Các loại thuốc súc miệng
Tài liệu sưu tầm từ Internet 1 Youtemplates | Website chia sẻ kiến thức trực tuyến Các loại thuốc súc miệng Nhiều loại nước súc miệng trên thị trường có thành phần chính là acid boric (như T.B của Traphaco). Chất này có tác dụng sát trùng nhẹ tại chỗ, kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Không dùng nó cho trẻ dưới 2 tuổi. Tác dụng phụ có thể gặp là rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ngứa. Thuốc súc miệng là dạng chất lỏng dùng để chữa các bệnh ở vùng miệng và họng. Dung môi thường là nước. Bệnh nhân ngậm thuốc trong ít phút rồi nhổ đi, không được nuốt. Thuốc có loại pha chế dùng ngay (thường sử dụng trong bệnh viện) hoặc sản xuất theo công nghệ như thuốc súc miệng T.B hoặc Boral. Có loại được pha chế thành dung dịch đậm đặc, khi dùng bệnh nhân mới pha loãng theo một tỷ lệ qui định. Và có cả dạng thuốc bột. Thuốc thường được pha chế bằng cách hòa tan hay phân tán dược chất (như Natri hydrocacbonat, Natri borat, Menthol .) vào nước. Ngoài dược chất, người ta còn cho thêm các chất ổn định độ pH để dung dịch trung tính, ít gây kích ứng; hoặc các chất thơm có tác dụng sát trùng như tinh dầu quế, bạc hà. Để cho dễ ngậm, có nơi cho thêm mật ong, sirop đơn . Các dược chất thường được dùng trong nước súc miệng: 1. Acid Boric: Có tác dụng sát trùng nhẹ tại chỗ, kìm khuẩn và kìm nấm yếu. Khi dùng thuốc súc miệng có acid boric cần lưu ý một số vấn đề sau: - Tỷ lệ pha chế là 2-4%. - Thuốc được hấp thu qua niêm mạc, không thấm qua da nguyên vẹn. - Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. - Có thể gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, ban đỏ, ngứa. 2. Bạc hà: Dùng tại chỗ, tinh dầu bốc hơi nhanh, gây tê tại chỗ, dùng trong các bệnh ngoài da, bệnh về tai mũi họng. Cần nhớ tinh dầu có thể gây ức chế ngừng thở, ngừng tim nên phải hết sức cẩn thận khi dùng các chế phẩm có tinh dầu bạc hà và menthol cho trẻ nhỏ, nhất là các cháu mới sinh. 3. Hương nhu. Nước súc miệng giúp sát trùng miệng, họng, ngừa sâu răng. Tài liệu sưu tầm từ Internet 2 Youtemplates | Website chia sẻ kiến thức trực tuyến 4. Quế: Tinh dầu quế có tác dụng sát trùng mạnh, thường được cho một tỷ lệ thích hợp vào thuốc súc miệng để làm thơm và tăng sự bài tiết. 5. Đinh hương: Tinh dầu đinh hương có tác dụng sát trùng mạnh, dùng làm thuốc tê và diệt tủy răng. Các loại nước súc miệng có tác dụng sát trùng răng, miệng, họng, chữa viêm họng, viêm lợi, phòng ngừa sâu răng, khử mùi hôi tanh sau bữa ăn. Mỗi lần dùng 20-30 ml, ngày 2-3 lần. Những lưu ý khi sử dụng: - Đọc kỹ hướng dẫn. Chỉ súc miệng, không được nuốt, để xa tầm tay trẻ em. - Trước khi dùng cần xem chai thuốc có bị vẩn đục không? Nếu vẩn đục thì không được dùng. - Chú ý hạn dùng in trên chai thuốc. Không dùng khi thuốc đã hết hạn. - Không để gần các chai nước khoáng vì dễ bị lẫn và uống nhầm. Nếu uống nhầm, cần đến ngay cơ sở y tế cấp cứu. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) . Youtemplates | Website chia sẻ kiến thức trực tuyến Các loại thuốc súc miệng Nhiều loại nước súc miệng trên thị trường có thành phần chính là. đỏ, ngứa. Thuốc súc miệng là dạng chất lỏng dùng để chữa các bệnh ở vùng miệng và họng. Dung môi thường là nước. Bệnh nhân ngậm thuốc trong