1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THÀNH ĐỒ BÀN - KINH ĐÔ CUỐI CÙNG VƯƠNG QUỐC CHĂMPA

6 735 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

Thành Đồ Bàn Thành Đồ Bàn còn gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn và cách thành phố Qui Nhơn (tỉnh Bình Định) 27 km về hướng tây bắc. Lịch sử : Năm 982 dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya (âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?) thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã đóng ở đây từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Năm 1376, vua Trần Duệ Tông đem 12 vạn quân thủy, bộ đánh thành Đồ Bàn bị Chế Bồng Nga đánh bại, Trần Duệ Tông tử trận. Năm 1403, Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vây đánh thành Đồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưng bị quân Chiêm Thành phản công quyết liệt liệt, phải rút quân về nước. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông ra lệnh phá hủy thành Đồ Bàn. Năm 1776 (có tài liệu là 1778), Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung Ương Hoàng Đế, đóng đô ở đây, nên còn gọi là Hoàng Đế thành; ông cho mở rộng về phía Đông, xây dựng nhiều công trình lớn. Năm 1799, thành bị quân nhà Nguyễn chiếm, đổi gọi là thành Bình Định. Ngày nay, Thành Hoàng đế là một trong những di tích giá trị, quan trọng trong nghiên cứu lịch sử quân sự và khảo cổ học. ( Thông tin về Thành Hoàng đế ). Đặc điểm : Di tích Đồ Bàn hiện nay không còn nguyên vẹn, chỉ còn sót lại các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương. Trong thành có những di tích cũ của người Chăm như giếng vuông, voi, bên cửa hậu có gò Thập Tháp. Đặc biệt có ngôi tháp Cánh Tiên cao gần 20 m, góc tháp có tượng rắn làm bằng đá trắng, 2 voi đá và nhiều tượng quái vật. Tháp này được đánh giá là tiêu biểu cho phong cách Bình Định, có niên đại nửa sau thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12, nằm trong giai đoạn lịch sử từ triều Harivarman IV (1074-1081) đến triều Harivarman V (1113- 1139). Phía Bắc thành có Chùa Thập Tháp Di Đà (được xây trên nền của mười tháp Chăm cổ), phía Nam thành có chùa Nhạn Tháp, đều là những ngôi chùa cổ. Trong đó còn giữ được nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa Chăm Pa và phong trào Tây Sơn như lăng Võ Tánh, lăng Ngô Tùng Châu, cổng thành cũ. Chùa Thập Tháp Di Đà Trong lăng còn chiếc lầu bát giác cổ kính, trong lầu còn tấm bia đá khắc công tích của Ngô Tùng Châu và Võ Tánh (năm 1800). Bia bằng đá trắng, chịu nhiều gió bụi thời gian đến nay đã mòn cả những chữ Hán khắc trên đó. Hiện nay thị trấn Đập Đá nằm ngay bên ngoài thành. Từ giữa tháng 8 vừa qua, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tổ chức đợt khai quật khảo cổ học lần thứ 4 tại thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn). Sau gần một tháng khai quật, dấu tích của Cung và Hậu cung của thành Hoàng Đế đã dần lộ rõ sau hàng thế kỷ nằm trong lòng đất … Năm 2006, đợt khai quật khảo cổ học thành Hoàng Đế lần thứ 3 đã tìm lại được quy mô đích thực của Tử Cấm Thành. Theo đó, bờ thành phía Bắc từ trước đến nay vẫn được công nhận là điểm cuối cùng của Tử Cấm Thành, nay được xác định lại là do nhà Nguyễn xây dựng sau này, để phục vụ cho các công trình kiến trúc của mình. Căn cứ vào những dấu tích kiến trúc cổ tìm được, đoàn khảo cổ đã khẳng định diện tích Tử Cấm Thành hiện tại đã được công nhận chỉ là một phần phía Nam của Tử Cấm Thành thời Tây Sơn. Phần phía Bắc còn lại của Tử Cấm Thành chính là phần đất phía sau lưng bờ thành do nhà Nguyễn xây dựng. Lúc đó, để minh chứng cho nhận định của mình, đoàn khảo cổ đã đưa ra cơ sở là trong vùng đất thuộc khuôn viên Tử Cấm Thành mới phát hiện, vẫn tồn tại những điểm di tích, mà tên gọi dân gian của nó thể hiện rõ tính chất của các kiến trúc cung điện như: nền Cung, nền Hậu cung. Tuy nhiên, điều này cần phải được kiểm chứng bằng những dấu tích khảo cổ học. Đó chính là lý do của đợt khai quật khảo cổ học thành Hoàng Đế lần thứ 4 này. * Dấu tích nền Cung, Hậu cung : Địa danh “nền Cung” là tên người dân địa phương gọi một vùng đất cao hơn 1,3m so với mặt ruộng xung quanh, nằm ngay phía sau lưng bờ thành hiện tại do nhà Nguyễn xây dựng. Hố khai quật được đào có diện tích 84 m2, sâu trên 1m. Mặc dù không tìm thấy dấu vết kiến trúc xưa, nhưng tại hố, đã đào được tới 8 lớp đất khác nhau. Trong đó, lớp đất cuối cùng ở bên ngoài được kè một lớp gạch có chiều rộng khoảng 1,4m, bề dày từ 0,3m đến 0,45m. Gạch dùng để kè là các mảnh gạch vỡ, đá ong, mảnh ngói. Đào tiếp lớp đất dưới phần gạch kè này, các nhà khảo cổ học đã thu được nhiều hiện vật của người Chăm. Do vậy, lớp đất này được xác định là lớp đất của kinh thành Vijaya ngày xưa. Hẳn nhà Tây Sơn khi xây dựng thành Hoàng Đế, đã cho kè một lớp gạch lên trên lớp đất của người Chăm để ổn định phần nền; sau đó, đổ thêm đất bên trên để xây dựng công trình kiến trúc. Địa danh “nền Hậu cung” nằm cách phía sau “nền Cung” khoảng 40m, là một vùng đất cao 0,6m so với mặt ruộng xung quanh. Hố khai quật được đào có diện tích 100 m2, sâu khoảng 1,2m. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện lớp đất màu đen dưới cùng là một tầng văn hóa có độ dày 0,65m, với hiện vật thu được chủ yếu là của người Chăm. Cũng giống như nền Cung, nền Hậu cung cũng được nhà Tây Sơn đắp thêm một lớp đất dày từ 0,2m đến 0,3m, trên nền cũ của người Chăm để xây dựng công trình kiến trúc của mình. Điều đặc biệt, trên phần đất do nhà Tây Sơn đắp thêm, sau khi khai quật, đã xuất lộ toàn bộ dấu vết móng của một công trình kiến trúc. Dấu vết móng này được xây bằng tường đá ong, với khoảng 14, 15 viên đá ong; trong đó, viên dài nhất dài đến 0,9m. Các hiện vật thu được tại hai hố khai quật : . Thành Đồ Bàn Thành Đồ Bàn còn gọi là thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn và cách thành phố Qui. đại vua Yangpuku Vijaya (âm Hán-Việt là Ngô Nhật Hoan ?) thành Đồ Bàn được xây dựng. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa và các vua Chăm đã

Ngày đăng: 03/09/2013, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w