1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TIỂU LUẬN kỹ THUẬT THI CÔNG 1 GTVT

51 176 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Câu 1: Phương pháp thi công và nghiệm thu copha cột. I Khái niệm: Cốp pha được dùng làm khuôn tạo dáng, kích thước kết cấu, bảo vệ hỗn hợp bê tông khi đổ và đàm không bị rơi vãi hoặc mất nước xi măng và bảo vệ kết cấu bê tông trong quá trình dông cứng. Đà giáo là hệ thống chống đỡ cốp pha, bảo đảm cốp pha nằm đúng vị trí, vững chắc và ổn định trong suốt quá trình đổ, đầm, bảo dưỡng bê tông cho đến khi tháo được cốp pha. II Những yêu cầu chung: Cốp pha và đà giá cần được thiết kê và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông. Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, dông thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết. Cốp pha và đà giáo cần đuocjw gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kêt cấu theo qui định của thiết kế. Cốp pha và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường. Các loại cốp pha dà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn cảu đơn vị chế tạo.

Trang 1

TIỂU LUẬN KỸ THUẬT THI CÔNG 1

GVHD: ThS NGUYỄN ANH TUẤN

Câu 1: Phương pháp thi công và nghiệm thu copha cột.

I/ Khái niệm:

Cốp pha được dùng làm khuôn tạo dáng, kích thước kết cấu, bảo vệ hỗn hợp bê tông khi đổ và đàm không bị rơi vãi hoặc mất nước xi măng và bảo vệ kết cấu bê tông trong quá trình dông cứng

Đà giáo là hệ thống chống đỡ cốp pha, bảo đảm cốp pha nằm đúng vị trí, vững chắc và

ổn định trong suốt quá trình đổ, đầm, bảo dưỡng bê tông cho đến khi tháo được cốp pha

II/ Những yêu cầu chung:

- Cốp pha và đà giá cần được thiết kê và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông

- Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, dông thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết

- Cốp pha và đà giáo cần đuocjw gia công, lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng và kích thước của kêt cấu theo qui định của thiết kế

- Cốp pha và đà giáo có thể chế tạo tại nhà máy hoặc gia công tại hiện trường Các loại cốp pha

dà giáo tiêu chuẩn được sử dụng theo chỉ dẫn cảu đơn vị chế tạo

III/ Vật liệu làm cốp pha:

Cốp pha đà giáo có thể làm bằng gỗ, hoành bè, thép, bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo Đàgiáo có thể sử dụng tre, luồng và bương

Chọn vật liệu nào làm cốp pha đà giáo đều phả dựa trên điều kiện cụ thể và hiệu quả kinh tế

Trang 2

Gỗ làm cốp pha đà giáo được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng TCVN

1075 : 1971 và các tiêu chuẩn hiện hành, đông thời có thể sử dụng các loại gỗ bất cập phân

Cốp pha đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân chuyểnnhiều lần đối với các loại kết cấu khác nhau

IV/ Lắp dựng cốp pha và đà giáo:

- Lắp dựng cốp pha dà giáo cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông cần được chống dính

+ Cốp pha thành bên của các kết cấu tường, sàn, dầm, và cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần cốp pha và đà giáo còn lưu lại để chống đỡ

+ Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nên cứng, không bị trượt và không bị biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong quá trình thi công

- Khi lắp dựng cốp pha cần có các mốc trắc đạc hoặc các biện pháp thích hợp để thuận lợi cho việc kiểm tra tim trục và cao độ của các kết cấu

- Khi ổn định cốp pha bằng dây chằng và móc neo thì phải tính toán, xác định số lượng và vị trí

để giữ ổn định hệ thống cốp pha khi chịu tải trọng và tác dộng trong quá trình thi công

- Trong quá trình lắp dựng cốp pha cần cấu tạo một số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn có chỗ thoát ra ngoài Trước khi đổ bê tông các lỗ này cần được bịt kín lại

V/ Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo:

- Cốp pha và dà giáo khi lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng 1, các sai lệch không được vượt quá các trị số ghi trong bảng 2

Bảng 1: Các yêu cầu kiểm tra cốp pha, đà giáoCác yêu cầu kiếm tra Phương pháp kiểm tra Kết quả kiểm tra

Cốp pha đã lắp dựngHình dáng và kích thước Bằng mắt, đo bằng thước

có chiều dài thích hợp Phù hợp với kết cấu cảu thiết kếKết cấu cốp pha Bằng mắt Đảm bảo theo quy định của

điểu 3.3.3 TCVN 4453 : 1995

cốp pha và mặt nền Bằng mắt Cốp pha được ghép kín, khít, bảo đảm không mất

nước xi măng khi đổ và

Trang 3

đầm bê tôngChi tiết chôn ngầm và đặt

Vệ sinh bên trong cốp pha Bằng mắt Không còn rác, bùn đất và

các chất bẩn khác bê trong cốp pha

Độ nghiêng, cao độ và kích

thước cốp pha Bằng mắt, máy trắc đạc và các thiết bị phù hợp Không vượt quá cao độ ghitrong bảng 2

Độ ảm của cốp pha gỗ Bằng mắt Cốp pha gỗ đã được tưới

nước khi đổ bê tông

Đà giáo đã lắp dựngKết cấu dà giáo Bàng mắt, dùng tay lắc

mạnh các cột chống, các nêm ở từng cột chống

Đà giáo đã lắp dựng đảm bảo kích thước, số lượng

và vị trí théo thiết kếCột chống đà giáo Bàng mắt, dùng tay lắc

mạnh các cột chống, các nêm ở từng cột chống

Cột chống, được kê, đệm

và đặt lên trên nền cứng, đảm bảo ổn định

Độ cứng và ổn định Bằng mắt, đối chiếu với

thiết kế đà giáo

Cột chống được giằng chéo

và giằng ngang đủ số lượng, kích thước avf vị trítheo thiết kế

- Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường kết hợp vớiviệc đánh giá xem xét kết quả kiểm ta theo quy định ở bảng 1 và các sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2

Bảng 2: Sai lệch cho phép đối với cốp pha, đà giáo đã lắp dựng xong

1/ Khoảng cách giữa cột chống cốp pha, cấu kiện chịu uốn và

khoảng cách giữa cá trụ đỡ giằng ổn định, neo và cột chống so

với khoảng cách thiết kế

a/ Trên mỗi mét dài

75

Trang 4

2/ Sai lệch mặt phẳng cốp pha và các đường giao nhau của

chúng so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiệng thiết kế

a/ Trên mỗi mét dài

b/ Trên toàn bộ chiều cao của kết cấu:

Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao dưới 5m 10

Tường và cột đỡ tấm sàn toàn khối có chiều cao trên 5m 15

với công trình

10

VI/ Một số hình ảnh về cốp pha cột:

Trang 5

Cốp pha cột bằng gỗ

Trang 6

II Công tác chuẩn bị:

- Để có đầy đủ số liệu cho thi công cọc đại trà, nhất là trong điều kiện địa chất phức tạp, các công trình quan trọng, cọc chịu tải trọng lớn, thời gian lắp dựng cốt thép, ống siêu âm và đổ

bê tông một cọc kéo dài, Nhà thầu phải tiến hành thí nghiệm việc giữ thành hố khoan, thi công các cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh, kiểm tra độ toàn khối của bêtông cọc theo quy định của Thiết kế

- Trước khi thi công cọc cần tiến hành kiểm tra các công tác chuẩn bị để thi công cọc theo biện pháp thi công được duyệt, có thể gồm:

Trang 7

a) Hiểu biết rõ điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của các lớp đất, kết quả quan trắc mực nước ngầm; áp lực nước lỗ rỗng, tốc độ dòng chảy của nước trong đất, khí độc hoặc khí dễ gây cháy nổ ;

b) Tìm hiểu khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, đề xuất biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến công trình lân cận và công trình ngầm; nếu chưa có

hồ sơ hiện trạng các công trình lân cận và công trình ngầm, Nhà thầu phải yêu cầu Chủ đầu tưtiến hành công tác khảo sát, đo vẽ lập hồ sơ; biên bản lập với các chủ sở hữu các công trình liền kề phải được cơ quan có thẩm quyền bảo lãnh;

c) Kiểm tra vật liệu chính (thép, xi măng, dung dịch khoan, phụ gia, cát, đá, nước sạch ), chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, và kết quả thí nghiệm kiểm định chất lượng;

d) Thi công lưới trắc đạc định vị các trục móng và toạ độ các cọc cần thi công;

e) Thi công các công trình phụ trợ, đường cấp điện, cấp thoát nước, hố rửa xe; hệ thống tuần hoàn vữa sét (kho chứa, trạm trộn, bể lắng, đường ống, máy bơm, máy tách cát );

f) San ủi mặt bằng và làm đường phục vụ thi công, đủ để chịu tải trọng của thiết bị thi công lớn nhất, lập phương án vận chuyển đất thải, tránh gây ô nhiễm môi trường;

g) Tập kết vật tư kỹ thuật và thiết bị, kiểm tra máy móc, thiết bị trong tình trạng sẵn sàng hoạtđộng tốt; dụng cụ và thiết bị kiểm tra chất lượng phải có kiểm chuẩn của cơ quan đủ thẩm quyền;

h) Chuẩn bị dung dịch khoan, cốt thép cọc, ống siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi bê tông (nếu cần), thùng chứa đất khoan, máy khoan và các thiết bị phụ trợ (cần cẩu, máy bơm, máy trộn dung dịch, máy lọc cát, máy nén khí, máy hàn, tổ hợp ống đổ, sàn công tác phục vụ đổ bêtông, xe chở đất khoan) cùng các thiết bị để kiểm tra dung dịch khoan, lỗ khoan, dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông, hộp lấy mẫu bê tông, dưỡng định vị lỗ cọc ;

i) Lập biểu kiểm tra và nghiệm thu các công đoạn thi công theo mẫu in sẵn (xem Phụ lục C)

- Hệ thống mốc chuẩn và mốc định vị trục móng phải đáp ứng điều kiện độ chính xác về tọa

độ và cao độ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình Nhà thầu có trách nhiệm nhận và bảo quản

hệ thống mốc chuẩn trong suốt quá trình thi công cọc

Lập biên bản nghiệm thu công tác chẩn bị trước khi thi công

III Công tác tạo lỗ khoan :

1. Khoan gần cọc mới đổ xong bê tông

Trang 8

Khoan trong đất no nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1,5 m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, khoan các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến hành sau ít nhất 24 h từkhi kết thúc đổ bê tông.

2. Thiết bị khoan tạo lỗ

Có nhiều thiết bị khoan tương ứng với các kiểu lấy đất đá trong lòng lỗ khoan như sau:

choòng đập đá; gàu ngoạm; gàu xoay, thổi rửa để hút bùn theo chu trình thuận, nghịch Tuỳ theo đặc điểm địa chất công trình, vị trí công trình với các công trình lân cận, khả năng của Nhà thầu, yêu cầu của thiết kế mà chọn lựa thiết bị khoan thích hợp

3. Ống chống tạm

Ống chống tạm (casing) dùng bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc, tránh lở đất bề mặt đồngthời là ống dẫn hướng cho suốt quá trình khoan tạo lỗ Khi hạ ống nên có dưỡng định vị để đảm bảo sai số cho phép

Ống chống tạm được chế tạo thường từ 6 m đến 10 m trong các xưởng cơ khí chuyên dụng, chiều dày ống thường từ 6 mm đến 16 mm

Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0,3 m Cao độ chân ống đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi công phía bên ngoài

Ống chống tạm được hạ và rút chủ yếu bằng thiết bị thuỷ lực hoặc thiết bị rung kèm theo máykhoan, khi không có thiết bị này có thể dùng búa rung đóng kết hợp lấy đất bằng gầu hoặc hạ bằng kích ép thuỷ lực

4. Cao độ dung dịch khoan

Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn giữ sao cho áp lực của dung dịch khoan luôn lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan để tránh hiện tượng sập thành trước khi

đổ bê tông Cao độ dung dịch khoan nên cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1,5 m Khi có hiện tượng thất thoát dung dịch trong hố khoan nhanh thì phải có biện pháp xử lý kịp thời

5. Đo đạc trong khi khoan

Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tim cọc bằng máy kinh vĩ và đo đạc độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế Các lớp đất theo chiều sâu khoan phảiđược ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc (xem Phụ lục C) Khoảng 2,0 m lấy mẫu một lần Khi phát hiện địa tầng khác với hồ sơ khảo sát địa chất công trình cần báo

Trang 9

đo độ lắng Độ lắng được xác định bằng chênh lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong

và sau 30 min Nếu độ lắng vượt quá quy định cần xử lý kịp thời

IV

Kiểm tra và nghiệm thu :

1. Chất lượng cọc được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào mẫu biên bản đượcthống nhất giữa các bên tham gia nghiệm thu, tham khảo Phụ lục C

2. Kiểm tra lỗ khoan

Kiểm tra tình trạng lỗ khoan theo các thông số trong Bảng 2, sai số cho phép của lỗ cọc do thiết kế quy định và tham khảo Bảng 3

Bảng 2- Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọcThông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra

Tình trạng lỗ cọc - Kiểm tra bằng mặt có đèn rọi

- Dùng siêu âm hoặc camera ghi chụp hình lỗ cọc

Độ thẳng đứng và độ sâu - Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan

- Thước dây

- Quả dọi

- Máy đo độ nghiêngKích thước lỗ - Calip, thước xếp mở và tự ghi đường kính

- Thiết bị đo đường kính lỗ khoan (dạng cơ, siêu âm )

- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy

Trang 10

độ lắng đáy và khối lượng bê tông).

Bảng 3 - Sai số cho phép về lỗ khoan cọc

Phương pháp tạo lỗ cọc Sai số

đườngkính cọc,cm

Sai số độthẳngđứng,

%

Sai số vị trí cọc, cm

Cọc đơn, cọc dướimóng băng theo trụcngang, cọc biên trongnhóm cọc

Cọc dưới móngbăng theo trục dọc,cọc phía trong nhóm

CHÚ THÍCH 3: Sai số cho phép về độ sâu hố khoan ± 10 cm

CHÚ THÍCH 4: D là đường kính thiết kế cọc, H là khoảng cách giữa cao độ mặt đất thực tế

và cao độ căt cọc trong thiết kế

3. Nghiệm thu cọc khoan nhồi

Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:

a) Hồ sơ thiết kế dược duyệt;

b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;

c) Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại vật liệu chế tạo trong nhà máy;

Trang 11

e) Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, tham khảo Phụ lục C; thành phần nghiệm thu theo quy định hiện hành;

f) Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;

h) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT) ) theo quy định của Thiết kế;

g) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc

V Một số hình ảnh:

Qúa trình rung hạ ống vách

Trang 12

Tiến hành định tâm và khoan lỗ

Trang 13

Máy khoan guồng xoắn

Bãi cọc khoan nhồi

Trang 14

Cấu 3: Phương pháp thi công và nghiệm thu cọc ép bê tông cốt thép:

Cọc bê tông cốt thép có thể là cọc rỗng, tiết diện vành khuyên (đúc ly tâm) hoặc cọc đặc, tiết diện đa giác đều hoặc vuông (đúc bằng ván khuôn thông thường) Bê tông cọc phải đảm bảo mác thiết kế, cọc được nghiệm thu theo TCVN 4453:1995

Ưu điểm:

- Êm, không gây ra tiếng ồn

- Không gây ra chấn động cho các công trình khác

- Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.

Nhược điểm:

- Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy

Chuẩn bị mặt bằng thi công

- Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.

- Vận chuyển cọc bêtông đến công trình Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc)

- Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vanạ chuyển cọc phải banừg phẳng, không gồ ghề lồi lõm

- Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh

- Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

Trang 15

- Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc

- Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh

Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1%

so với mặt phẳng vuông góc trục cọc Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không

Vị trí ép cọc

I

Công tác chuẩn bị :

- Trước khi thi công hạ cọc cần tiến hành các công tác chuẩn bị sau đây:

a) Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của chúng;

b) Thăm dò khả năng có các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng;

c) Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn;

d) Nghiệm thu mặt bằng thi công;

e) Lập lưới trắc đạc định vị các trục móng và tọa độ các cọc cần thi công trên mặt bằng;

f) Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cọc;

g) Kiểm tra kích thước thực tế của cọc;

h) Chuyên chở và sắp xếp cọc trên mặt bằng thi công;

i) Đánh dấu chia đoạn lên thân cọc theo chiều dài cọc;

k) Tổ hợp các đoạn cọc trên mặt đất thành cây cọc theo thiết kế;

l) Đặt máy trắc đạc để theo dõi độ thẳng đứng của cọc và đo độ chối của cọc

II

Hàn nối các đoạn cọc :

Trang 16

1. Chỉ bắt đầu hàn nối các đoạn cọc khi:

- Kích thước các bản mã đúng với thiết kế;

- Trục của đoạn cọc đã được kiểm tra độ thẳng đứng theo hai phương vuông góc với nhau;

- Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau

2. Đường hàn mối nối cọc phải đảm bảo đúng quy định của thiết kế về chịu lực, không được có những khuyết tật sau đây:

- Kích thước đường hàn sai lệch so với thiết kế;

- Chiều cao hoặc chiều rộng của mối hàn không đồng đều;

- Đường hàn không thẳng, bề mặt mối hàn bị rỗ, không ngấu, quá nhiệt, có chảy loang, lẫn xỉ,

bị nứt

3. Chỉ được tiếp tục hạ cọc khi đã kiểm tra mối nối hàn không có khuyết tật

III Tiến hành:

1.Lựa chọn thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:

- Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;

- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc;

- Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công

2 Lựa chọn hệ phản lực cho công tác ép cọc phụ thuộc vào đặc điểm hiện trường, đặc điểm công trình, đặc điểm địa chất công trình, năng lực của thiết bị ép Có thể tạo ra hệ phản lực bằng neo xuắn chặt trong lòng đất, hoặc dàn chất tải bằng vật nặng trên mặt đất khi tiến hành ép trước, hoặc đặt sẵn các neo trong móng công trình để dùng trọng lượng công trình làm hệ phản lực trong phương pháp ép sau Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định

3 Thời điểm bắt đầu ép cọc khi phải dùng trọng lượng công trình làm phản lực (ép sau) phải được thiết kế quy định phụ thuộc vào kết cấu công trình, tổng tải trọng làm hệ phản lực hiện

Trang 17

có và biên bản nghiệm thu phần đài cọc có lỗ chờ cọc và hệ neo chôn sẵn theo các quy định

về nghiệm thu kết cấu BTCT hiện hành

4 Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:

- Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;

- Mặt phẳng “ công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể kiểm ta bằng thủy chuẩn ni vô);

- Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn “công tác”;

- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng từ 10 % đến

15 % tải trọng thiết kế của cọc

5 Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 10 mm Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1 cm/s Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại

6 Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:

a) Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra chi tiết mối nối; lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ

nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1 %;

b) Gia tải lên cọc khoảng 10 % đến 15 % tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế

c) Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2 cm/s;

d) Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do thời gian cuối

ca ép )

7 Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:

- Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn;

- Mũi cọc gặp dị vật;

- Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh

Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một trong các cách sau:

Trang 18

- Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết

kế chỉ định)

- Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc xói nước như đóng cọc;

8 Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:

a) Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nềnđất trong khu vực;

b) Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep) min đến (Pep)max, trong đó:

(Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;

(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;

(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc

Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý

9 Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20 cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế

10 Đối với cọc ép sau, công tác nghiệm thu đài cọc và khoá đầu cọc tiến hành theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác bê tông và bê tông cốt thép hiện hành

IV Nghiệm thu:

1. Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư nên cùng Nhà thầu nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc tại hiện trường, lập biên bản nghiệm thu theo mẫu in sẵn (xem Phụ lục A, E) Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn tranh chấp

2. Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm động

Trang 19

4. Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi , Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

5. Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:

a) Hồ sơ thiết kế được duyệt;

b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;

c) Chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc thương phẩm;d) Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;

e) Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;

f) Các kết quả thí nghiệm động cọc đóng (đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);

g) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc- thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT) theo quy định của Thiết kế;

h) Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc theo TCVN 9393:2012

6. Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong Bảng 11 hoặc ghi trong thiết kế

Bảng 11- Độ lệch trên mặt bằngLoại cọc và cách bố trí chúng Độ lệch trục cọc cho phép1) Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0,5 m

0,2d

Trang 20

25 mm ở vũng không nước

CHÚ THÍCH: số cọc bị lệch không nên vượt quá 25 % tổng số cọc khi bố trí theo dải, còn khi bố trí cụm dưới cột không nên quá 5 % Khả năng dùng cọc có độ lệch lớn hơn các trị số trong Bảng 11 sẽ do Thiết kế quy định

7. Nhà thầu cần tổ chức quan trắc trong khi thi công hạ cọc (đối với bản thân cọc, độ trồi của cáccọc lân cận và mặt đất, các công trình xung quanh )

8. Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo các quy định hiện hành Hồ sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình

V Hình ảnh minh hoạ:

Trang 21

Cọc bê tông cốt thép

Trang 23

Câu 4: Phương pháp thi công và nghiệm thu công tác trát tường, cột, dầm, trần.

I Yêu cầu kỹ thuật:

1 Công tác trát nên tiến hành sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt mạng dây ngầm

và các chi tiết có chỉ định đặt ngầm trong lớp trát cho hệ thống điện, điện thoại, truyền hình, cáp máy tính

2 Bề mặt nền trát cần được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc, tẩy sạch dầu mỡ bám

dính…

3 Trước khi trát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát.

4 Vữa dùng để trát phải lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng của công trình, thích

hợp với nền trát và lớp hoàn thiện, trang trí tiếp theo Các vật liệu dùng để pha trộn vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn hiện hành Trường hợp có thêm các chất phụ gia,việc pha trộn vữa phải tuân theo chỉ dẫn của thí nghiệm và quy định của thiết kế

5 Vữa trát phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn TCVN

4314:2003 và tiêu chuẩn TCVN 3121:2003

6 Trong trường hợp lớp vữa trát có chức năng làm tăng khả năng chịu lửa hoặc cách

âm, cách nhiệt, vật liệu sử dụng và quy trình chế tạo vữa trát cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng yêu cầu của thiết kế và nhà cung cấp

7 Khi tiến hành trát nhiều lớp trên bề mặt kết cấu, cần lựa chọn vật liệu trát sao cho

giữa nền trát, lớp trát lót và lớp trát hoàn thiện có sự gắn kết và tương thích về độ dãn nở, co ngót

Trang 24

8 Khi trát tường, trát trần với diện tích lớn, nên phân thành những khu vực nhỏ hơn

có khe co dãn hoặc phải có những giải pháp kỹ thuật để tránh cho lớp trát không bị nứt do hiện tượng co ngót

9 Nếu bên trong lớp trát có các hệ thống đường ống kim loại, vật chôn sẵn, vật liệu

chế tạo vữa trát phải được lựa chọn thích hợp hoặc phải có biện pháp phòng tránh sao cho không xảy ra hiện tượng ăn mòn, phá hoại

10 Nếu bề mặt nền trát không đủ độ nhám cho lớp vữa trát bám dính trên bề mặt,

trước khi trát phải xử lý tạo nhám bằng cách phun cát, vẫy hoặc phun hồ xi măng cát, đục nhám hoặc các biện pháp tạo khả năng bám dính khác Phải trát thử một vài chỗ để xác định

độ dính kết cần thiết trước khi tiến hành trát đại trà

11 Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát

phải được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dầy mạch ghép và phải trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15 cm đến 20 cm Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3 cm

12 Cát dùng để chế tạo vữa trát phải được sàng qua các loại sàng thích hợp để đạt

được kích thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm khi trát nhám mặt hoặc trát các lớp lót và (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 1,25 mm khi trát các lớp hoàn thiện bề mặt Chất lượng của cát tuân theo TCVN 7570:2006

13 Xi măng phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn: TCVN 4029:1985; TCVN

4031:1985; TCVN 4032:1985; TCVN 4030:2003

Xi măng thường dùng là xi măng Poóc lăng có mác từ PC20 đến PC30

Xi măng poóc lăng phổ thông nhất dùng cho lớp trát mặt ngoài phải chọn cùng một lô sản xuất cho một mặt trát để đảm bảo đồng đều mầu sắc của công trình

CHÚ THÍCH: Tham khảo các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn hiện hành đối với xi măng trắng

14 Đá dùng làm cốt liệu trong lớp mặt trát ngoài là đá hạt đập từ đá thiên nhiên

(canxit, đôlômit…), sỏi hạt đập từ cuội và sỏi dùng trong xây dựng Tùy theo nguồn gốc tạo thành và thành phần hóa học mà đá có màu sắc khác nhau như trắng, xám, đỏ đen…

15 Chọn đá để thi công trát trang trí phụ thuộc vào quy định của thiết kế, phương

pháp thi công và vị trí tại công trình Phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ về trang trí, đá thường dùng có cỡ hạt tương đối đồng đều ở dạng hạt lựu có kích thước và màu sắc khác nhau theo yêu cầu cụ thể của thiết kế

Trang 25

Đá được phân loại theo kích thước hạt như ghi trong Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại đá trang trí theo kích thước hạt

16 Đá hạt phải sạch, không lẫn tạp chất và phải được bảo quản tốt, tránh bụi bẩn, biến

màu Hạt đá có kích thước lớn nhất không được vượt quá 2/3 bề dày của lớp trát mặt ngoài

17 Bột đá sử dụng nhằm tiết kiệm xi măng và điều chỉnh cường độ của lớp vữa trát

mặt ngoài cho phù hợp với yêu cầu thiết kế

Bột đá là sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất xay nghiền đá

Bột đá phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

a) Nhỏ, mịn (lọt hết qua mắt sàng 0,3 mm);

b) Sạch, không có tạp chất, không vón cục;

c) Có màu trắng (nếu dùng với xi măng trắng phải có độ trắng tương đương)

18 Bột màu có nguồn gốc từ các khoáng chất vô cơ, hữu cơ, oxýt kim loại, muối kim

loại…

Bột màu phải đảm bảo các yêu cầu:

a) Có độ bền kiềm, bền axít, không thay đổi mầu khi tiếp xúc với vôi, xi măng, thạch cao, không độc hại với người và làm giảm cường độ của vữa;

b) Không biến mầu, mất màu dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời cũng như tiếp xúc với môi trường sử dụng

II.Thi công:

1 Nếu bề mặt nền trát khô, cần phun nước làm ẩm trước khi trát.

Ngày đăng: 26/07/2019, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w