MÔN MĨ THUẬT • Nguyễn Văn Ân I. HƯỚNG DẪN CHUNG Chuẩn kiếnthứckỹnăngmôn Mĩ thuật đối với từng lớp ở tiểu học đã được qui định như các môn học khác tại Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Kì này mức độ về kiến thức, kỹnăng của môn Mĩ thuật ở tiểu học được biên soạn theo qui định của kế hoạch dạy học: Tuần - Tiết - Bài và dựa theo nội dung chương trình, nội dung các bài học trong SGV lớp 1, 2, 3 và SGK lớp 4, 5 môn Mĩ thuật hiện hành. Căn cứ vào nội dung bài học do đó lần này đề cập đến yêu cầu cần đạt ở từng bài, đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau khi học xong tiết học, những học sinh không đạt được yêu cầu cơ bản tối thiểu này coi như chưa hoàn thành yêu cầu của bài học. Để đảm bảo thực hiện được yêu cầu cần đạt, mỗi học sinh cần được tham gia đầy đủ các hoạt động của bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên đòi hỏi giáo viên cần phải tích cực nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh của mình. Vậy nội dung cơ bản lần này giúp cho chúng ta có cơ sở xác định rõ hơn yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹnăng ở từng bài học cụ thể để giáo viên có phương pháp dạy học thích hợp, đảm bảo mọi đối tượng học sinh đạt Chuẩnkiến thức, kỹnăngmôn Mĩ thuật theo chương trình, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng học sinh, vùng, miền để chú ý giúp đỡ học sinh yếu kém và tạo điều kiện cho học sinh có năng khiếu môn Mĩ thuật phát triển (Cột ghi chú lần này đề cập đến những kiến thức, kỹnăng dành cho học sinh khá, giỏi). II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM VỀ CHUẨNKIẾN THỨC, KỸNĂNG 1. Mục tiêu: -Cung cấp cho học sinh những kiếnthức ban đầu về Mĩ thuật và hình thành các kỹnăng cần thiết để HS hoàn thành được các bài tập theo chương trình. -Giáo dục thẩm Mĩ cho học sinh, dạy HS cảm nhận cái đẹp là chủ yếu, qua đó học sinh yêu thích cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp theo ý thích của mình, và áp dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm Mĩ thuật, góp phần xây dựng môi trường thẩm Mĩ cho xã hội. 52 2. Tên bài học của một số phân môn có thay đổi cụ thể như sau: Thường giảm bớt chuẩnkiến thức, kỹnăng hoặc thay đổi từ ngữ cho cụ thể hơn, ví dụ: Khối lớp Bài Tên bài trước đây Tên bài hiện nay 1 7 Vẽ màu và hình quả (trái) cây Vẽ màu vào hình quả (trái) cây 25 Vẽ màu vào hình của Tranh dân gian Vẽ màu vào hình tranh dân gian 29 Vẽ tranh đàn gà nhà em (Vẽ con vật em yêu thích) Vẽ tranh đàn gà 2 17 Thường thức Mĩ thuật. Xem tranh dân gian Việt Nam “Phú quý”, “Gà mái” Thường thức Mĩ thuật. Xem tranh dân gian Đông Hồ 28 Vẽ trang trí. Vẽ thêm vào hình có sẵn (vẽ gà) và vẽ màu Vẽ trang trí. Vẽ tiếp hình và vẽ màu 3 1 Thường thức Mĩ thuật. Xem tranh thiếu nhi Thường thức Mĩ thuật. Xem tranh thiếu nhi (Đề tài môi trường) 14 Vẽ theo mẫu. Vẽ con vật nuôi quen thuộc Vẽ theo mẫu. Vẽ con vật quen thuộc 15 Tập nặn tạo dáng. Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật Tập nặn tạo dáng. Nặn con vật 29 Vẽ tranh. Tĩnh vật (Lọ hoa và quả) Vẽ tranh. Tĩnh vật (Lọ và hoa) 4 4 Vẽ trang trí. họa tiết trang trí dân tộc Vẽ trang trí. Chép họa tiết trang trí dân tộc 16 Tập nặn tạo dáng. Nặn tạo dáng hoặc xé dán con vật hoặc ô tô Tập nặn tạo dáng. Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp 18 Vẽ theo mẫu. Tĩnh vật lọ hoa và quả Vẽ theo mẫu. Tĩnh vật lọ và quả 26 Thường thức mĩ thuật. Xem tranh đề tài sinh hoạt Thường thức mĩ thuật. Xem tranh của thiếu nhi 5 6 Vẽ trang trí. Vẽ họa tiết đối xứng qua trục Vẽ trang trí. Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục 3. Những điểm mới về chuẩn kiếnthứckỹnăng so với mục tiêu đề ra sách giáo viên trước đây. (ngoài những tên bài thay đổi thì yêu cầu cần đạt các bài khác theo chuẩnkiếnthức có thêm những nét đổi mới về từ ngữ như yêu cầu 1, trước đây học sinh nhận biết hoặc biết nay đổi thành hiểu có bước nâng cao hơn tuy nhiên có giảm về kiến thức, kỹnăng lược bỏ về giáo dục thái độ cho học sinh được bỏ từ lớp 1 cụ thể: bài 21, 23, 25, 30, 31; Lớp 2: bài 2, 4, 8, 12, 13, 16, 17, 18, 23, 27, 28, 31; lớp 3: bài 2, 3, 4, 6, 8, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 24, 25, 27, 28, 29, 30, 32, 33; Riêng khối 4, 5 bỏ hẳn phần này ở các bài). Dưới đây là một số ví dụ điển hình yêu cầu có điểm khác theo các chủ đề: 53 a) Chủ đề Vẽ theo mẫu lớp 1 Tuần Bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú 2 Vẽ nét thẳng -HS nhận biết được một số loại nét thẳng. -Biết cách vẽ nét thẳng. -Biết phối hợp các nét thẳng để vẽ, tạo hình đơn giản. HS khá, giỏi: Phối hợp các nét thẳng để tạo thành hình vẽ có nội dung. -Chú trọng hướng dẫn HS quan sát để tìm hiểu hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ và vẻ đẹp của vật mẫu; -Không gò ép HS vẽ theo mẫu một cách máy móc, cứng nhắc, cần cho học sinh vẽ theo cảm nhận nhưng dựa trên hướng dẫn của giáo viên; -Hình thành cho học sinh ý thức về sắp xếp bố cục một cách cân đối, hợp lý trên tờ giấy vẽ; -Có thể thay thế mẫu vẽ tương ứng khi địa phương không có mẫu vẽ theo qui định; -Khi đánh giá bài vẽ, không yêu cầu cao về kỹnăng vẽ mà chú ý đánh giá thái độ, ý thức khi tham gia học tập; -Tăng cường các hoạt động trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học; -Luôn động viên, khích lệ học sinh trong quá trình thực hành và khi hoàn thành các sản phẩm thực hành. b) Chủ đề vẽ trang trí lớp 1 -Cần có nhiều tranh mẫu đẹp để học sinh quan sát, tìm hiểu; -Cung cấp cho học sinh các hoa văn, hoạ tiết đẹp, đơn giản có liên quan đến từng bài học; -Chú ý rèn cho học sinh cách vẽ hoạ tiết, cách sắp xếp hoạ tiết và cách vẽ màu; -Không yêu cầu cao về kỹnăng vẽ, chú ý rèn luyện cách vẽ, cách sắp xếp hoạ tiết, cách vẽ màu ở từng bài trang trí; -Đối với vùng khó khăn có thể chỉ cho học sinh vẽ trang trí bằng bút chì (chưa vẽ màu), có thể vẽ trên giấy học sinh, giấy trắng một mặt; -Chú ý giúp đỡ đối tượng thường xuyên không hoàn thành bài vẽ; -Lựa chọn các hoạt động trò chơi hỗ trợ phù hợp với nội dung bài học; -Động viên, khích lệ học sinh kịp thời trong quá trình học tập. 54 Tuần Bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú 7 Vẽ màu vào hình quả (trái) cây -HS nhận biết màu sắc về vẻ đẹp của một số loại quả quen biết. -Biết chọn màu để vẽ vào hình các quả. -Tô được màu vào quả theo ý thích. HS khá, giỏi: Biết chọn màu, phối hợp màu để vẽ vào hình các quả cho đẹp. c) Chủ đề vẽ tranh lớp 2 -Cần có nhiều tranh mẫu đẹp để học sinh quan sát, tìm hiểu; -Chú ý cho học sinh luyện tập cách vẽ hình, cách sắp xếp hình vẽ cho nội dung tranh và và cách vẽ màu phù hợp; -Không yêu cầu cao về kỹnăng vẽ, chú ý khích lệ cách vẽ ngộ nghĩnh, sáng tạo; -Đối với vùng khó khăn có thể chỉ cho học sinh vẽ hình bằng bút chì (chưa vẽ màu), có thể vẽ trên giấy học sinh, giấy trắng một mặt; -Chú ý giúp đỡ đối tượng chưa hiểu bài, chưa hoàn thành bài vẽ; -Lựa chọn các hoạt động trò chơi hỗ trợ phù hợp với nội dung bài học; -Động viên, khích lệ học sinh kịp thời trong quá trình học tập. Tuần Bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú 4 Vẽ tranh đề tài vườn cây -HS nhận biết hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp của một số loại cây. -Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản. -Vẽ được tranh vườn cây đơn giản (hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích. HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. d) Chủ đề Thường thức Mĩ thuật lớp 2 -Cần có nhiều tranh mẫu đẹp để học sinh quan sát, tìm hiểu; -Chú ý cho học sinh luyện tập cách quan sát tranh, cách mô tả hình ảnh, màu sắc và cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trên tranh; -Khích lệ các nhận xét, và cảm nhận riêng của từng học sinh khi xem tranh; -Nên tổ chức cho học sinh xem tranh dưới nhiều hình thức khác nhau để kích thích HS tự giác tiếp xúc, tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh; 55 -Chú ý giúp đỡ các đối tượng chưa tập trung xem tranh, chưa biết cách xem tranh; -Không nêu câu hỏi khó khi hướng dẫn xem tranh; -Lựa chọn các hoạt động trò chơi hỗ trợ phù hợp với nội dung bài học; -Động viên, khích lệ học sinh kịp thời trong quá trình học tập. Tuần Bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú 2 Xem tranh thiếu nhi -Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh. -Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh. HS khá, giỏi: Mô tả được hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh. đ) Chủ đề Nặn tạo dáng lớp 1 -Cần có nhiều sản phẩm mẫu đẹp để học sinh quan sát, tìm hiểu; -Các thao tác mẫu cần đơn giản, dễ hiểu, dễ quan sát, phù hợp với đối tượng; -Không yêu cầu cao về kỹnăng nặn, chú ý khích lệ cách tạo hình đơn giản, ngộ nghĩnh, sáng tạo; -Đối với vùng khó khăn có thể cho học sinh chất liệu có sẵn địa phương; -Tăng cường các hoạt động trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học; -Chú ý giúp đỡ các đối tượng chưa hiểu bài, chưa hoàn thành sản phẩm nặn; -Động viên, khích lệ học sinh kịp thời trong quá trình học tập. Tuần Bài dạy Yêu cầu cần đạt Ghi chú 6 Vẽ, hoặc nặn được một quả dạng tròn -HS nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một số quả dạng tròn. -Vẽ hoặc nặn được một quả dạng tròn. HS khá giỏi: Vẽ hoặc nặn được một số quả dạng tròn có đặc điểm riêng. Một số điểm cần lưu ý: -Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để học sinh thực hành, do vậy, giáo viên cần thiết kế bài dạy như kế hoạch tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng và năng lực của mình ở mỗi bài vẽ. 56 -Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học để luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. -Đối với bài vẽ tranh theo đề tài, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động vẽ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo. -Có thể đưa các trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết, phù hợp. -Tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến học sinh nhút nhát, chưa tích cực hoạt động. -Về phân bố thời gian của tiết học, giáo viên cần lưu ý bố trí thời gian hướng dẫn bài và thời gian thực hành của học sinh sao cho hợp lý (phần hướng dẫn của giáo viên chỉ nên từ 10 đến 14 phút, phần thực hành từ 16 đến 20 phút, phần đánh giá từ 4-5 phút). -Tuỳ theo nội dung của từng bài, giáo viên điều chỉnh thời gian giảng bài và thời gian thực hành của học sinh cho phù hợp, không thực hiện một cách máy móc cho tất cả các bài. -Trong quá trình thực hiện các tiết dạy, giáo viên cần chú ý cho học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp làm trọng tâm, không đi sâu vào rèn luyện kỹnăng vẽ. -Tất cả các bài thực hành của học sinh đều phải được giáo viên đánh giá thường xuyên theo qui định đánh giá của Bộ. -Lấy động viên, khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để kịp thời khen ngợi động viên. 4. Đánh giá, nhận xét. Cơ bản các nhận xét chung xếp loại học lực cuối năm môn Mĩ thuật từ lớp một đến lớp năm không có thay đổi nhưng chi tiết từng nhận xét, chứng cứ có phần thay đổi theo yêu cầu của chuẩnkiến thức, kỹnăng cụ thể như sau: Nhận xét, chứng cứ cũ Nhận xét, chứng cứ mới Nhận xét Chứng cứ Nhận xét Chứng cứ Lớp 1 Thường thức Mĩ thuật Nhận xét 1. Kể… Kể được hình ảnh chính, phụ Thường thức Mĩ thuật Nhận xét 1. Mô tả…. Chỉ kể hình ảnh chính. Nhận xét 2, 6 Thêm nét xiên Thêm nét xiên 57 Lớp 2 Nhận xét 1. Kể … Kể được hình ảnh, màu sắc chính, phụ Nhận xét 1. Mô tả…. Chỉ kể hình ảnh chính. Nhận xét 2 Chứng cứ 2,3: hình gần giống mẫu về tỉ lệ hình dáng Nhận xét 4 Sắp xếp hình ảnh cân đối, hợp lý. Sắp xếp hình ảnh chính, phụ Nhận xét 5 Chứng cứ 1 thêm hình phụ Nhận xét 7 Giảm độ đậm nhạt chứng cứ 3 Lớp 3 Nhận xét 1, 4, 8, 9 Có chỉnh từ cho phù hợp với nhận xét. Lớp 4, 5 Nhận xét và chứng cứ không thay đổi Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá bằng nhận xét theo Chuẩnkiến thức, kỹnăngmôn Mĩ thuật : 1. Để có một nhận xét ở mỗi học kì, HS cần hoàn thành được 2/3 số bài của mỗi chủ đề và mỗi bài hoàn thành 2/3 chứng cứ nêu trên. Những HS lớp 1, 2 đạt 8 nhận xét và lớp 3, 4, 5 đạt 10 nhận xét của cả năm học thì được ghi vào học bạ là học sinh có năng khiếu. 2. Ngoài những chứng cứ đã nêu trên đây, GV cần tìm thêm những chứng cứ khác có liên quan đến từng bài học, và dựa vào quá trình học tập của học sinh ở từng chủ đề để đánh giá cho công bằng và khách quan. Cần linh hoạt trong quá trình tìm chứng cứ đánh giá, không cứng nhắc, rập khuôn. 3. Đối với những nơi điều kiện dạy học khó khăn, các bài vẽ thuộc chủ đề Vẽ theo mẫu, chủ đề Nặn tạo dáng có thể thay thế bằng nội dung các bài vẽ thuộc các chủ đề Vẽ tranh, hoặc Vẽ trang trí. Để đảm bảo cho học sinh tham gia tất cả các bài thực hành, GV có thể linh hoạt thay đổi trật tự hoặc nội dung một số bài vẽ phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương. Nơi nào khó khăn không đủ màu vẽ, giấy vẽ, GV có thể thay thế cho HS vẽ bằng bút bi, bút chì hoặc trên giấy một mặt. 58 4. Đối với các bài thực hành, không quá coi trọng đánh giá các kỹnăng vẽ mà cần chú trọng đánh giá cả quá trình tham gia học tập, khả năng hiểu và cảm nhận cái đẹp ở từng bài học và trong cả quá trình học tập của học sinh. 5. Những HS chưa hoàn thành bài, GV cần có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện để các em cố gắng hoàn thành trước khi chuyển sang tiết học sau. 6. Nên ghi nhận xét hoặc xếp loại vào các sản phẩm của HS để động viên khích lệ kịp thời. 7. Ở những nơi có điều kiện, GV cần tạo cơ hội để HS có năng khiếu phát triển bằng cách tổ chức các câu lạc bộ Mĩ thuật, các hoạt động ngoại khoá, tham quan di tích, bảo tàng, triển lãm. 8. Có thể cho HS vẽ vào cỡ giấy to từ A 4 trở lên và sử dụng nhiều chất liệu màu tuỳ theo khả năng và điều kiện học tập của các em. ---------------------------------- 59 . MÔN MĨ THUẬT • Nguyễn Văn Ân I. HƯỚNG DẪN CHUNG Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Mĩ thuật đối với từng lớp ở tiểu học đã được qui định như các môn học. về kiến thức, kỹ năng ở từng bài học cụ thể để giáo viên có phương pháp dạy học thích hợp, đảm bảo mọi đối tượng học sinh đạt Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn