1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo chuyên đề học nhóm

5 1K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 56 KB

Nội dung

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TRÊN LỚP THEO THẢO LUẬN NHÓM Ở THCS Giáo viên : Nguyễn Minh Chính Đơn vò : Trường THCS Trường Chinh Huyện : Đông Hòa I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi, tự chủ, tạo niềm tin, hứng thú trong học tập. Có nhiều hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Tuy nhiên tuỳ vào đặc trưng của từng kiểu bài và nội dung và tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể sử dụng các hình thức hoạt động vào giờ học sao cho học sinh có thể tiếp thu bài một cách có hiệu quả. Một trong những hoạt động đem lại kết quả tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc dạy và học đó là hoạt động thảo luận nhóm. II. NỘI DUNG: 1. Đặc điểm của hoạt động thảo luận nhóm: Hoạt động thảo luận nhóm là hoạt động kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học cá nhân với tập thể. Hoạt động giúp tư duy tích cực của học sinh được phát huy, rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, tự tin sáng tạo trong học tập. Phương pháp học tập hợp tác được tổ chức với các hình thức: cặp, nhóm, tổ, lớp,… được sử dụng phổ biến nhất trong dạy và học hiện nay là hoạt động nhóm từ 2 đến 8 học sinh. Hoạt động theo nhóm làm tăng hiệu quả học tập của các em một cách rõ rệt, nhất là lúc giải quyết những vấn đề nhiều chi tiết hóc búa, khó giải quyết. Hoạt độâng nhóm làm cho từng thành viên bộc lộ những suy nghó, hiểu biết, thái độ của mình, được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, hợp tác, hoạt động này làm cho các em tự tin khi đóng góp ý kiến với các nhóm khác và giáo viên. Tất cả các hoạt động này chòu sự hướng dẫn, tổ chức và thiết kế của giáo viên. Tuy nhiên phải tránh khuynh hướng lạm dụng cho rằng hoạt động hoạt độâng nhóm là dấu hiệu của đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. 2. Cách thức tổ chức dạy học theo nhóm: Trong tiết dạy có sử dụng hình thức hoạt động nhóm, giáo viên thường chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ từ 2 đến 8 học sinh. Số lượng thành viên của nhóm có thể phụ thuộc vào nội dung bài học, vấn đề cần thảo luận và điều kiện của lớp học. Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả cao, giáo viên cần phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm như sau: • Nhóm trưởng: Chòu trách nhiệm chung, điều hành hoạt động của nhóm. • Thư ký: Có nhiệm vụ sàng lọc, ghi chép kết quả hoạt động của nhóm. • Người thuyết trình, báo cáo: Báo cáo lại kết quả thảo luậnn của nhóm. • Các thành viên khác: Có nhiệm vụ tham gia đưa ý kiến và các hoạt động của nhóm. * Lưu ý: Các thành viên trong nhóm có thể thay thế nhau để giữ các vai trò trên. a/ Cách tổ chức nhóm: * Theo nhóm bạn bè: Nhóm các bạn tự thành lập là cặp (nhóm nhỏ), nhóm các em chơi thân với nhau, có cùng sở thích như nhau. Tạo không khí thoải mái cho các em khi làm việc trong cặp nhóm. * Theo khả năng của học sinh: - Nhóm học sinh hỗn hợp: Bao gồm học sinh giỏi, khá, xen lẫn học sinh trung bình, yếu, kém. Hình thức này nhằm giúp các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Nhóm học sinh có cùng trình độ: Học sinh khá giỏi với khá giỏi; Trung bình với trung bình; học sinh yếu kém với yếu kém. Đối với nhóm học sinh khá giỏi hay trung bình các em có khả năng phát huy năng lực, sáng tạo và học hỏi lẫn nhau. Còn đối với nhóm học sinh yếu kém giáo viên có điều kiện quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn. Vì giáo viên có thể giao nhiệm vụ và bài tập phù hợp cho từng nhóm đối tượng học sinh. * Theo nhóm ngẫu nhiên: Không theo một qui đònh nào. Nhóm học sinh ngồi sát nhau, học sinh trong tổ hoặc cùng bàn, hai bàn, … Hình thức này giúp giáo viên giảm thời gian thành lập nhóm. * Trao đổi thành viên trong nhóm: Nhóm gồm có một hoặc vài em của nhóm khác được giáo viên hoán đổi qua lại. Hình thức này giúp các em có sự đổi mới về cách học tập, suy nghó, học tập được cái mới từ các bạn của nhóm khác và không bò nhàm chán. Tuy nhiên giáo viên mất thời gian và lớp học lộn xộn khó quản lý. * Lưu ý: Giáo viên có thể linh động trong việc thành lập nhóm, tránh sự nhàm chán trong luyện tập. Sự thay đổi các hình thức thành lập nhóm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày, mỗi tiết, thậm chí qua mỗi bài tập. b/ Các yêu cầu khi hoạt động nhóm: - Ngồi gần và hướng vào nhau, ngồi vòng tròn hoặc xung quanh bàn. - Mọi người làm việc phải tuân theo sự điều khiển của nhóm trưởng tránh sự lộn xộn và tránh sự tranh luận gay gắt, người phát biểu phải có người nghe, không tranh giành lẫn nhau, gây mất trật tự mà không có hiệu quả. Đây cũng là hạn chế nhất trong hoạt động nhóm. - Tất cả các thành viên phải cùng thảo luận làm việc, sẵn sàng đưa ra ý kiến đóng góp thảo luận, tránh ỷ lại vào một số thành viên khá, giỏi nhất đònh. Phải có tinh thần hợp tác sẵn sàng thảo luận để đi đến thống nhất chung. c/ Các nguyên tắc trong hoạt động nhóm: Hoạt động nhóm được tổ chức và cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm phải nắm vững yêu cầu mà giáo viên đưa ra để cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và cuối cùng có trách nhiệm với công việc chung. - Giáo viên chọn kiểu nhóm phải phù hợp với yêu cầu thảo luận. Ví dụ: với vấn đề hóc búa, khó giải quyết cần chia nhóm với số lượng thành viên nhiều hơn và bao gồm đầy đủ các đối tượng học sinh. Nếu vấn đề gồm nhiều đề tài, giáo viên cần chia mỗi nhóm một đề tài khác nhau hoặc hai nhóm cùng một đề tài. - Khi các nhóm làm việc, giáo viên cần quan sát theo dõi hoạt động của tất cả các nhóm, kòp thời điều chỉnh, bổ sung, tư vấn hay cung cấp thêm những thông tin cần thiết, bên cạnh đó quản lý hoạt động của các em tránh tình trạng một số em ỷ lại và lợi dụng để làm việc khác hoặc nói chuyện riêng. Từ đó giáo vên có thể đưa ra những đánh giá chính xác và ghi điểm cho kết quả hoạt động của từng nhóm. - Giáo viên chú ý tránh tạo không khí căng thẳng trong lớp học nên tạo được không khí vui vẻ, cởi mở và tạo sự thi đua giữa các nhóm và xem như một trò chơi để các em cảm thấy thoải mái, vô tư và nổ lực trong quá trình thảo luận. - Khi chia nhóm giáo viên cần thực hiện nhanh chóng, không nên mất nhiều thời gian, và qui đònh thơì gian cho mỗi nhóm làm việc và thời gain trình bày vấn đề một cách cụ thể. - Chất lượng của hình thức hoạt động nhóm phụ thuộc rất nhiều vào bước chuẩn bò lập kế hoạch đến thực hiện bài dạy. Các bước này phải được giáo viên chuẩn bò kỹ, chu đáo, xác đònh mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch hoạt động của thầy và của trò. 3/ Qui trình hoạt độâng nhóm: Vớùi hình thức thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm nhận ra trình độ hiểu biết của mình với hình thức so sánh khả năng với các thành viên khác trong nhóm. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Vậy để hoạt động thảo luận nhóm có hiệu quả chúng ta thực hiện tốt 3 bước cơ bản sau: a/ Trước khi luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được mục đích yêu cầu của bài tập và thời gian thực hiện là bao lâu. b/ Trong khi luyện tập: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ của cá nhân trước. - Học sinh đưa ra ý kiến các nhân với nhóm trưởng. - Trao đổi, so sánh kết quả của rừng cá nhân. - Cuối cùng nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến và đưa ra quyết đònh chung. - Trong khi luyện tập các em có thể nhờ sự giúp đỡ của giáo viên. c/ Sau khi luyện tập: - Giáo viên yêu cầu các nhóm lên trình bày ý kiến, kết quả của nhóm. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, sữa chữa, đánh giá kết quả. - Giáo viên hổ trợ, phân tích, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm (cả về hình thức tổ chức của nhóm và kết quả của bài tập đó), rồi đưa ra kết quả chung. III. Những ưu và nhược điểm của hình thức tháo luận nhóm: Ưu điểm Nhược điểm - Nhiều học sinh có điều kiện tham gia. - Do có nhiều thành viên trong nhóm nên giảm mối quan hệ cá nhân và tăng sự đóng góp ý kiến trong luyện tập so với làm việc theo cặp. - Học sinh tự tin hơn khi đưa ra quyết đònh. - Tạo được không khí thoải mái khi làm việc theo nhóm. - Những học sinh yếu kém có thể học hỏi thêm những kiến mà họ chưa nắm được trong vấn đề thảo luận. - Lớp ồn, khó kiểm soát. - Nhiều học sinh khá giỏi không thích vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn. - Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, số khác ỷ lại vào các bạn khác trong nhóm. - Việc phân phối nhóm khó khăn và mất thời gian. IV. Bài soạn mẫu: V. Kinh nghiệm của bản thân: Muốn thực hiện tốt được hoạt động nhóm này, người giáo viên phải là người tổ chức tốt, phải đầu tư công sức, thời gian và thể hiện bài trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài sáng suốt trong các hoạt động thảo luận nhóm của học sinh. Từ những điều này bắt buột người giáo viên ngoài tác phong nhanh nhẹn, linh hoạt còn phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ chuyên môn sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, thiết kế và hướng dẫn các hoạt động của học sinh. Ngoài ra để các em có thể thực hiện tốt hoạt động nhóm trên lớp giáo viên cần giải thích và đưa ra yêu cầu bài tập hay vấn đề cần giải quyết, nhiệm vụ cần thực hiện và thời gian một cách rõ ràng, cụ thể trước khi các em luyện tập. Và để hoạt động nhóm có hiệu quả hơn giáo viên cần theo dõi quan sát và nhắc nhở tất cả các em đều có ý kiến đóng góp, suy nghó và trao đổi lại với nhóm tránh tình trạng ỷ lại của học sinh. Trong quá trình các em thảo luận, giáo viên cần đi vòng quanh, đến với các em để hổ trợ và giải quyết những gì còn vướng mắc hoặc cung cấp thêm thông tin cho các em. Điều này cũng mang lại cho các em sự tự tin trong thảo luận và cho thấy sự quan tâm của giáo viên với học sinh, đồng thời tạo được mối quan hệ thân mật, gần gũi với học sinh. Một mối quan hệ rất cần thiết trong hoạt động dạy và học. Để không mất nhiều thời gian cho việc phân nhóm, và tránh được sự lộn xộn trong lớp học giáo viên chúng ta nên sử dụng việc phân nhóm ngẫu nhiên. Để tránh sự nhàm chán trong hoạt động, giáo viên chúng ta cần thực hiện việc chia nhóm thay đổi, phong phú hơn, VI. Kết quả đạt được: Với việc tổ chức hoạt động nhóm trên lớp, học sinh tự tin khi đưa ra ý kiến của mình vì không cảm thấy nặng nề về tâm lý như là trình bày ý kiến cá nhân trùc lớp. Các em có thể tham gia luyện tập cùng một lúc, và luyện tập nhiều hơn với các bạn của mình. Hoạt động này giúp lớp học sôi nổi hơn, hiệu quả hơn, học sinh hứng thú hơn trong học tập,… . Nếu không có hoạt động này học sinh rất buồn chán và thụ động, không tự giác, không tích cực cũng như không có ý kiến đóng góp vào các hoạt động học của các em trên lớp. VII. Kiến nghò: Tuy hình thức hoạt động thảo luận nhóm còn một số bất cập và hạn chế như: lớp ồn, khó kiểm soát, một số học sinh còn ỷ lại, tốn thời gian,… nhưng theo tôi đây cũng là một hoạt động tích cực và cần thiết trong phương pháp đổi mới hiện nay, phát huy tính tích cực của học sinh. Vì vậy chúng ta nên tích cực hơn nữa trong việc thực hiện hoạt động thảo luận nhóm này nhằm nâng cao hơn nưa chất lượng dạy và học. Trên đây là những trao đổi của bản thân tôi về việc tổ chức hoạt động nhóm trong thời gian qua. Xin được nêu lên chút ý kiến đóng góp nhằm góp phần vào việc giảng dạy bộ môn và công cuộc giáo dục chung được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Hoà Hiệp Bắc, ngày 24/02/2008 Nhà trường Người viết Nguyễn Minh Chính . các đối tượng học sinh. Nếu vấn đề gồm nhiều đề tài, giáo viên cần chia mỗi nhóm một đề tài khác nhau hoặc hai nhóm cùng một đề tài. - Khi các nhóm làm việc,. trong học tập. - Nhóm học sinh có cùng trình độ: Học sinh khá giỏi với khá giỏi; Trung bình với trung bình; học sinh yếu kém với yếu kém. Đối với nhóm học

Ngày đăng: 04/09/2013, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w