Đi tìm nguồn gốc “thư Tổng thống Lincoln gửi thầy hiệu trưởng” Bài viết trên Thanh Niên ngày 13.7 đã nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Nguyễn Đình Nam (thành viên nhóm sáng lập vanhocmang.net, chuyên viên công nghệ thông tin), người đã công bố những tài liệu liên quan đến nghi vấn trên, tiếp tục đi tìm nguồn gốc bức thư này. Bài viết đăng tải ngày 12.7 trên vanhocmang.net mới chỉ ra sự nhầm lẫn, chứ vẫn chưa lần ra nguồn gốc tác phẩm “thư gửi thầy hiệu trưởng” (từ đây gọi là bức thư). Khi tôi lần theo chỉ dẫn ở bài phân tích về bức thư đăng lần đầu trong tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Abraham Lincoln mang tên For The Phòng Văn hóa-Thông tin của Lãnh sự quán Mỹ: Lá thư không xuất hiện trong tập hợp các tác phẩm của Abraham Lincoln Ngày 13.7, Thanh Niên đã liên lạc với Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM để hỏi thêm thông tin liên quan đến bức thư và được Phòng Văn hóa - Thông tin của Lãnh sự quán Mỹ trả lời: “Tổng lãnh sự quán không thể chính thức khẳng định hay phủ nhận (rằng bức thư có phải của Tổng thống Lincoln hay không) do chúng tôi không phải là cơ quan nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, học giả chuyên nghiên cứu về Lincoln, Thomas Schwartz, trong bài viết trên trang web của Hội Bảo tồn lịch sử Illinois có tựa Lincoln never said that (Lincoln chưa bao giờ nói như thế) đã chỉ ra cụ thể bức thư này là không có thật. (http://www.state.il.us/HPA/facsimiles.htm) (*). Một cách khác để thẩm tra là tìm kiếm trên trang web tập hợp tất cả những tác phẩm của Abraham Lincoln (http://quod.lib.umich.edu/l/lincoln/) (*). Lá thư trên không xuất hiện trong tập hợp này”. Lincoln và con trai People, bản phát hành mùa đông năm 2001 của tiến sĩ Thomas F.Schwartz truy cập vào trang web của Hội đồng quốc gia các nhà giáo ở Ấn Độ thì các nội dung ông mô tả vào năm 2001 đã không còn. May sao tôi nhớ đến một công cụ lưu lại những khoảnh khắc khác nhau trong lịch sử của các trang web, công cụ đó ở archive.org. Nhờ “cỗ máy” này, tôi xem được các thông tin về Hội đồng quốc gia các nhà giáo này. Thông tin đăng năm 2000 cho biết đây là một tổ chức tồn tại độc lập từ 1973, bao gồm rất nhiều học giả đáng kính của Ấn Độ. Sau một đạo luật chính thức thì tổ chức này trở thành một tổ chức thuộc chính phủ. Tên tác giả là “His Mother” ở cuối bức thư trong cuốn sách Elementary English, phát hành năm 1969 của Hội đồng Quốc gia Các giáo viên tiếng Anh ở Mỹ - Ảnh: N.Đ.N Dùng công cụ này, tôi thấy được bản chụp bức thư vào tháng 5.2001 (http://web.archive.org/web/20010528220425/http://www.ncte- in.org/contrib/abraham.htm), chính là tác phẩm mà Thomas F.Schwartz đã nhắc đến. Tôi hơi ngạc nhiên vì nó khác khá nhiều so với nguyên vănmà Thomas đã chép trong bài viết. Theo đánh giá của tôi, văn bản này sử dụng dấu chấm câu khá cẩu thả, hơi khó hiểu đối với một trang web ngành giáo dục. Tuy không phải là của Lincoln nhưng đây là một tác phẩm lớn, có tầm ảnh hưởng rất rộng, tôi nghĩ không lẽ khởi đầu của nó lại cẩu thả như thế này? “Cỗ máy thời gian” ở archive.org không cho đi ngược lại trước 1995 và cũng không có tính năng tìm kiếm, khiến tôi không khai thác thêm được gì. Tưởng như bế tắc thì tôi lại nhớ tới Google Books. Mới đây Google bỏ ra rất nhiều tiền để số hóa vô số sách của nhân loại từ cổ chí kim vào máy tính, cho mọi người tìm kiếm, với chủ trương sau này sẽ bán sách. Tuy đây là kho sách để bán, không được truy cập tự do, nhưng bằng những thủ thuật tìm kiếm, không phải bỏ tiền ra mua tôi vẫn tìm được thứ mình mong đợi. Tôi tìm thấy được một cuốn xuất bản từ 1960 ở Mỹ, ở trang 98 có bài giống như bức thư, nhưng không truy cập sâu được. May thay tôi lại tìm thấy cuốn sách mang tên Elementary English (Nhập môn tiếng Anh), phát hành năm 1969 của Hội đồng quốc gia các giáo viên tiếng Anh ở Mỹ. Ở trang 791-792 có đăng tác phẩm tương tự. Phải khá vất vả tôi mới lấy được đoạn ghi tên tác giả ở cuối bài về. Tên tác giả là “Người Mẹ” (His Mother). Năm xuất bản 1969 rất đáng chú ý. Năm 1969, internet chưa ra đời, thậm chí máy tính cá nhân còn chưa ra đời. Một nhà sử học lớn như Thomas cũng có lúc sơ ý không tìm ra ra rằng nguồn gốc của một tác phẩm mà ông tưởng như ở cách nửa vòng trái đất hóa ra lại xuất hiện trước đó ngay trên quê hương mình. Việc bức thư của “Người Mẹ” được “biến” thành thư của Lincoln quả là điều khó hiểu. Nền giáo dục to lớn của Ấn Độ có lẽ đã nhầm lẫn khi thu nhận bức thư này như một tác phẩm của Lincoln? Bản thân tôi ban đầu đã có những nhận xét rằng tác phẩm này có những nét của một tác phẩm văn học mạng nếu ta cố hiểu “mạng” với nghĩa rộng hơn là mạng máy tính thì ta sẽ thấy tác phẩm này đã tạo ra một “hiệu ứng mạng” khổng lồ. Tác phẩm đã lan truyền chậm rãi, qua nhiều quốc gia, nhiều thập kỷ, qua các phương tiện khác nhau: từ sách giáo khoa Mỹ, bay sang Ấn Độ, lên internet, quay ngược trở lại Mỹ mà không ai nhận ra, rồi rất lâu sau lại xuất hiện trên sách giáo khoa Việt Nam. Đến nay tôi đã có những manh mối giúp có thể đi tới gốc rễ của tác phẩm, nhưng tất cả còn cần được kiểm chứng và phân tích thêm. . ngạc nhiên vì nó khác khá nhiều so với nguyên văn mà Thomas đã chép trong bài viết. Theo đánh giá của tôi, văn bản này sử dụng dấu chấm câu khá cẩu thả,. quán Mỹ tại TP.HCM để hỏi thêm thông tin liên quan đến bức thư và được Phòng Văn hóa - Thông tin của Lãnh sự quán Mỹ trả lời: “Tổng lãnh sự quán không thể