1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

TIỂU LUẬN công tác viên thanh tra 2018

18 834 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 147 KB
File đính kèm TIỂU LUẬN Công tác viên thanh tra 2018.rar (33 KB)

Nội dung

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục đào tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế xã hội”.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu trang 2

I Mô tả tình huống .trang 4

II Mục tiêu xử lý tình huông trang 5 III Phân tích nguyên nhân và hậu quả trang 6

IV Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết trang 9

V Nhận xét đánh giá trang 13

VI Kết luận và kiến nghị trang 15 Tài liệu tham khảo trang 18

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của

giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”.

Đối với Việt Nam chúng ta, trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế

- xã hội khác

Quan điểm coi GD & ĐT là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hoá thành các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, bản thân mỗi cá nhân đều nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển của chính bản thân và toàn xã hội thì một trong những vấn đề nóng bỏng, đang được cả xã hội quan tâm hiện nay chính là vấn đề dạy thêm học thêm trong nhà trường

Dạy thêm, học thêm chỉ thật sự bùng phát khoảng hơn chục năm trở lại đây và đang có xu hướng ngày càng tràn lan trong các trường phổ thông khiến học sinh và phụ huynh phải chịu nhiều áp lực, khiến dư luận xã hội bức xúc

Trước đây, việc dạy thêm, học thêm thường chủ yếu dành để bồi dưỡng kiến thức luyện thi cho học sinh trung học cơ sở ôn luyện thi chuyển cấp vào cấp 3 THPT Ðề thi chuyển cấp, chủ yếu nằm trong chương trình học ở trường, học sinh nắm vững kiến thức giảng dạy trên lớp và trong sách giáo khoa là có khả năng làm tốt bài thi Vậy tại sao tình trạng dạy thêm, học thêm bùng phát với mức độ ngày càng gia tăng? Phải chăng do chương trình học trên lớp quá nặng nên giáo viên chưa hoàn thành tốt việc truyền đạt kiến thức trên lớp và học sinh cần tới các lớp học thêm để củng cố kiến thức? Nếu khẳng định dạy

và học trên lớp đã đáp ứng đủ nhu cầu kiến thức cần có cho học sinh thì tại sao những lớp dạy thêm vẫn mọc lên như nấm? Lâu nay, vẫn xuất hiện cái gọi là

"lớp tự nguyện của cha mẹ học sinh", "câu lạc bộ Văn - Toán", "lớp nâng cao tiếng Anh", "lớp tạo nguồn", mà từ hoạt động của các câu lạc bộ và lớp này thì không khó nhận ra đó chỉ là hình thức trá hình của dạy thêm, học thêm; bởi

Trang 3

sau giờ lên lớp ở trường, học sinh lại đến "câu lạc bộ" hay lớp "nâng cao, tự nguyện" để học tiếp, và phụ huynh vẫn nộp tiền!

Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã có một số quy định về dạy thêm, học thêm; chi tiết nhất là Thông tư số 17/2012/TT-BGDÐT ban hành ngày 16/5/2012 (Thông tư 17) Như Ðiều 4 về việc: không dạy thêm đối với học sinh được nhà trường tổ chức dạy học hai buổi/ngày; không dạy thêm với học sinh tiểu học (trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục - thể thao, rèn luyện kỹ năng sống); giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó Ngay khi thông tư ra đời, đã có ý kiến cho rằng có nội dung chưa thật nghiêm, bởi căn cứ vào quy định thì giáo viên vẫn được dạy thêm Họ có thể dạy thêm ở trường khác, tức là giáo viên có thể hoán đổi: anh dạy thêm ở trường tôi, tôi dạy thêm ở trường anh! Hơn nữa, việc xác định vai trò người tổ chức lớp dạy thêm, học thêm chỉ có ý nghĩa hình thức, một phụ huynh cũng có thể nhận trách nhiệm này, như vậy rất khó có thể hạn chế các lớp dạy thêm, học thêm

Bên cạnh đó, Ðiều 5, 6 Thông tư 17 đưa ra các trường hợp được phép tổ chức dạy thêm, học thêm tại nhà trường Theo đó, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ

có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn, chịu trách nhiệm thực hiện cam kết; hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh; giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký, trong đơn cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường Trên cơ sở đó, hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh Với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép

tổ chức cam kết với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

Chính các quy định này đã dẫn đến việc "lách luật", thực chất tình trạng dạy thêm, học thêm không hề bị hạn chế mà chỉ chuyển đổi hình thức cho "phù hợp" quy định Và vì thế, chỉ cần có đơn đề nghị từ phía phụ huynh học sinh là lập tức các lớp học thêm được công khai tổ chức Việc đơn có xuất phát từ nhu cầu thật sự của học sinh, phụ huynh hay khi lớp học thêm được tổ chức với

"thủ tục" ban đầu là một tập đơn in sẵn, và phụ huynh chỉ còn làm việc duy nhất là ký tên chấp thuận Nhiều phụ huynh cho biết, sau buổi họp phụ huynh đầu năm học để đóng các loại "phí" và bầu ban phụ huynh là đã nhận được tin

Trang 4

nhắn từ thành viên ban phụ huynh thông báo việc tổ chức lớp học thêm do thầy (cô) chủ nhiệm trực tiếp dạy Ðương nhiên phụ huynh có quyền cho con mình tham gia hay không, nhưng phần lớn phụ huynh đều cho con theo học các lớp này, vì lo ngại sự khước từ sẽ đẩy con em họ vào tình cảnh: bị trù úm, bài học chính khóa bị cắt xén, không theo kịp các bạn cùng lớp Nên đã có trường hợp phụ huynh ký đơn, đóng tiền đầy đủ nhưng để con học tại nhà! Chưa kể ở một số lớp học thêm, thầy (cô) còn cho làm bài kiểm tra từ trước, tính kết quả

để đánh giá việc học chính khóa Rốt cuộc lâu nay, dạy thêm, học thêm trở thành chủ đề nóng tại một số diễn đàn trên mạng và các trang facebook Ở đó, nhiều phụ huynh than thở, chia sẻ, an ủi lẫn nhau, mách nước cho nhau mà không lo con bị trù úm!

Từ thực tiễn trên và một tình huống cụ thể ở địa phương liên quan đến

dạy thêm học thêm tràn lan, nên chúng tôi đã lựa chọn Tiểu luận “Xử lý tình huống vi phạm quy chế chuyên môn và dạy thêm học thêm ở trường trung học cơ sở” để cùng nhau giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trong công tác giáo

dục

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo của trường Cán bộ Quản lí Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô thính giảng đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện tiểu luận này Trong khoảng thời gian hạn hẹp, tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế và cả nội dung lẫn hình thức Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Vừa qua, ngày 15/03/2017 Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện B, tỉnh Bình Định có nhận đơn tố cáo của phụ huynh học sinh Trần Văn H, học sinh lớp 9A2, trường THCS X trong huyện tố cáo thầy Cao Văn T giáo viên dạy môn Ngữ văn trường THCS X cụ thể như sau:

Con tôi là Trần Văn H, hiện là học sinh lớp 9A2, trường THCS X … ngoài thời gian học chính khóa, con tôi có tham gia học thêm 4 buổi/tuần (trái buổi), mỗi buổi 4 tiết tại trường với các môn: Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn Thời gian học quá nhiều tại trường, sức khỏe cháu không đảm bảo, bên cạnh đó ít có thời gian tự học ở nhà Tuy nhiên, thầy Cao Văn T – Giáo viên dạy môn Ngữ văn của lớp đã tìm mọi cách bắt ép học sinh học thêm tại nhà thầy mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1,5 giờ đồng hồ Nộp 150.000đ/tháng Bắt buộc tất cả 35 học sinh phải đến nhà thầy để học thêm

Thầy bảo “Nếu em nào không đi học sẽ bị điểm kém, không đủ điều kiện xét Tốt nghiệp THCS” Thầy ép học sinh học thêm phải bỏ các buổi lao động, sinh hoạt đội tại trường Em nào có việc gia đình, ốm đau không đi học được cũng phải nộp đủ tiền hàng tháng

Các giờ chính khóa tại trường thầy dạy không nhiệt tình, không truyền tải đủ kiến thức cho học sinh Gần hết năm học mà vở học của cháu ghi không

Trang 5

quá 45 trang Nội dung kiến thức học tập ít, sơ sài (cháu là học sinh ngoan và giỏi của lớp).

Những hành động và việc làm của thầy Cao Văn T không những gây ức chế cho học sinh cuối cấp mà còn là nỗi lo, nỗi bức xúc của phụ huynh học sinh lớp 9A2

II MỤC TIÊU XỬ LÍ TÌNH HUỐNG

Qua phân tích đơn tố cáo của phụ huynh học sinh Trần Văn H, là những người làm công tác quản lý Nhà nước trong ngành giáo dục cần xác định rõ mục tiêu của việc xử lý tình huống dạy thêm, học thêm như đã nêu trên

* Mục tiêu trước mắt:

- Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và quản lí vấn đề dạy thêm học thêm của trường THCS X, của thầy Cao Văn T - giáo viên do nhà trường quản lý

- Kiểm tra việc giáo viên Cao Văn T dạy thêm tại nhà riêng có đúng quy định không? Có hợp pháp không? Xác minh thông tin trong đơn tố cáo

- Kiểm tra nội dung kiểm tra, đánh giá của giáo viên có đúng với chuẩn kiến thức kỹ năng không? Việc đánh giá, kiểm tra của thầy đối với học sinh có chính xác, công bằng không? Có thực hiện đúng quy chế chuyên môn không?

- Đình chỉ ngay việc dạy thêm đối với các cán bộ, giáo viên vi phạm

- Họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh để thông báo kết quả kiểm tra về dạy thêm, học thêm trong thời gian vừa qua Đồng thời tuyên truyền, phổ biến các quy định hiện hành về dạy thêm, học thêm để họ nắm được trách nhiệm của nhà trường là gì, trách nhiệm của giáo viên tham gia dạy thêm là gì, trách nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh tham gia học thêm là gì và thực hiện cho đúng

- Phải có kế hoạch, phương án trước mắt trong công tác quản lý, chỉ đạo

để nâng cao chất lượng dạy và học Đảm bảo dạy đúng đủ chương trình, đảm bảo lượng kiến thức của bài học trong buổi dạy chính khoá, ban giám hiệu nhà trường quản lý chặt chẽ chương trình, thời khóa biểu, tăng cường kiểm tra, dự giờ thăm lớp để uốn nắn kịp thời

* Mục tiêu lâu dài:

- Đưa công tác tổ chức dạy thêm, học thêm dới sự quản lý chặt chẽ của nhà trường theo đúng Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm Quyết định số: 1797/ QĐ-UBND ngày 08 tháng 07 năm 2013 của UBND tỉnh Bình Định ban hành qui định Về quản lí dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Định và Công văn số: 1355/SGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện qui định tổ chức, quản lí dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trang 6

- Tận dụng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, đề nghị địa phương tạo điều kiện xây dựng thêm cơ sở vật chất cho học sinh được học 2 buổi/ngày, vừa đảm bảo về mặt kiến thức, sức khỏe cho học sinh, vừa phù hợp với yêu cầu, khả năng đóng góp của phụ huynh học sinh

- Tạo dựng và lấy lại niềm tin của nhân dân địa phương, của các cấp lãnh đạo đối với các thầy cô giáo và nhà trường THCS X

- Quản lý tổ chức tốt việc dạy và học chính khoá, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để đồ dùng dạy học hiện có, khuyến khích làm thêm đồ dùng dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học

- Tăng cường các buổi sinh hoạt tập thể, văn hoá văn nghệ, thể thao tạo môi trường vui chơi giải trí lành mạnh cho các em học sinh

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ, giáo viên để họ yên tâm công tác, yêu nghề, phát huy trí thông minh, sáng tạo trong công tác

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1 Phân tích nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan:

- Nhân dân chưa nhận thức rõ việc dạy thêm trái quy định và đúng quy định, nhiều người cứ cho rằng đã dạy thêm là tiêu cực, là phi pháp

- Cơ quan quản lý, thiếu kiểm tra, đôn đốc thực hiện để xảy ra vụ việc dân tố cáo mới biết Không kịp thời hướng dẫn cho các trường bố sung hồ sơ

để hoàn tất thủ tục cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong khi nhu cầu dạy thêm để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, hạn chế hiện tượng ngồi nhầm lớp do ngành giáo dục đề ra khá cấp bách

- Văn bản thực hiện hướng dẫn xin cấp giấy phép cũng gây một số khó khăn nhất định cho người thực hiện Theo yêu cầu phải có danh sách học sinh kèm theo đơn xin học, buối dạy và thời gian dạy trong tuần, nhưng thực tế là thường sau khi có giấy phép số lượng học sinh mới được chốt chính xác, thời gian các buổi dạy mới có lịch quy định phù hợp với chương trình làm việc và học tập của thầy và trò

b) Nguyên nhân chủ quan:

Về phía nhà trường

- Trước hết do Lãnh đạo nhà trường nghiên cứu văn bản chưa kỹ nên thực hiện quy định chưa đầy đủ dẫn đến sai phạm trên

- Việc tổ chức cho cán bộ giáo viên của nhà trường nghiên cứu tài liệu chưa nghiêm túc, nên một số giáo viên nhận thức chưa đúng văn bản hướng dẫn hoặc nhận thức đúng nhưng cố tình bỏ qua

- Việc quản lý cán bộ, giáo viên của Lãnh đạo nhà trường chưa chặt chẽ dẫn đến giáo viên tố chức dạy thêm mà nhà trường không biết

Trang 7

- Việc bàn bạc, thống nhất giữa nhà trường và phụ huynh chưa cao, hoặc

có hiện tượng mất đoàn kết dẫn đến có đơn tố cáo mặc dầu giữa nhà trường và phụ huynh đã có biên bản cam kết

Về phía phụ huynh

Nhiều phụ huynh và học sinh có tâm lý số đông, thấy con cái người ta đi học thêm mình cũng phải cho con đi học thêm mới yên tâm và có chung mối lo lắng sợ rằng nếu không đi học thêm thầy cô giáo thì nhất định sẽ bị thua kém, không bằng bạn bằng bè, thầy, cô giáo định kiến, trù dập, ra những câu, bài tập khó, lạ, con em mình không làm được, bị điểm kém, phải thi lại, thậm chí bị lưu ban

Họ mang niềm tin, suy nghĩ là: chỉ có đi học thêm nhiều thì mới đạt được kết quả khá, giỏi, mới có đủ kiến thức, khả năng thi cử Nhiều phụ huynh cho rằng, bỏ thêm chi phí học thêm cho con hằng tháng từ mấy trăm nghìn đến cả triệu đồng cũng là chuyện bình thường

2 Hậu quả

Nếu không giải quyết tốt tình huống trên sẽ dẫn đến hiện tượng dạy thêm học thêm tuỳ tiện, nguy cơ của tệ nạn dạy thêm tràn lan sẽ kéo theo các hậu quả tiêu cực của nó, nhiều trường TH, THCS không được phép dạy thêm, học thêm nhưng vẫn tố chức dạy thêm; nhiều cá nhân giáo viên tố chức dạy thêm mặc dù chưa được phép của các cấp quản lý

Kỹ cương nhà trường bị giảm sút do giáo viên, nhân viên tuỳ tiện, chỉ chú ý làm tốt công tác ở trường còn ra khỏi trường là muốn làm gì thì làm

Việc cấp giấy phép dạy thêm trì trệ sẽ dẫn đến hiện tượng cố tình dạy thêm không theo quy định, dạy chui, chất lượng dạy thêm thấp, việc bổ sung kiến thức học sinh yếu kém sẽ khó có thể triển khai được

Hiện nay, có không ít giáo viên kiến thức chuyên môn chưa vững vàng nhưng vẫn dạy thêm Vì học sinh ít hoặc không theo học, nặng toan tính chuyện thu nhập, thấy giáo viên khác dạy được, dạy nhiều học sinh, có tâm lí sốt ruột, ganh tị, nên họ nảy sinh biểu hiện tiêu cực, chèn ép, dụ dỗ học sinh,

và vận động phụ huynh cho con em đi học thêm

Nhiều giáo viên ở lớp giảng dạy rất sơ sài, qua loa, khiến phần lớn học sinh không nắm chắc kiến thức Đây cũng là cách buộc học sinh phải đi học thêm mình Ở trường lớp thì dạy tắc trách cho hết giờ, nhưng ở nhà các giáo viên này lại dạy có bài bản, nghiêm túc Nhiều học sinh ban đầu rất ngạc nhiên, nhưng về sau thì quá hiểu mục đích, động cơ của thầy cô giáo đó

Cũng vì tăng thu nhập đáng kể do dạy học thêm, nên nhiều thầy cô đối

xử với học sinh thiếu công bằng Họ thường hay mớm đề, giải bài sẵn các đề bài kiểm tra ở lớp tại giờ dạy học thêm, tới lớp học sinh chỉ nhớ và chép lại

Họ sẵn sàng châm chước bỏ qua các lỗi trong làm bài của học sinh đi học thêm

Trang 8

mình, nhưng lại khắt khe, cho điểm thấp đối với những học sinh không học mình

Chúng tôi được biết, phần lớn dạy thêm là đi trước chương trình, thầy cô

“hóa giải”, làm sẵn hết mọi bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa, ngồi dưới các em có nhiệm vụ ráng nghe và ráng ghi chép thật đầy vào vở Do được trang bị sẵn cả rồi nên nhiều em đâm ra lười học, thụ động, chẳng cần suy nghĩ

gì mấy

Đến lớp, hầu hết các giờ học, học sinh thường lặng tờ, không buồn giơ tay, phát biểu xây dựng bài Chương trình mới, sách giáo khoa mới mà không khí lớp học vẫn rời rạc, buồn hiu Tình trạng đáng buồn đó khá phổ biến, làm tiêu tan những mục tiêu, phương pháp dạy học, giáo dục hiện đại, tích cực mà chúng ta đang nỗ lực gây dựng Chúng tôi cho đây là cái mất mát lớn nhất đối với chất lượng giáo dục

Đáng buồn có thực trạng không ít thầy cô giáo quá đặt nặng chuyện thu nhập, tiền bạc, ép buộc hoặc làm nhiều động thái khác để học sinh phải đi học thêm mình, cũng là điều tồi tệ, làm xấu hình ảnh người thầy giáo trước con mắt học trò; môi trường giáo dục bị thương mại hóa, theo kiểu 'tiền trao cháo múc", có tiền có chữ, không còn giữ được vẻ thuần khiết, đẹp đẽ như thời trước đây Nhiều học sinh ra trường, bước vào đời sống dường như không nhớ, không ấn tượng gì về các thầy cô giáo dạy thêm mình

Cũng vì nặng nghĩ về thu nhập, dạy- học thêm nên một số thầy cô giáo

có biểu hiện xao lãng, đùn đẩy công việc nhà trường, ít đầu tư, quan tâm trong việc giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học, nhiều nội dung, hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường rơi vào im lặng và bế tắc

Hơn nữa, mặc dù đã có những văn bản, quy định cụ thể, chi tiết của ngành, địa phương về dạy thêm, học thêm nhưng một số thầy cô giáo vẫn bất chấp quy định, tổ chức dạy học thêm trái phép tại nhà, tiếp tục gây nên tình trạng dạy học thêm tràn lan, nhất vào trong thời gian hè, vào năm học

Có thể nói, ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, ngành ở một bộ phận giáo viên ta còn thấp, thấy người kia dạy “chui” được, mình cũng dạy

“chui”, khi bị phát hiện, xử lý thì biện luận đủ đường, đủ lý do, nào đồng lương không đủ sống, nào coi giáo viên là “tội phạm”

Rồi tự so sánh khập khiễng, bác sĩ mở phòng mạch tư được, tại sao giáo viên không được dạy thêm… (trong khi 2 lĩnh vực này có những đặc thù rất khác nhau)

Nếu tuân thủ quy định thì dạy thêm học thêm không có gì là xấu Tuy nhiên một số giáo viên đã lợi dụng việc này để thu lợi cá nhân thì thực đáng buồn

IV XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ

LÝ TÌNH HUỐNG.

Trang 9

1 Xây dựng phương án

Phương án 1:

Phòng GD&ĐT Huyện B sau khi tiếp nhận đơn, kiểm tra điều kiện tố cáo của phụ huynh học sinh Trần Văn H, tiến hành tham mưu, trình Thanh tra huyện xây dựng và ban hành Quyết định thanh tra đột xuất trường THCS X

Thông báo việc thụ lí, tố cáo cho phụ huynh học sinh Trần Văn H

Yêu cầu ông Cao Văn T giải thích bằng văn bản về sự việc nêu trong đơn của phụ huynh em Trần Văn H

Yêu cầu Hiệu trưởng trường THCS X báo cáo bằng văn bản về vấn đề quản lí dạy thêm, học thêm

Sau khi có kết quả xác minh, Thanh tra huyện có biện pháp xử lí kịp thời

* Mặt tốt: Thanh tra huyện giải quyết trực tiếp sẽ khách quan hơn

* Hạn chế: Việc tiến hành xác minh, làm rõ sẽ mất nhiều thời gian

Phương án 2:

Phòng GD&ĐT Huyện B tiếp nhận đơn của phụ huynh học sinh Trần Văn H chuyển về trường yêu cầu Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận công đoàn, chuyên môn, Ban thanh tra nhân dân tiến hành xác minh sau đó báo cáo kết quả về Phòng Giáo dục

*Mặt tốt: Hiệu trưởng Trường phối hợp với tổ chức Công đoàn, Thanh tra nhân dân, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn xác minh, giải quyết thể hiện tính tự chủ của nhà trường

* Hạn chế: Vì ông Cao Văn T là giáo viên của trường nên việc xác minh, giải quyết sẽ không khách quan, nể nang hoặc có thể sẽ bỏ qua

Phương án 3:

Phòng GD&ĐT Huyện B tiếp nhận đơn của phụ huynh học sinh Trần Văn H, xây dựng và ban hành Quyết định kiểm tra đột xuất trường THCS X

Thông báo việc thụ lí, tố cáo cho phụ huynh học sinh Trần Văn H

Yêu cầu ông Cao Văn T giải thích bằng văn bản về sự việc nêu trong đơn của phụ huynh em Trần Văn H

Yêu cầu Hiệu trưởng trường THCS X báo cáo bằng văn bản về vấn đề quản lí dạy thêm, học thêm

Sau khi có kết quả xác minh, đoàn kiểm tra đột xuất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyên B có biện pháp xử lí kịp thời

*Mặt tốt: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện giải quyết trực tiếp sẽ khách quan hơn

Trang 10

* Hạn chế: Việc tiến hành xác minh, làm rõ sẽ mất nhiều thời gian, Phòng Giáo dục không đủ thẩm quyền xử phạt nếu xảy ra vi phạm và bị xử phạt hành chính cũng như những vi phạm khác mà Phòng Giáo dục không đủ thẩm quyền

2 Lựa chọn phương án

Chọn phương án 1 là phương án tối ưu vì mang tính khách quan, đúng thẩm quyền

3 Phương thức thực hiện:

Căn cứ vào Điều 15 của Luật tố cáo Luật số 3/2011/QH13 được thông qua ngày 11/11/2011 của Quốc Hội Thanh tra huyện thụ lý và giải quyết tố cáo theo đúng thẩm quyền, đúng nội dung, đúng quy trình pháp luật quy định

Ngày 20/03/2017 thanh tra huyện đã ban hành Quyết định số

09/QĐ-TT về việc thành lập đoàn kiểm tra, xác minh (tổ xác minh) đơn tố cáo của phụ huynh em Trần Văn H lớp 9A2 trường THCS X Đồng thời yêu cầu Hiệu trưởng trường THCS X báo cáo bằng văn bản về vấn đề quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Xây dựng kế hoạch xác minh:

- Yêu cầu giáo viên Cao Văn T giải trình các nội dung có liên quan đến đơn tố cáo của phụ huynh em Trần Văn H lớp 9A2

- Yêu cầu Hiệu trưởng trường THCS X cung cấp danh sách giáo viên đăng ký dạy thêm tại nhà trường và yêu cầu thầy Cao Văn T cung cấp danh sách học sinh học thêm tại nhà riêng của mình

- Làm các phiếu thu thập ý kiến của học sinh về vấn đề dạy thêm, học thêm của thầy Từ Chí T

Nhằm giải quyết đúng, chính xác những nội dung trên, cần phải xác định những vấn đề cơ bản sau:

- Việc thầy giáo Cao Văn T mở lớp dạy thêm tại nhà riêng có đăng ký đúng với quy định theo Quyết định số 1797/QĐ-UBND ngày 08/07/2012 của UBND tỉnh Bình Định không?

- Việc ghi điểm chấm bài kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9A2 của thầy T có đúng quy định không?

- Đề kiểm tra môn Ngữ văn của lớp 9A2 của của ông Cao Văn T có đúng chuẩn kiến thức và chấm điểm cho học sinh có công bằng không? Có nâng điểm cho học sinh đi học thêm không? Có dấu hiệu chèn ép học sinh để

đi học thêm ngoài nhà trường không?

- Qua những sai phạm của thầy Cao Văn T sẽ bị xử lí như thế nào theo Pháp lệnh vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 và Nghị định số

138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Ngày đăng: 11/07/2019, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w