Bệnh nhân bỏng bị sơ cứu sai

2 431 2
Bệnh nhân bỏng bị sơ cứu sai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Có nhiều bệnh nhân bỏng hoàn toàn có thể được cứu sống nhưng đã tử vong khi vừa chạm cổng bệnh viện. Nguyên nhân của những cái chết thương tâm đó là do người dân còn quá thiếu hiểu biết trong

Bài 1: 2/3 bệnh nhân bỏng bị cứu saiCó nhiều bệnh nhân bỏng hoàn toàn có thể được cứu sống nhưng đã tử vong khi vừa chạm cổng bệnh viện. Nguyên nhân của những cái chết thương tâm đó là do người dân còn quá thiếu hiểu biết trong cứu bỏng.Theo TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia, có đến 2/3 số người bị bỏng xử trí ban đầu sai trước khi đưa đến bệnh viện. Theo đó, số người nếu có cứu được, vẫn bị di chứng bỏng rất nặng nề.Khổ vì kinh nghiệm dân gianBé Tạ Quang S (Nghệ An) bị cả phích nước nóng đổ vào người. Vừa nghe con khóc thét lên, gia đình vội vàng ôm bé chạy xuống bếp để nhúng cả người cháu vào vại nước muối cà. Khi được chuyển tới viện, bé đã bị tử vong do sốc bỏng.Bé Dương Gia K (13 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng hoại tử cổ - mu bàn chân trái, nền vết thương bẩn nhiều giả mạc, tổn thương chuyển độ sâu, phải mổ ghép da.Ngày cháu bị bỏng nước sôi, gia đình đã đưa ngay cháu tới cơ sở gia truyền của một thầy lang tại Hà Nội điều trị. Sau hơn 10 ngày đắp thuốc, vết bỏng của bé được tạo màng che phủ bên ngoài, gia đình khấp khởi mừng vì con đã khỏi bệnh. Nhưng khi về nhà, cháu vẫn đau khóc, gia đình mới đưa đến viện thì biết con bị tổn thương bỏng nhiễm khuẩn nặng, hoại tử cổ - mu bàn chân trái.Còn bệnh nhân Nguyễn Ngọc T, 31 tuổi ở thôn Kênh Đào, Anh Đào, Mỹ Đức, Hà Tây đã mất đi toàn bộ bàn tay phải chỉ vì đắp thuốc gia truyền.Bệnh nhân bị bỏng điện toàn bộ bàn tay phải, được thầy lang cùng xóm đắp thuốc, sau hơn 10 ngày điều trị không khỏi vào Viện Bỏng trong tình trạng toàn thân nhiễm trùng nhiễm độc nặng, toàn bộ bàn tay bị hoại tử, các ngón tay teo đét, phía ngoài bao bọc bởi một lớp màng cứng chắc (như sơn). Các bác sỹ đã phải tiến hành giải pháp cuối cùng mà không ai mong muốn: tháo khớp cổ tay để cứu bệnh nhân.Bác sĩ Nguyễn Như Lâm, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, cho hay, việc tuỳ tiện chữa bệnh, bôi đủ thứ dẫn theo kinh nghiệm dân gian để chữa bỏng như kem đánh răng, mỡ trăn, nhựa chuối, bùn ao, vôi bột, có trường hợp sát cả muối hột vào vết bỏng khiến không ít bệnh nhân buộc phải nhập viện với chi phí điều trị tăng cao và những biến chứng nặng nề, thậm chí bị tử vong.2/3 số người bị bỏng xử trí ban đầu sai trước khi đưa đến bệnh viện. Khi bôi kem đánh răng sẽ có cảm giác vết bỏng đỡ rát, nhưng thực tế, do kem đánh răng có chất kiềm sẽ làm vết bỏng nặng, sâu hơn. Còn dầu cá lại có tác dụng giữ nhiệt, nhiệt không thoát ra ngoài được, vết bỏng càng có nguy cơ sâu hơn.Đối với các chất khác như nước mắm, dấm, lòng đỏ trứng khi bôi vào vết bỏng sẽ không đảm bảo được vô trùng, không có tác dụng kháng khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng là rất lớn. Khi đó, việc điều trị sẽ càng phức tạp và nguy hiểm hơn, thậm chí khiến người bệnh tử vong do sốc.Điều đáng bàn, không chỉ người dân mà ngay cả các y bác sỹ tuyến cơ sở cũng chưa có hiểu biết trong cứu bỏng. Cứ thấy bệnh nhân bỏng nặng, chưa kịp tiến hành cứu đã vội chuyển người bệnh lên tuyến trên là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốc nặng hoặc để lại những di chứng bỏng nặng nề.Sơ cứu bỏng đúng cáchTheo TS Nguyễn Như Lâm, một số nguyên tắc sau rất cần đến khi có người nhà bị bỏng:- Dùng nước sạch: Sau khi bị bỏng, càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì và chống rối loạn vi tuần hoàn tại chỗ. Sau khi ngâm nước, tiến hành băng ép nhẹ để giảm đau rát và chuyển ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất. Việc ngâm nước và băng ép sẽ có tác dụng giảm đau, chống sốc cho bệnh nhân.- Chống sốc cho bệnh nhân bỏng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cấp cứu bỏng. Lý do, bệnh nhân bỏng bị sốc do mất nước qua vết bỏng, dễ rối loạn vi tuần hoàn (giảm lượng máu lưu thông). Biểu hiện sốc bỏng là mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.- Bù dịch: Để phòng sốc do mất nước, bù dịch càng nhanh càng tốt. Tốt nhất là cho bệnh nhân uống nước. Trẻ con nếu đang bú sữa mẹ phải cho bú liên tục, uống thêm nước, đặc biệt những nước có khoáng, có muối oresol.Stress cũng là nguyên nhân gây sốc cho bệnh nhân. Sau bỏng sẽ có những hoảng loạn về tinh thần, khi đó phải động viên, an ủi, đừng để bệnh nhân hoảng loạn. . 1: 2/3 bệnh nhân bỏng bị sơ cứu saiCó nhiều bệnh nhân bỏng hoàn toàn có thể được cứu sống nhưng đã tử vong khi vừa chạm cổng bệnh viện. Nguyên nhân của. trong sơ cứu bỏng. Cứ thấy bệnh nhân bỏng nặng, chưa kịp tiến hành sơ cứu đã vội chuyển người bệnh lên tuyến trên là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị sốc

Ngày đăng: 23/10/2012, 11:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan