THI HKI S10NC ĐỀ 2

3 157 0
THI HKI S10NC ĐỀ 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Đề 2 Họ, tên thí sinh: Líp Chọn câu đúng nhất 01 11 21 02 12 22 03 13 23 04 14 24 05 15 25 06 16 26 07 17 27 08 18 28 09 19 29 10 20 30 Câu 1 Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ A. colesteron. B. xenlulozơ C. photpholipit và protein. D. peptiđôglican. Câu 2: Nguồn gốc chung của giới thực vật là A. tảo lục đơn bào. B. tảo lục. C. vi tảo. D. tảo lục đa bào nguyên Câu 3: Phốtpho lipit cấu tạo bởi A. 1 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat. B. 1 phân tử glixêrin liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat. C. 2 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat. D. 3 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat. Câu 4: Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào A. hồng cầu. B. cơ tim. C. biểu bì. D. xương. Câu 5: Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng hợp nên protein là A. rARN. B. AND. C. mARN. D. tARN. Câu 6: Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi A. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ. B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ. C. hai phân tử glucozơ. D. hai phân tử fructozơ. Câu 7: Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi A. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axít amin. B. số lượng, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian. C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian. D. số lượng, thành phần axít amin và cấu trúc không gian. Câu 8: Trong phân tử prôtêin, các axit amin đã liên kết với nhau bằng liên kết A. hydro. B. ion. C. cộng hoá trị. D. peptit. 1 Câu 9: Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là A. glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ. B. glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ. C. glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ. D. fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ. Câu 10: Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm A. đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ. B. đường pentôzơ và nhóm phốtphát. C. đường pentôzơ và bazơ nitơ. D. nhóm phốtphát và bazơ nitơ. Câu 11: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa A.các bào quan không có màng bao bọc. B. chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào. C. chứa bào tương và nhân tế bào. D. hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào Câu 12: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là A. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật. B. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. C. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm. D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật. Câu 13: Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm: A. khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng . B. loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng. C. cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể. D. trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể. Câu 14: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì A. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym. B. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật. C. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định. D. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật. Câu 15: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên A.lipit, enzym. B.prôtêin, vitamin. C.đại phân tử hữu cơ. D. glucôzơ, tinh bột, vitamin. Câu 16: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt bay hơi cao. B. tính phân cực. C. lực gắn kết. D. nhiệt dung riêng cao. Câu 17: Vi sinh vật bao gồm các dạng A. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, vi rút. B. vi khuẩn cổ, vi rút,vi tảo, vi nấm,động vật nguyên sinh C. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi rút, nấm . D. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh . Câu 18: Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon A. là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống. B. chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống. C. có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử ( cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác). D. Cả A, B, C . 2 Câu 19: Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần A. đường. B. bazơ nitơ. C. nhóm phốtphát. D. cả A và C. Câu 20: Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở chỗ lưới nội chất hạt A. hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống. B. có đính các hạt ri bô xôm, còn lưới nội chất trơn không có. C. nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không. D. có ri bôxom bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ri bôxoom bám ở ngoài màng. Câu 21: Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là A. lạp thể. B. ti thể. C. bộ máy gôngi. D. ribôxôm. Câu 22: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào A. hồng cầu. B. biểu bì. C. bạch cầu. D. cơ. Câu 23: Màng sinh chấtcủa tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi A. các phân tử prôtêin và axitnuclêic. B. các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic. C. các phân tử prôtêin và phôtpholipit. D. các phân tử prôtêin. Câu 24: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ A. màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân. B. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi. C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất. D. thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy. Câu 25: Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là A. ti thể. B. bộ máy gongi. C. lưới nội chất. D. riboxom. Câu 26: Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào là A.chứa đựng thông tin di truyền. B. tổng hợp nên ribôxôm. C. trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. cả A và C. Câu 27: Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài. B. loài - chi- họ - bộ - lớp - ngành - giới. C. loài - chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới. D. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới. Câu 28: Nguồn gốc chung của giới động vật là A. động vật đơn bào nguyên thuỷ. B. động vật nguyên sinh. C. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.D. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ. Câu 29: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào " lạ " là nhờ A. màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường. B. màng sinh chất có prôtêin thụ thể. C. màng sinh chất có " dấu chuẩn ". D. cả A, B và C. Câu 30: Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa 1 phân tử A. tARN dạng vòng. B. rARN dạng vòng. C. mARN dạng vòng. D. ADN dạng vòng. HẾT 3 . Líp Chọn câu đúng nhất 01 11 21 02 12 22 03 13 23 04 14 24 05 15 25 06 16 26 07 17 27 08 18 28 09 19 29 10 20 30 Câu 1 Thành tế bào vi khuẩn cấu. ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Đề 2 Họ, tên thí sinh:

Ngày đăng: 04/09/2013, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan