De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc

7 567 0
De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỀ ĐỀ NGHỊ MÔN: ĐỊA LÍ

-Câu 1:(4 điểm) Chuyển động của trái đất:

a) Trình bày khái quát chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả của nó? (1 đ) b) Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 tại các địa điểm (vĩ độ) theo bảng sau? Nêu ý nghĩa của góc tới? (2 đ)

a) Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất và hệ quả của nó (1,0 đ) + Chuyển động quay quanh mặt trời của trái đất:

- Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông.

- Thời gian quay một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 06 giờ ( một năm ).- Trong khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo một góc 66033’ và không đổi phương ( gọi là chuyển động tịnh tiến của trái đất quanh mặt trời ).

- Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ellip gần tròn Khoảng cách giữa 2 tiêu điểm ellip vào khoảng 5 triệu Km Lúc ở gần mặt trời nhất ( điểm cận nhật – thường vào ngày 03/1) trái đất cách mặt trời 147.166.480Km Lúc ở xa mặt trời nhất ( điểm viễn nhật -thường vào ngày 05/7 ) trái đất cách mặt trời 152.171.500Km

- Tốc độ chuyển động trung bình của trái đất quanh mặt trời là 29,8Km/s ( Khi ở gần mặt trời nhất, tốc độ chuyển động của trái đất quanh mặt trời là 30,3Km/s; Khi ở xa mặt trời nhất, tốc độ chuyển động của trái đất quanh mặt trời là 29,3Km/s).

+ Hệ quả:

- Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời - Hiện tượng mùa

- Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

b) Tính góc nhập xạ (góc tới) của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa vào các ngày 22/6 và 22/12 tại các

Trang 2

Hà Nội 21002’B 87035’ 45031’

Ý nghĩa của góc tới:(0,5 đ)

- Cho biết độ cao của Mặt Trời so với mặt đất

- Cho biết lượng ánh sáng và lượng nhiệt đem đến mặt đất Góc tới càng gần vuông, lượng ánh sáng và nhiệt đem tới mặt đất càng lớn.

Câu 2 (3 điểm) Địa lí công nghiệp

a/ Nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp? (2 đ)

b/ Vẽ sơ đồ thể hiện sự phân loại các ngành cơ khí? Nêu sự khác nhau giữ các ngành cơ khí trên? (1đ)

ĐÁP ÁN

a/ Vai trò của ngành công nghiệp và đặc điểm của ngành công nghiệp * Vai trò: (1,25 đ)

- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế - Công nghiệp tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị

- Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Nâng cao thu nhập và trình độ văn minh cho con người - Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác

- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Thay đổi sự phân công lao động, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng - Thúc đẩy mở rộng sản xuất, tập trung lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập

- Tỉ trọng của nganh công nghiệp trong cơ cấu GDP là thước đo trình độ phát triển kinh tế của một nước.

* Đặc điểm: (0,75 đ)

- Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn - Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt ché để tạo ra sản phẩm cuối cùng

Trang 3

b) Sơ đồ phân loại các ngành cơ khí (1.0 đ)

Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và ý nghĩa vị trí địa lí nước ta (3đ)ĐÁP ÁN:

* Đặc điểm vị trí địa lí:(0,5 đ)

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùng Đông Nam Á - Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á- Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương rộng lớn - Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải,đường bộ và hàng không quốc tế quan trọng - Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.

* Ý nghĩa của vị trí địa lí: - Ý nghĩa tự nhiên: (1,0)

+ Do vị trí từ vĩ độ 23023/B đến 8034/B nên nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nửa cầu Bắc Do đó thiên nhiên nước ta mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt ẩm cao, chan hòa ánh nắng.

+ Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.

+ Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển đông Vì thế thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tốt, không bị biến thành sa mạc hoặc bán sa mạc như một số nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Tây Phi.

+ Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á – Thái Bình Dương nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú Đây là cơ sở để phát triển một nền công nghiệp đa ngành.

+ Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật khiến cho tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các miền tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa đồng bằng với miền núi, ven biển và hải đảo.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai

CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ

Cơ khí thiết bị toàn bộ Cơ khí máy công cụ Cơ khí hàng tiêu dùng

Cơ khí chính xác

Máy có khối lượng và kích thước lớn: đầu máy xe lửa, tàu thủy, tua bin phát điện, dàn khoan dầu khí, máy tiện, phay, …

Máy có khối lượng và kích thước trung bình: máy bơm, xay sát, máy dệt, máy may, ô tô, tàu thủy nhỏ, ca nô,…

- Cơ khí dân dụng: tủ lạnh, máy giặt,… - Máy phát điện loại nhỏ, động cơ điêzen

Trang 4

- Về kinh tế: (0,5)

+ Nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực Việt Nam còn là cửa ngõ mở lối ra biển của Lào, đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực tây nam Trung Quốc.

+ Vị trí nước ta có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

- Về văn hóa – xã hội: (0,5)

Việt Nam nằm ở nơi giao thoa của các nền văn hóa khác nhau, nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực, tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển.

- Về an ninh – quốc phòng: (0,5)

+ Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới

+ Biển Đông của nước ta có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Câu 4: So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc

Trung Bộ? (3 đ)

ĐÁP ÁN: (mỗi đặc điểm 0,5 đ)

Tên miềnMiền Bắc và Đông Bắc Bắc BộMiền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Phạm vi Ranh giới phía tây – tây nam của miềndọc theo tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ

Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã nhiều vịnh, đảo, quần đảo

- Địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh

- Hướng TB – ĐN, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi

- Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển

- Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc,

vonfram, vật liệu xây dựng,…

Khoáng sản có: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit,…

Khí hậu

- Mùa hạ nóng, mưa nhiều Mùa đông lạnh, ít mưa

- Khí hậu thời tiết có nhiều biến động.

- Gió mùa ĐB suy yếu và biến tính Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp)

- BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn, vào tháng 8 đến tháng 12, tháng 1 Lũ tiểu mãn tháng 6.

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi dày đặc Hướng TB – ĐN và hướng vòng cung

Sông ngòi hướng TB –ĐN (ở BTB hướng T – Đ) sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thủy điện.

Thổ nhưỡng, sinh vật

- Đai cận nhiệt đới hạ thấp

- Trong thành phần rừng có các loài cây cận nhiệt (dẻ,re) và động vật Hoa Nam

Có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên đất muàn thô, đai ôn đới > 2600m Nhiều thành phần loài cây của cả 3 luồng di cư.

Trang 5

Câu 5: Trình bày đặc điểm nguờn lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta?ĐÁP ÁN:

* Đặc điểm nguờn lao động: (0,75)

- Nguờn lao động nước ta rất dời dào năm 2005 dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân Nguờn lao nước ta tăng nhanh, mỗi năm tăng trên 1 triệu lao động - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, cĩ kinh nghiệm sản xuất, cĩ khả năng tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật và cơng nghệ.

- Chất lượng nguờn lao động ngày càng được nâng lên, tuy nhiên nguờn lao động cĩ trình độ cao ở nước ta vẫn cịn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, cơng nhân kĩ thuật lành nghề.

* Sự chuyển dịch cơ cấu lao động:

- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (0,75)

+ Phần lớn lao động nước ta tập trung ở khu vực nơng – lâm ngư nghiệp và đang cĩ xu hướng giảm ( năm 2000 – 65,1%; 2005 – 57,3%)

+ Tỉ trọng lao động khu vực cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ cịn chiếm tỉ lệ thấp và đang cĩ xu hướng tăng ( năm 2000 – 13,1% ; 2005 – 18,2%)

+ Cơ cấu lao động cĩ sự chuyển biến theo chiều hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, nhưng sự chuyển biến cịn chậm.

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: (0,5)

+ Đại bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngồi quốc doanh (88,9% - 2005) và đang cĩ chiều hướng tăng Lao động trong khu vực quốc doanh chỉ chiếm 9,5 % (2005) và cĩ xu hướng giảm Lao động cĩ vốn đầu tư nước ngồi xu hướng ngày càng tăng ( 0,6% - 2000; 1,6% - 2005) + Sự chuyển biến trên là phù hợp với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ cấu lao động theo thành thị và nơng thơn: (0,5)

+ Phần lớn lao động tập trung ở khu vực nơng thơn và cĩ xu hướng ngày càng giảm ( 79,9% - 1996; 75% - 2005)

+ Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị thấp và cĩ xu hướng ngày càng tăng ( 20,1% 1996; 25% -2005)

Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng nhưng vẫn cịn thấp so với thế giới Phần lớn lao động cĩ thu nhập thấp, phân cơng lao động xã hội cịn chậm chuyển biến, chưa sử dụng hết thời gian lao động (0,5)

Câu 6: 3 điểm.

Cho bảng số liệu sau đây:

Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1988 – 2005 (Đơn vị: triệu rúp – đô la)

Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu 1 Tính giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm.

2 Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất - nhập khẩu ở nước ta trong giai đoạn trên.

Trang 6

3 Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta trong giai đoạn đó.

Đáp án

1 Tính giá trị xuất nhập khẩu và nhập khẩu theo công thức

Giá trị xuất nhập khẩu = tổnggiátrịxuất nhập khẩu2-cáncânxuất nhập khẩu Giá trị xuất nhập khẩu = tổng giá trị xuất nhập khẩu – giá trị nhập khẩu.

2 Vẽ biểu đồ:

a Xử lý số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988 – 2005 (%).

b Vẽ biểu đồ miền: (0,75 điểm)

Vẽ các loại biểu đồ khác không cho điểm.

3 Nhận xét:

_ Tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng trong giai đoạn 1988 – 2005 Trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu (0,25 điểm).

_ Cán cân xuất nhập khẩu có sự chuyển biến:

+ Từ 1988 – 1992: các cân xuất nhập khẩu tiến tới cân đối 1992 nước ta xuất siêu (0,25 điểm).

+ Sau 1992 đến nay tiếp tục nhận siêu do nhập nhiều tư liệu sản xuất.

_ Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có sự thay đổi: tỷ trọng xuất khẩu tăng và tỷ trọng nhập khẩu giảm (0,25 điểm).

Giải thích: + Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như gạo, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt, may, giày dép, điện tử (0,25 điểm).

+ Đa phương hoá thị trường xuất nhập khẩu (0,25 điểm) + Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương

_ Tồn tại: mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, nhập siêu là chủ yếu.

Trang 7

Giải thích: + Hàng xuất khẩu là nông sản sơ chế, khoáng sản thô.

+ Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, vật tư … (0,25 điểm).

Câu 7: 3 điểm.

Hãy so sánh vấn đề sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa 2 vùng Trung du miền núi Bắc bộ và Tây nguyên.

Đáp án:

1 Giống nhau:

- Là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước, đạt hiệu quả kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp lâu năm (0,25 điểm).

- Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp (0,25 điểm) - Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp (0,25 điểm) - Được sự quan tâm của nhà nước về chính sách đầu tư (0,25 điểm).

2 Khác nhau:

- Tây nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước Các cây trồng chính: cà phê, chè, cao su…(0,25 điểm).

- Trung du miền núi Bắc bộ: là vùng chuyên canh lớn thứ 3 cả nước Các cây trồng chính: chè, sơn, hồn…(0,25 điểm).

* Điều kiện phát triển:

- Trung du miền núi Bắc bộ: + Địa hình: miền núi bị chia cắt.

+ Khí hậu: có 1 mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt.

+ Đất đai: đất feralit trên đá phiến, đá gơ nai và các loại đá mẹ khác.

+ Kinh tế – xã hội: dân cư thưa, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em có kinh nghiệm, tập quán trồng cây công nghiệp Cơ sở chế biến còn hạn chế (4 ý đủ: 0,75 đ

- Tây nguyên:

+ Địa hình: cao nguyên xếp tầng, với những mặt bằng tương đối bằng phẳng + Khí hậu: cận xích đạo với mùa khô sâu sắc.

+ Đất đỏ badan màu mỡ, tầng phong hoá sau, phân bố tập trung.

+ kinh tế – xã hội: là vùng nhập cư lớn nhất nước ta Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển (4 ý đủ: 0,75 đ

Ngày đăng: 05/09/2013, 05:10

Hình ảnh liên quan

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG - De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG Xem tại trang 1 của tài liệu.
- Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ellip gần trịn - De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc

r.

ái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình ellip gần trịn Xem tại trang 1 của tài liệu.
+ Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ giĩ mùa Châu Á, khu vực giĩ mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta cĩ hai mùa rõ rệt, mùa đơng bớt lạnh và khơ, mùa hạ nĩng và mưa nhiều. - De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc

c.

ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ giĩ mùa Châu Á, khu vực giĩ mùa điển hình trên thế giới, nên khí hậu nước ta cĩ hai mùa rõ rệt, mùa đơng bớt lạnh và khơ, mùa hạ nĩng và mưa nhiều Xem tại trang 3 của tài liệu.
Cho bảng số liệu sau đây: - De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc

ho.

bảng số liệu sau đây: Xem tại trang 5 của tài liệu.
3. Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta trong giai đoạn đó. - De thi HSG Dia 12 cua Vinh Long nam 2009 (co dap an).doc

3..

Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta trong giai đoạn đó Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan