1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về môi trường của UBND cấp xã từ thực tiễn thành phố đà nẵng

91 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Xác định vấn đề quản lý môi trường là một nhiệm vụ trọng tâm trongquá trình xây dựng và phát triển đất nước; trong thời gian qua, đặc biệt là giaiđoạn từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nư

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUANG VINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUANG VINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Vinh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 7

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về môi trường của

Ủy ban nhân dân cấp xã 71.2 Quản lý nhà nước về môi trường bằng pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp

xã 131.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường của Ủy bannhân dân cấp xã 21

Chương 2 THỰC TRẠNG QLNN VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 26

2.1 Các đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp

xã, thành phố Đà Nẵng 262.2 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dâncấp xã 352.3 Thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã,thành phố Đà Nẵng 39

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TẠI THÀNH PHỐ ÐÀ NẴNG 56

3.1 Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhândân cấp xã 563.2 Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường của Ủy bannhân dân cấp xã, thành phố Đà Nẵng 59

KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KCN Khu công nghiệp QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh hiện đại hóa, côngnghiệp hoá Công cuộc phát triển kinh tế đó đã tạo đà cho sự gia tăng khôngngừng trên mọi lĩnh vực của đời sống, từ khoa học công nghệ, các ngành côngnghiệp, đến đời sống dịch vụ, nhu cầu xã hội Tuy nhiên, sự tăng trưởng đóluôn tỷ lệ thuận với sức ép về các vấn đề môi trường Chính vì thế, yêu cầuđặt ra đối với xã hội nói chung, và những người làm công tác bảo vệ môitrường nói riêng cũng rất lớn, từ các cấp từ Trung ương tới địa phương

Xác định vấn đề quản lý môi trường là một nhiệm vụ trọng tâm trongquá trình xây dựng và phát triển đất nước; trong thời gian qua, đặc biệt là giaiđoạn từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm triển khaiđồng bộ nhiều biện pháp (như: pháp luật, chính sách, kinh tế, khoa học - côngnghệ, giáo dục…) nhằm quản lý môi trường, trong đó pháp luật được xemnhư là công cụ hữu hiệu, có ý nghĩa quan trọng nhất trong công tác quản lýmôi trường, với việc hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đềmôi trường đã được Nhà nước ban hành, điển hình có thể kể đến như LuậtBảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ vàphát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học…

Thành phố Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương và là trungtâm kinh tế chính trị của Miền Trung, đó cũng là điều kiện thuận lợi cũng nhưkhông ít khó khăn thách thức cho Đà Nẵng Việc phát triển bền vững, phấnđấu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn đang đứngtrước nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cầnphải định hướng phát triển theo hướng mà đề án xây dựng Đà nẵng - thànhphố môi trường đã vạch ra

Trang 7

Thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; công tác quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng trong thờigian qua bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực, pháp luật về quản lý môitrường đã được quan tâm, triển khai thực hiện, nhận thức về pháp luật quản lýmôi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên; vấn đề ônhiễm môi trường cơ bản đã được kiểm soát

Mặc dù các cấp chính quyền cũng như nhân dân trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường,tuy nhiên hiện tại, công tác này còn nhiều bất cập, vướng mắc Vấn đề chủyếu ở chỗ Thành phố định hướng mà chưa có sự sâu sát đến cấp phường xãtrên địa bàn Trong khi đó, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường hiện naycòn chưa được hoàn thiện, nhất là trong điều chỉnh pháp luật về quản lý môitrường ở cấp xã Do đó, quản lý môi trường ở xã, phường thành phố Đà Nẵnggặp khó khăn, đang đối mặt với không ít thách thức

Từ những trình bày trên đây, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà

nước về môi trường của UBND cấp xã từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”

làm đề tài luận luận văn thạc sĩ của mình Qua đó, mong muốn đề xuất cácgiải pháp góp phần tăng cường QLNN về môi trường tại thành phố

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, đã

có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực môi trường ở nhiều khía cạnh,góc độ khác nhau Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này rất phong phú

và đa dạng, trong đó có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến

đề tài luận văn, như:

“Quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Tác giả đã phân tích hiện trạng môi trường và

việc quản lý môi trường đô thị ở Nhật Bản và ở Việt Nam; đánh giá những

Trang 8

tương đồng và khác biệt giữa đô thị Việt Nam và Nhật Bản ảnh hưởng đếncông tác quản lý môi trường ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp quản

lý môi trường đô thị cho Việt Nam từ kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị

ở Nhật Bản như: Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả luật pháp, chính sách, đâychính là giải pháp quan trọng nhất, là công cụ làm nền tảng cho công tácQLNN về môi trường ở bất cứ một quốc gia nào; tăng cường chỉ đạo và phốihợp chặt chẽ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương,doanh nghiệp; sử dụng các giải pháp kinh tế một cách linh hoạt; thúc đẩy cáchoạt động tự nguyện và tích cực của các thành phần xã hội trong bảo vệ môitrường; ưu tiên chương trình trọng điểm, phát triển công nghệ thân thiện vớimôi trường và chú trọng các giải pháp kỹ thuật quản lý khác; chú trọng thúc

đẩy hợp tác quốc tế về môi trường và một số giải pháp khác [20].

“Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn” của Bộ

Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo được hoàn thành sau khi Luật Bảo vệ môitrường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 Nội dung báocáo đã đi sâu nghiên cứu và phân tích các đặc trưng của khu vực nông thôn,quá trình đổi mới, phát triển nông thôn; các hoạt động phát triển kinh tế nôngthôn; diễn biến hiện trạng chất lượng môi trường nông thôn; kết quả đã đạtđược và những tồn tại trong công tác quản lý Từ đó đã xác định các vấn đềmôi trường bức xúc và định hướng bảo vệ môi trường nông thôn trong thời

Trang 9

nghiệm tham khảo cho Việt Nam; phân tích thực trạng ô nhiễm môi trườnglàng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, kết quả đạt được và những hạnchế, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; đề xuất một

số giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở

các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam [14].

“Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp thành phố Đà Nẵng” của Phạm Thị Thanh Xuân Tác giả đã phân tích và đưa ra cơ

sở khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu côngnghiệp; đánh giá thực trạng, kết quả đã đạt được và hạn chế, tồn tại trong việcthực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; đưa ra bài học kinh nghiệm và cácgiải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu công

thể chế, chính sách, pháp luật về môi trường [22].

“Rà soát lại các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam Một vấn đề cần thiết cấp bách” của Nguyễn Lan Nguyên Tác giả đã khái

-quát được một số hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trườngđồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môitrường, như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành mộtcách kịp thời, có tính khả thi; thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệmôi trường; nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, trình độ

pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [21].

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã giải quyết được phần lớn các

Trang 10

vấn đề về lý luận và thực tiễn, đưa ra được nhiều giải pháp trong việc giảiquyết các vấn đề về môi trường Những kết quả nghiên cứu từ các công trình

kể trên là nguồn tư liệu rất cần thiết để học viên thực hiện đề tài luận văn này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và phân tích thực trạng, luậnvăn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về môi trường của UBND

xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứusau:

- Nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận về quản lý môi trường và phápluật về quản lý môi trường cấp xã phường;

- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách pháp luật về quản lý môitrường cấp xã phường trên địa bàn Đà Nẵng

- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện công tácQLNN về môi trường từ thực tiễn các xã phường, thành phố Đà Nẵng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về QLNN về môi trường của UBND cấp xã

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Các xã phường thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Về thời gian: từ năm 2015 đến 2018, giải pháp đến 2025

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ

Trang 11

nghĩa Mác-Lênin, của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật, về vấn

đề môi trường và các lý luận về QLNN, về bảo vệ môi trường

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là:phân tích, thống kê, tổng hợp, hệ thống, lịch sử…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu, hoànthiện các thể chế pháp luật phục vụ yêu cầu công tác quản lý môi trường trongthời gian tới

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng phápluật về quản lý môi trường của UBND cấp xã từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng;nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất những giải pháp hoàn thiện vàtăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý môi trường trong hoạt độngquản lý xã hội

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho côngtác nghiên cứu các nội dung liên quan đến pháp luật về quản lý môi trường

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chialàm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận của QLNN về môi trường của UBNDcấp xã

Chương 2 Thực trạng QLNN về môi trường của UBND cấp xã tại thànhphố Đà Nẵng

Chương 3 Quan điểm và giải pháp tăng cường QLNN về môi trườngcủa UBND cấp xã tại thành phố Đà Nẵng

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI

TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.1.1.1 Khái niệm môi trường và quản lý nhà nước về môi trường

Khái niệm môi trường

Môi trường là một khái niệm rất rộng và phong phú Có rất nhiều địnhnghĩa khác nhau về môi trường, tùy vào cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu ởnhững khía cạnh khác nhau Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) xác định:

“Môi trường được hiểu là các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo

có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời

sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [67,

Trang 13

trường như sau: Môi trường bao gồm tổng hợp các yếu tố tự nhiên, yếu tố vậtchất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồntại và phát triển của con người Trong đó các yếu tố tự nhiên chủ yếu như đất,nước, không khí, ánh sáng, các hệ sinh thái, sinh vật… có ảnh hưởng và chiphối đặc biệt quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người.

Về QLNN về môi trường.

QLNN theo nghĩa rộng là các hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước

từ Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, đến các cơ quan hành chính nhà

nước và các cơ quan tư pháp trong quản lý các vấn đề của đất nước [68,

tr.23].

Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động của hệ thống các cơ quan hànhchính nhà nước gồm: Chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ, UBND cáccấp và các cơ quan chuyên môn của UBND Ở nghĩa này, QLNN về môitrường là hoạt động chỉ đạo điều hành, có tính tổ chức của các cơ quan hànhchính nhà nước về môi trường Đây là khái niệm được sử dụng trong luận văn

này với một số điểm chú ý dưới đây [68, tr.24].

QLNN về môi trường xác định rõ chủ thể là các cơ quan hành chính nhànước, trên cơ sở quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổchức bộ máy và quản lý đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ chấtlượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia

QLNN là sự tác động có mục đích, chủ yếu bằng pháp luật của các chủthể là các tổ chức, cá nhân mang tính quyền lực nhà nước lên đối tượng quản

lý nhằm bảo vệ môi trường QLNN về môi trường bằng pháp luật thể hiệntrong việc nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về môitrường Hệ thống các quy phạm pháp luật về quản lý môi trường này phảiđược ban hành hoàn chỉnh, đồng bộ Chủ yếu đó là các quy định do Quốc hội

và Chính phủ ban hành theo thẩm quyền Trên cơ sở các quy định của Hiến

Trang 14

pháp, luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các cơ quan hành chính nhà

nước tiến hành việc quản lý môi trường [15, tr.34].

Từ những phân tích trên, QLNN về môi trường được hiểu là hoạt độngcủa các cơ quan QLNN trên cơ sở quy định của pháp luật về chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn tiến hành các hoạt động chỉ đạo, điều hành đưa ra cácbiện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo

vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Đối với UBND các cấp, trong đó có Ủy ban nhân cấp xã, trách nhiệmQLNN về môi trường được quy định tại chương VIII, Luật bảo vệ môi trườngnăm 2014 Nội dung quản lý được xác định như: bảo vệ môi trường đô thị,khu dân cư, bảo vệ môi trường nơi công cộng, yêu cầu bảo vệ môi trường đốivới hộ gia đình, tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trườngtrong mai táng, hỏa táng; trách nhiệm của UBND cấp xã bao gồm việc: lập,triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng nghề trên địa bàn;hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làngnghề; hàng năm, báo cáo UBND cấp trên về công tác bảo vệ môi trường làng

nghề [37]

Với quan niệm chung QLNN về môi trường nêu trên và với chức năng,nhiệm vụ của UBND cấp xã, có thể nêu khái niệm QLNN về môi trường của

UBND cấp xã như sau: QLNN về môi trường của UBND cấp xã là việc cơ

quan này sử dụng các công cụ của mình tác động có mục đích và tổ chức đến các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã.

Trong các công cụ quản lý về môi trường được Nhà nước sửa dụng thìcông cụ pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất

Trang 15

1.1.1.2 Các đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

QLNN về môi trường của UBND cấp xã có các đặc điểm chung củaQLNN về môi trường nói chung và có các đặc điểm riêng, cụ thể là:

Thứ nhất, QLNN về môi trường là hoạt động có tính quyền lực Nhà

nước và bằng các công cụ của mình mà trong đó công cụ pháp luật đượcthường xuyên sử dụng và mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý của Nhànước về vấn đề này Ở đây, nhà nước buộc đối tượng chịu sự tác động quản lýphải thực hiện bắt buộc các quy định của pháp luật cũng như các hoạt độngquản lý, điều hành.Trong trường hợp cần thiết, nhà nước sử dụng cưỡng chế

để bảo vệ pháp luật [15].

Thứ hai, QLNN bằng pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động có

tính chất liên ngành và đa ngành và phối hợp giữa các cấp chính quyền

Quản lý lĩnh vực bảo vệ môi trường rất đa dạng và phức tạp, khó giớihạn về mặt không gian, cũng như thời gian, vừa mang tính hữu hình, vừamang tính vô hình Do vậy, các cơ quan QLNN ở Trung ương cũng như địaphương phải có sự phối, kết hợp và quản lý đan xen, bên cạnh đó các cơ quanquản lý nhà nước về chuyên môn cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau Ví dụnhư khi nước sông Thị Vải bị ô nhiễm, đòi hỏi rất nhiều cơ quan phải vàocuộc và phối, kết hợp để giải quyết Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quanchuyên môn quản lý chuyên ngành trên phạm vi cả nước Các cơ quan ở địaphương bao gồm Hội đồng Nhân dân và UBND các cấp, các Sở, Ban, ngành

có liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiêp và Pháttriển nông thôn, Sở Y tế, Trong quá trình quản lý, các cơ quan phải có sựphối, kết hợp liên ngành để tạo sự thống nhất về quan điểm và cách thức quản

lý nhằm mang lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường Đồng thời phải

tổ chức thực hiện hết sức khoa học, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với nhau

[15].

Trang 16

Đối với UBND cấp xã, hoạt động quản lý môi trường của nó cần phải có

sự phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp huyện, tỉnh và các cơ quan chuyênmôn liên quan

Thứ ba, QLNN về môi trường thể hiện quyền lực và ý chí của con người

trong việc bảo đảm quan hệ hài hoà đối với tự nhiên

Sản xuất vật chất là một tất yếu khách quan của loài người, để duy trì sựtồn tại và phát triển Chính sản xuất vật chất mà con người đã tác động vàomôi trường tự nhiên, việc tác động này ngày một tăng lên để nhằm thỏa mãnnhu cầu vật chất của bản thân và xã hội Nhưng không phải lúc nào con ngườicũng có ý thức bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiênnhiên và khắc phục sự cố môi trường Điều đó, dẫn đến hậu quả là tài nguyênthiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm Hậuquả là con người phải trả giá cho những hành động của mình gây ra đối vớimôi trường, do làm trái quy luật tự nhiên, bệnh tật ngày càng gia tăng, thiêntai, lũ lụt ngày càng nhiều, thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt Từ đó,trách nhiệm đối với cơ quan quản lý là quản lý để để giữ gìn, bảo vệ quan hệhài hoà giữa con người với thiên nhiên thông qua việc sử dụng và thực hiệnđúng đắn quyền lực nhà nước cũng như quản lý bằng pháp luật

Thứ tư, QLNN bằng pháp luật về bảo vệ môi trường đòi hỏi trình độ

chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cao

Như chúng ta đều biết, môi trường là một lĩnh vực rất phức tạp, nó luônvận động, biến đổi, bị chi phối bởi quá trình vận động và biến đổi của tựnhiên Do đó, hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực này hết sức phức tạpđòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều loại phương tiện, công cụ hỗ trợ và phải

có sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành cùng phối hợp thì mới mang lạihiệu quả Một trong những công cụ hỗ trợ quan trọng nhất đó là công cụ kỹthuật và công nghệ, phải có công cụ kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ mới có thể

Trang 17

giúp hỗ trợ cho cơ quan QLNN trong công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soátchất lượng môi trường được tốt đặc biệt trong Cách mạng công nghiệp 4.0;đồng thời, giúp xác định chính xác mức độ gây ô nhiễm để có chế tài xử lýthích hợp nhằm bảo vệ môi trường Đối với cấp xã là cấp cơ sở nên đòi hỏi về

trình bày chuyên môn nghiệp vụ thấp nhất, nếu so với các cấp trên nó [15].

1.1.2 Vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về môi trường

QLNN về môi trường bằng pháp luật của UBND cấp xã với tư cách là hệthống các quy phạm điều chỉnh quyền hạn và trách nhiệm của UBND cấp xã

có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý môi trường, thể hiện qua nhữngkhía cạnh sau:

Thứ nhất, UBNDCX tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật

về môi trường trên địa bàn mình quản lý Đồng thời, hỗ trợ cho các cơ quanNhà nước về môi trường thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu,ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường địaphương Qua đó, thúc đẩy hiệu quả thực thi văn bản pháp luật và kiểm địnhđược sự đúng đắn, ổn định và bền vững của hệ thống các văn bản quy phạmpháp luật về môi trường

Thứ hai, UBND cấp xã tổ chức hoặc tham gia cùng với chính quyền cấp

trên bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi trường, phòng chống, khắcphục hậu quả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, sự cố môi trường ở địaphương

Thứ ba, UBND cấp xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến

thức pháp luật về môi trường đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn bằng cáchình thức và phương pháp cụ thể qua đó giúp nâng cao nhận thức, ý thức củangười dân về bảo vệ môi trường khu dân cư Bên cạnh đó, định kỳ 6 thánghoặc đột xuất cung cấp thông tin về diễn biến môi trường tại địa phương với

Trang 18

uỷ ban nhân dân huyện và các cơ quan quản lý môi trường của huyện, tỉnh.

Thứ tư, trong một số trường hợp, UBND cấp xã sẽ tham gia các đoàn

thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơquan, tổ chức, cá nhân ở địa phương Hoạt động này, giúp UBND cấp xã kiểmsoát được ý thức chấp hành pháp luật của người dân, qua đó đề xuất được cácbiện pháp cụ thể nhằm hạn chế các bất cập phát sinh tại cơ sở

1.2 Quản lý nhà nước về môi trường bằng pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.2.1 Pháp luật xác định chủ thể, nội dung và các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về môi trường

1.2.1.1 Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về môi trường

Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thực hiện QLNN về môitrường, UBND cấp xã là cấp thấp nhất Trên cấp này là Uỷ ban nhân dân cấphuyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chính phủ Mỗi cấp có chức năng, nhiệm

vụ theo phân quyền, phân cấp [15].

UBND cấp xã là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với tráchnhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quản lý môi trường rất đa dạng vàphong phú, đó là toàn bộ các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khaithác, sử dụng, tác động đến các thành phần môi trường: đất, nước, không khí,

âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác Ở cấp xã hầunhư có tất cả các đối tượng này

Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã trong lĩnh vực QLNN về môitrường được pháp luật xác định đồng thời xác định nội dung QLNN của cơquan này như sau: xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường,giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nộidung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo

vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư

Trang 19

và gia đình văn hóa; quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum,sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môitrường trên địa bàn; hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo

vệ môi trường

Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xây dựng và môi trường

xã, phường, thị trấn trong QLNN về môi trường: Cán bộ địa chính, xây dựng

và môi trường xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ môi trường cấp xã)

là công chức nhà nước cấp cơ sở thuộc UBND cấp xã, thực hiện chức năngtham mưu, giúp UBND cấp xã QLNN về tài nguyên và môi trường, bao gồm:tài nguyên đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; quản

lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các xã, phường, thị trấn

kế hoạch bảo vệ môi trường, thanh tra

Đề cập chủ thể và nội dung QLNN về môi trường ở cấp xã cũng cần thấy

ở cấp này, các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn tuy khôngthực hiện QLNN, nhưng đóng vai trò quan trọng hỗ trợ QLNN về môi trường

Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường do cộng đồng dân cư thành lập và hoạtđộng theo nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy địnhcủa pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 83 Luật Bảo

vệ môi trường năm 2014, cụ thể như sau: Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cánhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường Tổ chức thugom, tập kết và xử lý chất thải Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về

Trang 20

bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.UBNDCX quy định về tổ chức, hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản

về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả… [37] [50, tr.114].

1.2.1.2 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

QLNN về môi trường của UBND cấp xã phải tuân theo các nguyên tắcchung sau:

(1) Nguyên tắc hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo

vệ môi trường

Thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được đề cập đến vào năm

1980 trong Cuốn sách Chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội Bảo tồn thiênnhiên Quốc tế (IUNC) đưa ra Từ đó đến nay, thuật ngữ này được sử dụng

rộng rãi và trở thành một nguyên tắc phát triển [16].

Phát triển bền vững là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho maisau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau Phát triển bềnvững phải đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố phát triển kinh tế với bảo vệ môitrường và bảo đảm sự công bằng xã hội Theo khoản 4, Điều 3, Luật Bảo vệ

môi trường năm 2014: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu

cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

(2) Nguyên tắc kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ

và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường

Đây là nguyên tắc thể hiện rất rõ đặc điểm địa lý của công tác quản lýmôi trường là không phụ thuộc vào biên giới hành chính quốc gia mà phụthuộc vào không gian, thời gian của từng vùng địa lý Các sự cố môi trường

Trang 21

xảy ra ở vùng lãnh thổ, quốc gia này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp đến vùng khác, quốc gia khác Chẳng hạn, vấn đề khí hậu toàn cầu đangnóng lên gây ngập lụt ở các quốc gia trên thế giới, hay thảm họa sóng thầnảnh hưởng đến một số nước Đông Bắc Á đòi hỏi phải có sự phối hợp và nỗlực mang tính quốc tế Do đó, việc hợp tác quản lý giữa các vùng, các quốcgia là vô cùng cần thiết thông qua việc ký kết và tham gia các công ước quốc

cố tình chạy theo mục đích kinh tế, con người không tự giác nhận thức đượcnhững tác động tiêu cực do mình gây ra đối với môi trường Hơn nữa, tác hạiđối với môi trường không nhìn thấy được mà muốn “định lượng” chính xácphải sử dụng các phương tiện, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và có giáthành rất cao Điều này vượt quá khả năng tài chính của các quốc gia nghèo,các quốc gia đang phát triển Mặt khác trong nhiều trường hợp, ảnh hưởng,tác hại của con người gây ra đối với môi trường không đưa đến hậu quảnghiêm trọng ngay mà kéo dài hàng chục năm từ thế hệ này sang thế hệ khác

Do đó, muốn quản lý môi trường có hiệu quả, Nhà nước phải sử dụng tổnghợp nhiều biện pháp, công cụ thích hợp từ truyên truyền giáo dục nâng caonhận thức về bảo vệ môi trường đến định hướng chính trị trong xây dựngchiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, biện pháp kinh tế, biện pháp phápluật và biện pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Trang 22

(4) Nguyên tắc phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường

Trên thực tế, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường gây ra nhữngthiệt hại vô cùng to lớn đối với con người và hệ sinh thái tự nhiên Việc khắcphục thiệt hại về môi trường đòi hỏi chi phí cao Tuy nhiên, việc khôi phục lạihiện trạng môi trường tự nhiên phải tốn kém rất nhiều thời gian với sự quyếttâm, nỗ lực của toàn xã hội, sự đầu tư về kinh phí, con người, trang thiết bị…mới chỉ đạt được một phần nào đó của hiện trạng ban đầu Trong nhiều trườnghợp sự ô nhiễm môi trường đã hủy hoại cả một hệ sinh thái tự nhiên mà thiênnhiên và con người không thể tái tạo được Điều này ảnh hưởng nghiêm trọngđến sự đa dạng sinh học, sự phong phú, đa dạng của các giống, loại và nguồngien trong tự nhiên Do đó, muốn bảo vệ môi trường có hiệu quả thì conngười phải coi trọng việc chủ động ngăn ngừa, phòng chống ô nhiễm môitrường, suy thoái môi trường chứ không phải khi xảy ra sự cố môi trường, ônhiễm môi trường thì mới xử lý, phục hồi thì đã quá muộn Hơn nữa, xét dướikhía cạnh kinh tế, việc thực hiện nguyên tắc này giúp Nhà nước và xã hội tiếtkiệm được các nguồn lực về kinh phí, thời gian, con người và trang thiết bị,

kỹ thuật hiện đại… trong việc xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoáimôi trường và sự cố môi trường xảy ra

(5) Nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong QLNN về môi trường

Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiệnmột cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác Pháp chế và pháp luật có quan

hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất Nguyên tắc bảo đảm pháp chếtrong QLNN về môi trường cần được đề cao thành nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của bộ máy QLNN về môi trường Các tổ chức chính trị, xã hội cũng có

Trang 23

nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của Nhà nước về môi trường.Thực hiện tốtnguyên tắc pháp chế là cơ sở bảo đảm cho bộ máy QLNN về môi trường hoạtđộng nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảmcông bằng xã hội Hiến pháp của Việt Nam năm 2013 của nước ta quy định

“Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp

chế xã hội chủ nghĩa” [36].

Đảm bảo hoạt động pháp chế trong QLNN về môi trường là tổng thể cácbiện pháp, phương tiện có tính tổ chức - pháp lý do các cơ quan quản lý Nhànước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyềnhạn, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước về quản lý môi trường và các tổchức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong vấn

đề môi trường

Đảm bảo pháp chế trong QLNN về môi trường được hiểu như là nhữngđiều kiện, những phương tiện và những khả năng hiện thực trên thực tế đốivới pháp luật hiện hành nhằm xây dựng và củng cố chính quyền của dân, dodân, vì dân, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân trên tất cả các mặtcủa đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực môi trường

1.2.2 Quản lý môi trường bằng pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã

QLNN về môi trường của UBND cấp xã có thể tiếp cận theo nhiều góc

độ như khác nhau, có thể là phân tích theo từng nội dung quản lý, cũng cóthể phân tích theo chức năng quản lý nhà nước, trong phạm vi của luận văn tácgiả phân tích nội dung này bằng cách kết hợp cả hai cách tiếp cận trên Cụ thểlà:

Thứ nhất, ban hành các văn bản về quản lý môi trường theo thẩm quyền

Để bảo vệ môi trường, Nhà nước sử dụng tổng hợp các biện pháp nhưchính trị, kinh tế, giáo dục, công nghệ Trong các biện pháp bảo vệ môitrường thì mỗi biện pháp có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, trong đó phápluật là một trong những công cụ quản lý của Nhà nước mang lại hiệu quả nhất

Trang 24

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thìUBND cấp xã có thẩm quyền ban hành quyết định dưới hình thức văn bản

quy phạm pháp luật [40, tr.13] Còn theo Luật Tổ chức chính quyền địa

phương thì UBND cấp xã, cụ thể ở đây là UBND xã, phường, thị trấn cơ quannày có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp vàpháp luật trên địa bàn, quyết định những vấn đề của cấp xã trong phạm viđược phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của

pháp luật có liên quan (khoản 1 và 2 Điều 59) [41, tr.14] Luật bảo vệ môi

trường có nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã bảo vệmôi trường như triển khai thực hiện phương án bảo vệ môi trường cho làng

nghề trên địa bàn (khoản 4 Điều 70) [37]…

Tuy nhiên, phạm vi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môitrường ở cấp xã là hạn hẹp, có tính chất thi hành cụ thể văn bản pháp luật củacấp trên Không phải UBND cấp xã nào cũng thực hiện thẩm quyền ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý môi trường

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địaphương đối với công tác môi trường Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phápluật môi trường, qua đó nâng cao nhận thức của cộng động về vấn đề môitrường Điển hình như một số đoàn thể ở một số địa phương đã xây dựng các

mô hình như phong trào ngày chủ nhật xanh sạch đẹp, làm sạch đường làngngõ xóm, đoạn đường tự quản, huy động sức đóng góp của nhân dân để làmsạch môi trường cũng là một cách thức để huy động nguồn lực xã hội Sửdụng nguồn lực của Nhà nước về bảo vệ môi trường chủ yếu để phục vụ công

tác tuyên truyền, quản lý, chỉ đạo các hoạt động về bảo vệ môi trường [50,

tr.122].

Hiệu quả điều chỉnh của các văn bản pháp luật đến đâu, nó có được đi

Trang 25

vào cuộc sống hay không thì một trong những việc làm mang tính quyết định,

đó là tổ chức hiện hiện pháp luật hay nói cách khác là đưa pháp luật đi vàothực tiễn đời sống Tổ chức thực hiện pháp luật trong QLNN về bảo vệ môitrường là một hình thức của thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường Nóđược thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với tư cách là chủ thểQLNN có thẩm quyền áp dụng các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Đây là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tiến hành theo cáctrình tự thủ tục luật định Ví dụ: quy trình thẩm định và phê duyệt đánh giá tácđộng môi trường được thực hiện bởi một bên là cơ quan nhà nước có thẩmquyền thực hiện chức năng QLNN về bảo vệ môi trường với một bên là cánhân, tổ chức thuộc đối tượng chịu sự QLNN có nghĩa vụ tuân thủ, chấp hànhcác quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Để tăng cường hiệu quả và nhằm đưa pháp luật thực sự là công cụ quản

lý của Nhà nước trong bảo vệ môi trường thì việc tổ chức thực hiện lĩnh vựcpháp luật này không chỉ diễn ra đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền màcòn phải biết huy động nguồn lực xã hội, các tổ chức chính trị, đoàn thể nhândân, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và mọi cá nhân tham gia bảo vệmôi trường Mặt khác, để tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường cóhiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và đùn đẩytrách nhiệm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chuyênngành với nhau, Nhà nước cần phân công cụ thể trách nhiệm, quyền hạn củatừng cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong QLNN về bảo vệ môi trường Tổchức, xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo thực hiện công tác bảo vệ môitrường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức thực hiện QLNN về bảo vệ môi trường có trình độ, năng lựcchuyên môn, nắm vững pháp luật môi trường, có phẩm chất đạo đức trongsáng, bản lĩnh chính trị vững vàng Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về

Trang 26

quản lý môi trường của UBND cấp xã chủ yếu là thực hiện các quy định củaLuật bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật của Chính phủ, Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và văn bản của Hội đồng nhân

dân cùng cấp cũng như văn bản do mình ban hành [50].

Thứ ba, bảo vệ pháp luật về quản lý môi trường

Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môitrường là một trong những nội dung QLNN về bảo vệ môi trường Hoạt độngnày nhằm theo dõi việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơquan nhà nước có thẩm quyền; việc tuân thủ lĩnh vực pháp luật này của mọi tổchức và cá nhân; đồng thời, phát hiện những hành vi vi phạm để có nhữngbiện pháp ngăn chặn hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổchức, cá nhân vi phạm Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát, thanh tra,kiểm tra về lĩnh vực này, Nhà nước thiết lập sự ổn định trật tự xã hội, bảođảm an ninh môi trường Để công tác QLNN bằng pháp luật về bảo vệ môitrường đạt hiệu quả, đảm bảo hiệu lực điều chỉnh của các văn bản quy phạmpháp luật thì hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát là rất quan trọng Nếuthiếu hoạt động này sẽ dẫn đến tình trạng không chấp hành các quy định củapháp luật về bảo vệ môi trường Việc kiểm tra, thanh tra và giám sát trongQLNN bằng pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo thực hiện và tuânthủ nghiêm các quy định của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân tronglĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo pháp luật hiện hành thì UBND cấp xã có nhiệm vụ quyền hạn kiểmtra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo…theo thẩm quyền trong lĩnhvực bảo vệ môi trường

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường của

Ủy ban nhân dân cấp xã

Một là, mức độ hoàn thiện của pháp luật

Trang 27

Pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hộitrong từng giai đoạn nhất định, là công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc điều chỉnh các quan hệ xã hội Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềquản lý môi trường hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất sẽ tạo điều kiện thuậnlợi trong việc quản lý môi trường của đất nước Thực tiễn đã chứng minh,việc quản lý môi trường khó có thể đạt được kết quả như mong muốn nếu nhưkhông có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trườngđược xây dựng một cách thống nhất, chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ Hiếnpháp đến luật và đặc biệt là giữa Luật Bảo vệ môi trường với các văn bảnpháp luật khác có liên quan.

Để đáp ứng yêu cầu trên, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện phápluật phải bảo đảm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng và ban hành vănbản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật năm 2015, trong đó cần đặc biệt chú trọng đến tính công khai, dânchủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổchức, tránh hình thức, thông tin một chiều, nhằm góp phần nâng cao chấtlượng, tính khả thi của pháp luật trong quá trình tổ chức thực hiện, áp dụngtrên thực tế

Hai là, bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước

Pháp luật là một công cụ quan trọng để quản lý xã hội Tuy nhiên, phápluật chỉ có thể phát huy được vai trò của mình khi nó được tôn trọng và thựchiện trong cuộc sống Tổ chức thực hiện pháp luật thực chất là một hoạt động

có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, có giá trị trong thực tế vàtrở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật Để đạt mục đíchtrên thì một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình tổ chức thực hiệnpháp luật về quản lý môi trường là phải đồng bộ, nhất quán Đó là việc tổchức thực hiện pháp luật đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước, từ trên

Trang 28

xuống dưới, trong tất cả mọi ngành, lĩnh vực, địa phương; nhất quán trongviệc tuân thủ triệt để Hiến pháp và pháp luật, đề cao thượng tôn pháp luật,thống nhất về nhận thức và hành động, tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt làtôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu của đảng, quyếttâm chính trị của nhà nước về quản lý môi trường, đó là “Kiên quyết không vìtăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường”.

Ba là, sự quan tâm và vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Thực tiễn đã chứng minh, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật trong đờisống xã hội phụ thuộc chủ yếu bởi kết quả thực hiện pháp luật của các chủ thểpháp luật trong xã hội, trong đó chủ thể luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọngtrong việc tổ chức thực hiện và đưa pháp luật đi vào cuộc sống chính là các cơquan, tổ chức trong hệ thống chính trị Điều này thể hiện ở việc các tổ chứcĐảng luôn là cơ quan giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đề ra các chủtrương, đường lối trong việc thực hiện pháp luật; Nhà nước là cơ quan quyếtđịnh các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân cũng như áp dụng các biện pháp phòngngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; Mặt trận Tổ quốc vàcác tổ chức thành viên là lực lượng to lớn trong việc phổ biến, tuyên truyền,vận động tổ chức, hội viên của mình và nhân dân thực hiện pháp luật, đồngthời tham gia tư vấn, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật

Sự quan tâm và vào cuộc đồng bộ của tất cả các cơ quan, tổ chức trong

hệ thống chính trị chính là một trong những yếu tố then chốt bảo đảm thựchiện pháp luật nói chung, pháp luật về quản lý môi trường nói riêng Điều nàyđòi hỏi, phải luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, thống nhất từtrên xuống dưới gắn với công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, giám sátthường xuyên; phải luôn có sự phối hợp tích cực, chặt chẽ giữa các cấp, cácngành và địa phương; mỗi cơ quan, tổ chức phải luôn quan tâm, phát huy cao

Trang 29

vai trò, trách nhiệm trong việc tuân thủ và tổ chức thực hiện pháp luật, phảiluôn coi đây là nhiệm vụ chung, là nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình, chứkhông phải là nhiệm vụ riêng của ai khác.

Bốn là, ý thức pháp luật tự giác của con người.

Pháp luật được ban hành là nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xãhội phát triển theo những định hướng, mục tiêu nhất định Tuy nhiên, hiệuquả điều chỉnh của pháp luật lại phụ thuộc vào hành vi xử sự cụ thể của conngười, trong đó ý thức pháp luật tự giác thực hiện pháp luật của con người làvấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo đảm cho pháp luật phát huy đượchiệu lực, hiệu quả trong xã hội Ý thức pháp luật tự giác thể hiện sự nhận thức

và thái độ của con người đối với các quy định củapháp luật Ý thức pháp luật

tự giác càng được nâng cao thì tinh thần tôn trọng, bảo vệ pháp luật và thái độ

tự giác thực hiện các yêu cầu của pháp luật càng được bảo đảm và ngược lại

Do đó, để nâng cao ý thức pháp luật tự giác của con người thì bên cạnhviệc chú trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế - xã hội, còn phải tiến hành đồng bộ nhiều biện phápthích hợp khác Trong đó, cần quan tâm lưu ý đến các biện pháp có ý nghĩađặc biệt quan trọng như phải thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục pháp luậtnhằm trang bị cho mỗi cá nhân một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ

đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật;công khai, minh bạch kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật để thuận lợitrong việc tìm hiểu và thực hiện; xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ tiêuchuẩn về đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vàkiến thức pháp luật để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách đầy đủ

và chính xác, góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật; đẩy mạnh côngtác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo đảm tuyệt đối yêu cầu về

sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh trong thực hiện và ápdụng pháp luật, tạo niềm tin và thái độ tôn trọng, chấp hành pháp luật trong xãhội

Trang 30

Kết luận chương 1

Chương 1 của Luận văn đã khái quát được các nội dung cơ bản về môitrường, quản lý môi trường để từ đó đưa ra khái niệm pháp luật về quản lýmôi trường “Pháp luật về quản lý môi trường là hệ thống các quy tắc xử sựchung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới hình thức văn bảnquy phạm pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp chế tàicủa Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản

lý, khai thác, sử dụng, giữ gìn và bảo vệ các thành phần môi trường,nhằmhướng tới mục tiêu bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trườngtrong lành, kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến

bộ xã hội và bảo vệ môi trường”; đồng thời, tập trung nghiên cứu, phân tíchcác nguyên tắc, nội dung, vai trò của pháp luật về quản lý môi trường, các yếu

tố bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý môi trường, làm cơ sở lý luận trongviệc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý môi trường (từ thựctiễn UBND cấp xã thành phố Đà Nẵng) và đề xuất các giải pháp hoàn thiện vàtăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý môi trường

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG QLNN VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

Điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng có vị trí địa lý thuộc vùng trung Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnhThừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giápbiển Đông; có 8 đơn vị hành chính (06 quận và 02 huyện) với 45 phường và

11 xã Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Đà Nẵng hiện nay là1.285,43km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 245,54 km2, cáchuyện ngoại thành chiếm diện tích 1039,89km2 với tổng dân số là 1.011.803người Với vị trí địa lý, tự nhiên và giao thông hết sức thuận lợi, Đà Nẵng cómột lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho thành phố phát huy nội lực để phát

triển kinh tế và thực hiện tốt các chính sách xã hội và môi trường [60].

Điều kiện kinh tế

Thành phố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành mộtđơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ ngày 01/01/1997, theo Nghịquyết Kỳ họp thứ 10 ngày 06/11/1996 của Quốc hội khóa IX Tổng sản phẩm

xã hội trên địa bàn giai đoạn 2010 - 2015 (GRDP, giá so sánh 2010) tăng9,7%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, đến năm 2015 đạt 45.885 tỷđồng, bằng 1,6 lần năm 2010; GRDP bình quân đầu người được nâng lên rõrệt, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2015 đạt 62,65 triệu đồng, tươngđương 2.908 USD, gần bằng hai lần năm 2010 (Tỷ giá bình quân năm 2015 là

Trang 32

21.500 đồng/USD); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, đến năm

2015, tỷ trọng dịch vụ trong GRDP đạt 62,6%, công nghiệp - xây dựng 35,3%

và nông nghiệp 2,1% [56].

Điều kiện xã hội

Bên cạnh những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở

hạ tầng và chỉnh trang đô thị; thành phố Đà Nẵng còn được biết đến là địaphương ban hành nhiều chính sách mang đậm tính nhân văn, nhiều giải phápđảm bảo ASXH, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, dần định hình nétvăn hóa của thành phố, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ Chương trình

“Thành phố 5 không 3 có”, “Thành phố 4 an” đã đạt được nhiều kết quả khảquan, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựngthành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại Hiện nay, trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng có 45 phường và 11 xã [56] [60] Chủ trương xã hội

hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao đạt kết quảchưa cao Việc chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đờisống cho một bộ phận dân cư thuộc diện di dời giải toả thực hiện chưa tốt

2.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2.1.2.1 Thực trạng môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

(1) Hiện trạng môi trường nước

Nhìn chung hiện trạng môi trường nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵngđều tương đối tốt về chất lượng nước cho các mục đích sử dụng khác nhaunhư: Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mặt, Quy chuẩn Việt Nam đối với chấtlượng nước ngầm, hay quy chuẩn đối với nước phục vụ mục đích sinh hoạt…Môi trường nước mặt: Nước mặt trên địa bàn thành phố chủ yếu tồn tại ởmột số hồ, điển hình như: Ở một số ao hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵngtrong những năm gần đây có hiện tượng bị ô nhiễm nghiêm trọng Đặc biệt là

Trang 33

nước thải sinh hoạt của người dân chưa qua xử lý mà được đổ trực tiếp ra ao,

hồ trên địa bàn các quận Ở thành phố Đà Nẵng, khu vực trung tâm của thànhphố, diện tịch mặt nước đã giảm đáng kể trong thời gian quan Việc lấp các hồ

tự nhiên gây ngập úng đáng lo ngại trong khu vực trung tâm Từ năm 2005,UBND thành phố đã có quyết định phân cấp quản lý và bảo hệ môi trườngcác hồ, đầm Tuy nhiên do trong quá trình xã hội hóa để chọn đơn vị quản lýcác hồ, kiểm soát không tốt, nên các đơn vị dịch vụ không chú trọng đến hoạtđộng bảo vệ môi trường ở các đầm, hồ gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng

nước [45] [62] [63].

Vào mùa nắng nóng, có thể xảy ra cá chết nổi bề mặt, mùi hôi phát sinh

và gây mất mỹ quan trong khu vực nội thành (Trên địa bàn thành phố ĐàNẵng hiện nay, có 03 điểm nóng ô nhiễm môi trường về mùi hôi ví dụ như tạikhu vực đầu cầu Hòa Xuân, phường Hòa Cường Nam nguyên nhân là do khuvực này ở vào điểm cuối xả thải của Trạm xử lý nước thải Hòa Cường)

Trên địa bàn thành phố, tỷ lệ đấu nối nước thải sinh hoạt của hộ dân vẫncòn thấp, nên một lượng nước thải lớn thải trực tiếp vào các hồ Ngoài ra do ýthức bảo vệ môi trường của một bộ phận dân cư sống xung quanh các hồ, đầmcòn hạn chế, như: vứt rác, xác súc vật chết xuống hồ Nhìn chung, chất lượngnước ngầm tại địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn có thể đưa vào khai thác sửdụng

(2) Hiện trạng về môi trường không khí

Các tác nhân chính có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí củathành phố Đà Nẵng chủ yếu do khí thải từ các hoạt động giao thông và nguồnthải từ hoạt động xây dựng:

Nguồn thải từ hoạt động giao thông: Hoạt động giao thông được xem là

một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường không khí đô thị.Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, tăng trưởng cácphường tiện cơ giới và hành khách là sự phát thải các chất gây ô nhiễm môi

Trang 34

trường không khí.“Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí dogiao thông chiếm 70% ở các đô thị” (thực trạng ô nhiễm không khí đô thị ởViệt Nam, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng) Dù đang trong quá trình đô thị hóatuy nhiên đại bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn một số tuyến đường hành lang,vỉa hè không đảm bảo cho việc bố trí cây xanh Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân còn tác động lên môi trường không khí hiện nay trên địa bànquận Thời gian qua, một số địa điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:ngã tư đường Lê Duẩn - Cầu sông Hàn, Nguyễn Văn Linh - Cầu Rồng,Nguyễn Chí Thanh - Lê Duẩn… thường xuyên bị kẹt xe vào những giờ caođiểm Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ nguồn di động đáng kểcủa thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Theo tống kê năm 2016, riêngquận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng xe ô tô con tăng gần 2.000 chiêc, xe máytăng gần 20.000 chiếc so với đầu kỳ Trong không khí tăng lên ảnh hưởng đếnchất lượng môi trường và sức khỏe con người thông qua một số bệnh về

đường hô hấp, da và tim mạnh [62] [63]

Nguồn thải từ hoạt động xây dựng: Trong thời gian qua cơ sở hạ tầng

của thành phố Đà Nẵng khá mạnh So với những năm trước, ô nhiễm khói,bụi và tiếng ồn do vận chuyển vật liệu xây dựng đã được cải thiện đang kể.Song thời gian qua tình trạng không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trườngtrong quá trình xây dựng, vận chuyển vẫn diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đếnmôi trường và sức khỏe nhân dân Ngoài ra, một số hoạt động xây dựng như:sửa chữa nhà cửa, công trình hạ tầng xây dựng và giao thông, hạ tầng thoátnước, khai khoáng… cũng gây ô nhiễm bụi, tiếng ồn cục bộ tại một số khu

vực trên địa bàn thành phố[62] [63] .

Các nguồn thải khác: Tại các khu dân cư, tình trạng ô nhiễm bụi còn xảy

ra Tại các hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tình trạng ô nhiễm mùi hôi donước hồ bị ô nhiễm vào những thời điểm nắng nóng của mùa khô, ảnh hưởng

Trang 35

đến các khu vực dân cư lân cận Kênh hở Khuê Trung - hồ Đò Xu.

(3) Hiện trạng về môi trường đất

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 7.945 lô đất trống

Ô nhiễm môi trường tại các lô đất trống là một trong những vấn đề nổi cộmđược các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo xử lý Trong thời gian qua, UBNDthành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 11/7/2016 vềviệc quản lý các lô đất trống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tăng cườngthực hiện các giải pháp như tuyên truyền người dân đổ xà bần, rác thải đúngnơi quy định; triển khai dọn vệ sinh tại một số lô đất tại các tuyến đườngtrọng điểm; phối hợp với các cơ quan liên quan xác định chủ sử dụng của3.446 lô đất trống để làm việc và yêu cầu chủ sử dụng rào chắn, quản lý đất;thành lập và công khai số điện thoại đường dây nóng để thuận tiện cho các tổchức cá nhân thông báo kịp thời khi phát hiện các hành vi đổ xà bần, rác thải

và chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, giám sát; Tiếpnhận và bàn giao về địa phương quản lý 189 lô đất thuộc thành phố quản lý

giao Sở Tài nguyên và Môi trường dọn vệ sinh [62] [63].

(4) Các vấn đề môi trường khác

Ngập úng: Hệ thống thoát nước của thành phố Đà Nẵng chủ yếu là hệthống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải; được triển khai đầu tưqua nhiều giai đoạn với nhiều dự án nên còn tồn tại nhiều bất cập như:

+ Hệ thống thường xuyên bị quá tải do tốc độ phát triển đô thị hóa mạnh.Hiện tượng ngập úng cục bộ thường xảy ra khi có mưa lớn kéo dài

+ Một số đoạn cống thu gom nước thải có hiện tượng nứt, võng, nướcngầm xâm nhập gây sụt lún vỉa hè

Thiên tai và biến đổi khí hậu:

+ Đà Nẵng là một trong nhữngnơi bị ảnh hưởng nhiều nhất thiên tai vàbiến đổi khí hậu, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của nhiều cơn bão,

Trang 36

mưa lớn và lũ lụt gây thiệt hại về người và tài sản.

Ô nhiễm tiếng ồn:

+ Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2014 của UBND thànhphố Đà Nẵng quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã quyđịnh rõ Danh mục 19 ngành nghề không được cấp mới giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khudân cư (gọi tắt là không được phép tồn tại trong khu dân cư) và các cơ sởthuộc danh mục này hiện đang hoạt động trong khu dân cư phải cam kết có kếhoạch di dời

+ Hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố có 854 cơ sở (518 hộ cá thể, 336doanh nghiệp tư nhân) phải di dời UBND thành phố Đà Nẵng đã tiến hành ràsoát, chỉ đạo các quận, huyện xây dựng kế hoạch về lộ trình vận động, cũngnhư nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các cơ sở khi buộc phải chuyển đổi

ngành nghề hoặc di dời ra khỏi khu dân cư [62] [63].

2.1.2.2 Công tác tổ chức QLNN ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 56 đơn vị hành chính cấp xã thể hiệntrong thống kê dưới đây:

Bảng 2.1 Danh sách các xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng T

Trang 37

Những năm qua, công tác quản lý hoạt động xả thải, bảo vệ môi trường ở

cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nhiều bất cập hạn chế, không kiểmsoát kịp thời các nguồn xả thải gây ô nhiễm môi trường Hạn chế về năng lực,đặc biệt là sự thiếu trách nhiệm trong thực hiện công tác bảo vệ môi trườngcủa chính quyền cấp xã là một nguyên nhân quan trọng của tình trạng trên.Trong điều kiện công tác bảo vệ môi trường ngày càng phát sinh nhiều vấn đềphức tạp, yêu cầu về môi trường trong thương mại quốc tế, hội nhập ngàycàng cao đặt ra yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm thực hiện công tác bảo

vệ môi trường của các cấp chính quyền, trong đó có trách nhiệm của chínhquyền cấp xã UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các cấp, các ngành từthành phố đến cơ sở thực hiện nhiều biện pháp nâng cao trách nhiệm năng lực

của cán bộ, lãnh đạo cấp xã trong công tác bảo vệ môi trường [60].

Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng và các quận,huyện đã tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ phụtrách môi trường cấp xã xử lý, giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắctrong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giúp các cán bộ cơ sở thammưu tốt hơn cho UBND trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật vềbảo vệ môi trường tại địa phương Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cườngvai trò của cơ quan chuyên môn về môi trường trong tổng hợp nhu cầu, đềxuất phân bổ hợp lý nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, bảo đảm sử dụnghiệu quả, đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu công tác QLNN về bảo vệ môitrường tại cấp xã; chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Ban quản lý cácKCN thành phố, UBND các quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan tăngcường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ môi trường của chính quyềncấp xã Sở Nội vụ thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môitrường tham mưu với UBND thành phố tăng cường đội ngũ cán bộ làm côngtác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập

Trang 38

huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các viphạm Tại quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ UBND quận đã chỉ đạo UBNDcác phường phải thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn đến từng doanhnghiệp, mỗi người dân trên địa bàn hiểu và tuân thủ theo quy định về bảo vệmôi trường; yêu cầu các địa phương, đơn vị phải bố trí lực lượng, kinh phícho hoạt động môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sátcông tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; phải xử lý nghiêm các hành vi viphạm pháp luật về môi trường Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các cụm công nghiệp.Tăng cường công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn, hạn chế pháttriển các làng nghề có hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường Theo SởTài nguyên và Môi trường, đến nay, tổ chức bộ máy quản lý về bảo vệ môitrường cấp xã trên toàn thành phố đã từng bước được củng cố Các xã,phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều đã nhận thức rõ về trách nhiệmbảo vệ môi trường của mình và từng bước nâng cao chất lượng công tác tổchức chỉ đạo, điều phối hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương Các xã,phường đều giao nhiệm vụ quản lý về môi trường cho cán bộ địa chính kiêmnhiệm; chủ động ban hành và triển khai kế hoạch, chương trình công tác bảo

vệ môi trường nhằm tiếp tục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộngđồng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức chongười dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường Đến nay tại các địa phương đềuđạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý rácthải sinh hoạt trong khu dân cư Cụ thể đã nâng cao năng lực hệ thống QLNN

về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải ở địa phương; đưa công tác bảo vệmôi trường và thu gom xử lý rác thải thành tiêu chí thi đua của các đơn vị vàcác hộ gia đình; xây dựng chế tài thưởng, phạt nghiêm minh trong công tácbảo vệ môi trường và thu gom, xử lý rác thải Thành lập các tổ, đội, doanh

Trang 39

nghiệp dịch vụ thu gom, xử lý rác thải tại địa phương theo hướng chuyênnghiệp, đủ năng lực để hoạt động Đa dạng hóa việc đầu tư các cơ sở hạ tầng

và trang thiết bị để phục vụ tốt công tác thu gom, xử lý chất thải, rác thải Các

xã, phường tổ chức nhân rộng một số mô hình điểm về thu gom, xử lý rác thải

để phục vụ sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn các cơ sở tận thu, tái chế, tái sửdụng và xử lý tại chỗ các loại chất thải; khuyến khích hỗ trợ các mô hình táichế, tái sử dụng rác thải nhằm cải thiện môi trường xanh - sạch - đẹp Công

bố thông tin về hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường làng nghềtrên các phương tiện thông tin của địa phương, thông qua các đoàn thể, tổchức chính trị - xã hội tại địa phương và trong các cuộc họp UBND, Hội đồngnhân dân cấp xã Các địa phương có làng nghề đã chủ động phương án bảo vệmôi trường làng nghề để tổ chức thực hiện; đôn đốc việc xây dựng nội dungbảo vệ môi trường trong hương ước, quy ước của làng nghề Bố trí cán bộ cókiến thức về pháp luật, quản lý môi trường theo dõi việc thực hiện công tácbảo vệ môi trường làng nghề; hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản vềbảo vệ môi trường làng nghề Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường vàcác nguồn kinh phí khác cho công tác quản lý môi trường, đầu tư, sửa chữa,cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các làng nghềđược khuyến khích phát triển Quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng theođúng quy định khi được bàn giao, tiếp nhận các dự án, công trình hạ tầng kỹ

thuật bảo vệ môi trường làng nghề [45] [62] [63].

Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tranh thủ các dự án,phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênmôn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường cấp xã Cấp huyện,thành phố chỉ đạo các xã, phường thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định số19/2015/NĐ-CP về bảo đảm trách nhiệm của UBND cấp xã trong bảo vệ môitrường Trong đó, phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và

Trang 40

xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh

doanh trên địa bàn [62] [63].

2.2 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã

Các quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cánhân trong đó có UBND cấp xã trong hoạt động bảo vệ môi trường tạo thành

hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường.Có thể nói, hầu hết tất cả các ngành luậttrong hệ thống pháp luật Việt Nam đều có những quy định ở mức độ này haymức độ khác có liên quan vấn đề bảo vệ môi trường

Hiến pháp

Các quy định về bảo vệ môi trường được quy định trong Hiến pháp năm

2013 là cơ sở hiến định cho việc đưa nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi tổchức, cá nhân vào nội dung các đạo luật chuyên ngành Điều 43 Hiến pháp

2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành

và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.” Việc quy định tại điều 43 đã khẳng địnhquyền được sống trong môi trường trong lành cũng như nghĩa vụ bảo vệ môitrường của mọi người.Khi Nhà nước ghi nhận quyền được sống trong môitrường trong lành của mọi người cũng có nghĩa là Nhà nước ghi nhận tráchnhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường Điều 63 đã khẳng định đượctầm quan trọng của bảo vệ môi trường Thông qua quy định của Hiến pháp

mà Nhà nước cần triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo chủ động trongphòng chống thiên tai cũng như có các chiến lược, quy hoạch nhằm ứng phó

với biến đổi khí hậu [36].

Hiến pháp không chỉ quy định vấn đề bảo vệ môi trường mà còn quyđịnh các biện pháp nhằm bảo đảm mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều phải đảmbảo nguyên tắc chịu trách nhiệm về hoạt động liên quan đến môitrường.Chính vì vậy, hoạt động lập pháp sẽ quy định các chế tài cụ thể,

Ngày đăng: 11/07/2019, 12:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và pháttriển TP. Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước”
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2003
2. Bộ Chính trị (2004), Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày15/11/2004
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2004
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia 2014- Môi trường nông thôn
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2014
4. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2018), Hệ thống niên giám thống kê 2014-2018, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống niên giám thống kê2014-2018
Tác giả: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Năm: 2018
5. Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
6. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 củaChính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyênnước
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 củaChính phủ về thoát nước và xử lý nước thải
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
9. Chính phủ (2014), Nghị đinh 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị đinh 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 củaChính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
10. Chính phủ (2015), Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 củaChính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môitrường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môitrường
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
11. Chính phủ (2015), Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môitrường
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
12. Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 củaChính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
13. Chính phủ (2016), Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực bảo vệ môi trường
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
14. Nguyễn Trần Điện (2016), Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trườnglàng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng Việt Nam, Luận án Tiến sĩLuật
Tác giả: Nguyễn Trần Điện
Năm: 2016
15. Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2001), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sựphát triển bền vững
Tác giả: Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2001
16. Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUNC) (1980), Chiến lược bảo tồn thế giới, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược bảo tồnthế giới
Tác giả: Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUNC)
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1980
17. Phạm Lê Liên (2016), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt thông dụng
Tác giả: Phạm Lê Liên
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2016
19. Huyền Linh (2014), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt thông dụng
Tác giả: Huyền Linh
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2014
20. Nguyễn Thị Ngọc (2016), Quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường đô thị Nhật Bản và khảnăng ứng dụng ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2016
22. Vũ Thị Ninh (2012), QLNN về môi trường - Từ thực tiễn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QLNN về môi trường - Từ thực tiễn huyện ThanhTrì, thành phố Hà Nội
Tác giả: Vũ Thị Ninh
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w