Bệnh loại trúng phong
Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGBỆNH LOẠI TRÚNGPHONGSở dĩ gọi là loại trúng, là vì chứng trạng của nó với chứng Chân trúng phong giống nhau, mà thực thời khác nhau rất xa. Nhưng ở trong chứng loại trúng có khi kiêm cả chứng Chân trúng, về quan điểm này ta phải xem xét cho tinh vi mới được. Phàm thuộc về chứng Chân trúng tất phải liên quan tới Kinh, Lạc phần nhiều phát sinh ra chứng mắt xếch, miệng méo, bán thân bất toại…So với chứng Loại trúng chuyên bởi khí mà gây nên bệnh, tự nhiên không giống nhau. Nhưng phong nhờ cái thế của Hoả tà thừa hư mà vào, Hànvới Phong cùng chọi lẫn nhau, Thử với phong cùng hun nhau…và uống ăn cũng gây nên phong, các biến chứng đó ta thường thấy luôn, cần phải luận chứng cho tinh.Nếu hẳn là Chân trúng phong thời đã có phương pháp khu phong, Nếu là Loại trúng phong thời theo phép chữa dưới đây, còn như Chân trúng và Loại trúng xen lẫn với nhau, thì nên theo cả hai môn mà chọn lọc điều trị, như vậy mới khỏi sai lầm.Bệnh Loại trúng phong chia làm 8 loại:1. Hoả trúng2. Hư trúng3. Tháp trúng4. Hàn trúng5. Thử trúng6. Khí trúng7. Thực trúng8. Ác trúngBỆNH HOẢ TRÚNG63 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGNguyên nhân: Vì “Ngũ chí” quá cực, khiến cho Tâm hoả bốc mạnh, nhiệt khí nung nấu, gây nên chứng bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì gọi là Hoả trúng.Bệnh trạng: Bệnh nhân bỗng dưng ngã lăn ra, tâm thần mê man không biết gì, gân xương không cử động được. Nếu vì Hung cách nhiệt, thời có chứng Hung cách phiền nhiệt, đại tiện táo, nói mê lảm nhảm, phát cuồng, mạch Huyền và Đại. Nếu Can đởm có nhiệt thì có chứng “vãng lai hàn, nhiệt”, trong miệng đắng…Nếu vì Thận thuỷ bất túc mà Thận hoả bốc lên, thì có chứng phát nhiệt, miệng khát, tiểu tiện nhỏ giọt hoặc vít, khí nghẽn lên,ho đờm rãi, chóng mặt, váng đầu, mắt hoa, tai ù, họng khô, răng đau, lưng và đùi mỏi, tiện huyết và thổ huyết…Biến chứng: Nếu để lâu không chữa thời Hoả càng thịnh, hôn mê không tỉnh, kinh mạch ngừng trệ, khí huyết không lưu thông, dần dần vít lấp mà chết.Phương pháp trị liệu: Dùng An cung ngưu hoàng hoàn để cho khai thông bỏ sự vít lấp, chờ khi nào tinh thần hơi tỉnh sẽ theo phương pháp dưới đây mà điều trị:- Nếu bệnh nhân Hung cách phiền nhiệt, đại tiện táo, nói mê phát cuồng, mạch Huyền…cho uống bài Lương cách tán.- Nếu do Can Đởm nhiệt mà phát sinh chứng “vãnglai hàn,nhiệt”, miệng đắng cho uống bài Tiểu sài hồ thang.- Nếu do Thận thuỷ bất túc, hư hoả bốc lên, tất phát sinh chứng phát nhiệt và khát, tiện huyết, thổ huyết…cho uống Lục vị địa hoàng thang.- Trong khi điều dưỡng nên uống xen “Ngũ trấp ẩm” để giúp thêm sức thuốc.64 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGBÀI THUỐCAN CUNG NGƯU HỒNG HỒN(Xem ở mơn Thương phong)LƯƠNG CÁCH TÁN(Cục phương)Liên kiều 4 lạng Đại hồng 2 lạngMang tiêu 2 lạng Cam thảo 2 lạngHồng cầm 1 lạng Bạc hà 1 lạngChi tử 1 lạngCác vị trên tán bột, mỗi lần dùng 3 đ/c, gia thêm Trúc diệp 3 đ/c và 1 thìa Bạch mật, đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống 1 lần.Phương giải: Đây là 1 bài thuốc tả thực hoả ở Thượng và Trung tiêu. Theo Nội kinh : “nhiệt phạm nhiều ở bên trong chữa bằng những vị có tính chất hàm hàn, Tá bằng những vị khổ cam” cho nên dùng Hồng cầm, Liên kiều, Trúc diệp, Bạc hà tả hoả Thượng tiêu; Dùng Đại hồng, Mang tiêu là thứ mãnh dược để tả nhiệt ở Trung tiêu, khiến cho trên thì bốc lên, dưới thời dẫn xuống, mà ở trong Cách sẽ được trong sạch. Dùng Cam thảo và Bạch mật là vì bệnh ở Cách, nên dùng vị cam để cho hỗn lại. Nếu chun chữa về ơn nhiệt thời hành, thì dùng Trúc diệp. Nếu trị về chứng cảm mạo thời dùng Thơng bạch và Cương tàm. Trương Khiết Cổ dùng bài này giảm Mang tiêu, Đại hồng gia Cát cánh làm con thuyền chở nổi lên, để trị các chứng nhiệt ở Thương tiêu thực là một sự biến thơng rất khéo.TIỂU SÀI HỒ THANG(Xem ở mơn Thương hàn)65 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGLỤC VỊ ĐỊA HỒNG THANG(Tiền Ất)Sinh địa 8 đ/c Hồi sơn 4 đ/cSơn thù 4 đ/c Đan bì 3 đ/cBạch linh 3 đ/c Trạch tả 3 đ/cCác vị đều tán bột, luyện mật viên bằng hạt ngơ, mỗi lần nuốt 30 viên, tiêu bằng nước muối nhạt. bài này dùng làm thang đun uống cũng được.Chủ trị: Chữa Thận khí khơng đủ, hư hoả bốc lên, lưng và gối mỏi yếu, rức âm ỉ ở trong xương. Xương ở gót chân nóng. Tiểu tiện nhỏ giọt hoặc bí kết, hoặc bất cấm. Di tinh, mộng tiết tinh, thuỷ khí tràn lên hố đờm. Tự hãn, đão hãn, vong huyết, tiêu khát, váng đầu, hoa mắt , tai ù, răng đau và Xích mạch Hư, Đại.Phương giải: Thận hư khơng hay chứa được tinh khiến cho cái hoả ở Khảm cung chẳng nương tựa vào đâu, mà bốc đi càn. Dưới thời khơng lấy gì mà phát triển được sức thăng sinh của Can mộc, trên thời tuyệt mất nguồn sinh hố của Phế Kim. Đại hồng bẩm thụ tính Cam hàn, chế thành Thục địa thời vị hậu, như vậy là theo đúng nghĩa “Tinh khơng đủ thời lấy vị để bổ”, nên dùng nó đại bổ Thận âm, điền bổ tinh tuỷ, làm mạnh cho nguồn gốc của Thuỷ. Dùng Trạch tả làm sứ, đời hoặc có người e là nó tả Thận mà giảm bỏ đi, song khơng biết một âm một Dương là theo cái đạo của trời đất; một đóng một mở là theo cái cơ động tĩnh. Tinh thuộc về Âm thuỷ, tĩnh mà khơng tẩu, nó là cái thể của Thận. Niệu thuộc về Dương thuỷ, động mà khơng ngừng, nó là cái dụng của Thận. Thận chủ về năm chất dịch, nếu Âm thuỷ khơng n giữ một nơi, thời Chân thuỷ sẽ bất túc, Dương thuỷ khơng lưu hành, tà thuỷ sẽ tràn lan, cho nên dùng Địa hồng làm Qn, để làm bền kín lại gốc, thời dùng ngay Trạch tả để khai thơng thuỷ đạo cho khỏi trệ. Nhưng Thận hư khơng bổ ngay từ mẹ, khơng khơi cái nguồn trên của nó, thời khơng sao làm bền vững được căn bản, vì vậy dùng vị Sơn dược có vị lương để bồi đắp cái nguồn tên ấy. Dùng Phục linh 66 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGđạm-thấm, để khơi con đường chảy của Nhâm thuỷ; lại gia Thù du có khí vị toan ôn, một là để thu cái hoả của Thiếu dương, hai là để nhuận cái chất dịch của Quyết âm. Đan bì vị tân hàn để thanh cái hoả của Thiếu âm, rồi giúp thêm cho cái khí Thiếu dương. Hoá nguyên đã thấm nhuần, tinh khí đã được bồi bổ, do đó Thiên quý sẽ yên nơi ở của mình. Còn như giảm thuỷ chế hoả, chẳng qua là đứng về một phương diện mà thôi.NGŨ TRẤP ẨM(Xem ở Ôn bệnh)BỆNH HƯ TRÚNGNguyên nhân: Bệnh nhân vì làm lụng quá độ, thương tới Tỳ khí; hoặc Tỳ, Vị vốn hư, vì hư sinh đờm, vì đờm sinh ra úng khí, gây nên thành bệnh hư trúng, hoặc có khi vì phòng lao quá độ thương tới Thận khí; hoặc do Thận khí vốn hư, hư hoả bốc lên, gây nên bệnh hư trúng.Bệnh trạng: Bệnh hư trúng sắc mặt vàng úa, tinh thần tiều tuỵ, bỗng dưng ngã lăn, tâm thàn hôn mê, mạch án vào Hư, Nhuyễn. Nếu vì Trung hư thời kiêm cả chứng đại tiện lỏng nát và Trung khí hạ hãm. Nếu vì Thận hư bệnh tất phải kiêm chứng lưng đau, đùi đau mỏi, váng đầu, chóng mặt,,,Biến chứng: Bệnh hư trúng để lâu không chữa, thời bệnh nhân ngày càng hư, hơi thở gấp mồ hôi lạnh toát ra, mạch nhỏ như sợi tơ, đó là thời kỳ khí chân gnuyên sắp thoát. Nếu lại tiểu tiện không biết, tứ chi quyết lãnh, mạch đến lúc mau lúc thưa, đó là thời kỳ sắp tuyệt. Đều là những chứng hậu rất nguy hiểm.Phương pháp trị liệu: Bệnh hư trúng: Nếu là Trung hư mà đại tiẹn lỏng và khí hư hạ hãm…uống bài Bổ trung ích khí thang, bài lục quân tử cũng nên uống. Nếu là Thận hư dùng bài Sinh mạch bổ tinh thang hoặc bài Lục vị địa hoàng hoàn.67 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGNếu tới thời kỳ thở gấp, mồ hôi lạnh toát ra, mạch như sợi tơ…kíp cứu huyệt “Quân nguyên” để cho đỡ sự nguy hiểm dã, rồi cho uống bài Sâm- phụ thang. Nếu tiểu tiện không biết, tay chân giá lạnh dùng bài Tứ nghịch thang.BỔ TRUNG ÍCH KHÍ THANG(Lý Đông Viên)Hoàng kỳ 1,5 đ/c Bạch truật 1,5 đ/cNhân sâm 1,5 đ/c Cam thảo 1 đ/cTrần bì 0,5 đ/c Đương quy 1 đ/cThăng ma 0,5 đ/c Sài hồ 0,5 đ/cSinh khương 2 lát Đại táo 2 quảĐun với 3 bát nước cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.Chủ trị: Chữa Âm hư nội nhiệt, nhức đầu, miệng khát, phù nhiệt, tự hãn, không chịu được Phong hàn, mạch Hồng Đại, Tâm phiền không yên, tứ chi mỏi mệt, nói năng bợt bạt, không thể vận động thời thành ra thở xuyễn.Phương giải: Ông Trọng Cảnh có hai phương pháp là Kiến trung và Lý trung. Nếu phong Mộc phạm vào Trung khí thời dùng Cam thảo, Di đường, Đại táo để bồi Thổ chế ngự Mộc, Can khương, Quế chi, Bạch thược để bình Mộc, khu phong cho nên gọi Kiến trung. Hàn thuỷ ngưng đọng ở Trung khí thời dùng Sâm, Truật, Cam thảo để bồi Thổ chế thuỷ, Can khương làm Tá để sinh Thổ ngự hàn, cho nên gọi là Lý trung. Đến như vì mỏi mệt, hình khí hao mòn do Âm hư mà sinh ra nội nhiệt, các chứng trạng hiện ra ngoài Biểu cũng giống như Ngoại cảm. Chỉ có Lý Đông Viên biết là do sự mỏi mệt làm thương đến Tỳ, cốc khí không dủ năng lực phát triển, khiến cho Dương khí hãm vào trong Âm mà phát nhiệt. Đặt ra phương pháp Bổ trung ích khí, cho là Phong hàn bên ngoài làm thương đến hình, thuộc về hữu dư; Tỳ, Vị thương bên trong thời đó là bất túc. Theo Nội kinh “Bị lao thời dùng phép ôn, bị tổn dùng phép ích…” rất kiêng kỵ vị khổ hàn, lựa những vị cam ôn làm cho Dương khí bốc lên, để dạt 68 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGcái mục đích thăng-sinh của khí dương Xuân. Phàm Tỳ, Vị một khi bị hư, thời Phế khí bắt đầu tuyệt; cho nên dùng Hoàng kỳ đạt ra ngoài bì mao mà vít lấp tấu lý, khiến cho khỏi chứng tự hãn, vì Nguyên khí bất túc nên nói năng bợt bạt, hơi thở Suyễn, nên dùng Nhân sâm để bổ, lại dùng vị cam của Cam thảo để tả thực hoả mà trừ chứng phiền do đó sẽ bổ thêm cho Tỳ mà sinh khí. Ba vị trên là thánh dược để trị chứng phiền nhiệt. Dùng Bạch truật làm Tá để kiện Tỳ; Đương quy để hoà huyết, vì khí loạn ở trong Hung khiến cho thanh trọc lẫn lộn với nhau, nên dùng Trần bì để phân chia cho khỏi lẫn lộn và làm tan cả tính trệ của các vị cam dược kia. Vì thanh khí trong Vị hãm xuống cho nên dùng vị Thăng ma, Sài hồ là hai thứ khí thanh mà vị bạc, để dẫn cho Vị khí bốc lên trở về bản vị, do đó phát triển được đầy đủ công năng sinh trưởng. Trong bài thuốc Bổ trung mà dùng những vị phát Biểu, khiến cho bên trong sẽ được yên. Trong bài thuốc ích khí mà dùng những vị thanh- khí, nhờ vậy mà khí được bồi bổ thêm, đó là một phương pháp dùng thuốc giúp ích lẫn nhau. Ta có thể dùng nó để bổ Tỳ khiến cho địa đạo ở thấp dẫn hành lên trên. Cũng có thể dùng nó để bổ Tâm, Phế, vì Phế bị tổn thì nên ích khí, mà Tâm bị tổn nên diều hoà Doanh Vệ. Ta lại có thể dùng nó để bổ Can, vì Mộc uất có thể làm cho nó đạt ra. Riêng không nên dùng với chứng bệnh thuộc về Thận, vì Âm hư ở dưới thì không nên làm cho thăng, mà Dương hư ở dưới thì càng không nên làm cho thăng vậy. Phàm những bài thuốc chữa về Tỳ, Vị của Đông Viên đều là ích khí. Như bài này giảm bỏ Đương quy, bạch truật mà gia Mộc hương, Xương truật tức là bài Điều trung; gia thêm Mạch đông. Ngũ vị tức là bài thanh thử…xem đó nghề làm thuốc không cần phải theo đúng phương, mà lúc nào cũng cần có phương để làm khuôn mẫu.Triệu Hiến Khả nói: “Hậu thiên Tỳ thổ nếu không nhờ được cái khí của Tiên thiên thời không thể lưu hành. Khí đó vì sự nhọc mệt mà hãm xuống bộ vị Thái âm, khiến cho thanh khí không thăng lên, trọc khí không igáng xuống, cho nên dùng Thăng, Sài để giúp Sâm, Kỳ, đó tức là phương pháp bổ ích Tiên thiên trong Hậu thiên vậy. Phàm chứng Tỳ, Vị bất túc, ưa cam mà ghét khổ, ưa bổ mà 69 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGghét công, ưa ôn mà ghét hàn, ưa thông mà ghét trệ, ưa thăng mà ghét giáng, ưa táo mà ghét thấp…bài này theo đúng được phương pháp đó…”.SINH MẠCH BỔ TINH THANG(Băng Ngọc Đường)Nhân sâm 1 đ/c Mạch môn 1 đ/cNgũ vị 1 đ/c Thục địa 8 đ/cĐương quy 1 đ/c Lộc nhung 1 đ/cĐun với 4 bát nước cạn còn 1 bát, bỏ bã, uống làm 1 lần.Phương giải: Bài này dùng Nhân sâm, Mạch đông để bổ khí, Đương quy để bổ huyết. Thục địa, Lộc nhung để bổ tinh, Ngũ vị để liễm khí. Phàm bệnh hư trúng nếu vì Thận hư, tất phải sinh ra chứng lưng đau, gối mỏi, váng đầu, hoa mắt…nên kíp uống bài này để đại bổ Thận khí sẽ chóng được bình phục.SÂM PHỤ THANG(Thế- y)Nhân sâm 5 đ/c Phụ tử 4 đ/cChủ trị: Chữa về chứng Âm, Dương khí huyêt bạo thoat…Phương giải: Trước khi có thân hình mà sinh ra thời gọi là Tiên thiên, sau khi có thân hình mà sinh ra thời gọi là Hậu thiên. khí của Tiên thiên bởi Thận, do từ cha mẹ phú bẩm cho, khí Hậu thiên của Tỳ do thuỷ cốc hoá sinh. Khí của Tiên thiên là cái “thể” của khí, “thể” thời chủ tĩnh, cho nên khi con còn trong thai nhờ hơi thở của mẹ để nuôi chính khí, nhờ vậy nên Thần tàng mà cơ tĩnh. khí Hậu thiên là cái “dụng” của khí, dụng chủ động, cho nên sau khi đã có thân hình thời nhờ cái khí của thuỷ cốc để nuôi thân thể, nhờ vậy nên tinh thần phấn phát sinh ra vận động. Trời với Người cùng hợp đức, hai khí công dụng lẫn cho nhau, cho nên khí của Hậu thiên nhờ khí của Tiên thiên thời sẽ sinh ra mẫi mãi không ngừng. Khí của Tiên thiên nhờ khí của Hậu thiên thời sẽ hoá ra 70 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGmãi chẳng hết. Nếu sự khởi cư khơng cẩn thận sẽ làm thương đến Thận, Thận bị thương thì khí Tiên thiên tất phải hư. Ăn uống khơng điều độ làm thương đến Tỳ, Tỳ bị thương thì khí Hậu thiên phải bị hư, muốn bổ cho khí Hậu thiên chẳng gì hơn Nhân sâm, muốn bổ cho khí Tiên thiên chẳng gì hơn Phụ tử. Ấy bài Sâm phụ thang sở dĩ đặt ra là theo ngun lý đó. Ta nên nhận xem Tạng nào hư hơn, thời sẽ lượng suy dùng vị nào làm Thần, hai vị đó cùng giúp ích lẫn nhau, thời chỉ trong phút chốc, sẽ hố được khí từ nơi khơng đâu, mà sinh ngay được Dương khí từ trong Mệnh mơn, cơng hiệu rất chóng.Nếu Biểu hư tự hãn, thời đem Hồng kỳ thay Phụ tử gọi là Nhân sâm Hồng kỳ thang, vừa bổ khí lại kiêm cả chỉ hãn. Nếu thất huyết Âm vong đem Sinh địa thay Phụ tử gọi là Nhân sâm Địa hồng thang vừa bổ khí lại kiêm cả cứu Âm…Nếu vì hàn thấp mà kiêm quyết lãnh, tự hãn thời lấy Bạch truật để thay Nhân sâm gọi là Kỳ- Phụ thang, vừa bổ Dương lại kiêm cố Biểu…Đó đều là bài Sâm phụ biến hố ra. Y giả nếu biết suy cho rộng, thời biến hố càng hay, khơng biết thế nào mà lượng trước được.TỨ NGHỊCH THANG(Trọng Cảnh)Cam thảo 2 đ/c Can khương 1,5 đ/cPhụ tử 1 củĐun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, uống nóng làm 1 lầnPhương giải: Bài này đặt tên là tứ nghịch là chủ trị ở Thiếu âm, trong ngồi đều hàn, tay chân quyết nghịch. Dùng vị Cam thảo khí vị cam ơn làm Qn để ni ấm lại Dương khí Dùng vị Khương, Phụ khí vị tân ơn làm Thần để giúp Dương thắng hàn. Cam thảo nhờ Khương, Phụ cổ võ Thận dương, làm ấm lại khí lạnh bên trong, có cơng năng “thuỷ trung nỗn thổ”; Khương, Phụ nhờ được Cam thảo suốt ra quan tiết, chạy tới tứ chi, có cơng năng “trục âm hồi Dương”. Thận dương đã được cổ vũ, âm hàn đã được tiêu tan, Dương khí sẽ đạt ra bên ngồi, mạch sẽ hiện ra, tay chân sẽ ấm lại.71 Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGBỆNH THẤP TRÚNGBệnh này về phương Nam phát sinh rất nhiều, vì khí đất ẩm thấp, thấp sinh đờm, do đờm sinh nhiệt, do nhiệt sinh phong rồi gây nên chứng đầu nặng, thân thể nặng nề, hôn mê không biết gì, gọi là bệnh thấp trúng. Cũng có khi vì ăn nhiều các thức sống lạnh, hoặc rượu ngon, các thức ngon, khiến thuỷ thấp ứ đọng ở Tam tiêu, rồi dẫn ra ngoài cơ nhục, gây nên bệnh Thấp trúng, đó là bệnh thấp phát từ trong ra. Hoặc vì đường sá xa xôi, gặp phải sơn lam chướng khí, hoặc nằm ngồi lâu ở nơi ẩm thấp khiến cho thấp khí phạm vào, cũng gây nên bệnh Thấp trúng, như vậy là chứng Thấp trúng từ ngoài trúng vào.Bệnh trạng: Bệnh nhân bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì, đầu nặng không cất lên được, mình nặng không tự đi được, mắt rức không mở được, ăn uống không biết mùi ngon, đại tiện lỏng nất, tiểu tiện vàng đỏ. Nếu Thấp khí nặng mà lại kiêm cả phong thời khắp mình đau rức, bụng, chân, đầu gối sưng đau, thân thể nặng nề mà phù thũng.Biện chứng: Nếu để lâu không chữa, thấp khí yểm- nhiễm mãi không đi, ẩn náu ở gân xương, khiến gân xương mắc bệnh không thể cử động được rất là khổ sở. Nếu lại kiêm cả hàn tà, hàn thấp hợp nhau mà tàn lan khắp Tam tiêu, Tỳ dương không còn cơ năng vận chuyển khiến mặt mắt, tay chân đều biến sắc vàng, đó là biến thành bệnh Âm hoàng.Phương pháp điều trị: Bệnh thấp trúng cho uống bài “Thấm thấp thang” hoặc uống bài “Hành thấp lưu khí tán”. Nếu thấp mà kiêm cả Phong, gây nên chứng đầu nặng khắp mình đau rức, hoặc toàn thân phù thũng…cho uống bài “Trừ thấp khương hoạt thang”. Nếu hư cho uống bài “Độc hoạt ký sinh thang”. Nếu tới thời kỳ hàn thấp cùng hợp tràn lan khắp Tam tiêu mà biến thành chứng Âm hoàng, cho uống bài “Nhân trần lý trung thang” hoặc bài Nhân trần 72 [...]... biết bệnh Trúng phong và Loại trúng phong ta nên nhận rõ như sau: Bệnh Trúng phong thời phải có chứng mắt xếch, miệng méo, tê dại hoặc thiên phế Loại trúng thời không méo miệng, mắt xếch và các chứng trạng của 6 kinh Vì các chứng của 6 kinh đó, đều là hiện tượng của Phong, còn Loại trúng 87 Nội khoa- Ngoại cảm LOẠI TRÚNG PHONG thời không phải do Phong, nên không có chứng trạng của 6 kinh Về Loại trúng. .. trung BỆNH KHÍ TRÚNG Nguyên nhân: Vì thất tình, có sự bất mãn làm thương tới khí ở bên trong, khiến cho khí cơ nghẽn lấp, bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì gây thành khí trúng Bệnh trạng: Bỗng dưng ngã lăn,đờm khí nghẽn lên, mê man không biết gì, hàm răng nghiến chặt (bệnh khí trúng rất giống với bệnh trúng Phong, nhưng Trúng phong thời mình nóng, khí trúng thời mình không nóng; Trúng phong nhiều... Loại trúng có 8 loại: Hoả trúng thời lấy thanh Hoả làm chủ, Hư trúng thời lấy bổ hư làm chủ, Hàn trúng thời lấy ôn hàn làm chủ, Thử trúng thưòi lấy thanh Thử làm chủ, Khí trúng thoe\ừi lấy điều khí làm chủ, Thực trúng thưòi lấy tiêu thực làm chủ, ác trúng thời lấy tịch ác làm chủ Ta nên nhân rõ bệnh trạng, bệnh nguyên để định phương pháp trị liệu, chứng hậu dù có hơi giống chứng Trúng phong, nhưng đã... liệu, chứng hậu dù có hơi giống chứng Trúng phong, nhưng đã có những quan điểm khác nhau rành mạch, không nên dùng nhầm thuốc chữa Trúng phong để đem chữa loại trúng mà gây nên tai vạ Về Loại trúng có một loại thuộc về Hư trúng, cũng cần phải xem xét cho tinh Vì nếu là Hư trúng so với các chứng khác không giống nhau, chỉ nên dùng bổ dược, không nên dùng những vị có tính chất tân tán, nếu không sẽ làm... chứng, bệnh này đã nói rõ ở Ôn bệnh Bệnh trạng: Bệnh nhân mặt trông xám- xĩnh, bỗng dưng ngã lăn, mê man không biết gì, mồ hôi lạnh toát ra, tay chân hơi lạnh, hoặc thổ, hoặc tả, 77 Nội khoa- Ngoại cảm LOẠI TRÚNG PHONG hoặc Suyễn, hoặc mãn, hoặc khát, hoặc phát sinh chứng rức đầu, mình nóng, ố hàn, hàn nhiều nhiệt, các khớp xương đau nhức và không có mồ hôi Biện chứng: Nếu để lâu không chữa bệnh nhân... lưng gối; Quế tâm bổ Mệnh môn Nguyên dương bất túc Phòng phong, Độc hoạt, Tế tân để khu trừ phục phong, thắng thấp tà Ký sinh, Tần giao để chữa hư phong, hoá thấp tà Bệnh Thấp trúng do Thận hư nhược, hoặc do nằm ngồi nơi ẩm thấp…không thể chuyên uống các thứ táo thấp Theo phép nên uống những thứ bổ trung, gia thêm những vị khứ thấp và táo thấp thời bệnh khỏi mà không hại đến chính khí NHÂN TRẦN LÝ TRUNG... cái chân hoả ở Tam tiêu đều trở về bộ vị của mình Bệnh khí trúng nếu bệnh nhân vốn hư, đờm khí ngược lên, quan cách không thông, chân giá lạnh như tiền đó là Thận khí không trở về bốc ngược lên trên mà gây nên Nên kíp uống bài này thu lấy khí trở về gốc, thời mọi chứng sẽ hết BỆNH THỰC TRÚNG Nguyên nhân: Vì sau khi uống rượu quá no say, hoặc cảm mạo Phong hàn, hoặc gặp việc tức giận khiến cho trong... này dùng Tứ quân tử để bổ khí, Chỉ, Bì, Hồng, Ô để thuận khí BÌNH VỊ TÁN Xem ở trên môn Thấp trúng BỆNH ÁC TRÚNG Nguyên nhân: Vì đi tới những nơi mồ hoang mả cũ, hay là đình chùa âm u, hấp thụ phải ác khí, bỗng dưng thấy tay chân giá lạnh, mình nổi gai ốc, tinh thần vơ vẩn hoang mang, gọi là bệnh ác trúng Bệnh trạng: Tay chân giá lạnh, da thịt nổi gai ốc, mặt mắt xanh xám, tinh thần hoang mang, hoặc... được nữa 86 Nội khoa- Ngoại cảm LOẠI TRÚNG PHONG Phương pháp trị liệu: Bệnh ác trúng đủ các chứng trạng như trên, hàm răng nghiến chặt mê man không biết gì, kíp dùng Tô hợp hương hoàn đổ cho uống Sau khi hồi tỉnh cho uống “Điều khí bình vị tán” Nếu trong khi vội vàng chẳng kịp sắc thuốc, thời mài “Tử kim đĩnh” cho uống rất hay BÀI THUỐC TÔ HỢP HƯƠNG HOÀN Xem ở môn Thử trúng ĐIỀU KHÍ BÌNH VỊ TÁN (Chuẩn... thấp, Cam thảo hoà trung; Hậu phác để giáng khí, lợi khí Khí giáng thời chứng nôn oẹ tự khỏi, vì thế mới đặt tên là Bình vị BỆNH HÀN TRÚNG Nguyên nhân: Gặp khi trời rét mặc áo mỏng, hoặc dãi dầu sương lạnh khiến cho hàn tà trúng thẳng vào mình, gây thành hàn trúng Bệnh trạng: Bệnh nhân bỗng dưnh hoa mắt, chóng mặt, thân thể cứng đờ, tứ chi run rẩy, đại tiện tự lợi, hoạc tay chân quyết lãnh, không có . lầm .Bệnh Loại trúng phong chia làm 8 loại: 1. Hoả trúng2 . Hư trúng3 . Tháp trúng4 . Hàn trúng5 . Thử trúng6 . Khí trúng7 . Thực trúng8 . Ác trúngBỆNH HOẢ TRÚNG63 Nội. Nội khoa- Ngoại cảmLOẠI TRÚNG PHONGBỆNH LOẠI TRÚNGPHONGSở dĩ gọi là loại trúng, là vì chứng trạng của nó với chứng Chân trúng phong giống nhau, mà thực