ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM2009 Môn : NGỮ VĂN ; KHỐID Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm) Câu I (2, 0 điểm) Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Anh/ chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên. Câu II (3, 0 điểm) Hãy viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau : Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa. (theo sách Dám thành công – nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr. 90) PHẦN RIÊNG (5, 0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5, 0 điểm) Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau : Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất ; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật ; Này đây hoa của đồng nội xanh rì ; Này đây lá của cành tơ phơ phất ; Của yến anh này đây khúc tình si ; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa ; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.22 ) Câu III.a. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. GỢI ÝGIẢIĐỀ THI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM2009 Môn : NGỮ VĂN ; KHỐID (Lưu ý : những gợiý này chỉ có tính chất tham khảo) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH Câu I (2.0 điểm) HS cần trình bày ngắn gọn những nét chính của đặc điểm : văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cụ thể là : 1. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi: - Văn học phản ánh những vấnđề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của dân tộc, những sự kiện lịch sử trọng đại của dất nước. - Nhân vật trung tâm gắn bó số phận mình với số phận của đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng, được khám phá chủ yếu ở nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm công dân … - Người cầm bút nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mà phải nhân danh cộng đồng, dân tộc để phản ánh và ngợi ca. - Giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng 2. Nền văn học mang cảm hứng lãng mạn : - Thể hiện ở tinh thần lạc quan, tin tưởng và luôn hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc - Thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhận xét : khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn luôn có sự gắn bó, hòa quyện với nhau, góp phần tạo nên diện mạo văn học giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975. Câu II (3,0 điểm) HS cần đáp ứng được yêu cầu : 1.Về mặt hình thức : viết bài văn nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ); biết cách phối hợp các thao tác cơ bản của văn nghị luận để làm bật lên ý kiến, suy nghĩ của bản thân. 2.Về mặt nội dung : cần đáp ứng được một số ý chính sau : - Giải thích : đánh mất niềm tin vào bản thân : có thể hiểu khái quát là mất đi sự tự tin vào khả năng, vào năng lực của bản thân. - Chứng minh : Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa + Việc đánh mất niềm tin vào bản thân có thể đến từ nhiều nguyên nhân : từ sự thất bại, vấp ngã của bản thân, từ những biến cố trong cuộc sống … + Khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân người ta có thể dễ bị rơi vào tâm trạng thất vọng, mặc cảm, hoang mang, không đủ bản lĩnh, không còn chủ động, tự tin và tỉnh táo như trước ….Một số người trở nên sống cô độc, xa lánh, thiếu hòa nhập với mọi người. Một khi đã mất đi niềm tin vào chính mình, họ có dễ dàng mất đi cả niềm tin vào cuộc sống. + Mất niềm tin vào bản thân do đó cũng đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội quí giá, đặc biệt là mất đi sự tin yêu, quí trọng, những ấn tượng tốt đẹp ở mọi người xung quanh đối với chính bản thân mình … đó chính là những giá trị sống - những thứ quí giá khác nữa. Lưu ý : HS cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng mình - Khẳng định vấn đề, bàn bạc mở rộng : + Việc mất niềm tin vào bản thân có thể đưa đến nhiều hậu quả khôn lường, làm mất đi nhiều thứ quí giá trong cuộc sống. + Trong cuộc sống, bên cạnh những người làm mất đi niềm tin vào bản thân, vẫn luôn có những tấm gương ngời sáng về ý chí, nghị lực. Họ đã tự mình làm nên cuộc sống bằng chính thái độ sống đầy chủ động và bản lĩnh của mình. - Nêu phương hướng, liên hệ bản thân : + Mỗi con người cần phấn đấu rèn luyện để có đủ sự tư tin, vững vàng trong cuộc sống. + Xác định thái độ dũng cảm, vươn lên khắc phục lỗi lầm, để lấy lại niềm tin đối với chính mình và mọi người. + Xã hội cần có sự quan tâm, động viên kịp thời đối với những con người đã từng rơi vào tình trạng “đánh mất niềm tin”, để có thể giúp họ lấy lại được niềm tin trong cuộc sống. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) HS cần trình bày được một số ý chính sau : 1.Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và đoạn thơ : - Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Thơ Xuân Diệu ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám luôn có sự đan cài giữa hai nét tâm trạng : vừa thiết tha, say đắm vừa chán nản, hoài nghi và cô đơn. - Vội vàng – được in trong tập Thơ thơ, là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu ở giai đoạn này. - Đoạn thơ (trong đề bài), là đoạn thơ đặc sắc trong bài thơ, đã làm nổi bật lên hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình độc đáo, đầy cảm xúc. 2. Phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ : a. Hình ảnh thiên nhiên - Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống nhưng rất gần gũi, thân quen được gợi ra qua hàng loạt từ ngữ, hình ảnh : gió, nắng, hương, ong buớm, hoa, đồng nội, yến anh … - Bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tình tứ, tràn ngập hương sắc của tình yêu, tuổi trẻ : có sự ngọt ngào say đắm của tình yêu đôi lứa (tuần tháng mật, khúc tình si) ; có nét tơ non, đầy sức sống tuổi xuân thì (đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất) ; có niềm vui ngây ngất, giục giã, đánh thức, chào đón con người (Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa ) khiến mùa xuân trở thành mùa của tình yêu, đầy quyến rũ (Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần). b. Cái tôi trữ tình : - Cái tôi trữ tình : chính là sự hiện diện của cái tôi cảm xúc, là tâm trạng của chính nhà thơ. - Trước hết đó là cái tôi say đắm, nhạy cảm, thiết tha giao cảm với cuộc đời : được thể hiện trong khát vọng táo bạo muốn được chiếm lĩnh mọi vẻ đẹp của cuộc sống (bốn câu đầu); tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết (Của ong bướm này đây tuần tháng mật …Tháng giêng ngon như một cặp môi gần). Chính niềm say đắm, thiết tha giao cảm với cuộc đời đã khiến nhà thơ phát hiện ra một “thiên đường” trên mặt đất, phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên vốn rất gần gũi với con người và thổi vào đó một tình yêu rạo rực, đắm say. - Cái tôi băn khoăn, thất vọng : Giọng thơ đột ngột trở nên buồn bã (Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa). Nhà thơ thất vọng vì nhận ra niềm vui sướng ấy (thế giới tươi đẹp mới vừa hiện hữu) ngắn ngủi biết bao. Nguyên nhân sâu xa chính là sự nhận thức về qui luật nghiệt ngã – sự ngắn ngủi của tuổi trẻ, sự hữu hạn của đời người trong dòng chảy thời gian. Nhận thức ấy, tất dẫn đến một quan niệm mới mẻ về thời gian, về cuộc sống (Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân) : phải chiếm lĩnh vẻ đẹp của cuộc sống ngay trong lúc xuân thì của nó, ngay trong thời gian tuổi trẻ của đời người. 3. Đánh giá chung : - Hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ trên được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật hết sức độc đáo (nhịp thơ sôi nổi; hình ảnh gợi tả, mới lạ; cách diễn đạt, dùng từ táo bạo …), góp phần tạo nên mạch triết luận chặt chẽ, sâu sắc và mạch cảm xúc sôi nổi, ào ạt trong toàn bài thơ. - Từ hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình trong đoạn thơ, người đọc vừa nhận thấy những “phức điệu tâm trạng”, ý thức của cái tôi thơ mới vừa dễ dàng nhận ra bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Câu III.a. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) HS cần trình bày được một số ý chính sau : 1. Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu , truyện Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống truyện - Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta trong thời kì đổi mới. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX trở đi mang đậm cảm hứng thế sự với những vấnđề về đạo đức, triết lí, nhân sinh. - Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác năm 1983 - giai đoạn được coi là đã ghi lại những dấu ấn quan trọng của Nguyễn Minh Châu trong quá trình đổi mới văn học - Trong Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Đây là tình huống nhận thức (hay tự nhận thức). 2. Phân tích tình huống trong truyện : - Tình huống trong truyện : tình huống nhận thức (hay tự nhận thức) : tình huống làm thay đổi nhận thức của con người từ lầm lẫn, ngộ nhận đến hiểu biết, đến “giác ngộ”. Trong truyện, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đang ở trong giây phút thăng hoa của cảm xúc vì phát hiện vẻ đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai., bất ngờ chứng kiến cảnh lão đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã man và vô lí. Tình huống đó được lặp lai một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn. - Tình huống bất ngờ, chứa đựng những nghịch lí của đời sống (cộng với câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện) đã khiến cho Phùng và cả Đẩu – bạn anh, thay đổi nhận thức về cuộc sống : + Thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà (không chỉ là người phụ nữ lam lũ, nhẫn nhục chịu đừng đến mức vô lí mà còn là người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời, bao dung và giàu đức hy sinh), hiểu nỗi khổ của những đứa trẻ trong gia đình có nạn bạo hành (chị em thằng Phác) , hiểu thêm chính mình (có thể có sẵn lòng tốt nhưng sách vở, thiếu thực tế). + Thấy rõ nghệ thuật phải gắn chặt với đời sống. Chiếc thuyền nghệ thuật mang vẻ đẹp vẻ đẹp huyền ảo thì ngoài xa, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bời lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Tình huống nhận thức trong Chiếc thuyền ngoài xa vì thế như một gợiý về yêu cầu đối với nghệ sĩ : phải biết rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống. Người nghệ sĩ nếu đã có tình yêu sâu nặng với con người, phải biết trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực cho dù hiện thực ấy có khắc nghiệt đến đâu chăng nữa. 3. Đánh giá chung : - Đây là tình huống độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn. - Qua tình huống nhận thức trong truyện, tác giả gửi gắm thông điệp : không được đơn giản, dễ dãi trong cách nhìn cuộc sống, con người mà phải có cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của hiện tượng - Tình huống trên bộc lộ cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và âu lo của nhà văn đối với con người, với hiện thực cuộc sống. Sự sáng tạo thành công tình huống truyện vừa độc đáo vừa mới mẻ cũng đồng thời thể hiện sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng và các nhà văn nói chung trong giai đoạn văn học sau 1975. Người giảiđề thi : Th.S Triệu Thị Huệ Tổ trưởng tổ văn – trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP. HCM . ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 Môn : NGỮ VĂN ; KHỐI D (Lưu ý : những gợi ý này chỉ có tính chất tham. ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 Môn : NGỮ VĂN ; KHỐI D Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian giao đề PHẦN CHUNG CHO TẤT