gây ra tác động quan trọng đến chất lượng và động thái môi trường Những tác động này đã dẫn đến một số vấn đề nổi bật về môi trường ven biển như gia tăng các tai biến như ngập lụt, xói lở, sa bồi, xâm nhập mặn, tràn dầu; nhiễm bẩn môi trường do dầu, vật chất hữu cơ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng ở mức độ khác nhau; mất habitat và suy giảm tài nguyên sinh vật Chắc chắn, những tác động này còn tăng lên dưới áp lực phát triển kinh tế, dân số và nguy cơ xuất hiện thiên tai nguồn gốc từ đại dương BVMT ven biển Việt Nam bao gồm cả ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu, các tác động tiêu cực từ các yếu tố nhân tác tham gia vào quá trình tương tác lực địa - đại dương ở DVB và chiến lược ứng xử thích hợp với biến động khí hậu là một yêu cầu cấp bách và chỉ có thể thành công nhờ phối hợp toàn diện với quản lý lưu vực thượng nguồn Tài liệu tham khảo 1 ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á), 1993 Vietnam environment sector study Technical report pp 1-116 2 ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á), 2000 Quản lý môi trường Biển và ven Biển Đông ADB 5712 - REG Văn bản Chiến lược Quốc gia của Việt Nam Tr 1 - 161 3 Ban biên giới chính phủ, 1995 Các văn bản pháp quy về biển và quản lý biển của Việt Nam Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội , 1995 Tr 1-399 15 4 Bộ Thủy Sản, 1996 Nguồn lợi thủy sản Việt Nam NXb Nông Nghiệp, Hà Nội Tr 1-616 5 Bùi Huê Cầu, 1999 Quản lý sự cố tràn dầu Tạp chí dầu khí Số 6 Hà Nội Tr.42-45 6 Các công ước Quốc tế về BVMT Nxb, Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995 Tr 1 - 816 7 Chen T.A.C., 2000 TheThree Gorges Dam: Reducing the Upwelling and thus Productivity in the East China Sea Geophysical Research Letter, Vol.27, No.3, p 381-383 8 Cục Môi Trường (Bộ KHCN & MT), 1995 Các qui định pháp luật về môi trường Tập I Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Tr.1 - 292 9 Cục Môi Trường (Bộ KHCN & MT), 1999 Các qui định pháp luật về môi trường Tập III Nxb Thế Giới Hà Nội Tr.1 - 876 10 Cuong, N.M.1997 Forest mapping in Vietnam In: Remote sensing for tropical ecosystem management New York United Nations published p 47-59 11 Nguyễn Đức Cự, 1998 Điều tra khảo sát chất lượng Môi trường và động thái dinh dưỡng vùng cửa sông châu thổ sông Hồng Báo cáo tổng kết đề án điều tra cơ bản nhà nước trong hai năm 1997 - 1998 Lưu trữ tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng 12 Lưu Văn Diệu, Vũ Thị Lựu và Cao Thu Trang, 2000 Một số nhận xét về xu thế biến động môi trường vùng biển Việt Nam Tài nguyên và Môi trường biển T.VII Nxb KH & KT Hà Nội Tr 125-135 13 Lưu Văn Diệu, Nguyễn Thị Phương Hoa và nnk, 2001 Đánh giá mức độ ô nhiễm do nguồn thải từ lục địa, đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý ô nhiễm vùng biển ven biển phía bắc (từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá) Lưu trữ tại Phân Viện Hải Dương học tại Hải Phòng 14 Nguyễn Kiên Dũng, 1999 Bồi lắng bùn cát hồ Hoà Bình tronh giai đoạn đầu tích mước Khí tượng Thuỷ văn No.6 (462) Hà nội Tr.10-15 15 Hoàng Minh Hiền, 2001 Nhiễu loạn La Nina Khí tượng Thủy văn No.6 Tr 42-44 16 Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2001 Hiện trạng môi trường biển và vùng ven biển Việt Nam năm 2001 Báo cáo lưu trữ tại Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng 17 Hong, P.N and San, H.T 1993 Mangrove of Vietnam Published by IUNC 173pp 41 Nguyen Ngoc Huan, G Tom, Frederic Harris, F.J.M Hoozemans, R.B Zeidler, 1996: Vietnam Coastal Zone Vulnerability Assessment Technical report reserved at Center for Consultancy and Technical Support of Meteorology, Hydrology and Environment Project “Vietnam Coastal Zone Vulnerability Assessment and First towards Integrated Coastal Zone Management (Vietnam VA Project)” 18 Hoa Mạnh Hùng, 2001 Động lực hình thái cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường cửa sông ven biển Tóm tắt luận án tiến sỹ Địa lý Hà Nội Tr 1-21 19 Nguyễn Thượng Hùng và nnk, 1995 Nghiên cứu và dự báo biến động của môi trường và đề xuất các định hướng phát triển kinh tế -xã hội tại vùng thượng và hạ du công trình thuỷ điện Hoà Bình Báo cáo khoa học đề tài nhà nước KT-02-14 16 20 Phạm ngọc Hưng, 2001 Hiện trạng khô hạn và những giải pháp phòng chữa cháy rừng ở Việt nam KTTV, No 5 Tr 33-36 21 Đỗ Văn Khương, Nguyễn Chu Hồi, 2005 BVMT và nguồn lợi thuỷ sản: Những thành tựu, thách thức, định hướng và các giải pháp Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc BVMT và Nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng 1/ 2005 22 Nguyễn Xuân Lý, Nguyễn Chu Hồi và nnk, 2005 Tổng quan chiến lược BVMT trong ngành thuỷ sản đến năm 2020 Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc BVMT và Nguồn lợi thuỷ sản Hải Phòng 1/ 2005 23 Kumma M., Sarkkula J., Varis O., 2004 Sedimentation and Mekong upstream development: impact on the lower Mekong basin Report presented at IAG Yangtze Conference Shanghai, China June 24 -27, 2004 24 Tạ Đăng Minh, 1996 Nguồn nhiễm bẩn và tiềm năng nhiễm bẩn dầu ở vùng biển Việt Nam Khí tượng và Thuỷ văn Số 432 Hà Nội Tr.8-14 25 Nguyen, V.L., Ta, T.K.O., Tateishi M and Kobayashi, I 1999 Coastal variation and saltwater intrusion on the coastal lowlands of the Mekong River Delta, southern Vietnam In: Saito, Y., Ikehara, K and Katayama, H., eds Land-Sea Link in Asia, STA(JISTEC) and Geological Survey of Japan, pp 212-217 26 Hoàng Niêm và nnk 1995 Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền Báo cáo đề tài KT-01-10 27 Phạm Văn Ninh, Trương Mạnh Tiến và Nguyễn Thị Việt Liên, 2005 Tình trạng môi trường biển Việt Nam 2004 Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc Hà nội, 21 tháng 1 năm 2005 28 Permetta J.C., Milliman J.D (Editors), 1995 Land-Ocean interactions in the coastal zone Implemetation plan IGBP Global change Report No.33 Stockholm pp.1-215 29 Sandoz, M 1996 Agriculture water use in Vietnam In: Vietnam water resources sector review Selected working papers of World Bank, ADB, FAO/UNDP and NGO Water Resources Sectoral Group World Bank Press.1.1-3.13 30 Nguyễn Ngọc Sinh và nnk, 1998 Nhận dạng những thách thức đối với công tác BVMT trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Tuyển tập các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc năm 1998 Nxb KH & KT Hà Nội Tr 910 - 919 31 Thanh, T.D 1995 Coastal morphological changes concerning the management of coastal zone in Vietnam Workshop Report No 105 Supplement IOC/UNESCO Published 1995, pp 451-462 32 Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Phạm Văn Lượng và Đinh Văn Huy, 2001 ảnh hưởng của hoạt động nhân tác đối với môi trường ven biển trong mối quan hệ tương tác lục địa- biển Tài nguyên và Môi trường biển T.VIII Nxb KH&KT Hà Nội 33 Trần Đức Thạnh và Đỗ Đình Chiến, 2002 ảnh hưởng của các đập chứa trên lưu vực đến môi trường sinh thái ven biển Tài nguyên và Môi trường biển T.IX Nxb KH&KT Hà Nội Tr 121136 17 34 Trần Đức Thạnh và Đỗ Đình Chiến, 2003 Bước đầu đánh giá tác động của Hồ Hoà Bình đối với nguồn lợi cá biển ven biển Tài nguyên và Môi trường biển T.X Nxb KH&KT Hà Nội Tr 139160 35 Tran Duc Thanh, S Saito, D V Huy, N V Lap, T T K Oanh, Tatteishi M., 2004 Regimes of human and climate impacts on coastal changes in Vietnam Reg Environ Change No.4 SpringerVerlag pp 49-62 36 Tran Duc Thanh, Tran Dinh Lan and Pham Van Luong, 2005 Chapter 12: Protecting the marine environment: International Assistant and the Vietnam Sea In Harris P.G (Ed.): “Confronting environmental change in East & Southeast Asia: Eco-politics, foreign policy, and sustainable development United Nation Press and Earthscan Publications Ltd P.183 – 200 37 Nguyễn Hồng Thao, 2001 BVMT biển ở Việt Nam Tổng luận khoa học công nghệ kinh tế Số 6 Bộ KHCN 7 MT Tr 1- 48 38 Nguyễn Ngọc Thuỵ và Bùi Đình Khước, 1994 Hiện tượng El-Nino, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu và mực nước biển Việt Nam và Biển Đông Khí tượng và Thuỷ văn Số 5 Tr 16-23 39 Phạm Huy Tiến , Trần Đức Thạnh, Bùi Hồng Long, Nguyễn Văn Cư, 2002 Các kết quả chính nghiên cứu xói lở, bồi tụ vùng cửa sông ven biển Việt Nam Khoa học và Công nghệ biển No 4 Hà Nội 40 Bùi Đạt Trâm, 2001 Vấn đề phòng chống lũ sông Cửu Long KTTV, No.1 tr 1-15 41 Nguyễn Việt, Phan Thanh Hùng, 2001 ảnh hưởng của thiên tai ở Thừa Thiên- Huế và biện pháp ứng phó KTTV, No 1, tr.45-52 42 Ngô Doãn Vịnh và Trương Văn Tuyên (chủ biên), 2004 Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế – xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô hình phát triển cho một só khu vực trọng điểm Báo cáo đề tài cấp nhà nước KC.09.11 Lưu trữ tại Viện Chiến lược Phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư 43 WCD (The World Commission on Dams), 2000 Dams and Development A new framework for Decision-Making The report of from: http://www.dams.org/report/ 44 WB, ADB, FAO, UNDP, NGO Water Resources Group and Institute of Water Resources Planning, 1996 “ Vietnam Water Resources Sector Review” Intergrated Report 45 Yang, Z., Saito, Y., Liu, B., Zhang, J., and Wang, H., 2001 Decadal and millennial scale change of water and sediment dircharge of the Huanghe (Yellow River) caused by human activities Proc LOICZ East Asia basins Workshop on East Asian river catchment/ coastal zone interaction and humand dimention Hong Kong Baptist Univeresity 26-28 Feb 18 Abstract Emerged problems on coastal environment in Vietnam and orientation for protection Tran Duc Thanh Institute of Marine Environment and Resources By rich natural resources and other favorable natural conditions, the Vietnam coastal zone has became an area of active economic development and high population density The most important economic sectors such as water way and ports, agriculture, fishery, industry, mining, and tourism are concentrated in this zone The coastal environment is very sensitive to the human activities in both coastal zone and watershed through the role of streams, and unusual climate change The coastal ecosystems, especially coral reefs, mangroves and seagrass beds are also easier to be vulnerable under these impacts Recently, coastal environment and ecosystems in Vietnam have been changed obviously due to combination of climate change and human activities The climate change has been recognized as sea level rise as a consequence of global warming, typhoon turbulence and ENSO phenomenom that has made the increase of coastal disasters The human activities in the basin such as destroying upstream deforestation and mangroves, building sea and river dikes, constructing big dams, dredging channels, agriculture, aquaculture, overcatching, industry and domestics, have changed discharges of water, sediments, nutrients and wastes into coastal zone, and so, have degraded marine and coastal environment These impacts have led to the emerged consequences such as increasing coastal disasters (floods, erosion, sedimentation, salt intrusion and oil spills), pollution at various levels (oil, organic matters, pesticide and heavy metals) and damage of habitats and decrease of living resources It’s sure that these impacts will increase under the pressure of population and economical development in the future The Vietnam coastal environment protection including prevention, control and mitigation of the negative impact become an urgent demand, and it is only implemented successfully by comprehensive combination between coastal management, watershed management and prevention of natural hazards from oceanbased The strategy and the plan on protection of coastal environment in Vietnam need to be based on the macroscopic view including land - ocean interaction in coastal zone Vietnam has made strong effort to protect coastal environment by establishing framework of organizations and legal base, developing capacity, building national strategies 19 and plans, implementing coastal environmental projects, and strengthening international cooperation However, the obtained achievements in this field have been limited For this reason, it is necessary to implement synchronous solutions for the protection of coastal environment In institution, the responsibility of coastal and sea management and protection of functional organizations need to be delimited clearly; In regulation, the legal documents need to be supplemented, corrected and built up newly; Improving coastal manage mental capacity continuously; Strengthening inspection and control of environmental security; Strengthening environment observation and monitoring, and warning natural disasters and environment risks Implementing strictly environmental impact assessment and developing actively the projects of environmental management and protection; Enhancing responsibility of management organizations; improving awareness of community; and strengthening international cooperation Tóm tắt: Những vấn đề môi trường ven biển nổi bật ở Việt Nam và định hướng bảo vệ Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên và Môi trường Biển DVB Việt Nam, nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú và điều kiện tự nhiên thuận lợi, đã trở thành vùng phát triển kinh tế năng động và có mật độ, tốc độ phát triển dân số cao Môi trường ven biển rất nhạy cảm với cả hoạt động nhân tác tại chỗ và trên lưu vực thông qua vai trò trung gian của dòng chảy sông và những biến động bất thường về khí hậu Các hệ sinh thái ven biển như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, v.v rất dễ bị tổn thương Gần đây, những biến đổi về môi trường sinh thái ven biển Việt Nam là rất rõ ràng, do cả biến động khí hậu và hoạt động nhân sinh Những biến động khí hậu có qui mô toàn cầu, như sự dâng cao nước biển do trái đất ấm lên, nhiễu động về bão và hiện tượng ENSO làm tăng các tai biến môi trường ven biển Hoạt động nhân sinh trên lưu vực như phá hủy rừng đầu nguồn, đắp đê, đặc biệt là xây đập chứa lớn, đào kênh, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt đã làm thay đổi nguồn cung cấp nước, trầm tích, dinh dưỡng và các vật chất khác ra biển, thay đổi chất lượng môi trường biển và DVB do khả năng nhận và tích luỹ chất gây ô nhiễm và do mất các habitat Những tác động này đã dẫn đến một số vấn đề nổi bật về môi trường biển và ven biển như gia tăng các tai biến như ngập lụt, xói lở, sa bồi, xâm nhập mặn, tràn dầu; nhiễm bẩn môi 20 trường do dầu, vật chất hữu cơ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng ở mức độ khác nhau; mất habitat và suy giảm tài nguyên sinh vật Chắc chắn, những tác động này còn tăng lên dưới áp lực kết hợp của phát triển kinh tế, dân số và những biến động lớn về khí hậu BVMT biển Việt Nam còn bao gồm cả ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu các tác động tiêu cực là một yêu cầu cấp bách và chỉ có thể thành công nhờ phối hợp toàn diện quản lý DVB với quản lý lưu vực và phòng chống thiên tai từ biển Vì vậy, chiến lược và kế hoạch bảo vệ môi trường biển Việt Nam cần phải được nhìn nhận từ những mối quan hệ vĩ mô, đặc biệt quan tâm đến vai trò tương tác lục địa- đại dương ở DVB Việt Nam đã có những nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ sở luật pháp, phát triển tiềm lực, xây dựng chiến lược và kế hoạch quốc gia, thực thi các các dự án môi trường ven biển và tăng cường quan hệ quốc tế trong lĩmh vực này Tuy vậy, những thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu Trước tình hình như vậy, để bảo vệ dải ven biển, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp Về thể chế, cần phân định rõ trách nhiệm quản lý và BVMT biển và ven biển của các cơ quan chức năng; Về chính sách, cần xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy; Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý; Tăng cường kiểm tra và bảo vệ anh ninh môi trường; Tăng cường quan trắc, giám sát và cảnh báo thiên tai, sự cố môi trường; Thực hiện đánh giá tác động môi trường và triển khai tích cực các dự án quản lý, BVMT; Nâng cao trách nhiệm các cấp quản lý, ý thức cộng đồng và tăng cường Hợp tác quốc tế 21 ... international cooperation Tóm tắt: Những vấn đề mơi trường ven biển bật Việt Nam định hướng bảo vệ Trần Đức Thạnh Viện Tài nguyên Môi trường Biển DVB Việt Nam, nhờ tài nguyên thiên nhiên phong... khác biển, thay đổi chất lượng môi trường biển DVB khả nhận tích luỹ chất gây nhiễm habitat Những tác động dẫn đến số vấn đề bật môi trường biển ven biển gia tăng tai biến ngập lụt, xói lở, sa... BVMT ven biển 4.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển Trước tình vậy, để BVMT ven biển, cần thiết phải thực đồng giải pháp sau: Về thể chế, cần phân định rõ trách nhiệm quản lý BVMT biển ven

Ngày đăng: 01/08/2019, 11:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN NỔI BẬT Ở VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO VỆ

  • Viện Tài nguyên và Môi trường biển

  • Mở đầu

    • 2.1. Hoạt động nhân tác

    • Trước tình hình như vậy, để BVMT ven biển, cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

      • Về chính sách, cần xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy, có văn bản về quản lý môi trường ven biển gắn với quản lý các nguồn gây tác động trên lưu vực. Xây dựng chiến lược và các chương trình ưu tiên liên quan để kiểm soát tình trạng ô nhiễm, suy thoái các hệ sinh thái và mất habitat, thiên tai và sự cố môi trường v.v. Xây dựng các kế hoạch hành động và các chiến lược BVMT ven biển, tạo lập các điều khoản quan trọng và đặc thù của môi trường biển trong luật môi trường sửa đổi. Điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn môi trường phù hợp và xây dựng quy chế kiểm toán và đánh giá nguồn thải gây ô nhiễm. Phát huy mặt mạnh của nền kinh tế thị trường đối với BVMT biển, coi chi phí BVMT thành một hạng mục quan trọng trong các dự án đầu tư và phát triển.

      • Tài liệu tham khảo

        • Abstract

        • Emerged problems on coastal environment in Vietnam and orientation for protection

          • Tóm tắt: Những vấn đề môi trường ven biển nổi bật ở Việt Nam và định hướng bảo vệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan