NHỮNG BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC BỒIDƯỠNG HỌC SINH GIỎI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Công tác bồidưỡng học sinh giỏi ở trường THCS hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Một là : Thời gian quá ít, 1 buổi /1 tuần trong 1 đến 3 tháng. Hai là : Qua vài năm bồidưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tôi nhận thấy kiến thức trong các đề thi thường vượt ngoài những kiến thức mà các em được học trong chương trình chính khóa. Vì vậy vấn đề mà giáo viên gặp phải ở đây là làm thế nào để vừa hệ thống kiến thức sách giáo khoa vừa cung cấp cho các em những bài tập phong phú, đa dạng, cập nhật nhất để bổ sung những kiến thức mà các em chưa được học trong chương trình. Ba là : Làm sao để hướng dẫn cho học sinh một phương pháp học có hiệu quả trong thời gian ngắn mà có thể lĩnh hội kiến thức của cả 4 lớp (6, 7, 8, 9) và mở rộng đi sâu vào các bài tập nghe, nói, đọc, viết. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1/ Chọn tài liệu cung cấp cho việc dạy và học : Để đáp ứng được yêu cầu hệ thống hóa các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, đọc hiểu, nghe hiểu thì việc chọn sách, bài tập cho học sinh giỏi là rất quan trọng đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm, biết bổ sung và nhấn mạnh những điểm cần thiết đáp ứng với mục tiêu giảng dạy. Giáo viên phải giới thiệu một số sách để chuẩn bị cho những gì sắp học, tra cứu nhanh những chỗ cần tìm, bổ sung các bài tập phù hợp và đa dạng. Ví dụ 1 : Trong chương trình lớp 7, phần “Listen to this” là cách nói gián tiếp từ cách nói trực tiếp trong bài hội thoại hay trong chương trình lớp 9 các cấu trúc ask, tell, request, advise . + O + to inf cũng là cách nói gián tiếp của câu cầu khiến. Khi bồidưỡng học sinh giỏi giáo viên cần hệ thống hóa các quy tắc đổi từ Direct speech sang Indirect speech của tất cả các dạng (đổi câu xác định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu tán thán) Ví dụ 2 : Ở chương trình lớp 6 có cấu trúc : “Whose + noun” Ex : Whose car is this ? Cung cấp cho học sinh từ “belong to” để có thể viết sang dạng thứ hai là : Who does this car belong to ? Ví dụ 3 : Một số từ phủ định và bán phủ định “no, never, hardly, rarely, few, little . “ trong một số cấu trúc sau : + No one knew the answer Trang 1 - The answer was not known + Few people knew the answer, did they ? Trên đây là vài ví dụ điển hình về vài sự bất cập trong số những bất cập khác “mạo từ, giới từ .” mà giáo viên gặp phải trong quá trình giải các đề thi học sinh giỏi. Chúng ta cũng thường gặp phải những tình huống tương tự đối với các loại hình bài tập khác như : từ vựng, ngữ âm, đọc hiểu, nghe hiểu . Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm là phải chọn những đề sách thích hợp để dạy cho các em * Về ngữ pháp : a) English Grammar in use by Raymond Murphy b) Headway elementary and pre-intermediate c) A practical English grammar exercises by A.J.Thomson d) Pratice test (modern acroemic center) * Về từ vựng : a) Word Formation (dịch và chú giải Nguyễn Thành Yến) b) Test your vocabulary (1, 2, 3) by Peter Watcyn - Jones. * Về đọc hiểu : a) Fact and Figures by Patricia Aekert b) Cause and Effects (cùng tác giả) * Về nghe hiểu : Listen carefully, Headway elementary, Pet. Để giúp cho học sinh tự học ở nhà một cách dễ dàng, đối với học sinh 8, 9 tôi chọn một số bài tập trong các tài liệu trên sao cho thích ứng với khả năng của các em để giúp các em có thể hệ thống lại những kiến thức đã học, đồng thời bổ sung và nâng cao những kiến thức còn yếu hoặc chưa nắm vững. Ngoài ra tôi còn soạn một số bài tập từ các sách. + Tiếng Anh nâng cao 8, 9 của Nguyễn Thị Chi, Vũ Thúy An. + English exercises by (Trường ĐHSPNN Hà Nội) + Bài tập tiếng Anh nâng cao của Mai Lan Hương, Nguyễn Thanh Loan (Nhà xuất bản Trẻ) + Một số đề thi học sinh giỏi tiếng Anh 8, 9 của các năm trước Trên đây là những cuốn sách chứa những dạng bài tập phong phú đa dạng, tổng hợp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết phù hợp với khả năng của các em nhằm ôn lại và phát triển các kiến thức đã học. 2/ Phương pháp tự học : a) Những yêu cầu cần : Trang 2 + Học sinh phải nắm vững một lượng kiến thức cơ bản của các lớp (6, 7, 8, 9) bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. + Thời gian ít nhất 2 buổi/ tuần/3 đến 4 tháng + Củng cố - đào sâu và mở rộng b) Thuận lợi : - Số lượng học sinh được bồidưỡng ít, khoảng 6 đến 10 em - Chất lượng học sinh giỏi - Lòng say mê và hứng thú với môn học của học sinh - Có kiến thức cơ bản tương đối vững vàng - Qua những yêu cầu và thuận lợi nêu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh theo phương pháp tự học để hiểu và sau đó hỏi những điều còn thắc mắc. Đối với học sinh giỏi thì yêu cầu này không cao, các em luôn có tham vọng muốn biết, muốn hiểu càng nhiều càng tốt bộ môn mình ưa thích. Thuận lợi là các em ở nhà có nhiều thời gian hơn để học và nghiên cứu những vấn đề chưa hiểu rõ ràng, tra từ điển những từ vựng chưa học, hoặc nghe đi nghe lại một đoạn băng nào đó, ngoài ra các em có thể trao đổi với nhau ở nhà. Trong khi giải bài tập ở lớp giáo viên hãy xem mình như một người bạn cùng nhóm với các em, cùng thảo luận và cùng đưa ra cách giải cho các bài tập và những lý luận để có thể xử lý các thông tin trong một bài học, một bài tập ngữ pháp hay một bài tập nghe. Điều này giúp học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của mình (dù đúng hay sai) đồng thời giáo viên biết được sức học của từng em nhằm bổ sung kịp thời những điều các em còn chưa rõ. III/ KẾT LUẬN : Tóm lại công tác bồidưỡng học sinh giỏi là một công tác đòi hỏi giáo viên phải chịu khó, thường xuyên học hỏi và đầu tư nhiều công sức, thời gian để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất. Tôi xin tóm tắt lại những biện pháp mà tôi đã thực hiện để bồidưỡng học sinh giỏi. - Chọn tài liệu, những bài tập phù hợp với trình độ của các em. - Phương pháp tự học giúp các em có nhiều thời gian tiếp thu được lượng kiến thức nhiều hơn so với thời gian tập trung ở lớp. - Vai trò của giáo viên cũng không thể thiếu được trong việc hướng dẫn các em tự học, hỏi và ghi sâu kiến thức cần thiết. Chắc chắn những điều trên đây không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong quý đồng nghiệp vui lòng góp ý để công tác bồidưỡng chúng ta ngày càng đạt hiệu quả cao. Người viết Lương Văn Minh Trang 3 . NHỮNG BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ : Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS hiện nay gặp rất. little . “ trong một số cấu trúc sau : + No one knew the answer Trang 1 - The answer was not known + Few people knew the answer, did they ? Trên đây là vài